Trong bối cảnh đó, tư tưởng Pháp trị của Pháp gia, đặc biệt là tư tưởng của Hàn Phi Tử đã được Tần Thủy Hoàng sử dụng có hiệu quả trong việc thống nhất Trung Quốc và có vai trò nhất định
Trang 1TIỂU LUẬNMÔN: TRIẾT HỌC
Đề tài:
Tư tưởng pháp trị của Pháp gia và sự vận dụng vào sự nghiệp
xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Tư tưởng và quan điểm trị nước luôn là một vấn đề quan trọng trongđời sống chính trị của nhân loại kể từ khi nhà nước và giai cấp xuất hiện đếnnay Trong lịch sử xã hội cổ đại, đã có nhiều hệ thống quan điểm, tư tưởngchính trị về phương thức trị nước, trong đó nổi bật là các nhà tư tưởng Hy Lạp
và Trung Quốc cổ đại Đặc biệt là các nhà tư tưởng chính trị của Trung Quốc
cổ đại, trong đó có thể kể đến tư tưởng của Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Phápgia đã mang lại sự phong phú về phương thức trị nước cho nhà cầm quyền
Tuy nhiên, không phải cách trị nước nào cũng hoàn hảo và có thể được
sử dụng Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, mặc dù những tư tưởng về cách trịnước của Khổng Tử, Lão Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử đã có những giátrị nhất định trong lịch sử, song sự thành công mà nó mang lại không đượcnhư ý muốn trong một xã hội loạn lạc và luôn xảy ra chiến tranh như xã hộiTrung Quốc cổ đại Trong bối cảnh đó, tư tưởng Pháp trị của Pháp gia, đặcbiệt là tư tưởng của Hàn Phi Tử đã được Tần Thủy Hoàng sử dụng có hiệuquả trong việc thống nhất Trung Quốc và có vai trò nhất định trong việc trịnước trong những năm sau đó
Những giá trị của tư tưởng pháp trị có tác dụng thiết lập pháp luật nhằm
ổn định chính trị và xã hội Chính vì vậy, trong điều kiện lịch sử hiện nay,chúng ta nên tham khảo, tiếp thụ những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này,như: đề cao pháp luật; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội; và, phápluật phải được thi hành triệt để, nghiêm minh Việc nghiên cứu, tham khảo và
sử dụng tư tưởng pháp trị một cách phù hợp là điều rất cần thiết trong quátrình xây dựng và đổi mới đất nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
và quản lý xã hội bằng pháp luật
Trên tinh thần đó, tôi lựa chọn đề tài “Tư tưởng Pháp trị của Pháp gia
và sự vận dụng vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền” làm đề tài
Trang 3nghiên cứu cho tiểu luận của mình Trong khuôn khổ của một bài tiểu luậncủa bộ môn Triết học (chương trình cao học), không cho phép tôi khảo sát,tìm hiểu sâu về những tư tưởng trong học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử,cũng như việc vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ViệtNam, mà chỉ có thể nêu một cách khái quát các tư tưởng tiến bộ trong họcthuyết này, và giá trị thực tiễn của nó trong sự nghiệp xây dựng nhà nướcpháp quyền trên cả góc độ tích cực và tiêu cực, nhằm mục đích giúp cho việcnghiên cứu sau này được thực hiện sâu và khoa học hơn.
2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận:
- Mục đích: Nghiên cứu để có sự hiểu biết đầy đủ hơn về lịch sử ra đời
của Pháp gia, những tư tưởng cơ bản của học thuyết và sự vận dụng vào quátrình xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện hiện nay
- Nhiệm vụ: Trình bày một cách có hệ thống về hoàn cảnh ra đời,
những nội dung cơ bản của tư tưởng pháp trị của Pháp gia; sự vận dụng vàoquá trình xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những tư tưởng pháp trị tiến bộcủa Pháp gia
4 Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận dựa vào phương pháp lịch sử - logic kết hợp với phươngpháp phân tích - tổng hợp
5 Cấu trúc của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của tiểu luận gồm 2chương và danh mục tài liệu tham khảo, mục lục
Trang 4CHƯƠNG I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA
I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP GIA.
1 Hoàn cảnh lịch sử và cuộc đời của Hàn Phi Tử.
1.1 Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử.
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến nhiều nhất: Xuânthu và Chiến quốc Thời Chiến quốc (403-221 TCN) từ gần cuối đời Uy LiệtVương, tới khi nhà Tần diệt nhà Tề thống nhất đất nước, đó là thời kỳ sinhsống của Hàn Phi Tử (280-233 TCN)
So với thời Xuân Thu thì Chiến Quốc loạn lạc và bất ổn định hơn vềchính trị, nhưng lại phát triển hơn về kinh tế Trong thời Xuân Thu, công
cụ sản xuất và khí giới chủ yếu là bằng đồng Sắt bắt đầu được dùng cuối thời
kỳ này và trở nên thông dụng vào thời Chiến Quốc, do đó, thúc đẩy việc mởrộng đất đai nông nghiệp, tăng năng suất lao động Đây là thời kỳ đạo đức suyđồi, người ta chỉ tìm mọi cách để tranh lợi Quan lại tham nhũng, ăn chơi xahoa truỵ lạc; chiến tranh kéo dài liên miên khiến cho đời sống của nhân dâncàng thêm đói khổ cùng cực Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quýtộc và tầng lớp trí thức có sự chia rẽ về tư tưởng Xã hội Trung Quốc lâm vàocuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng: nền chính trị Thiên Tử của nhà Chusuy vong, các chư hầu cùng nổi lên tranh giành bá chủ Trung Quốc bước vàothời kỳ loạn lạc chưa từng thấy với hơn năm trăm năm chiến tranh đau thương
"người chết đầy đồng, thây chất đầy thành" (Mạnh Tử) Hiện thực nóng bỏng
đó là tiền đề tích cực cho ra đời hàng loạt các học thuyết tư tưởng, nhằm lýgiải hiện thực và đề xuất những quan điểm, đường lối chính trị - nhữngphương thuốc cứu đời từ xã hội loạn lạc về trị
Trang 5Lịch sử Trung Quốc đã từng kiểm nghiệm vai trò các học thuyết "Đứctrị", "Vô vi trị ", "Kiêm ái " song chúng đều tỏ ra bất lực vì không đáp ứngđược yêu cầu thời cuộc Vào lúc tưởng chừng bế tắc đó, học thuyết pháp trị đãxuất hiện trên vũ đài lịch sử với tư cách là đường lối chiến lược chính trị lấypháp luật làm công cụ chủ yếu, nhanh chóng trở thành ngọn cờ tư tưởng gópphần đưa sự nghiệp thống nhất của nhà Tần đi đến thắng lợi, thúc đẩy sựchuyển biến xã hội Trung Quốc từ phong kiến sơ kỳ sang quân chủ chuyênchế, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.
1.2 Một vài nét về Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN).
Hàn Phi (280-233 trước công nguyên) là công tử nước Hàn, là con vuanhưng không phải người thừa kế ngai vàng Hoàn cảnh đó giúp ông thấu hiểucác quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước Thầy học của Hàn Phi là Tuân Tử -học giả lớn nhất thời bấy giờ Ông đã nhiều lần dâng kế sách trị nước lên vuaHàn song chưa từng được sử dụng Ông nhận thấy vua Hàn “không sửa đổilàm rõ pháp chế” (bất vụ tu minh kỳ pháp chế), từ đó tạo nên tình trạng “cácnhà Nho dùng văn làm rối loạn pháp luật, bọn hiệp sĩ dùng võ phạm vào điềucấm” Về lý luận chính trị, ông tiếp thu điểm ưu trội của ba trường phái trongPháp gia: “pháp” (Thương Ưởng), “thuật” (Thân Bất Hại), “thế” (Thận Đáo);
từ đó, phát triển và xây dựng một hệ thống lý luận pháp trị tương đối hoànchỉnh và tiến bộ so với đương thời
Khi Tần Thủy Hoàng sắp cất quân đánh Hàn, Hàn Phi Tử được cử làm
sứ giả sang nước Tần với nhiệm vụ cứu nước Hàn khỏi họa diệt vong Nhưngông sang Tần không phải để sống, mà là để chết
Hàn Phi chết đi nhưng đã để lại tác phẩm Hàn Phi Tử, tác phẩm đề cao
pháp luật và thuật trị nước Khi đọc tác phẩm này, Tần Thủy Hoàng thốt lên thánphục: “Ta được làm bạn với con người này thì có chết cũng không uổng!”
2 Tư tưởng cơ bản của Hàn Phi Tử.
Như đã nói ở trên, Hàn Phi Tử tuy là học trò của Tuân Tử, nhưng đã bỏđạo Nho theo đạo Pháp Hàn Phi phủ định đức tính Nhân nghĩa của nhà Nho,
Trang 6tự sáng lập ra triết lý chính trị riêng, có giá trị rất đáng kể Triết lý chính trịcủa Hàn Phi, bắt nguồn từ tư tưởng "Phú quốc cường binh" của Ngô Khởicùng Thương Quân, hình thành một hệ thống gồm ba chủ điểm là: Pháp,Thuật và Thế.
- Pháp: Hàn Phi Tử định nghĩa "Pháp" có ba điểm chính: (1) Là pháp
lệnh do cửa quan ban ra, mọi người đều phải tuân theo (2) Nội dung chínhyếu của pháp lệnh là thưởng và phạt (3) Pháp ví như tấm gương sáng có thểsoi thấu tà gian; pháp ví như cán cân, tiêu biểu cho lẽ công bằng
Theo Hàn Phi Tử, nội dung chính yếu của Pháp là thưởng và phạt Sở
dĩ phải nhấn mạnh vấn đề thưởng và phạt, là vì có ba nguyên nhân sau đây:Một là: Người ta có tâm lý ham thưởng sợ phạt, nên áp dụng luật thưởng phạt,
là phương pháp cai trị hữu hiệu nhất Hai là: Nếu vua chúa để mắt nhìn, để tainghe và dùng đầu óc suy tư thì rất dễ bị thần thuộc a dua lừa bịp Một khi đã
áp dụng luật lệ thưởng phạt, thì sẽ tránh được tệ hại đó bởi điều thưởng phạt
là phán xét theo sự kiện khách quan, việc gì đáng thưởng, điều nào đáng phạt,đều được định sẵn bằng luật lệ minh bạch, khỏi bị ảnh hưởng bởi tình cảmchủ quan Ba là: Thưởng phạt là lợi khí sắc bén, để vua chúa kiểm soát thầnthuộc Bá Di, Thúc Tề vì tưởng niệm cố quốc, bất mãn chính trị mà chịu chếtđói trên núi hoang, được Khổng Tử tôn là hiền sĩ, nhưng với Hàn Phi Tử thìcho rằng, những người chẳng ham thưởng, không sợ phạt như vậy, là "hạngthần dân vô ích", theo tiêu chuẩn giá trị chữ "Pháp"
- Thuật: Là một quan niệm rất quan trọng, trong tư tưởng của Hàn Phi
Tử, luôn luôn gắn liền với "Pháp", chỉ có khác ở chỗ, Pháp để trị dân, cònThuật thì để nhà vua kiểm soát thần thuộc Vậy Thuật của vua là thuật gì?Một là, "Cách tắc nhi bất thông, chu mật nhi bất hiện" (Ngăn cách đừngthông nhau, kín đáo đừng lộ liễu); Hai là, giấu kỹ tình cảm ghét thương Vềđiểm một là bảo, kẻ làm vua nên sống cách biệt với quần thần, đừng để họthấy cử chỉ của mình, mà đoán biết ý định chân chính của mình; điểm hai làbảo, người làm vua phải tập làm sao cho tình cảm ái lạc hỷ nộ của mình,
Trang 7chẳng bao giờ biểu lộ ra ngoài, có vậy thì đám thần thuộc sẽ không cách nàokhai thác, lợi dụng cảm tình của mình
- Thế: Với Hàn Phi Tử, "Quyền lực tối thượng" có một danh từ riêng,
gọi là "Thế” Nguyên quan niệm về Thế, là do Thân Đáo khởi xướng, kịp đếntay Hàn Phi Tử, thì càng coi đó là điều kiện căn bản nhất của nhà lãnh đạo.Nếu chúa mà thiếu cái Thế mạnh thì Pháp không thể hành, và sở dĩ chúa phảidùng đến Thuật, là nhằm bảo vệ cái Thế Tóm lại, Pháp, Thuật, Thế là ba mặtcủa quyền lực tối thượng, tuy có khác nhau, nhưng liên đới vô cùng chặt chẽvới nhau
Trong tư tưởng của Hàn Phi, quyền lực là tất cả, như đã viết trong thiên
"Hiển học": "Thị cố lực đa tắc nhân triều, lực quả tắc triều ư nhân, cố minhquân vụ lực" (Bởi vậy cho nên, quyền lực nhiều thì người ta đến chầu mình,quyền lực kém thì phải đi chầu người ta Do đó, minh chúa phải nắm lấyquyền lực) và "Quyền thế bất khả dĩ tá nhân, thượng thất kỳ nhất, hạ dĩ vibách" (Quyền thế chớ có chia sẻ cho người ta, khi bề trên chia mất mộtquyền, thì kẻ dưới sẽ lạm dụng thành trăm) Hàn Phi không những coi trọngquyền lực, còn là kẻ sùng bái quyền lực Đó là ý nghĩ chung của kẻ chủtrương độc tài, chuyên chế từ cổ chí kim, từ đông chí tây, họ coi quyền lựcnhư là chân lý, có quyền lực là có tất cả
II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA.
1 Tư tưởng pháp gia của Hàn Phi Tử.
Tư tưởng của Hàn Phi Tử: là “dùng pháp trị nhưng lại trọng dân”.Trước khi đặt ra luật lệ mới, ông để cho dân tự phê bình Còn lập pháp thuộc
về nhà vua; quy tắc lập pháp phải lấy tính người và phép trời làm tiêu chuẩn.Hành pháp thì phải công bố luật cho rõ ràng, thi hành cho nghiêm chỉnh, tránhthay đổi nhiều, phải “chí công vô tư”, vua tôi, sang hèn đều phải theo phápluật”, thưởng phạt phải nghiêm minh, “danh chính, pháp hoàn bị thì bậc minhquân chẳng có việc gì phải làm nữa, vô vi mà được trị”
Trang 8Chính sách cai trị phải dựa vào ý dân, dân muốn thì gì thì cấp cho cái
đó, không muốn cái gì thì trừ cho cái đó Hàn Phi Tử lại đưa ra quan điểm:bản chất con người là ác, muốn quản lý xã hội phải khởi xướng ra lễ nghĩa vàchế định ra pháp luật để uốn nắn tính xấu của con người; theo các ông quản lý
xã hội là vị Pháp chứ không vị Đức
Chúng ta có thể khẳng định rằng, Hàn Phi Tử là một người duy lý, duylợi theo chủ nghĩa thực dụng Song cũng phải thừa nhận rằng ông có một trítuệ rất sâu sắc Và chính ông đã vì sự tồn vong của đất nước mình mà phảichịu chết thảm, tuy rằng ông biết trước đó là số phận chung của các pháp gia
có tài và có tâm, nhiệt thành yêu nước
2 Những giá trị tư tưởng tiến bộ trong học thuyết pháp trị.
Học thuyết pháp trị với vai trò Tập đại thành của Hàn Phi Tử 234) được hình thành trên cơ sở thống nhất của 3 học phái:
(-280-+ Pháp của Thương Ưởng (?- 338)
+ Thế của Thận Đáo (-370-290)
+ Thuật của Thân Bất Hại (-401-337)
Học thuyết pháp trị đã phát triển rực rỡ ở thời kỳ tiên Tần và tuy khôngđược bổ sung phát triển liên tục trong lịch sử như các học thuyết khác, songhôm nay dưới góc độ của khoa học pháp lý hiện đại để tìm hiểu về học thuyếtnày chúng ta vẫn thấy toát lên những giá trị tư tưởng bổ ích
2.1 Pháp luật là công cụ của quyền lực chính trị.
Theo Hàn Vi Tử, việc trị nước, quản dân không thể dựa theo lễ nghitruyền thống mà phải được thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt
chẽ Pháp luật, theo Hàn Phi " là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay
phạt đều được dân tin chắc là thi hành thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo pháp".
Sự cần thiết của pháp luật ở chỗ là mẫu mực để an dân, làm cho nướctrị vì nó có mục đích xoá nguồn gốc của sự rối loạn "làm cho trị là pháp luật,gây ra loạn là cái riêng tư "
Trang 9Đặc trưng nổi bật của pháp luật là những quy tắc xử sự chung, làmkhuôn mẫu hành vi cho mọi người trong xã hội Sức mạnh của pháp luật đượcbảo đảm bằng chính sức mạnh quyền lực chính trị để buộc mọi người phảituân theo Và ngược lại, pháp luật được thực thi để củng cố và duy trì uy thếnhà vua Cho nên, pháp luật là cẩm nang và phương tiện đặc biệt đảm bảo cho
sự cai trị thành công Ngoài pháp luật là chỗ dựa duy nhất để nhà vua tin cậy,tất cả các quan hệ khác như: vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng đều tuyệtđối không thể tin tưởng và luôn phải cảnh giác Theo họ thì mọi tình cảm như:
sự kính trọng, thuỷ chung, trung hiếu đều là huyễn hoặc xa vời
Không chỉ thế, các nhà pháp trị còn chủ trương lấy pháp luật làm chuẩnmực duy nhất áp đặt cho các giá trị của đạo đức, tình cảm, văn hoá trongđời sống xã hội Có thể nói, Hàn Phi đã cực đoan khi độc tôn pháp luật
2.2 Pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội.
Theo Hàn Vi Tử, việc pháp luật thay đổi hay không đổi không phụthuộc vào vấn đề cổ hay kim, cũ hay mới mà cái chính là ở chỗ việc đó cóhợp thời hay không: Thánh nhân không nhất định phải theo cổ, giữ cựu lệ màphải xét việc đương thời rồi tuỳ nghi tìm biện pháp: Điều đó cho thấy, trongquan điểm của các nhà Pháp trị luôn thống nhất giữa tính nguyên tắc với sựlinh hoạt cần thiết của tư duy biện chứng sâu sắc
Vì vậy, Hàn Phi Tử cho rằng: pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻyếu, số ít, như vậy mới tạo nên trật tự trong nước: " trị nước thì mình địnhpháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho dân chúng, trừ hoạcho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không hiếp đáp
số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ con được nuôi lớn, biên giớikhông bị xâm phạm, vua tôi thân nhau, cha con bảo vệ nhau, không lo bị giếthay bị cầm tù, đó cũng là cái công cực lớn vậy" Pháp luật được quan niệmnhư là mẫu số chung để điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau trong xã hộiquy về một trật tự thống nhất theo ý chí của giai cấp thống trị
2.3 Pháp luật phải được thi hành triệt để.
Trang 10Việc ban hành pháp luật mới chỉ đáp ứng về điều kiện cần để điềuchỉnh các quan hệ xã hội Đồng thời, những quy định pháp luật đó được tổchức thực hiện trong cuộc sống để trở thành pháp luật trên thực tế và mới đápứng được yêu cầu của chính trị Nhận thức rõ điều này, Hàn Phi không chỉ coitrọng việc xây dựng pháp luật trên cơ sở khoa học mà còn đòi hỏi nó phảiđược thực thi một cách triệt để: trong xã hội từ trên xuống dưới, từ vua quancho đến thần dân đều phải tuân thủ nghiêm minh.
Khác với Đức trị lấy chủ trương vua nêu gương nhân đức, Pháp trị lạilấy chủ trương vua nêu gương tuân thủ pháp luật Quan điểm này trái ngượcvới các nhà đức trị là luôn chủ trương không phổ biến pháp luật nhưng thểhiện tính hợp lý ở chỗ: việc phổ biến, tuyên truyền là bước đi đầu tiên trong tổchức thực thi, bảo đảm cho pháp luật đi vào cuộc sống với mục đích cuốicùng làm cho ý chí của giai cấp thống trị trở thành hiện thực trong thực tế đờisống xã hội
Có thể khẳng định, học thuyết pháp trị do phản ánh đúng quy luậtkhách quan nên đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Ngày nay, chúng tađang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân thì một yêu cầu quan trọng là phải xây dựng hệ thốngpháp luật thống nhất, đồng bộ, tạo môi trường pháp lý ổn định cho phát triểnkinh tế- xã hội Những hạt nhân tiến bộ của Học thuyết pháp trị chắc chắn sẽcho chúng ta nhiều suy nghĩ trong công tác xây dựng và hoàn thiện bộ máynhà nước và hệ thống pháp luật hiện nay
3 Những hạn chế trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử.
Mặc dù vậy, cần phải thấy rằng, pháp luật mà Hàn Phi đề cao là thứpháp luật hà khắc, tàn bạo, khác xa với pháp luật ngày nay; con người phải vìpháp luật, chứ pháp luật không vì con người; mặt khác, pháp luật dù ở vị tríthượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhà vua) Đó là hạnchế của học thuyết Pháp trị
Trang 11Thực tế đã chứng minh, sở dĩ Pháp gia thất bại là do bản thân cách làmcủa Pháp gia (trong đấy có Hàn Phi Tử) tồn tại nhiều điểm quá cực đoan như:
Sự đồng nhất việc cai trị dựa trên pháp luật với việc cai trị dựa vào các hìnhphạt nghiêm khắc; Quan niệm về pháp luật của Pháp gia nói chung và HànPhi nói riêng quá máy móc và cứng nhắc, hoàn toàn không có tính đàn hồitrong việc sử dụng pháp luật,…
Đặc biệt, Hàn Phi Tử quan niệm vua phải tuân theo pháp luật, song trênthực tế, vua là người siêu vượt lên trên pháp luật, vì mọi quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp đều nằm trong tay nhà vua
Tóm lại, tư tưởng của Hàn Phi Tử hết sức sâu rộng, bao gồm chính trị,pháp luật, triết học, xã hội, kinh tế, quân sự, giáo dục, ; trong đó, then chốtchính là tư tưởng chính trị Ông để tâm suy nghĩ làm sao cho vị vua trongđiều kiện xã hội đương thời có thể vận dụng vô số các phương pháp khácnhau để đạt được cục diện chính trị ổn định, để cho nước giàu quân mạnh