Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo...511.4.1.. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Những tài liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của tập thể giáo viên hướng dẫn
Tác giả luận án
Nguyễn Ngọc Anh
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Những đóng góp mới của luận án 6
6 Kết cấu của luận án 7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
1.1 Công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 9
1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trường và phát triển thị trường sản phẩm nói chung 9
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển của ngành năng lượng và thương mại sản phẩm năng lượng tái tạo nói riêng 10
1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 17
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về thị trường 17
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về năng lượng tái tạo 19
1.3 Các khoảng trống về lý luận và thực tiễn 22
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO 25
1.1 Sản phẩm và thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 25
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm năng lượng tái tạo và sản phẩm năng lượng tái tạo 25
1.1.2 Khái niệm, phân loại, đặc điểm thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 29
1.2 Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 31
1.2.1 Các bên tham gia, nội dung tham gia phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 32
1.2.2 Nội dung phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo theo các yếu tố cấu thành 37
Trang 31.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 39
1.2.4 Vai trò thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 41
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 42
1.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 42
1.3.2 Các yếu tố thuộc ngành năng lượng tái tạo 47
1.4 Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 51
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 51
1.4.2 Bài học cho vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 58
Tiểu kết Chương 1 66
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 68
2.1 Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tại tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam 68
2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam 68
2.1.2 Đánh giá tác động các điều kiện tự nhiên, xã hội và phát triển kinh tế đến tiềm năng phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo chủ yếu vùng Trung du miền núi phía Bắc 72
2.2 Thực trạng phát triển nguồn cung sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc 75
2.2.1 Thực trạng phát triển nguồn cung sản phẩm năng lượng tái tạo 75
2.2.2 Thực trạng phát triển nguồn cung sản phẩm năng lượng tái tạo khác 81
2.2.3 Thực trạng phát triển hạ tầng cung ứng các sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc 82
2.3 Thực trạng phát triển nhu cầu tiêu dùng sản phẩm năng lượng tái tạo 83
2.3.1 Tổng quan về tiêu dùng năng lượng tái tạo ở Việt Nam và vùng Trung du miền núi phía Bắc 83
2.3.2 Thực trạng tiêu dùng điện và điện năng lượng tái tạo của vùng Trung du miền núi phía Bắc 84
Trang 42.3.3 Thực trạng sử dụng các thiết bị chuyển đổi năng lượng tái tạo qui mô hộ gia
đình của vùng Trung du miền núi phía Bắc 86
2.4 Thực trạng chính sách phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 87
2.4.1 Thực trạng chính sách phát triển nguồn và hệ thống cung ứng sản phẩm năng lượng tái tạo 87
2.4.2 Thực trạng chính sách thương mại và giá cả sản phẩm năng lượng tái tạo 90
2.4.3 Thực trạng phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cung ứng sản phẩm năng lượng tái tạo 92
2.5 Kết quả khảo sát trắc nghiệm thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam 93
2.5.1 Kết quả khảo sát ý kiến các nhà quản lý và chuyên gia 93
2.5.2 Kết quả khảo sát hộ tiêu dùng sản phẩm năng lượng tái tạo 104
2.5.3 Đánh giá thông qua kết quả khảo sát điều tra trắc nghiệm 112
2.6 Đánh giá chung về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo Việt Nam và vùng Trung du miền núi phía Bắc 113
2.6.1 Thành tựu đạt được 113
2.6.2 Những tồn tại và hạn chế 118
Tiểu kết Chương 2 123
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 125
3.1 Bối cảnh phát triển thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo 125
3.1.1 Bối cảnh quốc tế 125
3.1.2 Bối cảnh trong nước 129
3.1.3 Bối cảnh vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam 132
3.2 Quan điểm và định hướng phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam 132
3.2.1 Quan điểm phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo 132
3.2.2 Định hướng phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam 135
3.3 Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam 142
Trang 53.3.1 Các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước 142
3.3.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp cung ứng thiết bị, công nghệ chuyển đổi năng lượng tái tạo phân tán, không nối lưới 148
3.3.3 Giải pháp về phía Hiệp hội doanh nghiệp năng lượng 152
3.3.4 Một số kiến nghị 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 169
PHỤ LỤC 170
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng việt
IPCC Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Tiếng Anh
Trang 7Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
Zusammenarbeit
Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức
MOIT/GIZ Moit/Giz Energy support Program Chương trình trợ giúp năng
lượng
Standard
Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu
IRENA International Renewable Energy
Agency
Trung tâm hợp tác chương trình MT của Liên Hiệp Quốc
Programme
Chương trình MT của Liên Hiệp Quốc
Trang 8DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1 Các nhà máy thủy điện công suất lớn……… 76
Bảng 2.2 Các nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ Việt Nam………… 76
Bảng 2.3 Các nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ vùng TDMNPB… 77
Bảng 2.4 Tổng công suất các nhà máy thủy điện và sản lượng điện hàng năm vùng TDMNPB giai đoạn 2010-2020 ………
78 Bảng 2.5 Tổng hợp các dự án điện mặt trời vùng TDMNPB……… 79
Bảng 2.6 Số thôn và tỷ lệ thôn có điện phân theo vùng……… 85
Bảng 2.7 Số thôn và tỷ lệ thôn có điện của vùng TDMNPB theo địa phương………
86 Bảng 2.8 Cơ cấu chuyên gia được khảo sát phân theo thâm niên, trình độ… 94 Bảng 2.9 Kết quả điều tra khả năng tiếp cận NLTT trong khu vực………… 95
Bảng 2.10 Ưu tiên phát triển, Quy mô phát triển năng lượng tái tạo………… 96
Bảng 2.11 Đánh giá tiềm năng phát triển NLTT đến năm 2030 ……… 97
Bảng 2.12 Đánh giá tiềm năng thị trường thiết bị chuyển đổi NLTT ……… 98
Bảng 2.13 Ưu, nhược điểm của hình thức phát triển sản xuất NLTT phân tán 99 Bảng 2.14 Ưu, nhược điểm của hình thức phát triển sản xuất NLTT tập trung 99 Bảng 2.15 Tổng hợp sự cần thiết nội dung hỗ trợ ……… 100
Bảng 2.16 Tổng hợp kết quả điều tra về quy hoạch, chính sách……… 101
Bảng 2.17 Tổng hợp các ý kiến về yêu cầu đối với chính sách……… 101
Bảng 2.18 Tổng hơp các ý kiến về đầu tư, chính sách, hỗ trợ……….… 102
Bảng 2.19 Cơ cấu nhóm đối tượn nghiên cứu hộ gia đình……… 103
Trang 9Bảng 2.20 Tổng hợp về quy mô GĐ, quy mô nhà của các hộ nghiên cứu … 104 Bảng 2.21 Tổng hợp về tiền điện……… 105 Bảng 2.22 Tổng hợp các dạng năng lượng tiêu thụ trong khu vực………… 105 Bảng 2.23 Tổng hợp đánh giá về lợi ích của việc sử dụng NLTT ………… 106 Bảng 2.24 Tổng hơp mức độ hiểu biết, thâm nhập của thị trường SPNLTT 107
Bảng 2.26 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sẵn sàng sử dụng sản phẩm NLTT 108 Bảng 2.27 Mức độ ưu tiên, khó khăn trong phát triển và sử dụng SPNLTT 109 Bảng 2.28 Tổng hơp các hỗ trợ cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển thị trường
sản phẩm năng lượng tái tạo ………
110 Hình 2.1 Bản đồ địa chính vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam … 69 Hình 2.2 Cơ cấu tiêu thụ năng lượng theo dạng nhiên liệu ……… 84 Hình 3.1 Xu thế sản lượng điện theo loại nhiên liệu ……… 126 Hình 3.2 Mục tiêu sản xuất điện từ các nguồn tái tạo ……… 130
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo đối với Việt Nam trở nên cấp thiết, việc chuyển dịch từ sử dụng các dạng năng lượng truyền thống sang sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ có ý nghĩa đối với ngành năng lượng mà chuyển dịch cả mô hình kinh tế hướng đến phát triển bền vững Kinh tế - Xã hội phát triển càng mạnh thì nhu cầu về
sử dụng năng lượng ngày càng cao Vì vậy, muốn bảo đảm kế hoạch năng lượng đến năm 2030 tầm nhìn 2045 theo Dự thảo đề án Quy hoạch Điện VIII thì Việt Nam đến năm 30 cần sản xuất 39,4 triệu tấn than và sẽ phải nhập khoảng 43,7 triệu tấn than để đảm bảo cho an ninh năng lượng
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về Phát triển bền vững Nêu rõ quan điểm “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu về tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045 Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái phát triển bền vững Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị đã đưa ra quan điểm rất mới, mang tính quyết sách là tiếp tục xem xét và hình thành những trung tâm năng lượng tái tạo dựa trên nền tảng lợi thế của công nghệ, vị trí địa lý, tiềm năng, đồng thời khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế
tư nhân tham gia phát triển năng lượng Để làm rõ việc phát triển năng lượng tái tạo là
xu hướng phát triển bền vững trên thế giới và Việt Nam, những đóng góp của năng lượng tái tạo với phát triển kinh tế xã hội Thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam những thành công và hạn chế Theo hướng tiếp cận quản trị kinh doanh hiện đại, phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo (SPNLTT) được tiếp cận theo mục tiêu, quá trình dựa trên tiềm năng trong bối cảnh sản xuất kinh doanh cụ thể để đạt được mục tiêu chiến lược của ngành Thực tiễn phát triển thị trường sản phẩm năng
Trang 11lượng tái tạo ở Việt Nam có những thành công, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu trong xu hướng phát triển đến năm 2030 tầm nhìn 2045 đặt ra ngày càng cấp thiết Các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) có tiềm năng khá lớn về năng lượng tái tạo cụ thể như: Thủy điện nhỏ, điện Gió, Mặt trời, Sinh khối Vùng có vị trí địa lý đặc biệt về an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế, mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu kinh
tế, văn hóa với các vùng khác trong nước Tuy nhiên do dân cư vùng TDMNPB tập chung nhiều ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng còn thiếu đặc biệt là
hạ tầng giao thông nên việc cung cấp điện cho phụ tải vùng này gặp nhiều khó khăn Trong giai đoạn 2020-2030, nhu cầu tiêu thụ SPNLTT (Sản phẩm điện năng lượng tái tạo) ở vùng TDMNPB sẽ gia tăng nhanh đặc biệt là ở khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là khu vực chưa có điện lưới quốc gia
Việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, sản phẩm năng lượng tái tạo của vùng sẽ giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch cho sản xuất điện, giảm phát thải các loại khí độc hại, khí nhà kính và các loại khí thải gây hại Giảm đầu tư rất lớn từ ngân sách cho hệ thống điện và xa hơn là các hộ gia đình giảm chi phí tiền điện hàng tháng, xã hội giảm ô nhiễm môi trường Góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình điện khí hoá nông thôn đạt được mục tiêu 100% số hộ dân có điện, những nơi không thể kéo điện từ lưới điện quốc gia hoặc nếu có thể kéo đến thì chi phí quá cao Cải thiện đời sống cho người dân ngày càng nâng cao và văn minh hơn Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo nhằm tạo cơ hội việc làm, sử dụng hợp lý tài nguyên để sản xuất điện Khai thác bền vững nguồn năng lượng Sinh khối từ gỗ củi mà không làm ảnh hưởng đến trữ lượng, tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm nông nghiệp đang bị bỏ phí tại các địa phương Tận dụng nguồn rác thải sinh hoạt được thu gom để sản xuất điện, giảm thiểu
ô nhiễm môi trường
Nghiên cứu tìm giải pháp hợp lý nhằm cung cấp sản phẩm năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu sử dụng điện cho người dân và doanh nghiệp trong vùng là nhu cầu cấp thiết Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để người dân, doanh nghiệp vùng TDMNPB Việt Nam có thể khai thác hiệu quả tiềm năng từ năng lượng tái tạo, sản phẩm NLTT để thỏa mãn nhu cầu năng lượng (nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân)
Xuất phát từ những vấn đề trên đây NCS chọn đề tài luận án “Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt
Trang 12Chủ đề này chưa được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp cận nghiên cứu cụ thể dưới góc độ về Kinh doanh thương mại Sự thành công của đề tài có
ý nghĩa thực tiễn lớn đối với một vùng còn nhiều khó khăn, đồng thời đề xuất các giải pháp về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam được tổng kết trên phương diện lý thuyết và thực tiễn để vận dụng
có hiệu quả góp phần nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng điện từ việc sử dụng sản phẩm năng lượng tái tạo góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Từ đó vận dụng có hiệu quả cho việc phát triển thị trường SPNLTT ở các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo có điều kiện tương đồng với vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo tại vùng trung du miền núi phía bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 tầm nhìn đến năm 2045
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa và luận giải chi tiết có bổ sung cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) về phát triển thị trường SPNLTT tại các vùng chậm phát triển
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước nhằm rút ra bài học về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường SPNLTT của Việt Nam nói chung và vùng Trung du miền núi phía Bắc nói riêng trong giai đoạn 2010-2020 có cập nhật thêm dữ liệu năm 2021 Các dữ liệu sử dụng trong phân tích thực trạng được đảm bảo độ tin cậy trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp
Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng TDMNPB Việt Nam giai đoạn 2020-2030 tầm nhìn 2045
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo nói chung và phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía bắc Việt Nam nói riêng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn (kinh nghiệm