Câu 1: Viết về lịch sử phát triển của truyền hình trên thế giới và ở Việt Nam ?Truyền hình là hệ thống phát và thu hình ảnh và âm thành bằng những thiết bị truyền dẫn tín hiệu từ qua cáp
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
***
BÀI THU HOẠCH
MÔN : KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG SỐ
Sinh viên: PHẠM KHÁNH PHƯƠNG
Mã sinh viên: 2156040048 Lớp tín chỉ : PT03848_K41.2 Lớp hành chính : Phát Thanh K41 Giảng viên : Thạc sĩ Lê Ngọc Tùng
Hà Nội, tháng 5 năm 2022
Trang 2Câu 1: Viết về lịch sử phát triển của truyền hình trên thế giới và ở Việt Nam ?
Truyền hình là hệ thống phát và thu hình ảnh và âm thành bằng những thiết bị truyền dẫn tín hiệu từ qua cáp, sợi quang và quan trọng nhất là sóng điện từ Những hệ thống truyền hình thật sự đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động chính thức trong thập niên 40 của thế kỷ này, không lâu sau khi khái niệm "truyền hình" được
sử dụng với nghĩa như chúng ta vẫn hiểu ngày nay Ngành truyền hình thế giới đã phải trải qua một thời gian dài phát triển mới có được thành tựu đó
Truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác Với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất
về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất
Trong xã hội hiện nay nhờ các thiết bị kĩ thuật hiện đại truyền hình nên có thể truyền trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo tin giảng giải nó” Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện
Trang 31 Lịch sử phát triển của truyền hình thế giới
- Năm 1885, một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm
Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực Trong thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng
8 năm 1900 Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự
- Năm 1890-1895: Edouart Branly (người Pháp), Oliver Lodge (người Anh) và Alexandre Popov (người Nga) hoàn chỉnh điện báo vô tuyến
- Năm 1895: Guglielmo Marconi (người Ý) ứng dụng những công trình nghiên cứu về vô tuyến điện
- Năm 1899: Liên lạc vô tuyến quốc tế đầu tiên ra đời ở Anh và Pháp, dài 46km
- Năm 1908: Nhà sáng chế người Anh Campbell Swinton đưa ra phương pháp phân hình điện tử Ông sử dụng một màn ảnh để thu nhận một điện tích thay đổi tương ứng với hình ảnh, và một súng điện tử trung hoà điện tích này, tạo ra dòng biến tử biến thiên Nguyên lý này được Zworykin áp dụng trong ống ghi hình
iconoscope,bộ phận quan trọng nhất của camera
- Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, “các hình rất thô” qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có “độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm”
- Năm 1920: Hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV
Trang 4- Năm 1923: Vladimir Zworykin (người Nga) phát minh ra ống iconoscop, cho phép biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện
- Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử
và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại
-Ngày 13/1/1928, nhà phát minh Emst Alexanderson cho ra đời chiếc máy thu hình
áp dụng phương pháp phân hình điện tử đầu tiên trên thế giới tại Schenectady, New York, Mỹ Hình ảnh trên màn hình 76 mm (3 inch) xấu và không ổn định nhưng máy thu hình vẫn phổ biến ở nhiều gia đình Nhiều máy thu kiểu này đã được sản xuất và bán tại Schenectady
- Cũng tại đây, ngày 10/5/ 1928, đài WGY bắt đầu phát sóng đều đặn 1.3, Phát hình công cộng Trong khi đó chương trình truyền hình công cộng đầu tiên lại xuất hiện ở London năm 1936 Những buổi phát hình này do 2 công ty cạnh tranh với nhau thực hiện Marconi- EMI phát bằng hình ảnh 405 dòng quét ngang với 25 mành hình/ giây (25 frame/s) và hãng truyền hình Baird phát bằng hình ảnh 240 dòng quét ngang cũng với 25 frame/s
- Năm 1937, hệ Marconi với chất lượng hình ảnh tốt được chọn làm chuẩn
- Năm 1941, Mỹ chấp nhận chuẩn 525 dòng quét với 30 frame/s cho bộ phận giải của mình Thánh 11/1937, BBC thực hiện buổi phát hình ngoài trời đáng chú ý đầu tiên Đó là buổi phát hình lễ đăng quang của vua George VI tại công viên Hyde, London BBC đã sử dụng một máy phát xách tay đặt trên chiếc xe đặc biệt Vài ngàn khán giả đã chứng kiến buổi phát hình này
Năm 1951 buổi phát hình màu đầu tiên đã sử dụng hệ thống của Goldmark Tuy nhiên, hệ thống này không thích hợp với truyền hình đơn sắc nên cuối năm đó thí
Trang 5nghiệm bị hủy bỏ Cuối cùng thì hệ thống truyển hình màu thích hợp với truyền hình đơn sắc cũng ra đời năm 1953
Năm 1954 , phát hình màu công cộng lại xuất hiện
Những bước phát triển tiếp theo của nghành truyền hình thế giới chỉ là hoàn thiệt chất lượng truyền hình bằng những màn hình lớn hơn, công nghệ phát và truyền dẫn tín hiệu truyền hình tốt hơn mà thôi Những màn hình đầu tiên chỉ đạt 18 hoặc
25 cách mạng (7 hoặc 10 inch) kích thước đường chéo Màn hình ngày nay có kích thước lớn hơn rất nhiều Với sự ra đời của máy chiếu, mán ảnh truyền hình có thể phục vụ những mán hình có kích thước đường chéo lên tới 2m Nhưng các nhà sản xuất cũng không quên phát triển máy thu hình để nhỏ gọn, chẳng hạn một máy thu hình cỡ 3 inch (7,6 cm) Ngày nay, ngành truyền hình thế giới đang từng bước chuyển dần từ công nghệ tương tự (hay tuần tự- analog) sang truyền hình kỹ thuật
số (digital)
Từ thập kỷ 80, hệ truyền hình độ nét cao (high-definition television - HDTV) sử dụng kỹ thuật số bắt đầu được nghiên cứu Tuy nhiên, chỉ sau một vài thập kỷ sơ khai, truyền hình đã tiến hành những bước dài và thực sự tách ra khỏi các loại hình khác, trở thành phương tiện truyền thông độc lập và có sức mạnh to lớn trong việc tạo dựng và định hướng dư luận
Việc phát sóng truyền hình đầu tiên ở Mỹ được bắt đầu từ những năm 1930, và truyền hình chỉ thực sự phổ biến từ những năm 1950 Những đài phát thanh như NBC, CBS, ABC… sau khi phát triển thêm hệ thống truyền hình đã thực sự lớn mạnh và trở thành những tập đoàn phát thanh - truyền hình tầm cỡ thế giới Trên thực tế, sự hình thành và phát triển của truyền hình gắn liền với các sự kiện khoa học - công nghệ cũng như các sự kiện chính trị - xã hội khác
2 Lịch sử phát triển của truyền hình Việt Nam
Trang 6- Năm 1966, Mỹ đưa truyền hình vào miền Nam Khi nhận được thông tin này, bộ biên tập và đội ngũ cán bộ kỹ thuật Đài tiếng nói Việt Nam quyết tâm lao vào cuộc đua chuẩn bị cho được truyền hình để có thể tiếp quản và điều hành các Đài truyền hình miền Nam ngay sau khi giải phóng
- Ngày 4/1/1968, phó thủ tướng Lê Thanh Nghi ký quyết định số 01/TTG-VP cho phép tổng cục thông tin (trực thuộc Chính Phủ) thành lập”Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam “
- Ngày 7/9/1970 chương trình truyền hình đầu tiên được tổ chức trong phòng thu nhạc lớn, thường gọi là Studio M, của Đài tiếng nói Việt Nam tại trụ sở 58 Quán
Sứ Chương trình gồm 15 phút tin tức do phát thanh viên trực tiếp đọc trên micro
và 45 phút ca nhạc
- Năm 1971 thì thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình Ngày 30 Tết Tân Hợi (27 tháng 1 năm 1971), VOV phát chương trình truyền hình đầu tiên, gọi là
"chương trình truyền hình thử nghiệm" phục vụ khán giả Hà Nội
- Ngày 29/4/1975: Cột mốc đánh dấu sự ra đời của Đài truyền hình đầu tiên tại Việt Nam với loại hình với công nghệ đen trắng
- Ngày 16/6/1976: Việc khai thác sóng chuyển từ 58 Quán Sứ về trung tâm Giảng
Võ Tại đây đã có một trung tâm hoàn chỉnh với 3 trường quay (S1, S2, S3), tổng khống chế (master control room), máy phát 1kW kênh 6 và cột ăngten cao 60m
- Ngày 30/1/1991: Chính phủ ra quyết định số 26/CP giao cho Tổng cục bưu điện thuê vệ tinh Intesputnik truyền dẫn tín hiệu phát thanh truyền hình năm 1991 Tết
Trang 7âm lịch Tân Mùi (đầu năm 1991) bắt đầu truyền chính thức bằng cách phủ sóng qua vệ tinh chương trình truyền hình quốc gia cho các đài địa phương
- Ngày 31/3/1998: : Phát sóng 45 giờ/ngày trên 4 kênh sóng của VTV : VTV1 , VTV2 , VTV3, VTV4
- 3/2001: Chuẩn DVB-T chính thức được chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV
- 12/ 2/ 2002: Bắt đầu phát chính thức kênh VTV5 để phục vụ đồng bào thiểu số bằng tiếng dân tộc thiểu số
- Năm 2010: Ra mắt trang web xem chương trình truyền hình trực tuyến
(http://media.vtv.vn), đồng thời nâng thời lượng phát sóng kênh VTV1, VTV2 và VTV5, VTV6, VTV9 lên lần lượt 19/24h (từ 05:00-24:00), 19/24h, 24/24h, 18/24h (từ 06:00-24:00) và 18/24h
- Ngày 27/12/2011: Chính phủ phê duyệt “Đề án số hóa Truyền dẫn, Phát sóng Truyền hình mặt đất” của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, trên cả nước sẽ kết thúc phát sóng truyền hình tương tự và chuyển hoàn toàn sang công nghệ số Như vậy, có thể thấy, lịch sử phát triển của truyền hình luôn nằm trong và cùng song hành với lịch sử tiến bộ nhân loại Truyền hình ngày một lớn mạnh lớn là do nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao, khoa học kỹ thuật phát triển và xuất hiện nhu cầu được giao lưu quốc tế Chính bản thân các vấn đề sự kiện chính trị, xã hội cũng góp phần thúc đẩy truyền hình phải tự phát
Trang 8Câu 2: Theo bạn, truyền hình trong tương lai liệu có biến mất hay không, tại sao ?
Ưu điểm của truyền hình :
- Truyền hình có ưu điểm nổi bật khi kết hợp rất khéo léo giữa hình ảnh và âm thanh giúp tạo cho khả năng truyền tải thông tin nội dung vô cùng phong phú gần gũi với người xem Các sự kiện hiện tượng, vấn đề nổi bật đều được cập nhật thể hiện qua các chương trình truyền hình ngày càng chuyên nghiệp và sáng tạo riêng
- Đây là đặc điểm then chốt giúp tạo ra đặc điểm riêng biệt của các chương trình truyền hình đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội Sự hấp dẫn riêng biệt khả năng tương tác với khán giả người xem bằng hình ảnh và âm thanh khiến cho thông tin được truyền tải theo một hình thức sống động gần gũi
Nhược điểm của truyền hình :
- Ngoài những thế mạnh nêu trên truyền hình vẫn có một số hạn chế như thời lượng thông tin ngắn(1 đến vài phút) gây trở ngại trong việc tiếp nhận đối với số đông khán giả.Tốc độ cập nhật thông tin chậm hơn báo mạng điện tử.Các chương trình bị chi phối bởi thời gian tuyến tính và khán giả luôn thụ động xem các chương trình có sẵn , chỉ có thể xem một lần và nếu có thể thu lại để nghe hoặc xem lại chương trình đã phát thì cũng bị hạn chế bởi dung lượng sử dụng Tóm lại ; với những ưu , nhược điểm như trên , không ai có thể dám chắc trong tương lai truyền hình có thể tồn tại hay biến mất Truyền hình theo nghĩa truyền thống đang trong thời kỳ khó khăn Không cần quá nhiều dẫn chứng, chính bản thân bạn cũng khó có thể phủ nhận rằng ảnh hưởng của những chiếc TV đã không còn như trước
Trang 9truyền hình là loại sản phẩm vật chất đặc biệt Nó không chỉ là hàng hóa thông thường mà còn là một loại sản phẩm mang tính đại chúng, tính công cộng cao Việc xã hội hóa các hoạt động của truyền hình đã và sẽ là một khuynh hướng tất yếu trong thời gian tới Chỉ có thể để cho công chúng ngày một tham gia nhiều hơn vào các công đoạn sản xuất của mình, và hướng hoạt động sản xuất đến phục vụ và thoả mãn nhu cầu xem của công chúng, truyền hình mới có điều kiện thuận lợi để phát triển, giữ được ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay Việc tham gia mạnh mẽ vào tiến trình xã hội hóa, tận dụng được mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho phát triển sẽ là cơ sở để truyền hình tiếp tục củng cố chỗ đứng của mình
Trang 10LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tập, ngoài sự cố gắng bản thân, em xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới giảng viên – Thạc sĩ Lê Ngọc Tùng đã giúp đỡ em trong quá trình học tập môn học cũng như trong quá trình thực hiện
Đây là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích Tuy nhiên, những kiến thức và
kỹ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài làm khó tránh khỏi những sai sót Kính mong thầy xem xét và góp ý để em có thể hoàn thiện hơn trong những bài kiểm tra sắp tới
Cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Phạm Khánh Phương
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 https://tailieu.vn/doc/lich-su-ve-ra-doi-va-phat-trien-cua-truyen-hinh-253144.html#_=_
2
http://greennewstv.com/the-manh-va-han-che-cua-bao-truyen-hinh/#:~:text=Truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%20c
%C3%B3%20%C6%B0u%20%C4%91i%E1%BB%83m,nghi%E1%BB%87p
%20v%C3%A0%20s%C3%A1ng%20t%E1%BA%A1o%20ri%C3%AAng
3
https://lopbaosoctrang.wordpress.com/2011/10/03/nh%E1%BB%AFng-%C6%B0u-khuy%E1%BA%BFt-di%E1%BB%83m-va-xu-h%C6%B0%E1%BB
%9Bng-phat-tri%E1%BB%83n-c%E1%BB%A7a-lo%E1%BA%A1i-hinh-bao-truy%E1%BB%81n-hinh/