1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quyền con người

38 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quyền con người
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 196 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI Câu 1: Anh/chị hãy làm rõ khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quyền con người? 1. Khái niệm về quyền con người Quyền con người (nhân quyền) là một phạm trù chính trị - pháp lý và là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, nên luôn có các cách hiểu khác nhau, từ khái niệm, nội dung đến cách thức thực hiện quyền con người. Các quan điểm theo lập trường tư sản cho rằng, quyền con người là “bẩm sinh”, nghĩa là con người sinh ra đã có các quyền. Quyền con người là những nhu cầu cơ bản của con người, xuất phát từ phẩm giá vốn có của mỗi người. Con người sở dĩ có các quyền và tự do, đơn giản chỉ vì họ có những phẩm chất tự nhiên của con người: “Sở dĩ gọi là quyền con người, vì đơn giản chúng ta là con người”. Phẩm giá là đặc trưng cốt lõi của các quyền con người, được kết tinh từ các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa, chính trị, pháp lý của toàn thể cộng đồng nhân loại. Quyền con người do đó thể hiện khát vọng cao cả của con người. Như vậy, quyền con người là các quyền vốn có được trao cho mỗi cá nhân mà không dựa trên bất cứ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc các quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc các điều kiện khác. Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm những sự được phép và tự do cơ bản của con người”. Kế thừa những nhận thức chung và dựa trên quan điểm mácxít về quyền con người, có thể hiểu: Quyền con người là quyền của tất cả mọi người, xuất phát từ nhân phẩm vốn có của con người, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nội hàm của quyền con người được xác định trên cơ sở nhân phẩm, bình đẳng, tự do, không phân biệt đối xử, nhân đạo, khoan dung, trách nhiệm giải trình…Đây cũng là những giá trị được kết tinh từ mọi nền văn hóa, tạo thành nền tảng và thúc đẩy sự phát triển các quyền con người. Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Trong thực tế ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, có một thuật ngữ khác cũng được sử dụng, đó là “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ chung bằng tiếng Anh được sử dụng trong môi trường quốc tế, đó là human rights. Từ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là quyền con người (thuần Việt) hoặc nhân quyền (Hán – Việt). Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền con người”. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền. 2. Các đặc trưng cơ bản của quyền con người. * Phổ quát và bất khả xâm phạm: - Phổ quát: Thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân...Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người. - Bất khả xâm phạm: Thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một người phạm một tội ác thì có thể bị tước quyền tự do. * Không thể chia cắt: Thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, liên quan đến đặc trưng không thể chia cắt của quyền con người, cần chú ý là trong thực tế, tùy những bối cảnh cụ thể và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những cơ sở và yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó. Ví dụ, trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế. Hoặc ở phạm vi rộng hơn, các Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và Công ước về quyền trẻ em (CRC) đặt ra một số quyền ưu tiên cần được bảo đảm với phụ nữ, trẻ em. Những ưu tiên như vậy không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà là bởi các quyền đó trong thực tế thường bị bỏ qua, có nguy cơ bị đe doạ hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác. * Phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ lẫn nhau: Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác. Thực tế cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, rất khó, thậm chí là không thể thực sự thành công trong việc bảo đảm riêng một quyền con người nào đó mà bỏ qua các quyền khác. Đơn cử, để thực hiện tốt các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản), cần bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc y tế, quyền có mức sống thích đáng...vì nếu không, các quyền bầu cử, ứng cử rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật hay mù chữ. * Bình đẳng và không phân biệt đối xử: Bình đẳng thể hiện ở chỗ con người sinh ra đều như nhau, đều có chung dòng máu đỏ và nước mắt mặn, và đều xứng đáng được hưởng quyền lợi như nhau. Bình đẳng ở đây được hiểu là bình đẳng về cơ hội, có nghĩa là mọi người đều được tạo một cơ hội như nhau để phấn đấu và vươn lên trong xã hội. Bình đẳng không có nghĩa là sự “cào bằng” như nhau về hưởng thụ, về tài năng, mà là sự bình đẳng “như nhau” về cơ hội, về điều kiện để phát triển đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Bản chất của bình đẳng là trong xã hội mọi người đều có cơ hội, điều kiện như nhau để phát triển năng khiếu và áp dụng tài năng. Mọi ranh giới như: giai cấp, màu da, chủng tộc, giới tính, trình độ, địa vị… không thể quyết định và thay đổi bản chất bình đẳng giữa mọi người. Các cá nhân trong mỗi cộng đồng bình đẳng với nhau, các cộng đồng trong xã hội cũng bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, cũng phải hiểu trong cuộc sống, nếu ai nỗ lực nhiều hơn, học giỏi hơn, làm việc hiệu quả hơn, tất nhiên sẽ thu được nhiều lợi ích hơn. Mặt khác, bình đẳng cũng hướng đến việc quan tâm đến những nhóm người có điều kiện khó khăn hơn những người khác, những cộng đồng kém phát triển, chẳng hạn: người nghèo, người già, trẻ em, người tàn tật, dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa… sao cho giảm bớt những khó khăn của họ. Con người sinh ra có thể có sự khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội. Tuy nhiên, đó không phải là căn cứ để pháp luật phân biệt trong việc hưởng các quyền và chịu trách nhiệm pháp lý. Ngược lại, pháp luật luôn đặt giá trị bình đẳng làm thước đo, tiêu chuẩn bằng việc quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý ngang nhau. Quyền không bị pháp luật phân biệt, đối xử còn có khía cạnh khác, đó là quyền được hưởng tất cả các quyền con người như nhau ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Bình đẳng trước pháp luật được hiểu là mỗi người đều có cơ hội như nhau về mặt pháp lý để phát triển khả năng của mình. Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối xử và quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. * Sự tham gia và tham gia đầy đủ: Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình; không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. * Trách nhiệm giải trình và pháp quyền Mọi người đều được bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của công dân. Công dân ở bất kỳ địa vị nào, dù là công chức hay người lao động, dù là người có chức, có quyền hay là người dân bình thường đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mỗi hành vi, mỗi việc làm của mình. Đồng thời có quyền được giải trình rõ về những hành vi, công việc của bản thân trước pháp luật. Hay ngay từ khi mới sinh ra đều có quyền khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền có tên họ. Việc đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật chính là việc yêu cầu pháp luật, Nhà nước công nhận tư cách con người của mỗi cá nhân khi sinh ra, công nhận họ, tên, quốc tịch của con người đó trước Nhà nước và pháp luật. Điều đó, khẳng định sự tồn tại của cá nhân đó với tư cách là con người trước pháp luật, trước Nhà nước. Câu 2: Anh/chị hãy phân tích quan điểm của Đảng “Quyền con người phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ”? Khái niệm: Quyền con người là quyền của tất cả mọi người, xuất phát từ nhân phẩm vốn có của con người, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Thực tiễn Việt Nam và thế giới cho thấy, đảm bảo bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để các quyền con người được thực hiện. Mọi nhu cầu hay yêu sách về quyền nếu không được pháp luật ghi nhận và bảo vệ thì không thể có bất cứ một quyền con người nào khác. C.Mác luôn đề cao vai trò của pháp luật, coi đó “là kinh thánh tự do của nhân dân”. Trường phái pháp luật thực định cũng luôn khẳng định: “Không có luật thì không có quyền”. Quyền con người khi được pháp luật ghi nhận trở thành ý chí của toàn dân, buộc cả xã hội phải phục tùng và nhà nước bảo vệ. Trên phạm vi toàn cầu, sau khi liên hợp quốc ra đời, quyền con người được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật quốc tế. Đó là sự hợp tác của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng các nguyên tắc, quy phạm và cơ chế thực thi, giám sát việc thực hiện nhân quyền. Các văn kiện nhân quyền quốc tế luôn nhấn mạnh là quyền con người phải được bảo vệ bằng nhà nước pháp quyền, theo các nguyên tắc pháp quyền. Trong phạm vi quốc gia, pháp luật bảo vệ quyền con người thể hiện ở việc ghi nhận các quyền trong pháp luật, hoàn thiện các thiết chế, bộ máy nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền con người. Mặc dù luôn nhấn mạnh “quyền bẩm sinh”, nhưng ngày nay, ở mọi quốc gia, quyền con người đều được ghi nhận và bảo vệ bằng các hình thức pháp luật khác nhau. Ở Việt Nam, năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng chính thức tuyên bố đường lối đổi mới, với nội dung cơ bản là chuyển nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; dân chủ hóa đời sống xã hội trên cơ sở xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; mở cửa tăng cường giao lưu hợp tác với bên ngoài trên tinh thần Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Với việc đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển, đường lối đổi mới kể trên không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà đồng thời chi phối mạnh mẽ nhận thức và thực tế bảo đảm quyền con người ở nước ta trong thời gian qua. Đảng và Nhà nước ta rất coi việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có ý nghĩa then chốt đối với việc bảo đảm và phát triển quyền con người. Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam năm 1946 mới chỉ gồm 70 điều, nhưng đã dành 18 điều cho việc quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, được trình bày tập trung tại một chương: “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” và đặt trang trọng ở vị trí ưu tiên, ngay tại Chương II. Qua bốn lần sửa đổi, kế thừa và phát huy tinh thần của các Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân..." (điều 2), đồng thời quy định cụ thể và toàn diện hơn các quyền của người dân. Bên cạnh đó, chỉ tính từ năm 1986 đến nay, chúng ta đã ban hành khoảng 13.000 văn bản luật và dưới luật, trong đó có những đạo luật trực tiếp liên quan tới lĩnh vực quyền con người, như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật báo chí, Luật xuất bản, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật đặc xá, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, Luật giáo dục, Luật bảo hiểm xã hội... Hiến pháp năm 2013 được ban hành, sửa đổi, bổ sung một số điều đã khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực với sự giám sát chặt chẽ của lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân. Sự nghiệp bảo vệ quyền con người. Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ chủ thể và nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Về tên Chương, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con người” đã trở thành tên gọi của Chương, thay vì chỉ gọi là “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đó. Sự bổ sung cụm từ “quyền con người” là điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Với quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1 Điều 14), Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức lý luận và tư duy lập hiến trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân. Điểm nhấn của nội dung này là việc bổ sung nguyên tắc “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2 Điều 14). Đây chính là điều kiện để bảo đảm tính hiện thực của quyền con người, quyền công dân, bảo đảm sự cân bằng, minh bạch và lành mạnh giữa các lợi ích trong mối quan hệ giữa Nhà nước với con người, công dân, cá nhân và phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; hạn chế tối đa bất cứ sự lạm dụng hay tùy tiện nào tước đi hay hạn chế các quyền và tự do vốn có của mọi người bởi các cơ quan nhà nước. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; … (Điều 15 và Điều 16). Nguyên tắc hiến định này vừa khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền và nghĩa vụ, vừa đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện quyền của người này không thể là sự chối bỏ, phủ nhận hay xâm phạm đến quyền của người khác; nói khác đi, việc tôn trọng các quyền tự do của mỗi người phải đặt trong mối quan hệ với việc tôn trọng quyền và tự do của người khác. Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung 05 quyền hoàn toàn mới và sửa đổi, với 05 điều cụ thể: Điều 19 (quyền sống), Điều 40 (quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó), Điều 41 (quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa), Điều 42 (quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp), Điều 43 (quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường). Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ trong chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các quyền này đều nằm trong hai nhóm quyền cơ bản được ghi nhận trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên và là các quyền vô cùng thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi người với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại và với tư cách là cá nhân. Bên cạnh quyền sống, con người còn cần đến nhu cầu và điều kiện để phát triển. Quyền được phát triển gắn liền với việc tiếp cận, nghiên cứu, thụ hưởng các giá trị vật chất, tinh thần và những thành quả của khoa học - công nghệ, văn học, nghệ thuật, các giá trị văn hóa. Chính vì thế, việc hiến định các quyền về nghiên cứu khoa học - công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật, về văn hóa là hết sức cần thiết, giúp ích cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống và mục tiêu hướng tới của quá trình phát triển của mọi người. Thực tiễn gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta cho thấy, tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đã và đang là nguyên nhân trực tiếp đe dọa đến sự sống, sức khỏe, sự phát triển của mọi người. Vì vậy, quyền sống và quyền phát triển của mọi người không thể tách rời với quyền về môi trường. Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Quyền về môi trường là một loại quyền mới trong hệ thống các quyền con người, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới chưa hiến định quyền này thì quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền môi trường lại càng có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự tiến bộ, phát triển rõ rệt của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI Câu 1 : Anh/chị hãy làm rõ khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quyền con

người?

1 Khái niệm về quyền con người

Quyền con người (nhân quyền) là một phạm trù chính trị - pháp lý và là một vấn đềnhạy cảm, phức tạp, nên luôn có các cách hiểu khác nhau, từ khái niệm, nội dung đến cáchthức thực hiện quyền con người Các quan điểm theo lập trường tư sản cho rằng, quyền conngười là “bẩm sinh”, nghĩa là con người sinh ra đã có các quyền Quyền con người lànhững nhu cầu cơ bản của con người, xuất phát từ phẩm giá vốn có của mỗi người Conngười sở dĩ có các quyền và tự do, đơn giản chỉ vì họ có những phẩm chất tự nhiên của conngười: “Sở dĩ gọi là quyền con người, vì đơn giản chúng ta là con người” Phẩm giá là đặctrưng cốt lõi của các quyền con người, được kết tinh từ các chuẩn mực đạo đức, các giá trịvăn hóa, chính trị, pháp lý của toàn thể cộng đồng nhân loại Quyền con người do đó thểhiện khát vọng cao cả của con người

Như vậy, quyền con người là các quyền vốn có được trao cho mỗi cá nhân mà khôngdựa trên bất cứ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chínhkiến hoặc các quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc các điềukiện khác

Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc: “Quyền con người là những bảo đảm pháp

lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc

sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm những sự được phép và tự do cơ bản của con

người”

Kế thừa những nhận thức chung và dựa trên quan điểm mácxít về quyền con người,

có thể hiểu: Quyền con người là quyền của tất cả mọi người, xuất phát từ nhân phẩm vốn

có của con người, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ

Nội hàm của quyền con người được xác định trên cơ sở nhân phẩm, bình đẳng, tự

do, không phân biệt đối xử, nhân đạo, khoan dung, trách nhiệm giải trình…Đây cũng là

những giá trị được kết tinh từ mọi nền văn hóa, tạo thành nền tảng và thúc đẩy sự phát triểncác quyền con người

Trang 2

Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quannghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền conngười thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của conngười được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

Trong thực tế ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, có một thuật ngữkhác cũng được sử dụng, đó là “nhân quyền” Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuậtngữ chung bằng tiếng Anh được sử dụng trong môi trường quốc tế, đó là human rights Từhuman rights trong tiếng Anh có thể được dịch là quyền con người (thuần Việt) hoặc nhânquyền (Hán – Việt) Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền conngười” Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồngnghĩa, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạtđộng thực tiễn về nhân quyền

2 Các đặc trưng cơ bản của quyền con người

* Phổ quát và bất khả xâm phạm:

- Phổ quát: Thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con

người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không

có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính,tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý là bảnchất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụcác quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người

- Bất khả xâm phạm: Thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể bị tước đoạthay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhànước, trừ một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một người phạm một tội ác thì cóthể bị tước quyền tự do

* Không thể chia cắt: Thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm quan trọng

như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào.Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhânphẩm, giá trị và sự phát triển của con người

Tuy nhiên, liên quan đến đặc trưng không thể chia cắt của quyền con người, cần chú

ý là trong thực tế, tùy những bối cảnh cụ thể và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên

Trang 3

thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những cơ sở và yêu cầu thực tế củaviệc bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền

đó Ví dụ, trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị bệnh tật, quyền được

ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế Hoặc ở phạm vi rộng hơn, các Công ước vềxóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và Công ước về quyềntrẻ em (CRC) đặt ra một số quyền ưu tiên cần được bảo đảm với phụ nữ, trẻ em Những ưutiên như vậy không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà

là bởi các quyền đó trong thực tế thường bị bỏ qua, có nguy cơ bị đe doạ hoặc bị vi phạmnhiều hơn so với các quyền khác

* Phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ lẫn nhau: Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền

con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau

Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảmcác quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc giántiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác

Thực tế cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, rất khó, thậm chí là không thể thực

sự thành công trong việc bảo đảm riêng một quyền con người nào đó mà bỏ qua các quyềnkhác Đơn cử, để thực hiện tốt các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản), cầnbảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được giáodục, quyền được chăm sóc y tế, quyền có mức sống thích đáng vì nếu không, các quyềnbầu cử, ứng cử rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật hay mù chữ

* Bình đẳng và không phân biệt đối xử:

Bình đẳng thể hiện ở chỗ con người sinh ra đều như nhau, đều có chung dòng máu

đỏ và nước mắt mặn, và đều xứng đáng được hưởng quyền lợi như nhau Bình đẳng ở đâyđược hiểu là bình đẳng về cơ hội, có nghĩa là mọi người đều được tạo một cơ hội như nhau

để phấn đấu và vươn lên trong xã hội Bình đẳng không có nghĩa là sự “cào bằng” như nhau về hưởng thụ, về tài năng, mà là sự bình đẳng “như nhau” về cơ hội, về điều kiện để

phát triển đối với mỗi cá nhân trong xã hội Bản chất của bình đẳng là trong xã hội mọingười đều có cơ hội, điều kiện như nhau để phát triển năng khiếu và áp dụng tài năng Mọiranh giới như: giai cấp, màu da, chủng tộc, giới tính, trình độ, địa vị… không thể quyếtđịnh và thay đổi bản chất bình đẳng giữa mọi người Các cá nhân trong mỗi cộng đồng

Trang 4

Tuy nhiên, cũng phải hiểu trong cuộc sống, nếu ai nỗ lực nhiều hơn, học giỏi hơn,làm việc hiệu quả hơn, tất nhiên sẽ thu được nhiều lợi ích hơn Mặt khác, bình đẳng cũnghướng đến việc quan tâm đến những nhóm người có điều kiện khó khăn hơn những ngườikhác, những cộng đồng kém phát triển, chẳng hạn: người nghèo, người già, trẻ em, ngườitàn tật, dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa… sao cho giảm bớt những khó khăncủa họ.

Con người sinh ra có thể có sự khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôngiáo và địa vị xã hội Tuy nhiên, đó không phải là căn cứ để pháp luật phân biệt trong việchưởng các quyền và chịu trách nhiệm pháp lý Ngược lại, pháp luật luôn đặt giá trị bìnhđẳng làm thước đo, tiêu chuẩn bằng việc quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý ngang nhau.Quyền không bị pháp luật phân biệt, đối xử còn có khía cạnh khác, đó là quyền đượchưởng tất cả các quyền con người như nhau ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh

Bình đẳng trước pháp luật được hiểu là mỗi người đều có cơ hội như nhau về mặtpháp lý để phát triển khả năng của mình Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyềncon người Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật, không bị pháp luậtphân biệt đối xử và quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệnhư nhau

* Sự tham gia và tham gia đầy đủ:

Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chínhquyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình; không phân biệtdân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệpđều được tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

* Trách nhiệm giải trình và pháp quyền

Mọi người đều được bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của công dân Công dân ở bất

kỳ địa vị nào, dù là công chức hay người lao động, dù là người có chức, có quyền hay làngười dân bình thường đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mỗi hành vi, mỗi việclàm của mình Đồng thời có quyền được giải trình rõ về những hành vi, công việc của bảnthân trước pháp luật Hay ngay từ khi mới sinh ra đều có quyền khai sinh, quyền có quốctịch, quyền có tên họ Việc đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật chính là việc yêucầu pháp luật, Nhà nước công nhận tư cách con người của mỗi cá nhân khi sinh ra, công

Trang 5

nhận họ, tên, quốc tịch của con người đó trước Nhà nước và pháp luật Điều đó, khẳng định

sự tồn tại của cá nhân đó với tư cách là con người trước pháp luật, trước Nhà nước

Câu 2: Anh/chị hãy phân tích quan điểm của Đảng “Quyền con người phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ”?

Khái niệm: Quyền con người là quyền của tất cả mọi người, xuất phát từ nhân phẩmvốn có của con người, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ

Thực tiễn Việt Nam và thế giới cho thấy, đảm bảo bằng pháp luật là một trongnhững điều kiện quan trọng nhất để các quyền con người được thực hiện Mọi nhu cầu hayyêu sách về quyền nếu không được pháp luật ghi nhận và bảo vệ thì không thể có bất cứmột quyền con người nào khác

C.Mác luôn đề cao vai trò của pháp luật, coi đó “là kinh thánh tự do của nhân dân”.Trường phái pháp luật thực định cũng luôn khẳng định: “Không có luật thì không cóquyền” Quyền con người khi được pháp luật ghi nhận trở thành ý chí của toàn dân, buộc

cả xã hội phải phục tùng và nhà nước bảo vệ

Trên phạm vi toàn cầu, sau khi liên hợp quốc ra đời, quyền con người được bảo vệbởi hệ thống pháp luật quốc tế Đó là sự hợp tác của cộng đồng quốc tế trong việc xâydựng các nguyên tắc, quy phạm và cơ chế thực thi, giám sát việc thực hiện nhân quyền.Các văn kiện nhân quyền quốc tế luôn nhấn mạnh là quyền con người phải được bảo vệbằng nhà nước pháp quyền, theo các nguyên tắc pháp quyền

Trang 6

Trong phạm vi quốc gia, pháp luật bảo vệ quyền con người thể hiện ở việc ghi nhậncác quyền trong pháp luật, hoàn thiện các thiết chế, bộ máy nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơnquyền con người Mặc dù luôn nhấn mạnh “quyền bẩm sinh”, nhưng ngày nay, ở mọi quốcgia, quyền con người đều được ghi nhận và bảo vệ bằng các hình thức pháp luật khác nhau.

Ở Việt Nam, năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng chính thứctuyên bố đường lối đổi mới, với nội dung cơ bản là chuyển nền kinh tế từ mô hình kinh tế

kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; dân chủ hóa đờisống xã hội trên cơ sở xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; mở cửatăng cường giao lưu hợp tác với bên ngoài trên tinh thần Việt Nam sẵn sàng làm bạn vớicác nước, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Với việc đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa làđộng lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển, đường lối đổi mới kể trên không chỉ tácđộng đến kinh tế, xã hội mà đồng thời chi phối mạnh mẽ nhận thức và thực tế bảo đảmquyền con người ở nước ta trong thời gian qua

Đảng và Nhà nước ta rất coi việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có ý

nghĩa then chốt đối với việc bảo đảm và phát triển quyền con người Hiến pháp đầu tiên

của Nhà nước Việt Nam năm 1946 mới chỉ gồm 70 điều, nhưng đã dành 18 điều cho việcquy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, được trình bày tập trung tại mộtchương: “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” và đặt trang trọng ở vị trí ưu tiên, ngay tại

Chương II Qua bốn lần sửa đổi, kế thừa và phát huy tinh thần của các Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân " (điều 2), đồng thời quy định cụ thể và toàn diện hơn các quyền củangười dân Bên cạnh đó, chỉ tính từ năm 1986 đến nay, chúng ta đã ban hành khoảng13.000 văn bản luật và dưới luật, trong đó có những đạo luật trực tiếp liên quan tới lĩnh vựcquyền con người, như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụnghình sự, Luật báo chí, Luật xuất bản, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật đặc xá, Pháp lệnh tín ngưỡngtôn giáo, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, Luật giáo dục,Luật bảo hiểm xã hội

Trang 7

Hiến pháp năm 2013 được ban hành, sửa đổi, bổ sung một số điều đã khẳng định cơ

sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực với sự giámsát chặt chẽ của lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân Sự nghiệp bảo vệ quyền conngười

Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ chủ thể và nội dung quyền con người, quyền và nghĩa

vụ cơ bản của công dân

Về tên Chương, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con người” đã trở thànhtên gọi của Chương, thay vì chỉ gọi là “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như Hiếnpháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đó Sự bổ sung cụm từ “quyền con người” làđiểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh xây dựng, phát triển đất nước vàhội nhập quốc tế

Với quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng,bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1 Điều 14), Hiến pháp năm 2013 đã thểhiện sự phát triển quan trọng về nhận thức lý luận và tư duy lập hiến trong việc ghi nhận quyềncon người, quyền công dân Điểm nhấn của nội dung này là việc bổ sung nguyên tắc “Quyềncon người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cầnthiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe củacộng đồng” (khoản 2 Điều 14)

Đây chính là điều kiện để bảo đảm tính hiện thực của quyền con người, quyền côngdân, bảo đảm sự cân bằng, minh bạch và lành mạnh giữa các lợi ích trong mối quan hệ giữaNhà nước với con người, công dân, cá nhân và phù hợp với các công ước quốc tế về quyềncon người mà Việt Nam là thành viên; hạn chế tối đa bất cứ sự lạm dụng hay tùy tiện nàotước đi hay hạn chế các quyền và tự do vốn có của mọi người bởi các cơ quan nhà nước

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền conngười, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng: quyền công dân không tách rờinghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân cótrách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền conngười, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi íchhợp pháp của người khác; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; … (Điều 15 và Điều

Trang 8

16) Nguyên tắc hiến định này vừa khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền và nghĩa

vụ, vừa đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện quyền của người này không thể là sự chối

bỏ, phủ nhận hay xâm phạm đến quyền của người khác; nói khác đi, việc tôn trọng cácquyền tự do của mỗi người phải đặt trong mối quan hệ với việc tôn trọng quyền và tự docủa người khác

Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung 05 quyền hoàn toàn mới và sửa đổi,

với 05 điều cụ thể: Điều 19 (quyền sống), Điều 40 (quyền nghiên cứu khoa học và côngnghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó), Điều 41(quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụngcác cơ sở văn hóa), Điều 42 (quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ,lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp), Điều 43 (quyền được sống trong môi trường trong lành và cónghĩa vụ bảo vệ môi trường)

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ trong chế định quyền conngười, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Các quyền này đều nằm trong hai nhómquyền cơ bản được ghi nhận trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam

là thành viên và là các quyền vô cùng thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗingười với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại và với tư cách là cá nhân

Bên cạnh quyền sống, con người còn cần đến nhu cầu và điều kiện để phát triển.Quyền được phát triển gắn liền với việc tiếp cận, nghiên cứu, thụ hưởng các giá trị vật chất,tinh thần và những thành quả của khoa học - công nghệ, văn học, nghệ thuật, các giá trị vănhóa Chính vì thế, việc hiến định các quyền về nghiên cứu khoa học - công nghệ, sáng tạovăn học, nghệ thuật, về văn hóa là hết sức cần thiết, giúp ích cho việc nâng cao chất lượngcuộc sống và mục tiêu hướng tới của quá trình phát triển của mọi người

Thực tiễn gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta cho thấy, tình trạngsuy thoái và ô nhiễm môi trường đã và đang là nguyên nhân trực tiếp đe dọa đến sự sống,sức khỏe, sự phát triển của mọi người Vì vậy, quyền sống và quyền phát triển của mọingười không thể tách rời với quyền về môi trường Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định

“Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môitrường” Quyền về môi trường là một loại quyền mới trong hệ thống các quyền con người,trong khi nhiều quốc gia trên thế giới chưa hiến định quyền này thì quy định của Hiến pháp

Trang 9

năm 2013 về quyền môi trường lại càng có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự tiến bộ, phát triển rõrệt của Việt Nam trên trường quốc tế.

Câu 3: Anh/chị hãy trình bày cơ sở thực tiễn hình thành các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người?

Khái niệm: Quyền con người là quyền của tất cả mọi người, xuất phát từ nhân phẩmvốn có của con người, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ

1 Hệ thống nhân quyền Liên hợp quốc, pháp luật quốc tế

Trang 10

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các lực lượng dân chủ và tiến bộ trênthế giới đã ký Hiến chương (6-1945), đặt nền móng cho sự ra đời một hệ thống an ninh tậpthể mới Với việc thông qua các văn kiện nổi tiếng là Hiến chương Liên hợp quốc vàTuyên ngôn thế giới về nhân quyền, lần đầu tiên trong lịch sử quyền con người được bảo

vệ trên quy mô toàn cầu Theo đó, Luật quốc tế về quyền con người (hay Luật Nhân quyềnquốc tế) chính thức ra đời

Luật Nhân quyền quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực và cơ chế giám sát,điều chính quan hệ giữa các chủ thể trên lĩnh vực nhân quyền Luật Nhân quyền quốc tế cónhững đặc trưng chung của luật quốc tế hiện đại; bao gồm chủ thể, quy trình xây dựng vàthực thi Đến nay, Liên hợp quốc đã ban hành khối lượng lớn văn kiện về quyền con người,trong đó có hơn 30 điều ước quốc tế về quyền con người

Thông qua Bộ luật Nhân quyền quốc tế, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận nhữngquyền con người cơ bản Đó là các quyền: không bị phân biệt đối xử, quyền sống, quyền tự

do và an ninh cá nhân, quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ, quyền không bị tra tấn,quyền có tư cách pháp lý ở mọi nơi, quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng,quyền được bồi thường khi bị vi phạm, quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giam, quyền về đời

tư, quyền tự do đi lại, quyền có quốc tịch, quyền kết hôn và lập gia đình, bảo vệ và trợ giúpcủa gia đình,…

Ngoài Luật Nhân quyền quốc tế, còn có nhiều ngành luật khác tham gia bảo vệquyền con người Các ngành luật này ngày càng phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc bảo

vệ quyền con người, nhằm mục tiêu để mỗi cá nhân đạt tới tự do và nhân phẩm tối đa

Để phổ cập và thực thi hiệu quả Luật Nhân quyền quốc tế, Liên hợp quốc luôn coi trọngviệc xây dựng, củng cố và khuyến khích phát triển các cơ chế nhân quyền của chính tổ chứcnày cũng như ở các khu vực và quốc gia

Cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc bao gồm cơ chế theo Hiến chương và cơ chếtheo công ước Cơ chế theo Hiến chương là việc phân công trách nhiệm về nhân quyền chocác cơ quan của Liên hợp quốc Còn cơ chế theo công ước là việc thành lập cơ quan giámsát theo quy định tại các công ước

Cơ chế nhân quyền khu vực: là cơ chế giám sát nhân quyền cấp châu lục, nhằm bổsung cho cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc

Trang 11

Cơ chế nhân quyền quốc gia: là cơ chế chịu trách nhiệm chính trong giám sát việcthực hiện nhân quyền của một quốc gia.

2 Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

2.1 Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Liên hợp quốc

Để phổ cập và thực thi hiệu quả Luật Nhân quyền quốc tế, Liên hợp quốc luôn coitrọng việc xây dựng, củng cố và khuyến khích phát triển các cơ chế nhân quyền của chính

tổ chức này cũng như ở các khu vực và quốc gia Cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốcbao gồm cơ chế theo Hiến chương và cơ chế theo công ước

- Cơ chế theo Hiến chương là việc phân công trách nhiệm về nhân quyền cho các cơ

quan của Liên hợp quốc

Do bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người được xác định là một trong những mụctiêu cơ bản của Liên hợp quốc nên cả 06 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an,Hội đồng Kinh tế và xã hội, Hội đồng Quản thác và Tòa án quốc tế đều có trách nhiệm trênlĩnh vực này Việc cải tổ bộ máy nhân quyền Liên hợp quốc đã nâng vị thế của Hội đồng

nhân quyền của Liên hợp quốc (năm 2006) - cơ quan thay thế Ủy ban nhân quyền Liên hợp

quốc với nhiều thẩm quyền hơn trong việc bảo vệ quyền con người

- Cơ chế theo công ước là việc thành lập cơ quan giám sát theo quy định tại các công

ước (ngoại trừ Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được thành lập theo một Nghịquyết của Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc) Các cơ quan công ước đều có nhiệm

vụ nhận, xem xét báo cáo quốc gia theo quy định của mỗi công ước; đồng thời còn nhậnthông tin về tình hình nhân quyền của quốc gia từ nhiều nguồn khác Trên cơ sở đó, các ủyban đưa ra khuyến nghị đối với các quốc gia về việc thực hiện công ước

Liên hợp quốc còn có cơ chế giám sát theo các thủ tục đặc biệt và báo cáo viên đặcbiệt Nhằm hỗ trợ các cơ chế, thủ tục nói trên, nhiều nhóm làm việc và chuyên gia độc lậpđược cử đến điều tra tại các quốc gia có liên quan Hoạt động này giúp các cơ quan nhânquyền có được thông tin phong phú, nhờ đó có thể đưa ra khuyến nghị phù hợp trướcnhững vi phạm nhân quyền ở một quốc gia hoặc về một vấn đề cộng đồng quốc tế đangquan tâm

2.2 Cơ chế nhân quyền khu vực

Trang 12

Cơ chế nhân quyền khu vực là cơ chế giám sát nhân quyền cấp châu lục, nhằm bổsung cho cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc Đến nay, ngoài châu Á, tất cả các châu lụcđều đã có cơ chế riêng Để khắc phục việc thiếu cơ chế nhân quyền khu vực, một số tiểukhu vực thuộc châu Á cũng đang xây dựng cơ chế riêng Các cơ chế nhân quyền khu vựchiện có đều có điểm chung là thông qua các văn kiện nhân quyền chung và thành lập ủyban nhân quyền, tòa án nhân quyền

2.3 Cơ chế nhân quyền quốc gia

Cơ chế nhân quyền quốc gia là cơ chế chịu trách nhiệm chính trong giám sát việcthực hiện nhân quyền của một quốc gia Cơ chế nhân quyền quốc gia khá đa dạng, căn cứvào đặc thù về thể chế chính trị mỗi nước

3 Quyền con người là trụ cột chính của Liên hợp quốc; là mối quan tâm hàng đầu của các khu vực, quốc gia và tổ chức quốc tế

3.1 Quyền con người là trụ cột chính của Liên hợp quốc

Hiện nay, quyền con người đã trở thành một vấn đề toàn cầu, mối quan tâm lớn củacộng đồng quốc tế, là nguyện vọng chung của nhân loại, thành quả đấu tranh của loài ngườiqua nhiều thế hệ Liên hợp quốc là tổ chức toàn cầu lớn nhất, giữ vị trí trung tâm và đóngvai trò ngày càng quan trọng trong đời sống quốc tế Hiến chương LHQ nêu rõ việc bảo vệcác quyền cơ bản và phẩm giá con người là một trong những mục tiêu hàng đầu của LHQ

và trên thực tế nhiệm vụ thúc đẩy, bảo vệ quyền con người cùng với việc duy trì hòa

bình-an ninh quốc tế và hợp tác vì phát triển đã trở thành ba trụ cột trong hoạt động của tổ chứcnày

Trước năm 1945, những vi phạm nhân quyền tại một quốc gia gần như không được

đề cập trong các sinh hoạt quốc tế Thông thường, những vi phạm, kể cả đặc biệt nghiêmtrọng, được xem thuộc vấn đề nội bộ quốc gia; cộng đồng quốc tế không có nghĩa vụ pháp

lý để can thiệp Thực tiễn thế giới đã khiến nhân quyền dần trở thành dòng chảy chínhtrong quan hệ quốc tế

Từ những năm 1990, đặc biệt sau Hội nghị nhân quyền thế giới lần thứ hai (tại Áo,1993), hàng loạt hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền được triển khai Sau Hội nghị, việc cải

tổ các cơ quan chủ chốt về nhân quyền được triển khai mạnh mẽ theo hướng dân chủ hóa

và hiệu quả hơn Hệ thống báo cáo nhân quyền, trong đó có báo cáo của các tổ chức phi

Trang 13

chính phủ, rất được coi trọng Hàng loạt chỉ số đo lường mức độ hưởng thụ nhân quyềnđược đưa vào sử dụng Các cơ quan thuộc Liên hợp quốc được yêu cầu lồng ghép và phốihợp thúc đẩy nhân quyền Cùng với việc tiếp tục xây dựng các văn kiện nhân quyền mớinhằm bảo vệ các đối tượng đặc biệt, Liên hợp quốc không ngừng bổ sung, hoàn thiện các

cơ chế nhân quyền của mình đặc biệt chú trọng thúc đẩy việc xây dựng cơ quan nhânquyền quốc gia

3.2 Quyền con người là mối quan tâm hàng đầu của các khu vực, quốc gia và tổ chức quốc tế

Ngày nay, quyền con người trở thành chủ đề lớn trong các quan hệ quốc tế; khôngchỉ được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia, mà còn được đặt ra trong quan hệ giữa các

tổ chức khu vực và toàn cầu; giữa một tổ chức quốc tế với một quốc gia Quyền con ngườicòn là chủ đề của các đảng chính trị trong tranh giành quyền lực và quá trình bầu cử…Bởivậy, quyền con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của các khu vực, quốc gia và tổchức quốc tế thể hiện:

- Sự hình thành các cơ chế bảo vệ nhân quyền cấp quốc gia, cấp khu vực, liên khuvực bên cạnh các cơ chế bảo vệ nhân quyền trên phạm vi toàn cầu

- Sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ và công ty xuyên quốc gia trong việc

bảo vệ quyền con người Đây được xem là bước phát triển hết sức quan trọng trên lĩnh vựcnhân quyền bởi các tổ chức phi chính phủ được xem là nòng cốt của xã hội dân sự ở mỗiquốc gia, một số tổ chức phi chính phủ đã mở rộng hoạt động ra quy mô toàn cầu Hiện nay

đã có hàng ngàn tổ chức phi chính phủ được trao quy chế tư vấn tại các cơ quan chuyênmôn và diễn đàn nhân quyền của Liên hợp quốc

Tuy nhiên, một số tổ chức phi chính phủ đã bị sử dụng vào mục đích chính trị Cáccông ty xuyên quốc gia có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy toàn cầu hóa, nhưng cũngchính quá trình toàn cầu hóa làm xuất hiện những vấn đề nhân quyền tại đây Đồng thời sựtham gia ngày càng tăng của các tổ chức phi chính phủ và công ty xuyên quốc gia đã dẫnđến việc phương Tây coi cá nhân cùng các tổ chức phi chính phủ và công ty xuyên quốcgia là các chủ thể của Luật Nhân quyền quốc tế Điều này đi ngược lại Luật Nhân quyềntruyền thống, khiến vấn đề nhân quyền trở nên hết sức phức tạp

Trang 14

4 Trong chính sách đối ngoại ở một số nước phương Tây:

Thời kỳ chiến tranh lạnh, nhân quyền được xem là vũ khí lợi hại chống lại các nước

xã hội chủ nghĩa Cuối những năm 70 của thế kỷ 20, Hoa Kỳ và các nước phương Tây triệt

để sử dụng học thuyết Ngoại giao nhân quyền nhằm chống lại các nước đi theo con đường

xã hội chủ nghĩa và các nước không theo quỹ đạo của họ

Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước phương Tây đẩy mạnh các hoạt động nhânquyền thông qua luận điểm về giá trị phổ quát trên phạm vi toàn cầu Trong nội bộ từngquốc gia, các nước phương Tây không xa rời mục tiêu áp đặt các giá trị dân chủ, nhânquyền kiểu phương Tây, tác động vào việc xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, thúcđẩy phát triển xã hội dân sự nhằm tạo đối trọng với chính phủ Các nước này sử dụng tiêuchuẩn kép về nhân quyền, nghĩa là thúc ép các quốc gia khác cải thiện nhân quyền, trongkhi vẫn áp dụng chính sách phân biệt đối xử và kiểm soát chặt chẽ, tinh vi người dân trongnước Bên cạnh đó, cùng với đẩy mạnh viện trợ hợp tác, bí mật tập hợp, lôi kéo và yểm trợcác hoạt động chống đối, còn đưa ra các điều kiện cho hợp tác Vì thế nhân quyền vừa làlĩnh vực hợp tác, vừa là lĩnh vực đấu tranh gay gắt giữa các nước đi theo con đường XHCNvới các nước phương Tây

Những năm gần đây, nhân quyền được đề cập trong các quan hệ chính trị, kinh tế,song phương và đa phương Và được xác định là một ưu tiên trong chính sách đối ngoạicủa phương Tây Cụ thể là, sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Liênminh Châu Âu có cơ hội mở rộng tổ chức của mình; tiêu chí tăng cường dân chủ, cải thiệnnhân quyền được đặt ra và trở thành tiêu chí quan trọng để xét kết nạp quốc gia thành viêncủa EU Từ những năm 90, hiệp định hợp tác thương mại giữa EU với nhiều nước đangphát triển đều ghi rõ nền tảng của quan hệ hợp tác giữa các bên là tôn trọng nhân quyền vànguyên tắc dân chủ Các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới, Ngân hàng thếgiới, Quỹ tiền tệ thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đànhợp tác Á – Âu, đều đưa ra cam kết cải thiện nhân quyền thành điều khoản Trong quátrình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì nhân quyền là chủ đềđược thảo luận dài và gay gắt nhất

Trang 15

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, mọi vấn đề về nhânquyền được nhận thức đầy đủ là một đảm bảo quan trọng để vừa tiếp thu những giá trịchung của nhân loại vừa giữ vững được mục tiêu đã chọn.

Câu 4: Anh/chị hãy phân tích quan điểm của Đảng “Quyền con người gắn với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia”? Và liên hệ với thực tiễn?

1- Khái niệm

Theo quan điểm của cộng đồng quốc tế, nhất là của Liên hợp quốc khẳng định:

“Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát bảo vệ các cá nhân và nhóm khỏinhững hành động can thiệp vào tự do cơ bản và phẩm giá con người Luật Nhân quyềnquốc chỉ ra nghĩa vụ của quốc gia và các chủ thể nghĩa vụ khác phải có trách nhiệm phảithực thi việc bảo đảm và ngăn ngừa sự vi phạm”

2- Quan điểm của Đảng “Quyền con người gắn với độc lập dân tộc và chủ quyền

quốc gia? Liên hệ thực tiễn?

Trong khi cộng đồng quốc tế thừa nhận cả hai đặc tính của quyền con người, thì một

số quốc gia (các nước tư bản phát triển, đứng đầu là Mỹ) lại phủ nhận tính đặc thù củaquyền con người, đề cao tự do cá nhân, rêu rao học thuyết “nhân quyền cao hơn chủquyền” Họ tự cho mình là người bảo vệ nhân quyền, lợi dụng các vấn đề về “dân chủ”,

“nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, “dân tộc” xuyên tạc, vu cáo các nước khác vi phạm nhân

Trang 16

quyền, ngang nhiên can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia có chủ quyền.

Quan điểm về quyền con người của Đảng và Nhà nước ta dựa trên nền tảng tư tưởngcủa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống văn hoá dân tộc và xemxét, chọn lọc những tiêu chuẩn về quyền con người được thế giới thừa nhận rộng rãi

Các nhà tư tưởng mácxít cho rằng, những giá trị về quyền con người do các cuộccách mạng dân chủ tư sản đem lại còn mang nặng tính hình thức, thực sự nó chỉ đem lạiquyền tự do cho giai cấp tư sản, một bộ phận rất nhỏ trong xã hội, đại bộ phận quần chúnglao động chưa được giải phóng, chủ nghĩa tư bản duy trì sự bất bình đẳng về quyền sở hữu,

do đó sự bất bình đẳng về năng lực cá nhân là điều không thể tránh khỏi C Mác cho rằng,con người vừa là sản phẩm của xã hội vừa là sản phẩm của tự nhiên, vì vậy khi xem xétvấn đề quyền con người cần phải đặt vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể và quyền khôngbao giờ có thể cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá (do chế độ kinh tế đó quyếtđịnh) Theo Ph Ăngghen, quyền con người không phải tự nhiên mà có, đó là thành quả của

sự phát triển lịch sử, của các cuộc cách mạng xã hội; bình đẳng là một sản phẩm lịch sử,không có quyền bình đẳng trừu tượng, muốn có bình đẳng thực sự thì việc xoá bỏ đặcquyền giai cấp là chưa đủ, mà phải xoá bỏ bản thân giai cấp

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác – Lênin vàchủ nghĩa yêu nước chân chính Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và quyền con người

là sự kết hợp giữa chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa với truyền thống yêu nước, thươngnòi của dân tộc Việt Nam, giữa lý luận mácxít và thực tiễn cách mạng Việt Nam Quanđiểm trên được Người thể hiện bằng bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, ngay trong ngày khai

sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”

Kế thừa và phát huy giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàtruyền thống văn hoá dân tộc, quan điểm nhất quán và xuyên suốt về quyền con người củaĐảng và Nhà nước ta là giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, đem lại tự do, ấm no,hạnh phúc cho nhân dân Đảng và Nhà nước ta khẳng định, con người và quyền con ngườivừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng Việt Nam Mục tiêu của chúng ta là xâydựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

Trang 17

chủ, văn minh, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hoà bình và tiến bộ xã hộicủa nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

Những nội dung cơ bản của các quan điểm và chính sách đó là:

1- Đảng và Nhà nước ta khẳng định quyền con người là thành quả và khát vọng

chung của nhân loại Đảng chỉ rõ: “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng

là cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại ”.Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta thừa nhận, tôn trọng và bảo vệnhững giá trị cao quý về quyền con người được thế giới thừa nhận rộng rãi Đảng chỉ đạo

“Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh

vì lợi ích chân chính về phẩm giá con người”

2- Quyền con người thống nhất với quyền dân tộc cơ bản, nhân quyền không đượccao hơn chủ quyền Đây là nguyên tắc bất di, bất dịch, xuyên suốt Đảng ta cho rằng, sựnghiệp giải phóng con người, đưa lại các quyền tự do cá nhân gắn liền với sự nghiệp giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp, cải tạo xã hội cũ Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, nếunước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý

nghĩa gì Chủ quyền quốc gia hay quyền dân tộc tự quyết và quyền con người tuy là những

phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết và thống nhất với nhau Thực thiquyền con người phải dựa trên cơ sở ưu tiên bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, chủ quyềnquốc gia Nếu dân tộc không được độc lập, chủ quyền quốc gia không được xác lập thìkhông có quyền con người

3- Giải quyết các vấn đề cụ thể về quyền con người phải kết hợp giữa tính phổ biến

và tính đặc thù Thừa nhận tính phổ biến của quyền con người với những giá trị chung củanhân loại, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhấn mạnh khi giải quyết vấn đề nhân quyềnphải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể Ngoài những giá trị phổ biến, mỗi dân tộc, mỗiquốc gia tuỳ theo chế độ chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hoá dân tộc, tôn giáo có những giátrị riêng không ai có thể xâm phạm được Tính phổ biến của quyền con người chỉ có thểđược đảm bảo chắc chắn khi tính đến những đặc thù khác nhau ở mỗi khu vực, trong nhữngđiều kiện cụ thể về lịch sử, văn hoá, tôn giáo, chế độ chính trị, chế độ kinh tế

Trang 18

4- Quyền con người mang tính giai cấp Lịch sử đấu tranh giải phóng con người, cảitạo xã hội trong xã hội có giai cấp là lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp Quyền con người

là thành quả của các cuộc đấu tranh đó Vì vậy, quyền con người không thể không mangtính giai cấp Chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, cuộc đấutranh của giai cấp vô sản thủ tiêu chế độ người bóc lột người là nhằm đem lại quyền lợi chotoàn thể nhân dân lao động Những người cộng sản không đấu tranh cho riêng giai cấp củamình mà đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng nhân loại

5- Quyền con người ở Việt Nam được thể hiện trong quyền và nghĩa vụ công dân,thực hiện quyền con người gắn liền với quá trình thực hiện dân chủ hoá xã hội Cương lĩnhcủa Đảng chỉ rõ, dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thể hiện trong thực tếcuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội thông qua hoạt độngcủa Nhà nước do nhân dân cử ra và bằng hình thức dân chủ trực tiếp; dân chủ đi đôi với kỷluật, kỷ cương, phải được thể chế hoá bằng pháp luật và được pháp luật đảm bảo Quyềncon người là sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ công dân, giữa quyền, lợi ích cá nhânvới quyền và lợi ích cộng đồng Các quyền và lợi ích của công dân nước ta luôn được gắnvới nhau, được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật

6- Đảng ta chủ trương giải quyết vấn đề quyền con người bằng đối thoại hoà bình và

mở rộng hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bìnhđẳng, cùng có lợi, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống âm mưu và luận điệu lợi dụng vấn

đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta Nghị quyết Đại hội

Đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ:“Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền Kiên quyết làm thất bại âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng vấn

đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam”.

2 Liên hệ thực tiễn

Ở nước ta, quan điểm về các quyền và tự do cơ bản của con người dược hình thành

và phát triển cùng với quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và việc thựchiện, bảo vệ quyền con người cũng gắn với những trình độ phát triển khác nhau của đấtnước qua các thời kỳ lịch sử

Trang 19

Đặc điểm lịch sử nổi bật nhất của dân tộc Việt Nam là trong suốt mấy ngàn nămdựng nước và giữ nước, dân tộc ta thường xuyên phải đương đầu với các cuộc đấu tranhchống thiên tai và chống giặc ngoại xâm Trong quá trình đấu tranh chống thiên tai vàchống giặc ngoại xâm, mỗi cá nhân luôn hòa quyện với cộng đồng dân tộc, tìm thấy lợi íchcủa mình trong lợi ích chung của cả cộng đồng Đặc biệt, trước thực tế Tổ quốc thườngxuyên phải đối mặt với các thế lực xâm lược, dân tộc ta sớm hình thành ý thức về độc lập,chủ quyền dân tộc, xem quyền lợi của dân tộc là tiền đề để thực hiện quyền lợi của mỗi cánhân, từ đó đặt quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy Cũng vì vậy mà quyền con người gắnvới quyền độc lập dân tộc đã trở thành một quan điểm nhất quán trong lịch sử tư tưởngchính trị Việt Nam, mà biểu hiện rõ ràng nhất là ở ba bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

Ngay từ thế kỷ XI (năm 1077) tư tưởng chính trị căn bản trên nguyên tắc giữ vữngnền độc lập và chủ quyền của đất nước đã được thể hiện một cách sâu sắc qua bài thơ thần

hủ mà người anh hùng Lý Thường Kiệt đã sử dụng một cách sáng tạo trong cuộc chiến đấu

ác liệt chống quân Tổng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Tư tưởng chủ đạo của bài thơ là khẳng định quyền tự chủ của dân tộc và quyết tâmgiữ vững nền tự chủ ấy Bài thơ có giá trị như một bản Tuyên ngôn độc lập, đã đem lạiniềm tin sắt đá vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống xâm lược, vào tiền đồ phát triểnlâu dài của đất nước, chừng nào dân tộc còn bị kẻ thù xâm lược, thôn tính thì chừng đó cácquyền và phẩm giá của mỗi cá nhân cũng bị chà đạp, vùi dập Tư tưởng độc lập dân tộc vàchủ quyền quốc gia mà Lý Thường Kiệt nêu cao trong bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiênnày đã thể hiện được khát vọng chung của cả dân tộc là vươn tới khẳng định mình với tưcách là một dân tộc độc lập, một quốc gia có chủ quyền với lòng tự tin, tự hào chính đáng

Vì vậy, bài thơ đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, trở thành tài sản tinh thần

vô giá mang sức mạnh vật chất, có sức lôi cuốn, cổ vũ và nuôi dưỡng các thế hệ người ViệtNam kế tiếp nhau dù có phải hy sinh tất cả tài sản, tính mạng, xương máu vẫn không đánh

Ngày đăng: 20/04/2024, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w