Trong lúc đó học thuyết “ Pháp Trị ‘ của Hàn Phi Tử đã vươn lên trở thành đường lối chiến lược chính trị góp phần đưa sự nghiệp thống nhất của nhà Tân đưa đến thằng lợi , thúc đẩy sự chu
Trang 1Mục lục :Mở đầu :
Chương I : Những tư tưởng “pháp trị” của Hàn Phi Tử 1 Nguyên nhân xuất hiện học thuyết Pháp trị
1.1 Do thực tiễn xã hội khủng hoảng đặt ra yêu cầu cho lí luận giải đáp.1.2 Do sự bất lực của các học thuyết chính trị đương thời.
1.3 Sự ra đời của học thuyết Pháp trị đáp ứng những yêu cầu khách quancủa lịch sử.
2 Nội dung của Pháp trị
2.1 Quan Niệm Về Bản Chất Con Người Trong Xã Hội2.2 Quan niệm về người lãnh đạo
2.3 Quan niệm về quan hệ giữa người cai trị và kẻ bị trị2.4 Quan niệm về những yếu tố chính trong quản lý xã hội
3 Hoàn cảnh lịch sử và cuộc đời của Hàn Phi tử
3.1 Vài nét về cuộc đời và tác phẩm của Hàn Phi Tử3.2 Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử3.3 Tư tưởng pháp gia của Hàn Phi
4 Những ưu điểm , nhược điểm của học thuyết Pháp trị
4.1 Ưu điểm4.2 Nhược điểm
CHƯƠNG 2 : Vận dụng các giá trị của học thuyết đức trị vào thực hiện lãnh đạo , quản lí ở việt nam hiện nay
1 Pháp trị - Học thuyết đề cao vai trò của luật pháp trong trị nước2 Trong quản lí xã hội hiện nay
3 Trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 4 Các đặc trưng cơ bản của nhà nước Pháp quyền 5 Giải pháp cho “ pháp trị” trong quản lí nhà nước
6 Các nội dung cần thực hiện để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCNViệt Nam
Kết Luận :
Trang 2Mở đầu
Trung Quốc cổ , trung đại là một trong hai trung tâm tư tưởng và văn hóa lớn của thế giới cổ đại Những tư tưởng triết học và văn hóa của Trung Quốc đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với nền văn hóa Việt Nam Vì vậy nghiên cứu triết học Trung Quốc cổ, trung đại là điều rất cần thiết để góp phần hiểu rõ hơn lịch sử tư tưởng văn hóa phương Đông nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng
Nói đến triết học Trung Quốc đó là sự phát triển của hệ thồng, triết học đồ sộ với những trường phái chủ yếu có ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử như Nho Gia, Đạo gia , Pháp Gia, Âm Dương Gia Triết học Trung Quốc ra đời và phát triển vào thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc từ thế kỉ VIII- thế kỉ III trước CN Đó là thời kì tan rã của chế độ phong kiến cát cứ chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền, là một thời kì với những biến động xã hội và những mâu thuẫn xã hội sâu sắc Trong bối cảnh đó một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào xã hội chuyển từ thời loạn sang thời trị Vì vậy các nhà triết học cũng là các nhà chính trị đã bày tỏ quan điêm của mình với những tư tưởng như “ Đức trị “, “ Vô vị trị “, “ Kiếm ái “ … Những học thuyết này đã được lịch sử Trung Quốc kiếm nghiệm song song chúng đều tỏ ra bất lực vì không đáp ứng được yêu cầu thời cuộc Trong lúc đó học thuyết “ Pháp Trị ‘ của Hàn Phi Tử đã vươn lên trở thành đường lối chiến lược chính trị góp phần đưa sự nghiệp thống nhất của nhà Tân đưa đến thằng lợi , thúc đẩy sự chuyển biến xã hội Trung Quốc từ phong kiến sơ kì sang quân chủ chuyên chế đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc Không những thế những tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng Việt Nam Vậy nên việc nghiên cứu và hiểu rõ học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử là một việc làm cần thiết Nó không chỉ giúp ích cho sự hiểu biết về học thuyết Pháp trị của Hàn phi Tử mà còn còn giúp ích cho việc tìm hiểu trong việc tìm hiểu và góp phần sự kế thừa quan điểm này ở Việt Nam như thế nào trong quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trang 3CHƯƠNG I Những tư tưởng “pháp trị” của Hàn Phi Tử 1 Nguyên nhân xuất hiện học thuyết Pháp trị
Tất cả các học thuyết cũng như trường phái tư tưởng đều không thể tách rời cuộc sống và luôn bị qui định bởi những điều kiện vật chất của xã hội Sự ra đời của học thuyết Pháp trị, có thể khái quát bởi một số nguyên nhân chủ yếu sau:
1.1 Do thực tiễn xã hội khủng hoảng đặt ra yêu cầu cho lí luận giải đáp.
Trải qua thực tiễn sản xuất lâu dài, người Trung Quốc cổ đại đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú ở nhiều lĩnh vực và khái quát thành những tri thức khoa học ở trình độ tiên tiến Những kinh nghiệm và tri thức khoa học đó đã được vận dụng trong thực tiễn, góp phần quan trọng để thúc đẩy sản xuất đi lên Đó là lí do có thể giải thích vì sao trong điều kiện xã hội Trung Quốc cổ đại liên tục có chiến tranh nhưng kinh tế vẫn không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn.
Khi mới thi hành chính sách phân phong, sự ràng buộc của nhà Chu đối với các nước chư hầu, một mặt dựa vào quan hệ họ hàng, mặt khác dựa vào quan hệ giữa tôn chủ và bồi thần, đã tạo ra một trật tự xã hội đẳng cấp ban đầu tương đối ổn định Nhờ đó mà nhà Chu và giai cấp thống trị đã tồn tại lâu dài trong lịch sử Nhưng đến thời Xuân Thu, mối quan hệ họ hàng đã trở nên xa xôi và nhà Chu với tư cách là lãnh chúa lớn không còn đủ thế lực để bắt những người được kế thừa đất phong phải thực hiện nghĩa vụ của họ Ở các nước chư hầu, tình hình cũng tương tự: ngoài thái ấp là bổng lộc và ruộng đất được ban thưởng ra, các đại phu còn tranh giành đất đai của nhau, thậm chí còn xâm chiếm đất đai của nhà vua và biến dần thành ruộng đất tư của họ Ở thời kì này, hiện tượng mua bán ruộng đất đã xuất hiện, là kết quả tất yếu của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, đồng thời là việc
mua bán ruộng đất lại thúc đẩy chế độ ruộng đất tư phát triển nhanh chóng Quanhệ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất được hình thành và phát triển như một xu thếkhông thể đảo ngược Sang thời Chiến Quốc, chế độ ruộng tư càng phát triển
mạnh Năm 359 TCN, nước Tần thực hiện cải cách của Thương Ưởng, tuyên bố bỏ
chế độ tỉnh điền, cho dân được mua bán ruộng đất Quá trình tan rã của các chếđộ phân phong và tỉnh điền diễn ra song song với quá trình xác lập chế độ chiếmhữu tư nhân về ruộng đất để phát triển thành quan hệ sở hữu thống trị Từ chỗ là
cái tích cực ban đầu, chế độ ruộng đất của nhà Chu đã trở thành lạc hậu, cản trở sự
Trang 4phát triển của lực lượng sản xuất và sự ra đời của quan hệ sản xuất mới tiến bộ là sự thay thế khách quan.
Chế độ phân phong, chế độ tỉnh điền, trật tự tông pháp bị phá bỏ là hệ quả tất yếu của những mâu thuẫn đó Đồng thời những mâu thuẫn kinh tế được biểu hiện thành mâu thuẫn xã hội, giữa một bên là các tập đoàn thống tri với một bên là tầng lớp địa chủ mới nổi và quí tộc chủ nô đang suy tàn, là nguyên nhân của tình trạng cát cứ, tiếm ngôi, tranh giành bá chủ và khủng hoảng xã hội triền miên Đó là thời kì bá đạo lấn át vương đạo và bạo lực, chiến tranh được xem là phương thức giải quyết quan hệ giữa các nước Xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ trải qua những biến động lục sử lớn lao do những nguyên nhân nội tại và thực chất của biến động ấy là
bước chuyển từ hình thái xã hội nô lệ suy tàn và phong kiến sơ kì sang hình thái xãhội phong kiến tập quyền.
Chính trong bối cảnh thời đại biến động toàn diện và sâu sắc đó đã đặt ra những vấn đề triết học, kích thích lòng người, khiến các bậc tài sĩ đượng thời quan tâm lí giải, để tìm ra phương pháp giải quyết cứu người, cứu đời, làm nảy sinh một loại các đại biểu và các trường phái tư tưởng nổi tiếng, đại diện cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau, vừa đấu tranh hết sức quyết liệt: Lão gia kêu gọi vô vi, Nho gia chủ trương lễ trị, Mạc gia đề xuất kiêm ái, Pháp gia theo đường lối pháp trị…
1.2 Do sự bất lực của các học thuyết chính trị đương thời.
Lão Tử cho rằng xã hội loạn lạc là do con người vi phạm quy luật tự nhiên, nên ông chủ trương vô vi nhi trị, khuyên mọi người từ bỏ mọi thành quả văn minh và chạy trống vào tự nhiên, thoát li thực tế Trang Tử, học trò của ông, lại muốn đi
về một nẻo xa hơn, bi quan yếm thế gần như thoát tục, chỉ còn mong “được làmcon rùa để lết cái đuôi trong bùn” Khổng Tử cho rằng xã hội loạn là do lễ chế nhà
Chu buông lỏng nên chủ trương khôi phục lễ Làm quan ở nước Lỗ trong vài tháng, còn lại suốt cuộc đời ông chu du hơn mười nước để truyền bá chủ trương của mình nhưng chẳng có ai nghe Hơn 50 tuổi, ông về quê dạy học và đến cuối đời cũng phải kêu lên: “Đạo của ta sắp mất rồi chăng?” Gần 200 năm sau, trong khi chiến tranh loạn lạc bên ngoài xã hội vẫn diễn ra gay gắt, Mạnh Tử tiếp tục tư tưởng của thầy mình Nhiệt tình, say mê với lí tưởng, ông cũng không tiếc sức khuyên răn các bậc cầm quyền đi theo con đường vương đạo, lấy đức trị dân Khi sang nước Lương, được Lương Huệ Vương đón tiếp và hỏi: “Thầy chẳng quản đường xa đến đây, chắc sẽ dạy cho quả nhân được điều gì có lợi?” Mạnh Tử đáp rằng: “Bệ hạ hà tất phải nói đến lợi; chỉ nên bàn về nhân nghĩa mà thôi” Nước Đằng nhỏ bé bị Tề, Sở ở hai bên lăm le thôn tính, gặp được Mạnh Tử sang truyền
Trang 5bá vương đạo, Đằng Văn Công mừng rỡ hỏi thầy có cao kế gì cứu nước Đằng trong lúc nguy nan, Mạnh Tử chỉ biết khuyên họ Đằng hãy lấy đức thu phục lòng dân để vua tôi đồng lòng chống giặc, còn trường hợp không chống nổi địch thì đành … bỏ đi nơi khác!
Là người đề xuất chủ trương Kiêm ái, kêu gọi xây dựng xã hội trên cơ sở tình thương không phân biệt giai cấp, Mạc Tử cùng hàng ngàn đệ tử bôn ba truyền đạo khắp nơi, song cuối cùng cũng chẳng được ai trọng dụng Khổng Tử, Mạnh Tử, Mạc Tử đều là những nhà tư tưởng lớn, nhiệt tình lo toan cứu đời, không quản thời gian và nhiệt huyết để truyền bá chủ trương nhưng không một nhà cầm quyền nào
nghe theo; học thuyết tư tưởng của họ đều được ra đời tương đối sớm nhưng khôngcó một học thuyết nào trở thành hệ tư tưởng thống trị Khổng Tử đứng trên lập
trường của giai cấp quí tộc cấp tiến; lập trường của Lão Tử là của giai cấp quí tộc cũ đã suy tàn, Mạc Tử đại diện cho tầng lớp lao động bình dân … đều là những giai cấp đã lỗi thời hoặc không giữ vai trò lịch sử tiên phong Lịch sử đã tiến về phía trước nhưng các ông lại muốn quay về quá khứ; trong khi mọi người cho rằng sức mạnh là chân lí thì các vị lại kêu gọi đạo đức và tình thương (là những điều mà ở thời điểm đó người ta đang muốn phế bỏ), cho nên học thuyết của các ông đều
mang tính không tưởng và không đáp ứng được yêu cầu của thời đại Sự bế tắc của
lí luận là một nguyên nhân kéo dài khủng hoảng xã hội của thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc.
1.3 Sự ra đời của học thuyết Pháp trị đáp ứng những yêu cầu khách quan của lịchsử.
Trong bối cảnh lịch sử giao thời, những giá trị đạo đức cũ bị băng hoại, những chuẩn mực mới chưa hình thành, xã hội ngày một rối ren Thống nhất Trung Quốc, chấm dứt chiến tranh trở thành yêu cầu bức thiết của xã hội Vào lúc tưởng chừng
bế tắc đó, học thuyết Pháp trị đã xuất hiện trên vũ đài lịch sử, đề xuất chủ trươngchính trị lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu Các nhà Pháp trị cho rằng, đặc điểm
của thời đại lúc đó là tranh đua sức mạch, do đó không thể trông chờ vào đạo đức và tình thương để tái lập trận tự xã hội mà phải dùng công cụ bạo lực để chấm dứt
sự hoành hành của bạo lực Chủ trương của Pháp gia đã đứng trên mảnh đất củahiện thực để giải quyết hiện thực.
Pháp trị là đại diện cho tiếng nói của tầng lớp địa chủ mới sinh ra trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội, từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt, đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho kinh tế Tầng lớp quí tộc mới nảy sinh trên nền tảng tư hữu ruộng đất, có sức mạnh cả về kinh tế lẫn tri thức và mang một phong cách tư duy mới: thực tế, thực tiễn Là tiếng nói của giai cấp đại diện cho xu thế đi lên của
Trang 6lịch sử, nên Pháp trị đã nhanh chóng trở thành ngọn cờ tư tưởng để nhà Tần thực hiện thành công sự nghiệp thống nhất Trung Quốc.
2 Nội dung cơ bản của Pháp trị
Theo Hàn Phi để dựng nước và giữ nước bậc làm vua phải biết sử dụng thứ công cụ vạn năng là pháp luật.
2.1 Quan Niệm Về Bản Chất Con Người Trong Xã Hội
- Giáo dục, thuyết phục không thể là phương tiện thay đổi tính ác của con người thành tính thiện được, mà phải lấy cái ác để chế ngự cái ác - Ông đứng trên quan điểm vị lợi của con người để giải thích về mọi quan hệ xã hội, kể cả quan hệ huyết thống.
- Ông cũng giải thích lòng vị kỷ, vụ lợi của con người lấy cơ sở là
những chuẩn mực giá trị mà xã hội coi trọng, đó chính là hệ thống chuẩn mực giá trị liên quan tới quyền lợi vật chất, địa vị xã hội như tiền bạc, nhà cửa ruộng vườn, chức tước, quan lại.
2.2 Quan niệm về người lãnh đạo
- Lãnh đạo là phải nắm vững nghệ thuật sử dụng và duy trì quyền lực - Nhà lãnh đạo trị vì đất nước cũng phải biết cách dùng người, dụng nhân như dụng mộc, tập hợp quanh mình bầy tôi giỏi để có thể trị quốc an dân.
- Một trong những bài học quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là phải hiểu được lòng dân
2.3 Quan niệm về quan hệ giữa người cai trị và kẻ bị trị
- Người cai trị có thể thực hiện ý muốn của mình đối với kẻ bị trị bất chấp sự chống đối
Trang 7- Hàn Phi coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo; - Đánh giá năng lực người quản lý, Hàn Phi nêu 3 mức: Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng mình;
Bậc vua trung bình dùng hết sức của người, của nhân dân; Bậc vua cao hơn dùng hết trí của người, lúc đó vua như là thần; - Hạn chế trong tư tưởng của Hàn Phi chính là mô hình quản lý pháp trị cứng nhắc theo một trật tự quyền lực từ cao nhất đến thấp nhất trong bậc thang quyền lực
2.4 Quan niệm về những yếu tố chính trong quản lý xã hội
- Pháp là phép tắc, pháp luật có ba điểm chính yếu: 1) pháp luật do người cầm quyền cao nhất (Vua) đặt ra; 2) nội dung chính yếu của pháp lệnh là thưởng và phạt; 3) nguyên tắc của pháp là kịp thời, dễ hiểu, dễ thi hành; công bằng và bênh vực kẻ yếu; được thực thi như nhau đối với tất cả mọi người, mọi tầng lớp dưới vua.
- Trong quan điểm của Hàn Phi Tử pháp còn có nghĩa là lệnh “ cấm”, là những gì kẻ thống trị đòi hỏi một chiều ở nhân dân, kẻ bị trị không có quyền ngược lại Ai làm đúng thì được thưởng, trái lệnh đó sẽ bị phạt bị trừng trị Thưởng và phạt là hai cái cán giúp cho thống trị kiểm soát, nô dịch nhân dân Để thực thi pháp có hiệu quả, trở thành một công cụ hữu hiệu thì kẻ thi hành phải công bằng vô tư Hàn Phi khẳng định “Phàm người rơi lệ, không đành lòng gia hình cho kẻ khác là nhân: nhưng buộc không thể không gia hình cho kẻ khác là Pháp”.
-Theo Hàn Phi, nội dung chính yếu của Pháp là thưởng và phạt: +)Con người có tâm lý ham thưởng sợ phạt nên áp dụng thưởng phạt là
Trang 8phương pháp cai trị hữu hiệu nhất.
+) Nếu vua chúa để mắt nhìn, để tai nghe và dùng đầu óc để suy tư thì dễ bị thần thuộc và a dua, lừa bịp Một khi đã áp dụng luật lệ thưởng phạt thì sẽ tránh được những điều tệ hại đó bởi điều thưởng phạt là phán xét theo sự kiện khách quan, việc gì đáng thưởng điều gì đáng phạt, đều được định sẵn bằng luật lệ minh bạch, khỏi bị ảnh hưởng bởi tình cảm chủ quan.
+) Thưởng phạt là lợi khí sắc bén để vua chúa kiểm soát được thần thuộc - Trong đó Pháp là Pháp luật và phải gắn liền với thế và thuật Pháp được ví như cái dây, cái thước hay trật tự trong những tiêu chuẩn để đo lường hành vi con người.
Được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào Nhiệm vụ chính của thuật cai trị là phân biệt quan lại trung thành, tận tâm và những quan lại ma giáo, thử năng lực của họ kiểm tra công trạng và những sai lầm của họ với mục đích tăng cường bộ máy cai trị trên cơ sở bộ máy luật pháp và chế độ chuyên chế.
Theo Hàn Phi “Thuật” có hai khía cạnh: kỹ thuật và tâm thuật Kỹ thuật: là phương án để tuyển, dùng, xét khả năng quan lại Tâm thuật tức mưu mô để chế ngự quần thần, bắt họ để lộ thâm của họ ra
Tâm thuật: có rất nhiều và thiên biến vạn hóa, thường không theo quy tắc nào ngoài quy tắc gạt bỏ người sao cho có kết quả Chẳng hạn như: Làm bộ như ra lệnh và ra lệnh giả; Giấu điều mình biết rồi mà hỏi để biết thêm những điều khác; Nói ngược lại điều mình muốn nói để dò xét gian tình của người; Ngầm hại những kẻ bề tôi mình không cảm hóa được
Kỹ thuật cũng được Hàn Phi rất coi trọng, đặc biệt là thuật trừ gian và dùng người Ông kể ra những hạng gian thần và có thể làm loạn là: kẻ thân thích của vua và quần thần Đó là hai hạng đều đánh vào tình cảm thị dục, nhược điểm của vua để lung lạc, che giấu vua Để ngăn cấm bọn đó, Pháp gia chủ trương, vua phải: Không để lộ sự yêu thích, giận ghét của mình; Không cho họ biết mưu tính của mình; Nếu không phải việc riêng thì không để họ tự ý hành động, việc gì cũng phải
Trang 9hỏi mình trước; Bắt họ phải theo đúng luật mà chính vua cũng phải theo đúng pháp luật trong việc thưởng phạt họ; Xem hành động của họ có hợp với lời nói của họ không… Tìm kẻ gian thì khi một việc xảy ra, hại cho nước hoặc cho người khác thì xét xem ai là kẻ có lợi
"Thuật" còn thể hiện trong "thuật dùng người" Quy tắc cơ bản của thuật dùng người theo Pháp gia là thuyết Hình danh và Chính Danh, Thực Danh Thuyết này là Pháp gia kế thừa từ Khổng Tử, và Phái Danh gia Nhưng Hàn Phi có óc thực tế, không bàn về tri thức luận mà đem học thuyết của Nho gia vào chính trị, ông chỉ thu hẹp vào việc dùng người, gạt bỏ những vấn đề về đạo đức, luân lí Ở đây danh là lời nói và hình là việc thực hiện Chẳng hạn như một người hứa đến thăm ta, lời hứa đó là "Danh" và hành động tới thăm là "Hình" hay "Thực" vậy Nếu người đó đến thăm thực thì chứng tỏ danh và hình (hay danh và thực) hợp nhau gọi là chính danh, ngược lại danh và thực nếu không hợp nhau, tức là chỉ có danh mà không có hình hay không có thực nghĩa là không chính danh, từ đó sẽ căn cứ thưởng phạt một cách nghiêm minh Nếu pháp luật là danh thì sự việc là hình, sự việc hợp pháp luật thì danh và thực hợp nhau Nếu quan vị là danh thì chức vụ là hình, chức vụ không hợp với quan vị thì danh và hình không hợp nhau Thuật phải nắm được cái cốt yếu là lấy danh làm đầu, danh chính thì vật định, danh lệch thì vật đổi.Vua nắm lấy danh còn bề tôi làm ra hình Hàn Phi cho quy tắc hình và danh hợp nhau là quan trọng nhất trong việc trị quan lại, nếu không theo thì sao có thể phân biệt được kẻ hay người dở, người giỏi kẻ gian, khó thưởng phạt đúng được, như vậy nước khó mà trị được.
Ngoài ba yếu tố trên, Hàn Phi còn coi trọng việc xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và thôn tính các nước khác Ông cũng rất chú trọng phát triển nông nghiệp, tích trữ lương thực và của cải làm cho đời sống của xã hội no đủ.
Như vậy, tư tưởng Pháp trị đã hình thành khá sớm trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại Sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước của Trung Quốc lúc bấy giờ đòi hỏi các tư tưởng Pháp trị phải phát triển lên một trình độ mới, hoàn thiện và thống nhất với nhau trong một học thuyết duy nhất Hàn Phi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử đó Tư tưởng chủ đạo của Pháp gia là muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp bao nhiêu, nước có đông dân bao nhiêu thì vẫn "trị quốc bình thiên hạ" được Học thuyết chính trị của Pháp gia đã được Tần Thủy Hoàng vận dụng, kết quả đã đưa nước Tần đến thành công trong việc thống nhất được đất nước Trung Quốc sau những năm dài chiến tranh khốc liệt.
Trang 10-Là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị Thế tức là quyền thế, địa vị, thế lực, quyền uy của người đứng đầu Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đối tôn trọng thi hành thì nhà vua phải có "Thế" Trọng Thế tức trọng sự cưỡng chế, cho nên chủ trương:
- Chủ quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tập trung cả vào một người là vua;
- Vua phải được tôn kính tuân theo triệt để: dân không được quyền làm cách mạng, không được trái ý vua, vua bắt chết thì phải chết, không chết tức là bất trung
- Đưa sự thưởng phạt lên hàng quốc sách vì thưởng và phạt là phương tiện hiệu nghiệm nhất để cưỡng chế Muốn cho nước trị thì vua chỉ cần dùng thưởng phạt chứ không cần dùng giáo hóa, lễ nhạc.
Hàn Phi cho cách thưởng phạt là mầm trị hay loạn của quốc gia, trong đó dựa theo nguyên tắc: Thưởng thì phải tín, phạt thì phải tất; Thưởng thì phải trọng hậu, phạt thì phải nặng; Sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí công vô tư; Vua phải nắm hết quyền thưởng phạt.
"Thế" có vị trí quan trọng đến mức có thể thay thế được hiền nhân: "Chỉ có bậc hiền trí không đủ trị dân, mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò của bậc hiền vậy "Thế" không chỉ là địa vị, quyền hành của vua mà còn là sức mạnh của dân, của đất nước, của vận nước Hàn Phi giải thích: "Cái ná yếu lại bắn được mũi tên lên cao là nhờ có "gió kích động", và nếu không có sự trợ giúp của quần chúng thì làm sao kẻ kém tài lại cai trị được thiên hạ”.
3 Hoàn cảnh lịch sử và cuộc đời của Hàn Phi Tử
3.1 Vài nét về cuộc đời và tác phẩm của Hàn Phi Tử
Hàn Phi Tử (280 – 233 tr.CN) được coi là nhà tư tưởng số một của phái Pháp gia thời Xuân thu – Chiến quốc Ông là công tử con vua nước Hàn nhưng không được kế vị ngôi báu vì không phải là con trưởng Bản thân Hàn Phi Tử nổi tiêng là người thông minh ham học và học rất giỏi, có năng khiêu đặc biệt về văn học Do ông có tật nói ngọng nên việc diễn đạt vấn đề thường bị hạn chế, trong khi tài năng ăn nói lúc bây giờ trở thành vũ khí đặc biệt của kẻ sĩ nên ông dành hết tâm trí vào cách viết để thuyết phục người đọc thông qua các tác phẩm của mình.
Trang 11Xuất thân từ tầng lớp danh gia vọng tộc nên ngay từ nhỏ Hàn Phi Tử đã nhận thức rõ mối quan hệ giữa nhà vua và bề tôi, mặt được và hạn chế của cách cai trị lúc bây giờ Chính vì vậy, điều ông canh cánh suốt cuộc đời là làm sao đưa ra được cách trị nước tốt nhất để chân hưng nước Hàn.
Đến tuổi trưởng thành, Hàn Phi Tử theo học Tuân Khanh (tức Tuân Tử), là học giả lớn và nổi tiếng bậc nhất lúc bây giờ Ông kế thừa quan niệm nhận thức của thầy Tuân Khanh, coi bản tính con người là ác, căm ghét mê tín, quỷ thần coi trọng giáo dục, đề cao vua đời Hạ – Thương – Chu mà xem nhẹ vua Nghiêu – Thuấn vấn là mẫu mực của Khổng Tử và các đại diện học phái Nho gia đương thời Cùng học vói Hàn Phi, có một người khá nổi tiếng sau này là Lý Tư Cả hai cùng đi theo chủ trương của Tuân Tử là dùng lễ để cai trị đất nước Do lễ và pháp rất gần nhau nên về sau Hàn Phi Tử đã nghiêng hẳn sang tư tưởng pháp trị Xét về khía cạnh này, ông triệt để hơn hẳn thầy dạy của mình.
Từ trường học của Tuân Tử ở nước Tể trở về, thấy nước Hàn ngày một suy yếu, ông đã nhiều lẩn dâng thư cho vua Hàn mong muốn được thực hiện cuộc cải cách toàn diện nước này, nhưng không được chấp thuận Mong muốn từ nhỏ đã trở nên vô vọng, ông quyết tâm xây dựng một học thuyết có tính hệ thống để cho đời sau sử dụng với nội dung chủ yếu là phục vụ cai trị, quản lý đất nước.
Năm 224 tr.CN, nước Tần cho quân đội tiến đánh và chiếm được 13 thành của nước Hàn, Hàn Phi lại nhiều lần dâng sớ lên vua Hàn để trình bày kế sách cứu nước của mình nhưng vua Hàn không nghe lời tâu trình ông Tuy nhiên, tập Đại thành của ông đã đến tay vua Tần Tần Thủy Hoàng đọc hai thiên Cô phẫn và Ngũ đổ trong tác phẩm của Hàn Phi đã thán phục vô cùng, nghĩ đó là tác phẩm của bậc tiền nhân, hận nỗi không gặp được tác giả Lý Tư – tể tướng của nước Tần khi đó, liền nói với Tần Thủy Hoàng rằng đó là bạn học của mình viết, ông đã thốt lên: “Ta được làm bạn với con người này thì có chết cũng không uổng“.
Cùng thời điểm này, Hàn Phi Tử sang Tần làm nhiệm vụ cứu nước Hàn, cũng là thực hiện lý tưởng của mình Hàn Phi dâng vua Tần bài Tần Hàn, ra sức thuyết phục nước Tần đừng đánh nước Hàn Lý Tư cho rằng, Hàn Phi chỉ mưu cầu làm lợi cho nước Hàn mà làm hại cho nước Tần, cùng với lòng ghen tài, đố kỵ, Lý Tư đã thừa dịp nói xấu Hàn Phi để Tần Thủy Hoàng giam ông vào ngục Trong ngục, Hàn Phi viết bài Sơ kiến Tần, vua Tần xem xong vô cùng tâm đắc Lý Tư sợ rằng vua Tần thực sự muốn tin dùng Hàn Phi sẽ ảnh hưởng tới tiền đồ của mình, bèn cho người ép ông phải uống thuốc độc tự sát Một nhà tư tưởng có chí lớn chưa được đem ra thi thố đã phải nuốt hận mà ra đi Mười hai năm sau khi ông qua đời, Tần
Trang 12Thủy Hoàng đã vận dụng học thuyết của Hàn Phi để thống nhất Trung Quốc Tư tưởng của Hàn Phi phù hợp với thời điểm lịch sử đó, phản ánh đúng xu thế phát triển của xã hội, có tác dụng làm chuyển biến xã hội lên một tầm cao mới, đã được nước Tần đón nhận và thực hiện.
Về tác phẩm, theo Tư Mã Thiên, sách của Hàn Phi gồm trên một vạn chữ Khoảng 300 năm sau khi Hàn Phi mất, Lưu Hướng thu thập các tác phẩm của ông sắp thành 20 quyển gồm 55 thiên, trình bày những tư tưởng và đường lối cai trị đất nước của Hàn Phi Tử.
3.2 Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến nhiều nhất: Xuân thu và Chiến quốc Thời Xuân thu (770-403 TCN) là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, đây chính là thời kỳ sinh sống của Lão Tử, Khổng Tử (551-479 TCN).
Thời Chiến quốc (403-221 TCN) từ gần cuối đời Uy Liệt Vương, tới khi nhà Tần diệt nhà Tề thống nhất đất nước, đó là thời kỳ sinh sống của Hàn Phi Tử (280-233 TCN).
So với thời Xuân Thu thì Chiến Quốc loạn lạc và bất ổn định hơn về chính trị, nhưng lại phát triển hơn về kinh tế Trong thời Xuân Thu, công cụ sản xuất và khí giới chủ yếu là bằng đồng Sắt bắt đầu được dùng cuối thời kỳ này và trở nên thông dụng vào thời Chiến Quốc, do đó, thúc đẩy việc mở rộng đất đai nông nghiệp, tăng năng suất lao động Đây là thời kỳ đạo đức suy đồi, người ta chỉ tìm mọi cách để tranh lợi Quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa truỵ lạc; chiến tranh kéo dài liên miên khiến cho đời sống của nhân dân càng thêm đói khổ cùng cực Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức có sự chia rẽ về tư tưởng.
3.3 Tư tưởng pháp gia của Hàn Phi
Thời Chiến Quốc chính là thời kỳ lịch sử phát triển rực rỡ về tư tưởng “trăm hoa đua nở”, “bách gia chư tử”.
Ở thời kỳ này có 3 dòng tư tưởng lớn nhất cùng tồn tại đó là :
- Phái thứ nhất có Nho gia và Mặc Tử, Khổng Tử muốn khôi phục nhà Chu Mặc Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử thấy nhà Chu suy quá, không cứu được, lại mong có vị minh quân thay Chu thống nhất Trung Hoa bằng chính sách Đức trị có sửa đổi ít nhiều.