This Photo by Unknown Author is licensed under CC BY-NC-NDTRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊMÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA CH
Trang 1This Photo by Unknown Author is
licensed under CC BY-NC-ND
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT; LIÊN HỆ VỚI NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CHO SINH VIÊN TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
GVHD: PGS.TS ĐOÀN ĐỨC HIẾU
SVTH:
1. Trần Quang Minh Bảo 23142007
MÃ LỚP HỌC: 23142FIE3
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024
Tên đề tài: Phân tích lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; liên hệ với những yêu cầu đặt ra cho sinh viên trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Nhận xét của giảng viên
Ngày tháng năm 2023 Điểm của giảng viên:
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Mục tiêu nghiên cứu 1
NỘI DUNG Chương 1 PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 2
1 Vị trí 2
2 Nội dung 2
2.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất 2
2.2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất 3
2.3 Ý nghĩa trong đời sống xã hội 5
Chương 2 LIÊN HỆ VỚI NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CHO SINH VIÊN TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6
1 Khái niệm về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao 6
2 Quan điểm và thực trạng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam hiện nay 6
3 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao 7
4 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ 8
5 Liên hệ bản thân 8
Trang 4KẾT LUẬN 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Mục tiêu nghiên cứu:
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà dẫn đến xuất hiện càng nhiều các mối quan hệ các quy luật
về quan hệ sản xuất Với việc vận dụng chủ động sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin mà điển hình là “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” trong công cuộc xây dựng đất nước rất cần thiết, sự phù hợp hay mâu thuẫn trong mối quan hệ đều có tác động rất lớn đến nền kinh tế, giữa chúng tồn tại mối quan
hệ biện chứng chặt chẽ với nhau Và việc xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất luôn là yếu tố tất yếu của một chế độ xã hội, kinh tế quốc gia Vì thế mục đích nghiên cứu của nhóm chúng em là để hiểu thêm
về các quan hệ sản xuất đó và từ đó với vai trò là sinh viên, là những người nắm giữ tương lai của đất nước chúng em phải hiểu và thực hiện được những yêu cầu đặt ra để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này cũng như quy luật vận động của nền văn minh xã hội ở Việt Nam, em quyết định chọn đề tài tiểu luận “Phân tích lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; liên hệ với những yêu cầu đặt ra cho sinh viên trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” Từ đó thể hiện quan điểm của bản thân
em cũng như giúp cho mọi nguời hiểu rõ hơn về đường lối phát triển kinh tế và xây dựng nhà nước đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta
Chúng em chọn phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết có nghĩa là nhóm chúng em sẽ tìm các tài liệu lý thuyết đã có sẵn trong các tài liệu, sách tham khảo sau đó phân tích về đề tài và tổng hợp lại tất cả các nội dung liên quan đến đề tài đã chọn
1
Trang 6NỘI DUNG Chương 1:
PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT
1 Vị trí:
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy định sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Đây là quy luật
cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội
2 Nội dung:
2.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:
Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất có tính năng động, cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển; quan hệ sản xuất là hình thức
xã hội của quá trình sản xuất, có tính ổn định tương đối Trong sự vận động của mâu thuẫn biện chứng đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất Cơ sở khách quan quy định sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất là do biện chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người; do tính năng động và cách mạng của sự phát triển công cụ lao động; do vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàng đầu; do tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không
2
Trang 7ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển C Mác đã nêu tư tưởng về vai trò của sự phát triển lực lượng sản xuất đối với việc thay đổi các quan hệ
xã hội: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất
Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, các cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp” Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mới trong lịch
sử, quyết định nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất Bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, con người phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn
2.2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
Do quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lập tương đối nên tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất Vai trò của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất đ ợcƣ thực hiện thông qua sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất và “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển Sự phù hợp bao gồm sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cầu thành lực lượng sản xuất; giữa các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất; giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất Sự phù hợp bao gồm cả việc tạo điều kiện tối ưu cho việc sư dụng và kết hợp giữa người lao động
và tư liệu sản xuất; tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo trong sản xuất và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần lao động
3
Trang 8Nếu quan hệ sản xuất “đi sau” hay “vượt trước” trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đều là không phù hợp Sự phù hợp không có nghĩa là đồng nhất tuyệt đối mà chỉ
là tương đối, trong đó chứa đựng cả sự khác biệt Sự phù hợp diễn ra trong sự vận động và phát triển, là một quá trình thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quy định mục đích, xu hướng phát triển của nền sản xuất xã hội; hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất
Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai chiều hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi quan
hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nền sản xuất phát triển đúng hướng, quy mô sản xuất được mở rộng; những thành tựu khoa học và công nghệ được áp dụng nhanh chóng; người lao động nhiệt tình, hăng hái sản xuất, lợi ích của người lao động được đảm bảo và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Nếu quan
hệ sản xuất không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất Tuy nhiên, sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong những giới hạn, với những điều kiện nhất định
Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở trình độ cao hơn C Mác khẳng định: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội” Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm cho lịch sử xã hội loài người
là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất, từ phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phương thức sản xuất phong kiến, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và đang phát triển đến phương
4
Trang 9thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, do những điều kiện khách quan và chủ quan quy định, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có những đặc điểm tác động riêng Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi tất yếu phải thiết lập chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất chủ yếu Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa dần dần loại trừ đối kháng xã hội Sự phù hợp không diễn ra “tự động”, đòi hỏi trình độ tự giác cao trong nhận thức và vận dụng quy luật Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa có thể bị “biến dạng” do nhận thức và vận dụng không đúng quy luật
2.3 Ý nghĩa trong đời sống xã hội:
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có
ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hê là phát triển lực lượng lao động
và công cụ lao động Muốn xóa bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không phải là kết quả của mệnh lệnh hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống, mà từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tùy tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí
Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biết trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật này đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát, là sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
5
Trang 10Chương 2:
LIÊN HỆ VỚI NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CHO SINH VIÊN TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Khái niệm về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung những người tinh tú nhất của các nhóm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực chất lượng cao được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo, tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thực tế sử dụng
Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trí tuệ, tay nghề, năng lực tốt, được đào tạo cơ bản, chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn đất nước, của thị trường lao động hiện nay
2 Quan điểm và thực trạng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam hiện nay
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong thời kỳ mới, tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Đảng ta là lấy con người làm trung tâm của quá trình phát triển, coi con người là hai mục tiêu, cũng là động lực của sự phát triển Quốc gia Quan điểm này của Đảng và Nhà nước ta là sự vận dụng phổ biến quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm đã chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Trong Di chúc trước toàn Đảng, toàn dân, Người căn dặn: “Việc trước hết là
vì dân”; “Việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho thế hệ sau là một việc rất quan trọng
và rất cần thiết” Tinh thần này được phản ánh trong quá trình phát triển nhận thức và
tư tưởng của Đảng về phát triển con người và nguồn nhân lực kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986)
Tại Đại hội XI (năm 2011), Đảng nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu
tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”, “là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” Những quan điểm này đánh dấu
sự chuyển hướng từ nhận thức có tính chất lý luận về vị trí, vai trò của nhân tố con người và nguồn nhân lực đến coi phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá của chiến lược phát triển đất nước
6