Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệ
Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại Kiến thức Lịch Sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước
Ngày nay, cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Học lịch sử, hiểu lịch sử, để góp phần làm người có ích Lời nói đầu của Hiến Pháp năm 2013 ghi rõ: “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nền văn hiến Việt Nam” Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Đối với bộ môn Lịch sử, Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 3/8/2022 có sửa đổi bổ sung một số nội dung Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT càng cho thấy vai trò của bộ môn và trách nhiệm lớn lao của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại
Bộ GD-ĐT đã quyết định đưa Lịch sử thành môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT với thời lượng 52 tiết/năm học Đây được cho là quyết định mang lại tinh thần phấn khởi cho đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử Giáo viên dạy lịch sử cũng “lên dây cót” tinh thần, chuẩn bị kỹ để đổi mới phương pháp, cách dạy học, đưa Lịch sử trở thành môn học hấp dẫn, được học sinh yêu thích chứ không phải bị ép buộc học
Vì vậy, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi nhiều PPDH mới nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo Muốn thế phải đổi mới phương pháp Dạy và Học Phương châm đổi mới là “Lấy học sinh làm trung tâm”,
“Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức” Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy - học Lịch sử Giáo viên cần đa dạng hóa phương pháp giảng dạy để tăng hứng thú cho học sinh trong các giờ dạy Lịch sử Vì mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng, phù hợp với từng nội dung kiến thức, nên trong quá trình dạy học cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo
Là giáo viên dạy môn lịch sử, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong quá trình học có ý nghĩa quan trọng với thành công của tiết học, tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú với học sinh ngay từ giây phút đầu tiên Sử dụng trò chơi trong dạy học không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức đó Chính vì vậy, việc tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động trò chơi là điều rất cần thiết trong mỗi tiết học Do đó, Tôi chọn đề tài:
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ TRÒ CHƠI ĐỂ DẠY BÀI “MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT” – LỊCH SỬ 10 NHẰM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG
Mô tả giải pháp
Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1 1 Vai trò của môn Lịch sử ở trường THPT
Lịch sử là môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, môn lịch sử không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học về lịch sử để các em học sinh nhận thức được những nét khái quát về lịch sử, mà còn giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc về những thành tựu lịch sử văn hóa dân tộc Phần lịch sử thế giới giúp cho học sinh có cái nhìn tổng thể về văn minh nhân loại, về những sự kiện lớn của thế giới để từ đó các em soi rọi vào lịch sử nước nhà, hiểu được quá trình phát triển của đất nước nằm trong quá trình đi lên của thế giới Trên cơ sở đó giáo dục lòng trân trọng, biết ơn tổ tiên và những anh hùng dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập và định hướng tư tưởng cho học sinh Mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu rằng việc dạy học là việc làm đầy sáng tạo, lịch sử chính là cuộc sống, trong lịch sử chúng ta thấy được gương mặt của quá khứ, thấy được công cuộc dựng nước, giữ nước của cha ông ta, thấy được hiện thực cuộc sống, định hướng cho tương lai
Theo PGS.TS Võ Văn Sen“lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm văn hiến, lịch sử của ta đẫm máu và đầy những trang anh hùng ca chống chọi với các kẻ thù lớn mạnh Với bề dày lịch sử như thế, dạy học sinh hiểu, biết về sử cũng như văn, tiếng Việt là vấn đề sống còn đất nước” “Học sinh tốt nghiệp THPT thì phải hiểu biết lịch sử dân tộc, hiểu biết về đất nước, phải có kiến thức căn bản đó để trở thành một công dân, để làm người” Học lịch sử, hiểu lịch sử, để góp phần làm người có ích
Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn thì dân tộc còn lịch sử là cả một kho tàng kinh nghiệm vô cùng phong phú mà con người cần nhận thức để rút ra những bài học Lịch sử như một dòng chảy không ngừng từ khi con người xuất hiện, phát triển liên tục đến ngày nay và cả mai sau
Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở, góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,
1.2 Thực trạng dạy và học môn lịch sử
Lâu nay việc dạy và học Lịch sử luôn được dư luận xã hội quan tâm, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT, Tôi thấy tồn tại nhiều vấn đề có những thuận lợi cũng như khó khăn
1.2.1 Về phía giáo viên Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT rất nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy, đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bộ môn, đều có kiến thức chuyên môn đạt chuẩn, luôn có xu hướng tìm tòi, tích lũy kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp dạy học sao cho thu hút học sinh
Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT không tránh khỏi những áp lực lớn từ
“căn bệnh thành tích” qua các cuộc thi, các kì thi, … với khối lượng kiến thức nhiều mà thời lượng dành cho bộ môn ít, nên dẫn tới thực trạng dạy học môn lịch sử ở một số trường trung học phổ thông chỉ là sự truyền thụ kiến thức một chiều, cung cấp kiến thức một cách thụ động, làm cho bài giảng trở nên khô khan dễ gây nên sự nhàm chán ở học sinh, hệ quả là làm cho học sinh không thích thú với việc học sử Đồng thời giáo viên dạy Lịch sử cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý, phụ huynh học sinh về bộ môn
1.2.2 Về phía học sinh Đa số học sinh đều có thái độ tốt, hứng thú học tập với bộ môn, say mê sưu tầm các loại tài liệu tham khảo bổ sung cho học tập, một số học sinh có năng khiếu bộ môn có điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu Bên cạnh đó, nhiều em lại không hứng thú với môn Lịch sử cho nên vẫn chưa chủ động khám phá kiến thức, chưa chủ động lên kế hoạch học tập, đi học còn thiếu sách vở, không ghi chép bài, không làm bài tập, nhiều học sinh còn không nắm được kiến thức cơ bản…
1.3 Vai trò của trò chơi trong tiết dạy Lịch sử
Trò chơi là một hoạt động hướng tới mục đích chủ yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn giúp cho tinh thần, đầu óc của con người được thoải mái, sảng khoái Sử dụng trò chơi trong tiết dạy Lịch sử có nhiều vai trò, ý nghĩa với bộ môn
Trước hết, Trò chơi sẽ có tác dụng kích thích hứng thú học tập khi đã có hứng thú,
HS sẽ tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập một cách tự nhiên, sáng tạo Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học Vì vậy, thông qua trò chơi để khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học Dạy học trò không có hứng thú cũng chỉ như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp lửa đam mê”
Thứ hai, sử dụng trò chơi trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập, giao lưu, hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện các nhiệm vụ học tập của bài học Bởi, lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và không lặp lại dưới bất cứ hình thức nào Nhưng các sự kiện, hiện tượng lịch sử bao giờ cũng có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, cái này là hệ quả tất yếu của cái kia Vì vậy, khi thiết kế trò chơi, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh tự làm sống lại các kiến thức nền đã học, cần thiết cho việc lĩnh hội nhiệm vụ mới Như vậy, vừa giúp các em ghi nhớ chắc chắn hơn kiến thức cũ, vừa giúp hình thành các kĩ năng kĩ xảo cần thiết trong học tập và trong cuộc sống
Thứ ba, học tập là một quá trình khám phá Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết Trờ chơi sẽ khơi gợi trong học sinh mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học
Thứ tư, trò chơi sẽ giúp học sinh và giáo viên có cơ hội hiểu nhau hơn, giúp phá tan sự lo lắng, e ngại ban đầu của người học đối với giáo viên, thu hẹp khoảng cách giữa người dạy và người học, thu hút học sinh vào việc học chủ động, tích cực, tạo tâm thế và kiến thức cần thiết cho bài mới
Thứ năm, tổ chức chơi trò chơi trong dạy học sẽ phát huy tinh thần, định hướng học tập trong giai đoạn mới hiện nay đó là : “Chủ động, sáng tạo”, “Học mà chơi, chơi mà học” Qua quá trình học tập, hợp tác, nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học hầu hết các em học sinh sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác, chủ động tự học , tự sáng tạo, có kĩ năng tự xử lí tình huống, tiếp nhận thông tin, giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh Như vậy quá trình học tập sẽ vừa sôi nổi, hào hứng vừa vui chơi, vừa học tập một cách có hiệu quả
Thứ sáu, học tập qua trò chơi còn rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết gắn bó, biết hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức Có sự phối kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa các thành viên trong đội nhóm trong học tập, hình thành ở các em lòng nhân ái, tình yêu thương mọi người trong cuộc sống hàng ngày
Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến kinh nghiệm
Theo chương trình GDPT 2018, để góp phần đổi mới phương pháp, đổi mới cách thức dạy học hiện nay thách thức đội ngũ giáo viên phải có một sự thay đổi lớn trong việc tiếp cận phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu bài học cho học sinh Vai trò trò của giáo viên là phải chuyển mạnh từ vị trí là "người dạy" sang vị trí là người "tổ chức, kiểm tra, định hướng" hoạt động học của học sinh Thực hiện hiệu quả hơn, triệt để hơn yêu cầu về PPDH "học qua làm" Nội dung SGK đóng vai trò là "học liệu" (không phải là nguồn kiến thức duy nhất) để tổ chức hoạt động dạy học, một chương trình, nhiều SGK là giải pháp quan trọng để thay đổi mục tiêu dạy học từ "truyền thụ kiến thức" sang dạy học "phát triển năng lực" Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên có thể thiết kế đa dạng các trò chơi trong từng tiết học, để giờ học sôi nổi, học sinh có hứng thú, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh và sự mạnh dạn, tự tin trước tập thể Trò chơi có thể thiết kế hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm hay đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể lớp học cùng kết hợp với nhau để thực hiện yêu cầu của trò chơi và để ghi được nhiều điểm để giành chiến thắng thông qua trò chơi học sinh có động cơ tự nhiên để ôn lại những kiến thức đã học, cũng như để tiếp nhận kiến thức mới một cách hứng khởi Trong bầu không khí thư giãn, thoải mái do trò chơi tạo ra, việc tiếp thu kiến thức mới và ôn tập kiến thức cũ có thể diễn ra hiệu quả hơn rất nhiều
2.1 Hướng dẫn thiết kế một số trò chơi
Bingo là một trò chơi cực kỳ phổ biến ở các nước phương Tây Bingo là một trò chơi đơn giản và vui nhộn, đặc biệt được yêu thích bởi những người yêu thích sự hứng khởi và niềm vui khi chiến thắng Luật chơi vô cùng đơn giản Nó có thể giúp học sinh ôn luyện bất cứ vấn đề nào, từ ngôn ngữ tới toán học, lịch sử… Mọi người đều có thể chơi cùng nhau, bất kể trình độ hay lưa tuổi Giáo viên và học sinh có thể tự sáng tạo ra trò chơi Bingo của mình
Mỗi học sinh sẽ nhận một tấm thẻ lớn (bảng Bingo) với các ô vuông chứa từ, cụm từ, số hoặc tranh ảnh Mỗi học sinh nhận một bảng Bingo Nội dung các ô giống nhau, chỉ khác thứ tự các ô
Giáo viên đọc một yêu cầu, như tìm một từ, giải một phép tính hay tìm một bức tranh tương ứng với nội dung mô tả Người chơi phải tìm ô kết quả tương ứng rồi đánh dấu Có thể sử dụng dấu “tick” hoặc tô màu toàn bộ ô đó
Nếu tìm ra được các từ tạo thành một hàng dọc/ngang/chéo hoặc tìm được 4 điểm ở 4 góc, người chơi kêu lên “Bingo” và giành chiến thắng
Nếu như trước đây chỉ có thể chơi Bingo truyền thống trên giấy, thì giờ đây giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế cho học sinh chơi online trên những thiết bị điện tử như là máy tính, điện thoại, laptop,…
2.1.1.3 Hướng dẫn thiết kế trò chơi
Bước 1: GV vào đường link https://myfreebingocards.com/bingo-card-generator
Bước 2: GV chọn mẫu theo mục đích sử dụng
Bước 3: GV nhập tiêu đề theo nội dung học sinh chơi hoặc theo tên gọi bất kì theo ý muốn
Bước 4: Gv nhập đáp án hoặc từ chìa khóa
Bước 5: GV chọn mùa sắc, giao diện theo sở thích
Bước 6: click vào nút màu đỏ phía bên phải có dòng chữ “Bước tiếp theo”
Bước 7: Click vào 30 thẻ miễn phí
Bước 8: - Nếu chơi trực tiếp, click vào in tất cả tải về in cho học sinh
- Nếu muốn chơi onlie, gửi đường link cho học sinh
+ Sau khi vào đường link -> Tôi chọn “Trình tạo thẻ Bingo” -> nhập tiêu đề “văn hóa Đại việt” -> nhập các từ đáp án liên quan đến tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng trong phần Văn hóa Đại Việt -> chủ đề “ngôi sao và sọc” -> kích thước “3x3’ -> rồi click “Bước tiếp theo”
+ Tiếp theo Tôi chọn “30 thẻ miến phí” -> chọn “in tất cả” Mục đích của Tôi là phát thẻ cho từng học sinh để các em làm trực tiếp trên thẻ Chúng ta sẽ làm số thẻ tương ứng theo sĩ số lớp Các thẻ này sẽ không có sự giống nhau tuyệt đối
+ GV đọc các câu hỏi liên quan đến nội dung 3.1.Trang 103 SGK - tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
Câu 1 Tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?
Câu 2 Yêu nước thương dân là cội nguồn của tư tưởng…
Câu 3 Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động nào thời kì Lý, Trần?
Câu 4 Thời kì nào, Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn?
Câu 5 Tôn giáo nào được du nhập từ thời kì Bắc thuộc và trở thành quốc giáo dưới thời
Câu 6 Nơi trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, vừa là nơi dạy chữ, vừa là nơi tổ chức hội hè ở các làng là
Câu 7 Tôn giáo nào đươcụ duy trì, phát triển trong dân gian và đặc biệt được coi trọng dưới thời Đinh, Tiền Lê, Lý?
Câu 8 Trong thế kỉ XIII – XVI, tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt?
Câu 9 Tín ngưỡng nào đặc trưng nổi bật của Đại Việt vẫn được duy trì đến ngày nay?
+ Học sinh lắng nghe, đánh dấu chéo vào ô đáp án, ai đánh dấu được 3 ô hàng dọc, hàng ngang, hàng chéo trước thì hô bingo và giành chiến thắng
+ Để tăng độ khó cho trò chơi, giáo viên có thể thêm các đáp án nhiễu
2.1.2 Trò chời tìm từ (Word seach)
Word Seach là một trò chơi dạng đi tìm ô chữ, trò chơi sẽ giúp mở rộng νốn từ νựng, thử thách bản thân νà đặc biệt đòi hỏi người chơi ρhải suу nghĩ, tìm kiếm tư duу để giải quуết các câu đố (câu hỏi có liên quan) Đây là trò chơi lý tưởng cho tất cả những người muốn vận dụng ngôn ngữ, từ vựng và rèn luyện trí não của họ Giáo viên sẽ tạo một ma trận (lưới) gồm nhiều hàng và cột, tại mỗi ô ghi 1 chữ cái Trong ma trận này sẽ gài vào các từ khóa Từ khóa sẽ có các chữ cái nằm liên tiếp nhau theo hàng dọc, ngang hoặc đường chéo
Mỗi học sinh hoặc đội nhóm sẽ nhận một tờ giấy có chứa nhiều chữ cái Trong đó, sẽ có những từ chìa khóa liên quan đến nội dung giờ dạy Giáo viên có thể chỉ nêu chủ đề để học sinh tìm và nối các từ thành từ chìa khóa đúng, hoặc để giảm độ khó giáo viên đặt câu hỏi gợi mở trước
Nếu nối được các chữ cái thành từ có nghĩa đúng với nội dung yêu cầu thì học sinh giành chiến thắng
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng máy chiếu cho cả lớp cùng chơi
2.1.2.3 Hướng dẫn thiết kế trò chơi
Bước 1: Giáo viên vào đường link: https://yourhomework.net/tools/wordsearch
Bước 2: Tại mục Title -> nhập tên tiêu đề
Bước 3: Tại mục Number of columns and rows -> nhập số lượng cột và hàng
Bước 4: Tại mục List of words (each word on one line) -> nhập nội dung từ chìa khóa và mỗi từ trên một dòng
Bước 5: Click “Show the Puzzle” để xem kết quả -> Click “Show” để xem đáp án nếu muốn
Bước 6: Click “Create PDF” để tải về file PDF (sẽ lưu file xuống máy tính)
+ Click “Play with this Puzzle” để chơi game này trực tiếp trên website, với ô chữ vừa mới tạo
+ Click “Play with random Puzzle” để chơi game này trực tiếp trên website, sử dụng bộ từ khóa đã cho, nhưng mỗi lần chơi thì tạo mới ô chữ
+ Click “Get shorten link & Copy” để lấy 1 link ngắn ngọn và gửi qua Zalo, Chia sẻ Facebook… cho mọi người đều có thể vào chơi tìm kiếm ô chữ được
Nếu muốn ô chữ theo thiết kế riêng và đẹp hơn, có thể thực hiện các tùy chỉnh sau
+ Thay đổi Tiêu đề bằng cách nhập vào ô “Title”
+ Thay đổi kích thước lưới (ma trận) bằng cách nhập số vào ô “Number of columns and rows” Lưu ý rằng, nếu từ khóa nhiều ký tự, nhưng ô chữ nhỏ, thì những từ dài hơn số cột của ô chữ sẽ không tạo được Khi đó có thể tăng kích thước của ô chữ lên và tạo lại (Bấm “Show the Puzzle”)
- Tăng/giảm độ khó bằng cách chọn thêm/bớt hướng sắp xếp của từ khóa ở mục
“Finding Directions” Các chữ trong một từ khóa có thể tìm theo hướng trái – phải, phải – trái, trên – dưới, dưới – trên, theo đường chéo xuôi/ngược
- Chọn thêm hình nền để file PDF đẹp lung linh bằng cách chọn các mẫu hình nền ở
2.1.2.4 Sản phẩm sau khi thiết kế
+ Tôi chọn các từ chìa khóa liên quan đến mục 2.Trang 101, 102,103 SGK lịch sử 10
+ GV có thể tổ chức cho HS chơi cá nhân hoặc đội nhóm
+ Theo mặc định, khi xuất file PDF, thì danh sách các từ khóa sẽ nằm bên phải của ô chữ Trong một số trường hợp, ô chữ lớn, chúng ta muốn cho danh sách từ khóa nằm phía dưới ô chữ, thì chọn “Place list words to the bottom (Default: Right)”
Ghép những kiến thức thành trò chơi xếp hình theo nguyên tắc câu hỏi và câu trả lời cùng nằm ở 2 phía của cạnh chung.
2.1.3.2 Hướng dẫn thiết kế trò chơi mảnh ghép
Bước 1: vào đường link: https://www.tarsiamaker.co.uk/
Bước 2: Chọn 1 trong 4 giao diện hình dưới đây tùy theo nội dung tổ chức
Bước 3: GV nhập câu hỏi vào ô (phía bên trái) và nhập câu trả lời vào ô (phía bên phải)
Bước 4: Sau khi nhập xong nội dung -> click chọn xuất sang PDF
Bước 5: Gv cắt theo dạng hình giao diện đã chọn để học sinh chơi
2.1.3.3 Sản phẩm thiết kế trò chơi
Tôi chọn mục 3 Trang 103,104,105,106,107,108 - Văn hóa Đại Việt
Sản phẩm hoàn chỉnh như sau:
Sản phẩm để giáo viên cắt cho học sinh chơi
Blooket là web tạo trò chơi giải đố vui nhộn và dễ thương dành cho học sinh Giống như các công cụ tạo trò chơi khác như Kahoot… giáo viên sẽ tạo các bộ câu hỏi, sau đó khởi chạy trò chơi trên Blooket Học sinh tham gia bằng cách nhập mã trên web, sau đó trả lời các câu hỏi trong thời gian thực bằng thiết bị di động Học sinh có thể tham gia theo đội hoặc cá nhân, ai có câu trả lời đúng nhanh nhất sẽ thắng
Hiện tại có 12 chế độ chơi khác nhau có sẵn để chơi trên Booklet Trong đó có một số game nổi bật như sau:
Gold Quest: Trò chơi này yêu cầu tốc độ và sự may mắn Học sinh sẽ xem từng câu hỏi trên thiết bị để trả lời Nếu trả lời đúng, học sinh sẽ được lựa chọn ba chiếc rương để mở: rương có vàng, rương không có gì và rương cho phép lấy vàng từ người chơi khác Người có nhiều vàng nhất sẽ chiến thắng
Cafe: Trò chơi này đòi hỏi tốc độ và sự tập trung vì bạn phải trả lời chính xác câu hỏi để phục vụ khách và bổ sung nguyên liệu cho quán Cafe Người chiến thắng là người có nhiều tiền nhất sau khi hết thời gian hoặc là người đầu tiên kiếm đủ số tiền theo quy định
Battle Royale: Trong game này, học sinh sẽ bắt cặp với nhau để trả lời câu hỏi
Học sinh nào trả lời đúng và nhanh hơn sẽ thắng Sang vòng tiếp theo, học sinh thắng sẽ tiếp tục ghép cặp với một đối thủ khác Trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi chỉ còn một người duy nhất