1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự hình thành và phát triển thể chế tư pháp việt nam qua các bản hiến pháp 1

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự hình thành và phát triển thể chế tư pháp Việt Nam qua các bản hiến pháp
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Khái niệm Tư pháp trong Nhà nước XHCN Việt Nam là một bộ phận của quyền lực nhà nước - quyền xét xử do Tòa án nhân dân thực hiện dựa trên hệ thống thể chế, thiết chế và các hoạt động tố

Trang 1

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC - -

TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẾ TƯ PHÁP VIỆT NAM QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP

Giảng viên:

Học viên:

Lớp: Chính trị phát triển K40B1 – Học viện

Hà Nội - 2022

Trang 2

MỞ ĐẦU……… 1

NỘI DUNG……… 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ PHÁP………… 2

1.1.Khái niệm, đặc điểm của tư pháp………

2 1.2 Thể chế và thiết chế tư pháp trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam……… 3

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẾ TƯ PHÁP TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP……… 7

2.1 Thể chế tư pháp trong Hiến pháp năm 1946……… 7

1.2 Thể chế tư pháp trong Hiến pháp năm 1959……… 8

2.3 Thể chế tư pháp trong Hiến pháp năm 1980……… 10

2.4 Thể chế tư pháp trong Hiến pháp 1992……… 12

2.5 Thể chế tư pháp trong Hiến pháp năm 2013……… 15

KẾT LUẬN ……… 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 21

Trang 3

Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay, nước ta đãban hành năm bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm2001), Hiến pháp năm 2013 Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong nhữnghoàn cảnh thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa quan điểm, đường lối,chủ trương cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho từng giai đoạn pháttriển của đất nước Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý đặc biệtquan trọng, là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước làm căn cứ ban hành cácvăn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật, thể hiện rõ nét bản chất dân chủ,tiến bộ của Nhà nước Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ luôn xác định nhữngvấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội, bản chất nhà nước,chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, quyền con người

Thể chế tư pháp Việt Nam ra đời cùng với sự ra đời của nước Việt Namdân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập có vai trò quan trọng tronghoạt động nhà nước và góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố chínhquyền nhân dân mạnh mẽ và sáng suốt Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tưpháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền, góp phần thực hiện chế độpháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi của Nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ củata” Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội và thể chế nhà nước, thể chế tưpháp ngày càng hoàn thiện Điều này thể hiện ngay trong những quy định củacác bản Hiến pháp

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ PHÁP

I.1 Khái niệm, đặc điểm của tư pháp

1.1.1 Khái niệm

Tư pháp trong Nhà nước XHCN Việt Nam là một bộ phận của quyền lựcnhà nước - quyền xét xử do Tòa án nhân dân thực hiện dựa trên hệ thống thểchế, thiết chế và các hoạt động tố tụng để xét xử, giải quyết xung đột trong cácquan hệ xã hội nhằm bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệchế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyển và lợỉ ích hợp pháp của tổchức, cá nhân

1.1.2 Đặc điểm của tư pháp trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một là, tư pháp là một thiết chế quyền lực nhà nước thực hiện chức năng

tư pháp (xét xử, kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố) Nhấnmạnh điều này có ý nghĩa quan trọng không chỉ về phương pháp luận mà còn làthực tiễn Cơ quan tư pháp (cùng với cơ quan hành pháp) là biểu hiện và

“chuyển tải” quyền lực của Nhà nước Pháp luật do Nhà nước ban hành thôngqua các kênh dẫn này để đi vào cuộc sống Nếu quyền lực nhà nước được thểhiện đầy đủ và đúng đắn qua hoạt động lập pháp, lập quy nhưng hệ thống

“chuyển tải” quyền lực nói trên không tốt thì sẽ hạn chế không nhỏ, thậm chícòn làm suy giảm đến hiệu lực và hiệu quả của quyền lực nhà nước Ngược lại,nếu các cơ quan tư pháp làm tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thìhoạt động của các cơ quan này sẽ có tác động tích cực đối với hoạt động lậppháp, lập quy, đồng thời đóng vai trò quyết định củng cố và tăng cường quyềnlực nhà nước trong đời sống xã hội, bảo đảm pháp chế XHCN

Các cơ quan tư pháp là những cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn pháp luậtbằng cách được phép áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết do pháp luật quyđịnh để nhanh chóng phát hiện một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời mọi hành

Trang 5

vi phạm tội và xử lý công minh các hành vi đó Đồng thời, cơ quan tư pháp lànhững phương tiện hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tổ chức Hoạt động của các cơ quan tư pháp liên quan trực tiếp đến cácquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, do đó, các cơ quan tư pháp, đặc biệt làTòa án là biểu tượng đặc trưng của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.Hai là, tư pháp là cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước thực thi cáchoạt động tư pháp.Do quyền tư pháp đồng nghĩa với quyền xét xử nên cơ quan

tư pháp cũng chính là cơ quan xét xử Thực hiện quyền xét xử, cơ quan xét xửđược quyền phán quyết, ra bản án về một sự kiện có tính xung đột, tranh chấp

và vấn đề chính yếu là phán quyết của cơ quan xét xử lại có hiệu lực pháp lýnhư một quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có liênquan nghiêm chỉnh thi hành Cơ quan tư pháp là có vị trí, vai trò, chức năng độclập và rất quan trọng trong bộ máy nhà nước Pháp chế xã hội chủ nghĩa cóđược thực hiện đầy đủ và nghiêm minh hay không, kỷ cương phép nước có tốthay không, đất nước có phát triển hay không có phần đóng góp không nhỏ củacác cơ quan tư pháp Trong hệ thống cơ quan tư pháp, mỗi cơ quan có vai trò,chức năng cũng như vị trí độc lập tương đối với các cơ quan khác trong cùng hệthống Tuy nhiên, tất cả các cơ quan này đều thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ

xã hội chủ nghĩa, pháp chế, trật tự pháp luật, quyền và lợi ích của công dân, lợiích của xã hội

Ba là, tư pháp được tổ chức và hoạt động mang tính độc lập nhằm bảođảm việc xét xử và giải quyết xung đột xã hội một cách khách quan.Tổ chứcTòa án nhân dân theo cấp xét xử theo quy định của Hiến pháp năm 2013 vàLuật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 là mô hình bảo đảm tính độc lập tronghoạt động xét xử của Tòa án Cơ quan xét xử - Tòa án, độc lập và chỉ tuân theopháp luật trong hoạt động chức năng của mình

1.2 Thể chế và thiết chế tư pháp trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.2.1 Thể chế tư pháp trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 6

Thể chế tư pháp trong Nhà nước XHCN Việt Nam được hiểu là toàn bộcác quy định pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Tòa ánnhân dân Những quy định này thể hiện các khía cạnh cơ bản:

- Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân:Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân được quy định Hiến pháp năm

2013 ; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

- Quy định về tổ chức và hoạt động, nguyên tắc tổ chức và hoạt động củaTòa án nhân dân: Những vấn đề này được quy định trong các điều luật của Hiếnpháp năm 2013 , và được cụ thể hóa trongLuật Tổ chức Tòa án nhân dân năm

2014, Bộ luật Tố tựng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính

và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

- Quy định về các chức danh trong Tòa án nhân dân: Bao gồm: Chánh án,Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký phiên tòa Tùy theo từngchức danh, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm, nhiệm kỳ,ngạch, cũng như chế độ, chính sách cho từng chức danh được quy định cụ thểtrong đạo luật về tổ chức tòa án nhân dân

- Quy định về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân:Số lượng thẩmphán; biên chế, kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân; chế độ, chính sách đốivới công chức, viên chức, người lao động khác của Tòa án nhân dân

1.2.2 Thiết chế tư pháp trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: “Tòa án có vị trí trung tâm và xét

xử là nhiệm vụ trọng tâm” Trên cơ sở đó, Hiến pháp năm 2013 quy định:Tòa

án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiệnquyền tư pháp; Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa ánkhác do luật định; Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyềncon người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Trang 7

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về tổ chức Tòa ánnhân dân, gồm có: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa ánnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự

Hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức theo cấp xét xử, không phụthuộc vào địa giới hành chính; trong đó:

(1) Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộnghòa XHCN Việt Nam; Giám đốc thẩm, tái thẩm cao nhất và làm nhiệm vụ tổngkết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạtđộng xét xử trên phạm vi toàn quốc

(2) Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền:

- Xét xử phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa ánnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theolãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định củaluật tố tụng;

- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaTòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dânhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩmquyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

(3) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩmquyền:

- Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật;

- Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dânhuyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực phápluật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra bản án, quyế định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhândân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có

vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến

Trang 8

nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối caoxem xét, kháng nghị;

- Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật

(4) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tươngđương có thẩm quyền:

- Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật

Theo quy định hiện nay chỉ còn Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện làgắn với địa giới hành chính Tuy nhiên theo yêu cầu cải cách tư pháp về cơ bản

tổ chức Tòa án nhân dân đã hướng tổ chức theo cấp xét xử, bảo đảm tính độclập trong thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân.Gg

Trang 9

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẾ TƯ PHÁP TRONG CÁC

BẢN HIẾN PHÁP

2.1 Thể chế tư pháp trong Hiến pháp năm 1946

Hiến pháp 1946 ra đời trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử sau cuộc Cáchmạng tháng Tám năm 1945 thành công Tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, chủtịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt NamDân chủ Cộng hòa Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủtịch Hồ Chí Minh đã xác định việc xây dựng một bản hiến pháp dân chủ là mộttrong sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ Ngày 20/9/1945, Chính phủ lâmthời ra sắc lệnh thành lập Ban dự thảo hiến pháp gồm 7 người, đại diện chonhiều tổ chức, đảng phái khác nhau do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Đầutháng 11/1945, bản dự thảo đã hoàn thành công việc và được công bố cho toàndân thảo luận Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiếncho bản dự thảo với những nội dung mơ ước bao đời về độc lập, tự do Ban dựthảo đã tổng kết các ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân và xây dựng Bản

dự thảo cuối cùng để đưa ra Quốc hội xem xét, thông qua Ngày 9/11/1946, tại

kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I đã thảo luận và thông qua bản Hiến pháp đầutiên của đấtnước Hiến pháp năm 1946 ra đời đã tuyên bố với tất cả các quốcgia, dân tộc trên thế giới rằng, nước Việt Nam là một nước độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dânkhông phân biệt gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo và các quyền tự do dânchủ của nhân dân được bảo đảm thực hiện

Điều thứ 63, hiến pháp 1946 quy định: Cơ quan tư pháp của nước ViệtNam dân chủ cộng hoà gồm có: a) Toà án tối cao b) Các toà án phúc thẩm c)Các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp

Điều thứ 64: Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm

Trang 10

Điều thứ 65: Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân đểhoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phánnếu là việc đại hình.

Điều thứ 66: Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trướcToà án

Điều thứ 67: Các phiên toà án đều phải công khai, trừ những trường hợpđặc biệt; Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư

Điều thứ 68: Cấm không được tra tấn, đánh đập, ngược đãi những bị cáo

và tội nhân

Điều thứ 69: Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo phápluật, các cơ quan khác không được can thiệp.Các viên thẩm phán đều do Chínhphủ bổ nhiệm

Bản Hiến pháp 1946 là Hiến pháp dân chủ nhân dân Tuy nhiên, do hoàncảnh chiến tranh (10 ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc khángchiến toàn quốc bùng nổ) bản Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công

bố, nhưng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần của các quyđịnh trong Hiến pháp năm 1946 đã được thực hiện trên thực tế căn cứ vào tìnhhình cụ thể

1.2 Thể chế tư pháp trong Hiến pháp năm 1959

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc đi lên xây dựng chủnghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh để hoàn thành cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình,nhưng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới cần được bổ sung, thay đổi

Vì vậy, tại kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa I đã quyết định sửa đổi Hiến phápnăm 1946 và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi bao gồm 28 thành viên,

do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban Sau khi làm xong Bản dự thảo đầutiên, tháng 7/1958, Bản dự thảo được đưa ra thảo luận trong đội ngũ cán bộtrung cấp và cao cấp thuộc các cơ quan quân, dân, chính, đảng Ngày 1/4/1959,bản dự thảo được công bố để toàn dân thảo luận và tham gia đóng góp ý kiến

Trang 11

Cuộc thảo luận này kéo dài trong 4 tháng với sự tham gia sôi nổi, tích cực củacác tầng lớp nhân dân lao động Ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hộikhóa I đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp sửa đổi và ngày 1/1/1960, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh công bố Hiến pháp Với 10 chương, 112 điều, Hiếnpháp năm 1959 đã phát huy tinh thần của Hiến pháp năm 1946, đồng thời phảnánh đầy đủ tình hình thực tế của chế độ ta do cuộc cách mạng phản đế, phảnphong thắng lợi đã mang lại, phản ánh đúng đắn con đường đang tiến lên củadân tộc Là bản Hiến pháp của một nước dân chủ nhân dân tiến dần lên chủnghĩa xã hội, Hiến pháp năm 1959 khẳng định nước Việt Nam là một nướcthống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau, tổ chức theo chính thể Nhà nước dân chủcộng hòa, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân, các quyền tự do dân chủ đượcbảo đảm Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hộiđồng nhân dân các cấp do Nhân dân bầu ra Quốc hội, Hội đồng nhân dân cáccấp và các cơ quan nhà nước khác thực hành theo nguyên tắc tập trung dânchủ…

So với Hiến pháp năm 1946, thể chế tư pháp có nhiều thay đổi Theo Hiếnpháp năm 1959, hệ thống toà án ở nước ta bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tòa ánnhân dân địa phương và toà án quân sự Ngoài ra, trong trường hợp xét xử những vụ

án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt Chế độ bổ nhiệmthẩm phán bị bãi bỏ và thực hiện chế độ thẩm phán bầu Việc xét xử ở các tòa ánnhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật Khi xét xử,hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán

Theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước của các nước Xã hội chủ nghĩa, Hiếnpháp năm 1959 đã quy định việc thành lập hệ thống viện kiểm sát nhân dân để thựchiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật Hệ thống viện kiểm sát bao gồmViện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân địa phương và viện kiểm sátquân sự

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w