Ý nghĩa của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đối với đời sống xã hội .... 4 CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VỀ NỘI DUNG "QUY LUẬT QUAN HỆ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ BÀI:
HỌ VÀ TÊN
MSSV LỚP
: ĐỖ THẾ PHƯƠNG : 462928
: 4629B - CLC
Hà N ội, 2022
Trang 2M ỤC LỤC
M Ở ĐẦU 1
N ỘI DUNG 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LLSX 1
1 N ội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 1
1.1 Khái ni ệm và các bộ phận cấu thành quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất 1
1.2 Vai trò quy ết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất 3
1.3 S ự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất 3
2 Ý nghĩa của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đối với đời sống xã hội 4
CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VỀ NỘI DUNG "QUY LUẬT QUAN H Ệ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LLSX" Ở VIỆT NAM HI ỆN NAY 5
1 S ự vận dụng của Đảng trước thời kỳ đổi mới (Trước 1986) 5
2 S ự vận dụng của Đảng từ năm 1986 đến nay 7
K ẾT LUẬN 9
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 10
Trang 3M Ở ĐẦU
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, việc nhận thức và vận dụng các quy luật, đặc biệt là các quy luật xã hội có vai trò rất quan trọng vì nó giúp đẩy nhanh sự phát triển của xã hội Trong số các quy luật mà chủ nghĩa Mác – Lenin đã phát hiện thì quy luật “Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là quy luật cơ bản, xuyên suốt và chi
phối quá trình phát triển của xã hội loài người và làm cho sự phát triển của lịch sử nhân loại được hiện ra như một quá trình lịch sử - tự nhiên Tuy nhiên, không phải
quốc gia nào cũng vận dụng được quy luật này một cách hiệu quả và kỹ lưỡng Việt Nam cũng là một nước áp dụng quy luật này vào phương hướng phát triển của đất
nước, vì vậy, bài luận này em xin phân tích: Sự vận dụng của Đảng về nội dung “Quy
lu ật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” ở Việt Nam hi ện nay
N ỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP
lượng sản xuất
Theo Các Mác, trong một phương thức sản xuất, muốn tiến hành sản xuất vật
chất thì con người phải tiến hành đồng thời hai mối quan hệ, ông gọi đây là mối quan
hệ “song trùng”, đó là: một mặt, con người phải quan hệ với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất, ông gọi mối quan hệ này là lực lượng sản xuất; mặt khác, con người phải quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất, mối quan hệ này được ông gọi
với tên ban đầu là “hình thức giao tiếp” hay “quan hệ giao tiếp” (trong tác phẩm “Hệ
tư tưởng Đức”) và sau này là quan hệ sản xuất
Quan h ệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người
trong quá trình sản xuất vật chất Quan hệ sản xuất bao gồm 3 mặt: quan hệ về sở
Trang 4hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệ về phân phối sản phẩm lao động Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
là quan hệ quy định địa vị kinh tế - xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất, từ
đó quy định quan hệ quản lý và phân phối Đây là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định các quan hệ khác Ngoài ra,
quan h ệ về tổ chức và quản lý sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong tổ
chức sản xuất và phân công lao động, có vai trò quyết định trực tiếp tới quy mô, tốc
độ, hiệu quả của nền sản xuất Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ
giữa các tập đoàn người trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và quy mô của cải vật chất mà các tập đoàn người được hưởng Trong mối quan
hệ giữa quan hệ sở hữu với lợi ích kinh tế thì quan hệ sở hữu là cái bên trong, được
biểu hiện ra ngoài thông qua lợi ích Lợi ích kinh tế là biểu hiện gần gũi nhất của quan hệ sở hữu Bởi vì, lợi ích kinh tế của mỗi người, mỗi tập đoàn người, mỗi giai
cấp cũng như vai trò của họ trong một hệ thống sản xuất vật chất được quy định trước
hết do mối quan hệ của họ đối với việc chiếm hữu tư liệu sản xuất Trong xã hội, giai
cấp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, thì giai cấp đó nắm quyền chi
phối xã hội, đồng thời nắm quyền thống trị xã hội
L ực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra
sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội Về cấu trúc, lực lượng sản
xuất được xem xét trên cả mặt kinh tế - kỹ thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế - xã
hội (người lao động) Lực lượng sản xuất gồm các yếu tố (người lao động và tư liệu
sản xuất) cùng mối quan hệ (phương thức kết hợp), tạo ra thuộc tính đặc biệt (sức
sản xuất) để cải biến tự nhiên, sáng tạo ra của cải vật chất Đây là sự thể hiện năng
lực thực tiễn cơ bản nhất – năng lực hoạt động sản xuất vật chất của con người Trong
đó, người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng
lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất xã hội Người lao động là chủ thể sáng
tạo, chủ thể tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội, nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc
biệt của sản xuất Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất,
bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động Đây là những yếu tố trung gian giữa người lao động và đối tượng lao động, quyết định năng suất lao động của công việc
Trang 5L ực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản
xuất có tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất sẽ quyết định quan hệ sản
xuất, và quan hệ sản xuất sẽ tác động trở lại lực lượng sản xuất Nếu quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, sẽ kìm hãm, làm thụt lùi sự phát triển của lực lượng
sản xuất Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển của xã hội
Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt nguồn từ sự biến đổi
của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất năng động, phát triển, thường xuyên vận động do biện chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người Trong khi đó quan hệ sản xuất – hình thức xã hội của quá trình sản xuất, mang tính ổn định tương đối Trong sự vận động mâu thuẫn biện chứng đó, lực lượng sản
xuất quyết định quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuất thế
ấy
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất Khi lực lượng sản xuất phát triển, vận động không ngừng, mâu thuẫn với tính “đứng im” của quan hệ sản xuất, sẽ là “xiềng xích’, kìm hãm sự phát triển của quan hệ sản xuất Khi đó, đòi hỏi phải xóa bỏ quan
hệ sản xuất cũ, thay vào đó là quan hệ sản xuất mới phù hợp, không đi trước hay đi sau với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển Khi lực lượng sản
xuất vận động không ngừng, quyết định nội dung, tính chất của quan hệ sản xuất, mâu thuẫn luôn nảy sinh Nhưng, bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, con người phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản
xuất trở nên phát triển hơn, đạt tới nấc thang cao hơn
Do quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối nên có tác động mạnh mẽ trở lại
lực lượng sản xuất Vai trò của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất được
thực hiện thông qua sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất
là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất Sự phù hợp này được đánh giá, biểu hiện qua
sự phù hợp của các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất và các yếu tố cấu thành lực
Trang 6lượng sản xuất Khoa học – kỹ thuật cao, trình độ người lao động cao, các quan hệ
sản xuất được áp dụng đồng đều, cân bằng… tạo ra năng suất lao động cao, từ đó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất Nếu quan hệ sản xuất “đi trước” hay
“đi sau” đều là không phù hợp Khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất
sẽ thúc đẩy, làm cho lực lượng sản xuất phát triển, nền sản xuất được mở rộng, áp
dụng hiệu quả, nhanh chóng khoa học – kỹ thuật, người lao động sáng tạo, hăng hái Ngược lại, quan hệ sản xuất không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng
sản xuất, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất ở trong những giới hạn, điều kiện nhất định Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở trình
độ cao hơn Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng Thực tế, muốn phát triển kinh tế phải
bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất: từ lực lượng lao động, công cụ lao động…
để tạo nên căn cứ, nền tảng qua đó thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp, xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ đã lạc hậu, không còn thích ứng với trình độ của lực lượng sản
xuất đã phát triển Tức là, quan hệ sản xuất sẽ không nên được thiết lập qua các mệnh
lệnh hành chính mà phải qua tính tất yếu của kinh tế, yêu cầu khách quan của quy
luật kinh tế, chống tùy tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí Nếu nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, hay đơn giản là những phương pháp, những quan niệm thúc đẩy
chủ nghĩa xã hội mà không nhìn nhận, đánh giá trình độ của lực lượng sản xuất sẽ dễ rơi vào khủng hoảng xã hội chủ nghĩa như một số nước Đông Âu trước kia, Liên Xô, hay kể cả Việt Nam ta trước thời kỳ đổi mới năm 1986
Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong quá trình cách mạng
Việt Nam, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật này đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn Nền kinh tế thị
Trang 7trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát, là sự vận dụng quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VỀ NỘI DUNG "QUY LUẬT
Trước thời kỳ đổi mới, nhận thấy rõ rằng, Việt Nam sau ngày 30/4/1975 là một nước cực kỳ lạc hậu, đánh bại đế quốc Mỹ - một siêu cường số một thế giới trong chủ nghĩa tư bản, ta trở nên lạc quan, vì muốn có ngay chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã đẩy quan hệ sản xuất lên quá cao, nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất bằng những
mệnh lệnh hành chính, những sắc lệnh từ bên trên ban xuống mà không nhìn vào nền kinh tế, hiện thực thời bấy giờ: vừa thoát khỏi chiến tranh, trình độ người lao động còn kém, thiếu kinh nghiệm, công cụ lạc hậu, thô sơ, viện trợ bị cắt hết, nhiều khoản
nợ khổng lồ… Một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với công cụ, khoa học – kỹ thuật
thấp, người lao động chủ yếu là những người nông dân, lao động sản xuất nhỏ, dân trí còn kém, làm ít nhưng muốn hưởng thụ nhiều, tình trạng trốn tránh lao động xảy
ra liên miên Đây là những tàn dư của xã hội trước, chứng minh rằng, Việt Nam ta trước năm 1986 sau cách mạng tháng 8 ấy, đi lên từ một nước nông nghiệp thô sơ, thụt lùi so với thế giới, từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua chủ nghĩa tư bản,
phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội không thể ngay lập tức tiến lên chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất chủ nghĩa xã hội được Nền kinh tế xã hội hoàn toàn không đủ điều
kiện đáp ứng cho công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội của đất nước
Vào thời kỳ trước đổi mới (thời kỳ bao cấp), chúng ta thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Ta đưa ra hàng loạt các chính sách
mà ta coi là dân chủ như chế độ phân phối bình quân, nhà nước độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi tiền mặt, sổ gạo ấn định bắt buộc… Những chính sách này, bỏ qua những yếu tố tư bản cần có mà Các mác hay Lê nin đã đề cập, đã vô hình chung đẩy quan hệ sản xuất lên quá cao, làm cho lực lượng sản xuất không theo kịp,
dẫn tới sự không phù hợp Cụ thể hơn, bằng phương pháp tuyệt đối hóa vai trò công
hữu trong xác lập quan hệ sản xuất, làm cho các quan hệ sản xuất chỉ còn tồn tại dưới
Trang 8hai dạng sở hữu đơn giản là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Người lao động không còn được sở hữu, làm chủ các tư liệu sản xuất mà chỉ là người làm công ăn lương bình thường Lao động dần mất tính sáng tạo, mất động lực lợi ích, kinh doanh kém
hiệu quả thực Chúng ta kỳ thị, nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận các hình thức sở hữu hỗn hợp, sở hữu quá độ, xóa bỏ
chế độ tư nhân một cách ồ ạt mà quên mất những yếu tố này còn tạo điều kiện cho
sự phát triển của lực lượng sản xuất Dẫn đến một điều tất yếu, lực lượng sản xuất bị kìm hãm, cốt lõi của quá trình sản xuất bị trì trệ, mà trong khi đó hình thức của quá trình sản xuất – quan hệ sản xuất bị nâng lên quá cao, không những không thúc đẩy được trình độ của lực lượng sản xuất mà còn làm thụt lùi, sản xuất bị đình đốn, đời
sống người dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế kiệt quệ Điển hình là những cán bộ, viên chức thời đó phải ăn cơm độn khoai, sắn, ngô vì thiếu lương thực, thu nhập ít
ỏi, nhà ở nhỏ, lụp xụp, mất vệ sinh Kinh tế và xã hội lâm vào khủng hoảng trầm
trọng
Tuy nhiên, sớm nhận ra được sai lầm trong tình hình bấy giờ, càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình cần sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Vì vậy, tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp Hành Trung ương khóa IV (tháng 9/1979), được đánh giá là mốc khởi đầu của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước
ta, lần đầu tiên Đảng đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
với nhiều chế độ sở hữu Dễ thấy đó là những chính sách, thể chế mới của nhà nước như Nghị quyết số 357 1 của chính phủ cho phép nông dân được nuôi và buôn bán trâu bò, hay chỉ thị 100 2 của ban bí thư về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán
sản phẩm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp… Liên tiếp đó
là Hội nghị lần thứ bảy và tám đặt ra những quyết sách quan trọng Một trong số đó
có thể kể đến Nghị quyết số 31/NQ/TW 3 ban hành ngày 24/2/1986, Bộ Chính trị
nhấn mạnh cần có những biện pháp xử lí kiên quyết, đúng đắn, nhanh chóng, xoay chuyển tình thế, đưa hoạt động kinh tế - xã hội đất nước theo đúng hướng mà các
1 Nghị quyết số 357 – CP do Hội Đồng Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
2 Chỉ thị số 100 – CT/TW do Ban Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam ban hành
3 Nghị quyết số 31/NQ/TW do Bộ Chính trị nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
Trang 9Nghị quyết 6, 7, 8 Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra, nhằm mang sự chuyển biến tích cực tới nền kinh tế đất nước
Khởi đầu ở Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, đây là bước ngoặt mang tính lịch sử về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam Đại hội
khẳng định quan điểm đổi mới kinh tế như đã đề cập ở các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó lấy đổi
mới kinh tế làm trọng tâm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, loại bỏ chế độ quan liêu, bao cấp, các chính sách cũ, v.v Ngoài ra, Đại hội là một dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng
về con đường và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện nhận
thức và vận dụng một cách đúng đắn quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất
và trình độ của lực lượng sản xuất
Từ lúc đó, chúng ta chú trọng đẩy mạnh lực lượng sản xuất, chúng ta tập trung vào người lao động và các công cụ lao động, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, tiếp thu những thành tựu về khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế… Thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển lực lượng sản xuất mới phù hợp với quan hệ sản xuất như đào tạo nguồn nhân lực, trọng
dụng nhân tài để nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là trong bộ máy quản lý,
quản trị nhà nước, tiếp tục thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế nước nhà theo đúng hướng đã đề ra Ngoài ra, Đảng ta cũng chú trọng xây
dựng, hoàn thiện luật pháp và chính sách kinh tế để hướng tới sự phát triển bền vững, giúp phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong toàn xã hội Có thể nhắc đến Luật Đất đai (sửa đổi năm 2013), quy định về sở hữu và đại diện chủ sở hữu, phân định quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế; xác định vai trò quản lý kinh tế
của Nhà nước thông qua định hướng, điều tiết, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển và các lực lượng vật chất Bên cạnh đó, Đảng ta cũng tích cực, chủ động hội nhập quốc tế nhằm mục đích tiếp thu những thành tựu
về khoa học, công nghệ mới, kinh tế tri thức, văn minh của thế giới… để phát triển,
hiện đại hóa lực lượng sản xuất và củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới
Trang 10Thành quả có thể kể đến là sự đa dạng trong quan hệ ngoại giao của nước ta với
187 nước khác, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ… Nhờ những phương án, chủ trương, chính sách đó, máy móc và các trang thiết bị hiện đại ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế, người lao động không còn sử dụng các dụng cụ thô sơ nữa mà thay vào là máy cày, máy bừa… các giống cây trồng mới có năng suất thu hoạch cao cũng được áp dụng đưa vào thực
tiễn Trong công nghiệp, kỹ thuật hạt nhân phát triển, đẩy mạnh sản xuất Cho đến năm 2011, tức qua 25 năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,34%/năm, thuộc
loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu Á và trên thế giới nói chung; quy
mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp khoảng 5,5 lần năm 19854 Có
thể nói, Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công Những cải cách kinh tế
từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp
Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành
quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2% Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện Tỉ suất tử vong ở
trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2017 (trên 1.000 trẻ sinh)
Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 76,3 năm 2016, cao nhất giữa các
quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương Khả năng người dân tiếp cận
hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993.5 Chúng ta trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN 6
Như vậy, trong hoàn cảnh lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng các mối quan hệ xã hội đã bước đầu vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Sau năm 1986, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng ta tiếp tục diễn ra từng bước, xóa bỏ cơ chế quản lý cũ, dần hình
4 https://vneconomy.vn/kinh-te-viet-nam-67-nam-qua-cac-con-so.htm , truy cập vào ngày 09/03/2022
5 https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview#1 , truy cập vào ngày 09/03/2022
6 https://tuoitre.vn/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-vn-20210516203550852.htm , truy cập vào ngày 09/03/2022