1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập dự án tâm lý học xã hội phân tích sự tương đồng và xung đột

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Sự Tương Đồng Và Xung Đột
Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, Hoàng Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Người hướng dẫn Thầy Lê Ngọc Phương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Tâm Lý Học Xã Hội
Thể loại Bài Tập Dự Án
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong khi sử dụng sự tương đồng cần đề phòng khuynh hướng chỉ thấy giống nhau bề ngoài mà không thấy sự khác nhau về bản chất giữa các hiện tượng, các quá trình, do đó dẫn đến

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA: KINH TẾ

BÀI TẬP DỰ ÁN MÔN: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Giảng viên giảng dạy: Thầy Lê Ngọc Phương Lớp: 109191

Sinh viên thực hiện:

1 Nguyễn Thị Vân Anh

2 Hoàng Thị Thùy Dung

3 Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Hưng Yên – 12/2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA: KINH TẾ

BÀI TẬP DỰ ÁN MÔN: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ XUNG ĐỘT Giảng viên giảng dạy: Thầy Lê Ngọc Phương Lớp: 109191

Sinh viên thực hiện:

1 Nguyễn Thị Vân Anh

2 Hoàng Thị Thùy Dung

3 Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Hưng Yên – 12/2021

Trang 3

MỤC LỤC

Phần I MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài: 4

2 Đối tượng nghiên cứu: 5

3 Phương pháp nghiên cứu: 5

Phân II NỘI DUNG 6

2.1 Sự tương đồng và xung đột 6

2.1.1 Tương đồng 6

2.1.2 Xung đột 8

2.2 Đề xuất biện pháp ngăn ngừa và giải quyết xung đột tập thể: 12

2.2.1 Biện pháp ngăn ngừa xung đột 13

2.2.2 Phương pháp giải quyết xung đột 13

2.3 Vận dụng vào trong doanh nghiệp và trong cuộc sống 16

2.3.1 Vận dụng vào hoạt động trong doanh nghiệp: 16

2.3.2 Vận dụng vào cuộc sống 23

Phần III KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 4

Phần I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới luôn tồn tại hai chiềuhướng quan hệ phổ biến là sự tương đồng và xung đột Đây là những vấn đề nangiải trong vô vàn những vấn đề của đời sống từ trước đến nay, bởi đó vừa là hậuquả, vừa là nguyên nhân gây ra nỗi buồn và nước mắt, vừa tạo nên nụ cười vàniềm vui cho nhân loại Trên thực tế, sự tương đồng và xung đột đan xen nhau,chuyển hóa lẫn nhau Cùng với đó, thế giới bao giờ cũng chứng kiến những cuộcthay đổi, hôm nay là “kẻ thù”, ngày mai là “bạn bè” và ngược lại

Có thể nói, đề cập đến xung đột là đề cập tới mâu thuẫn dẫn tới tranhgiành, cạnh tranh và cao hơn nữa là chiến tranh giữa các bên Xung đột ở cấp độthấp, nhỏ lẻ thường là xung đột về nguồn nước, tài nguyên, biên giới, kinh tế -thương mại Xung đột ở mức độ cao hơn là cạnh tranh quyết liệt dẫn tới chiếntranh Chiến tranh do xung đột gây ra cũng có những dạng thức (chiến tranhlạnh hoặc chiến tranh nóng) và cấp độ khác nhau Thế kỷ XX đã chứng kiếncuộc Chiến tranh lạnh kéo dài bảy thập niên giữa một bên là Liên Xô và bên kia

là Mỹ đứng đầu, mà phái sinh của nó là cuộc chạy đua vũ trang vô cùng gay gắt,quyết liệt, tốn kém, làm hao tổn sức lực, trí tuệ và tổn thương nghiêm trọng cho

cả hai bên Chiến tranh lạnh chỉ kết thúc khi Liên Xô tan rã và Mỹ bị tổn thấtnặng nề cả về nhân lực lẫn kinh tế Nhiều nhà phân tích cho rằng, dường như thếgiới hiện đang thấp thoáng xuất hiện một cuộc “Chiến tranh lạnh mới” giữa cácnước lớn Cuộc Chiến tranh lạnh kiểu mới này không căng thẳng, khốc liệt nhưtrước, không phân tuyến, chia phe, nhưng việc chạy đua sản xuất các loại vũkhí, bao gồm tên lửa, máy bay, tàu chiến thế hệ mới liên tục gia tăng, kèm theo

đó là cuộc chiến thương mại đang diễn ra ở mức độ hết sức quyết liệt, mang lạinhiều hệ lụy đối với an ninh - chính trị và kinh tế thế giới

Còn sự tương đồng là sự giống nhau về một số tính chất nhất định giữacác đối tượng, hiện tượng, quá trình Trong suy luận theo sự tương đồng thì trithức thu nhận được qua việc xem xét một số đối tượng hay mô hình nào đó đượcchuyển sang một đối tượng khác vốn dĩ khó nghiên cứu trực tiếp hơn Những kết

Trang 5

luận rút ra từ sự tương đồng thường chỉ có tính chất xác suất, giống như thật.Mặc dù vậy, chúng vẫn là một trong những nguồn gốc của các giả thuyết khoahọc và đóng vai trò quan trọng trong các phát minh khoa học, là bước quantrọng trong việc nhận thức quy luật Tuy nhiên, trong khi sử dụng sự tương đồngcần đề phòng khuynh hướng chỉ thấy giống nhau bề ngoài mà không thấy sựkhác nhau về bản chất giữa các hiện tượng, các quá trình, do đó dẫn đến nhữngkết luận sai.

Nhận thức được tầm ảnh hưởng quan trọng của sự tương đồng và xungđột nên nhóm em đã chọn nghiên cứu đề tài này để hiểu rõ hơn về tương đồng

và xung đột cũng như các đặc điểm, nguyên nhân, tính chất của nó Từ đó rút racác giải pháp tốt nhất để khắc phục, đem lại hiệu quả tối ưu

2 Đối tượng nghiên cứu:

Phân tích nguyên nhân, đặc điểm, tính chất của sự tương đồng và xung đột

3 Phương pháp nghiên cứu:

Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phươngpháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với việc thu thập và xử

lý những tài liệu này giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và đúng đắnhơn về vấn nghiên cứu

Bài tiểu luận gồm 03 phần chính:

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung

Phần III: Kết luận

Trang 6

Phân II NỘI DUNG 2.1 Sự tương đồng và xung đột

2.1.1 Tương đồng

a Khái niệm

Sự tương đồng tâm lý là một khía cạnh của mối quan hệ liên nhân cáchhình thành giữa các cá nhân trong nhóm Nó biểu hiện sự hài hòa của quan hệgiữa các cá nhân Theo ý nghĩa này, sự tương đồng ngược lại với sự xung độtliên nhân cách Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tương đồng tâm lý Theo N.N.Ôbôzôv, tương đồng là sự kết hợp và tác động lẫn nhau thể hiện

sự hài lòng cao giữa các cá nhân Quan điểm khác lại nhấn mạnh tương đồng ởkhía cạnh sự thích ứng lẫn nhau của các cá nhân trong hoạt động chung

b Đặc điểm

Theo N.N.Ôbôzôv, có 3 cách tiếp cận đối với với hiện tượng tương đồngtâm lý:

+ Cấu trúc (xem xét sự giống nhau hay khác biệt của các đặc điểm

cá nhân của các thành viên)

+ Chức năng (kết quả của sự thống nhất chức năng nội nhóm và vaitrò của các thành viên)

+ Thích nghi

Một cách phổ biến có thể hiểu: sự tương đồng tâm lý là sự kết hợp thuậnlợi nhất các đặc điểm tâm lý cá nhân của các thành viên trong nhóm đảm bảocho công việc chung cũng như sự hài lòng cá nhân đều đạt ở mức độ cao

Như vậy, sự tương đồng có hai dấu hiệu cơ bản:

o Tương đồng là sự kết hợp thuận lợi các đặc điểm tâm lý cá nhân

o Đảm bảo cho công việc đạt kết quả cao đồng thời đảm bảo cho sựhài lòng giữa các cá nhân cũng ở mức độ cao

Nếu thiếu một trong hai điều kiện này sẽ không phải là tương đồng Sựkết hợp các đặc điểm tâm lý cá nhân có thể theo hai hướng khác nhau: bù trừcho nhau hoặc tương đương nhau Có sự tương đồng dựa trên cơ sở bù trừnhững khiếm khuyết của các cá nhân để tạo ra sự hoàn thiện hơn Sự bù trừ đó

Trang 7

giúp các cá nhân đạt được kết quả cao hơn trong công việc cũng như đem lạicảm giác an toàn về tâm lý cho các cá nhân Loại tương đồng dựa trên sự tươngđồng của các đặc điểm tâm lý giúp các cá nhân dễ dàng thống nhất mục đích,hành vi.

Có ba mặt tương đồng:

o Tương hợp sinh lý: gồm sự tương hợp về sức khỏe, một số chỉ sốsinh

lý mặt này cần sự tương đương

o Tương hợp tâm sinh lý

o Tương hợp tâm lý: gồm sự tương hợp về nhận thức, khả năng nhậnthức, tính cách của cá nhân, định hướng giá trị và một số vấn đềkhác

Trong đó tương hợp tâm lý là quan trọng nhất Mặt này đòi hỏi sự tươnghợp tương đương Đòi hỏi về sự tương hợp cả ba mặt này thể hiện rõ nhất trongquan hệ vợ chồng

Trong nhóm, sự tương đồng có vai trò quan trọng:

o Tạo ra bầu không khí tâm lý thoải mái, lành mạnh, đoàn kết trongtập

thể, do đó nâng cao được năng suất lao động, chất lượng học tập,thành tích thi đấu thể thao Tinh thần các thành viên nhóm luônthoải mái

o Tập thể gồm toàn những người tương hợp với nhau gọi là tập thểđồng tâm - luôn đạt hiệu quả công việc cao, lại tránh được xung độttrong tập thể

Trang 8

2.1.2 Xung đột

a Khái niệm

Quá trình hình thành và phát triển các nhóm xã hội tự nó đã chứa đựngcác mâu thuẫn Đó là mâu thuẫn về quan điểm, về cá tính, về lợi ích của cácthành viên và nhóm nhỏ hơn trong đó Nhưng không phải mâu thuẫn nào cũngbiến thành xung đột, mà chỉ khi mâu thuẫn đó bùng nổ thì xung đột mới xuấthiện

Theo các tác giả Severy, Bngham và Schlenker, xung đột là hoàn cảnh mà

ở đó mục đích của hai hoặc nhiều người không thống nhất nhau ở một số mức

độ nào đó Các xung đột cũng có thể xảy ra khi các thành viên của nhóm thốngnhất nhau về các mục đích cơ bản, nhưng lại không thống nhất về các mục đíchthứ yếu hoặc về mục đích có thể thống nhất nhau nhưng lại khác biệt về cácphương thức thực hiện mục đích đó

Ví dụ: trong gia đình, hai vợ chồng đều thống nhất với nhau cần phảinghiêm khắc với con cái nhưng lại không thống nhất với nhau trong phươngpháp và mức độ thể hiện sự nghiệm khắc đó

Một nhà tâm lý học Mỹ là J.P.Chaplin lại cho rằng: xung đột là hai hoặcnhiều xung lực hay động cơ có tính đối kháng lẫn nhau xay ra một cách đồngthời

Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về xung đột Tác giả VũDũng cho rằng: Xung đột là sự khác biệt (về quan điểm, mục đích, động cơ)giữa các thành viên trong quá trình thực hiện hoạt động của nhóm Như vậy, dùxem xét ở các góc độ khác nhau nhưng các tác giả đều có sự thống nhất nhấtđịnh trong việc xác định nội hàm của khái niệm xung đột Từ các quan niệmkhác nhau nêu trên, chúng ta có thể quan niệm xung đột là: sự bùng nổ các mâuthuẫn giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện hoạt động chung của nhóm.Như vậy, mâu thuẫn thì lúc nào cũng tồn tại nhưng xung đột có thể xảy ra hoặckhông xảy ra Chỉ khi nào mâu thuẫn bùng nổ người ta không thể hòa giải nó từxung đột xảy ra Những xung đột lớn hoặc mâu thuẫn ở mức độ sâu sắc có thểdẫn đến bạo lực Những xung đột nhỏ thường ít được các thành viên của nhóm

Trang 9

quan tâm, nhưng khi các xung đột nhỏ này cứ tích tụ dần và đến mức độ nào đó

nó sẽ xảy ra xung đột lớn, có thể tạo nên sự bất hòa nghiêm trọng giữa các cánhân hoặc giữa các nhóm Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của xungđột

Parker Follet cho rằng, xung đột cần phải được hiểu như sự khác biệt khác biệt về quan điểm và lợi ích C Mác viết: Suy cho cùng, mọi mâu thuẫntrong xã hội là mâu thuẫn lợi ích Chính lợi ích mới là nguồn gốc sâu xa củaxung đột Khi con người có mâu thuẫn lợi ích (có thể là vật chất hoặc tinh thần)thì rất dễ xảy ra xung đột Mức độ lợi ích của mỗi bên trong mâu thuẫn sẽ chiphối mức độ xung đột Nếu lợi ích đối kháng nhau thì xung đột sẽ rất mạnh mẽ

-và có thể loại trừ nhau Trong xung đột, mọi người nhận diện ra sự khác biệtgiữa mình và với người khác Tùy mức độ mâu thuẫn lợi ích mà họ nhìn ngườikhác như đối thủ hoặc như kẻ thù

Từ các phân tích trên có thể thấy, bản chất của xung đột là các mâu thuẫnlợi ích giữa các thành viên của nhóm hoặc của các bộ phận trong nhóm

Trang 10

- Xung đột công khai: là xung đột thể hiện rõ quan điểm, sự mâu thuẫn,tranh chấp giữa các chủ thể với nhau trong cuộc sống hàng ngày Đây là loạixung đột phổ biến hiện nay và mọi người có thể lựa chọn các phương pháp giảiquyết xung đột để giải quyết Dù lựa chọn hình thức giải quyết xung đột nào thìkết quả cuối cùng mọi người muốn hướng tới là xung đột công khai được triệttiêu hoàn toàn trên thực tế.

- Xung đột ngầm: là loại xung đột không thể hiện ra bên ngoài bằng hànhđộng, hành vi, cử chỉ hoặc lợi ích vật chất nhưng “trong lòng” lại không đồng ývới quan điểm, lối sống, lợi ích vật chất của nhau, dẫn tới xung đột và mâuthuẫn với nhau Loại xung đột này, không đưa tới tranh chấp trong thực tế nhưng

về mức độ của xung đột thì có thể mạnh hơn xung đột công khai

Căn cứ vào tính chất xung đột, có thể phân loại thành các xung đột sau:

- Xung đột nội dung: là loại xung đột khi đưa ra một vấn đề gì đó thì 2bên sẽ có quan điểm trái ngược nhau Xung đột này thường xảy ra dưới dạngxác định đúng hay sai và việc giải quyết xung đột bắt buộc bắt buộc phải thểhiện sự khẳng định hay phủ định

- Xung đột quyết định: là loại xung đột khi đưa ra một quyết định về mộtvấn đề gì đó Phần quyết định sẽ phát sinh những xung đột như: đồng ý hoặcchưa đồng ý về nội dung trong quyết định Đây là hình thức xung đột được thểhiện bằng văn bản Việc giải quyết xung đột này được quy định trong những quyphạm cụ thể của pháp luật và phải tuân theo những quy trình, thủ tục nhất định

- Xung đột vật chất là loại xung đột về mặt giá trị, lợi ích đơn thuần giữacác bên Loại xung đột này có thể được định dạng dưới các dạng tranh chấp cụthể trong xã hội: Như tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sở hữu tàisản… Và các loại tranh chấp này cũng được pháp luật quy định cụ thể về tranhchấp và giải quyết tranh chấp đối với từng ngành, từng lĩnh vực

Căn cứ vào mức độ xung đột, có thể phân loại thành các xung đột sau:

- Xung đột vai trò: là loại xung đột xác định giá trị ảnh hưởng của một cánhân, một nhóm hay một tổ chức trong một phạm vi nhất định Loại xung độtnày thường được xác định với tên gọi “uy tín” Xung đột xảy ra khi uy tín của cá

Trang 11

nhân, nhóm hoặc tổ chức bị hạ thấp bởi hành vi, sức ảnh hưởng của một cánhân, nhóm hoặc tổ chức khác.

- Xung đột ý kiến đánh giá: là loại xung đột về quan điểm đưa ra để đánhgiá hoặc quyết định một vấn đề cụ thể Loại xung đột này thường xuất phát từquan điểm và hệ tư tưởng khác nhau của các bên xung đột Hệ tư tưởng thườngđược hình thành từ tri thức, thói quen và trường phái mà xây dựng lên hệ tưtưởng mà mỗi cá nhân đi theo Để giải quyết triệt để loại xung đột này, cần cómột nhà trung gian đứng giữa phân tích, dung hòa luồng quan điểm giữa các bênxung đột

- Xung đột mong đợi: là loại xung đột thể hiện suy nghĩ, ý chí của các bên

về một sự vật, hiện tượng có liên quan trong thời gian tới (trong tương lai) Thực

ra, loại xung đột này chính là sự tô vẽ, đánh giá chủ quan về sự phát triển, hìnhthành giá trị, lợi ích và nhu cầu của mỗi bên xung đột

Căn cứ vào chủ thể xung đột, có thể phân loại thành các xung đột sau:

- Xung đột cá nhân: là loại xung đột xuất phát trong chính bản thân cánhân đó hoặc giữa cá nhân với cá nhân về mặt nhu cầu, giá trị hoặc lợi ích.Xung đột thường xuất phát từ những mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau nhưquan hệ gia đình, quan hệ công việc, quan hệ bạn bè, xã hội… Trong những mốiquan hệ này, các cá nhân có cơ hội để so sánh giữa các bên với nhau và thấyrằng cùng trong điều kiện, hoàn cảnh như vậy nhưng mình lại kém bên kia hoặccùng là con cháu, tại sao mình lại được hưởng ít hơn người em ruột…

- Xung đột nhóm: là xung đột xuất phát giữa nhiều cá nhân này với nhiều

cá nhân khác về mặt nhu cầu, giá trị hoặc lợi ích xuất phát từ một tiêu chí, mụcđích chung mà nhóm người này đã đặt ra Để giải quyết vấn đề xung đột nhómcần xác định lợi ích, mục tiêu mà nhóm đã đặt ra, sau đó cân bằng giữa nhu cầu,lợi ích, mục tiêu của cá nhân với nhóm, của các nhóm với nhau để nhận dạngxung đột và giải quyết xung đột

- Xung đột tổ chức: là loại xung đột mà các cá nhân trong cùng tổ chứcthấy quyền, lợi ích của mình xung đột với cá nhân khác trong tổ chức hoặc xungđột với chính tổ chức đó hoặc là loại xung đột giữa hai tổ chức với nhau trong

Trang 12

cùng hệ thống hoặc khác hệ thống Với loại xung đột này thường xuất phát từquan điểm cá nhân, quan điểm nhóm đối với mục tiêu cụ thể của tổ chức hoặcxuất phát từ chính những nhu cầu, quyền lợi của từng cá nhân trong tổ chức vớinhau khi họ so sánh với những thứ mà bản thân họ có thể mang lại cho tổ chứckhi gia nhập.

Nhận dạng được các loại xung đột giúp bạn có thể sử dụng các phươngpháp giải quyết xung đột Khi lựa chọn, bạn nghĩ đó là hướng giải quyết tốt nhấtvấn đề bạn đang gặp phải Bạn cũng có thể giải quyết các xung đột đó theo bảnnăng, kinh nghiệm của mình và học cách làm sao thay đổi phương pháp giảiquyết nếu cần thiết khi được trang bị kiến thức về xung đột

2.2 Đề xuất biện pháp ngăn ngừa và giải quyết xung đột tập thể:

Điều hòa các lợi ích cho phù hợp là một biện pháp quan trọng để phòngngừa xung đột xảy ra Xung đột có tác hại rất lớn đến nhóm và mỗi cá nhân Khinhóm có xung đột, bầu không khí của nhóm bị phá vỡ Môi trường sống yênbình của cá nhân bị đảo lộn làm người ta sống trong trạng thái căng thẳng,không có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người Sau mỗi lần xungđột cá nhân phải mất thời gian thể nghiệm lại bản thân nên vừa mất thời gianvừa bị phân tán tư tưởng trong công việc

Do đó, những người bị lôi kéo vào xung đột sẽ làm việc kém hiệu quả và

dễ gây tai nạn vì không tập trung Đối với toàn nhóm, khi có xung đột, nhómkhông thể thống nhất ý kiến và hành động nên năng suất lao động sẽ giảm đi,mọi người dễ nghi kị nhau Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng có những xungđột mang tính tích cực, thông thường đó là xung đột đơn thuần về ý kiến,phương thức hoạt động, không phải là các xung đột lợi ích Các xung đột đượcgọi là tích cực có thể đem lại một động lực mới cho sự phát triển của một nhóm.Dạng xung đột này có thể giúp nhóm thoát khỏi trạng thái ỳ, khi các cá nhânđồng thuận đến mức bị động

Trang 13

2.2.1 Biện pháp ngăn ngừa xung đột

Về cơ bản phải phòng ngừa xung đột; không nên để xung đột xảy ra rồimới giải quyết Muốn phòng ngừa xung đột cần xác định rõ bản chất của xungđột và có biện pháp phòng ngừa

- Trước hết, người lãnh đạo nhóm phải điều hòa lợi ích trong nhómsao cho thỏa đáng, không nên để có sự chênh lệch quá lớn về lợi ích giữacác thành viên hoặc giữa các bộ phận

- Cần có phương pháp lãnh đạo khoa học và phù hợp với tính chất

và đặc điểm của đơn vị mình phụ trách

- Giải toả các mâu thuẫn nhỏ, không để cho thâu thuẫn nhỏ tích tụ

sẽ dẫn đến mâu thuẫn lớn đến mức bùng nổ không thể ngăn chặn

- Khi xung đột xảy ra thì phải nhanh chóng xác định mâu thuẫn củamỗi bên và tác động để giảm mâu thuẫn đó

Có thể trong nhóm có kẻ phá hoại gây mất ổn định trong nhóm hoặc cóngười cố tình không chấp nhận những chuẩn mực của nhóm Phương pháp giảiquyết là thuyết phục các bên ngồi lại và hòa giải với nhau Khi không làm đượcviệc đó thì có thể dùng các biện pháp hành chính như: chuyển cá nhân xung độtsang đơn vị khác, hoặc kỉ luật kẻ gây rối Dưới đây là một số phương pháp giảiquyết xung đột cụ thể

2.2.2 Phương pháp giải quyết xung đột

a) Phương pháp cạnh tranh

Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách các bên đều giữ vữnglập trường của mình Họ cạnh tranh với nhau để dành quyền lợi tốt hơn và cốgắng dành chiến thắng (nếu đối phương không có quan hệ thân thiết với họ).Hình thức giải quyết xung đột này chứa đựng nhiều yếu tố gây hấn và có thểkhiến cho đối phương bị tổn thương hay bị xúc phạm

Hình thức này phù hợp với kỹ năng giải quyết xung đột khi:

• Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng hoặc không quan trọng;

• Người quyết định biết chắc mình đúng;

• Vấn đề nảy sinh xung đột không phải lâu dài và định kỳ

Hình thức này không phù hợp với giải quyết xung đột khi:

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w