107 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .... Xuất phát từ những lý do trên, Công ty Cổ phần Sả
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Xuất xứ dự án 5
1.1 Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của Dự án 5
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 6
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 7
1.4 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng của khu công nghiệp 9
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 10
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 10
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 16
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 17
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 17
4 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 20
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 23
5.1 Thông tin về dự án 23
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường: 24
CHƯƠNG 1 26
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 26
1.1 Thông tin chung dự án 26
1.2 Các hạng mục công trình của Dự án 36
1.2.1 Cơ cấu sử dụng đất của dự án 36
1.2.2 Các hạng mục công trình của dự án 39
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 48
Trang 41.3.2 Sản phẩm đầu ra của dự án: 54
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 55
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 70
1.6 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 80
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 85
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 85
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 85
2.1.2 Điều kiện khí hậu 89
2.1.3 Điều kiện thủy văn - hải văn 93
2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 95
2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 101
2.2 Một số thông tin về KCN Cái Mép 101
2.3 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 105
2.3.1 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với tình hình kinh tế - xã hội khu vực dự án 105
2.3.2 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với sức chịu tải của môi trường: 105
CHƯƠNG 3 107
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 107
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng dự án 109
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 109
3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 143
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 154
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 154
3.2.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 186
3.2.3 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án 200 3.2.2.4 Giảm thiểu tai nạn lao động 207
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 207
Trang 53.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và kế hoạch xây
lắp của dự án 207
3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý và vận hành các công trình bảo vệ môi trường 208
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá dự báo 209
CHƯƠNG 4 214
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 214
4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 214
4.2 Chương trình giám sát môi trường của dự án 218
4.2.1 Mục tiêu của Chương trình 218
4.2.2 Nguyên tắc thiết kế 218
4.2.3 Yêu cầu của chương trình quan trắc, giám sát 218
4.2.4 Nội dung của Chương trình giám sát 218
CHƯƠNG 5: THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 221
5.1 Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 221
5.1.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 221
5.1.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 222
5.2 THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) 222
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 225
TÀI LIỆU THAM KHẢO 228
PHỤ LỤC 229
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD5 Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 20°C trong 5 ngày
BTCT
BVMT
Bê tông cốt thép Bảo vệ môi trường
CHXHCN
COD
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Nhu cầu oxy hóa học CTNH Chất thải nguy hại
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GPMB Giải phóng mặt bằng
KT-XH Kinh tế - xã hội
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VLXD
XLNT
Vật liệu xây dựng
Xử lý nước thải WHO Tổ chức Y tế thế giới
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ dự án
1.1 Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của Dự án
Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Phú Mỹ (PMP) được thành lập vào tháng 12 năm 2016, là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất nhựa thân thiện với môi trường ở Việt Nam Trước tình hình phát triển và mở rộng thị trường sản xuất nhựa trong nước hiện nay đồng thời hiệp định CPTPP được ký kết với mục đích là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, các doanh nghiệp sản xuất nhựa sẽ có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, Công ty đã và đang không ngừng mở rộng quy mô và gia tăng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường
Khu công nghiệp Cái Mép, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có diện tích 669,98 ha,
lĩnh vực khuyến khích thu hút đầu tư tại Khu công nghiệp bao gồm: Công nghiệp nặng cần có cảng chuyện dụng như hóa chất, khí đốt, luyện kim; các loại hình công nghiệp nhẹ; các loại hình công nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa tàu thuyền; chế biến thực phẩm; cảng, kho cảng, vận chuyển thủy Hiện nay, CCN
Cái Mép đã hoàn thiện 100% hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 phía Bắc và đang thu hút các đơn vị thứ cấp hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng % Với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, KCN Cái Mép, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành điểm nổi công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và khu vực miền Nam nói chung
Xuất phát từ những lý do trên, Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Phú Mỹ
(PMP) là nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu
và phát triển, sản xuất và cung cấp hạt nhựa phân hủy sinh học dùng cho thổi màng và ép phun, PMP cũng cung cấp các sản phẩm cuối làm từ nhựa thân thiện với môi trường như bao bì (túi cuộn đựng thực phẩm, túi T-shirt, túi rác, …), dao, muỗng, nĩa, dùng một lần, nắp chai nhựa, v.v…đã quyết định đầu tư xây
dựng Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ” tại Khu
công nghiệp Cái Mép, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với quy mô công suất 300.000 tấn sản phẩm/năm Dự án đã được Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 115/QĐ-BQL ngày 27/9/2017 và được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1415/QĐ-UBND ngày 05/6/2019 Nội dung chính của dự án cụ thể như sau:
- Tổng diện tích của dự án là 159.986,512 m 2 (16 ha)
- Quy mô, công suất: Xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất hạt nhựa polypropylene từ khí propan tại Lô 11CN, 12CN và 13CN, Khu công nghiệp Cái Mép, xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm:
Trang 8+ Phân xưởng sản xuất propylene từ khí propane (phân xưởng PDH), công suất 305.000 tấn/năm
+ Phân xưởng sản xuất polypropylene từ propylene, công suất 300.000 tấn/năm
Giai đoạn 2019-2023, do diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19, Công ty chỉ mới tiến hành hoàn tất hạng mục san nền cho dự án (đánh
giá khối lượng thực hiện khoảng 20% tổng khối lượng xây dựng của dự án)
Đến thời điểm hiện tại, để phù hợp với hiệu quả đầu tư và phù hợp với thực tế,
Công ty đã tiến hành lập dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ (điều chỉnh)” với mục tiêu điều chỉnh nguồn nguyên liệu sản xuất và
một số công đoạn sản xuất, dẫn đến tăng lượng nước thải phát sinh Dự án điều chỉnh đã được Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận điều chỉnh Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 54/QĐ-BQL ngày 25/3/2024 Nội dung chính của dự án điều chỉnh cụ thể như sau:
- Tổng diện tích của dự án là 159.986,512 m 2 (không thay đổi)
- Quy mô, công suất (không thay đổi):
+ Phân xưởng sản xuất propylene từ khí propane (phân xưởng PDH), công suất 305.000 tấn/năm
+ Phân xưởng sản xuất polypropylene từ propylene, công suất 300.000 tấn/năm
- Thay đổi tiến độ thực hiện dự án
- Thay đổi quy mô các hạng mục công trình theo hồ sơ thiết kế mới
Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ (điều chỉnh)”
thuộc mục số 7 của Phụ lục II và mục số 3 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ
Môi trường, dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ (điều chỉnh)” thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Thực hiện
theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản dưới luật có liên quan, Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Phú Mỹ (PMP) phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt trước khi thực hiện dự án
Loại hình dự án: Dự án điều chỉnh
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
- Phê duyệt đăng ký đầu tư: Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(tại Quyết định số /QĐ-BQL ngày /3/2024 về việc chấp thuận điều chỉnh Chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ)
- Phê duyệt Dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Phú Mỹ (PMP)
Trang 91.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
1.3.1 Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Dự án phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg, ngày 13/4/2022 Tất cả nguồn thải của Dự án điều được kiểm soát, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước
- Dự án phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ
2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020: Hiện nay, quy hoạch đang được các cơ quan chức năng xây dựng, soạn thảo và chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Vì vậy, báo cáo ĐTM chưa có cơ sở để xem xét sự phù hợp của Dự
án với quy hoạch này Theo dự thảo sơ bộ của Quy hoạch, môi trường được phân vùng theo 3 cấp độ nhạy cảm - Vùng cấp độ 1 là vùng bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm: Khu dân cư tập trung, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng nước cấp cho mục đích sinh hoạt hoặc có các yếu tố, đối tượng nhạy cảm khác cần bảo vệ nghiêm ngặt, vùng có độ cao từ 1.000 m trở lên so với mặt nước biển - Vùng cấp độ 2 là vùng hạn chế tác động, bao gồm: vùng đệm của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng thuộc khu di sản thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực có đa dạng sinh học cao, hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh quan trọng cần được bảo vệ; các khu vực có
độ cao từ 300m đến 1.000m so với mặt nước biển - Vùng cấp độ 3 là vùng khác còn lại trên địa bàn quản lý Dự án được thực hiện tại Khu công nghiệp Cái Mép, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được quy hoạch để sản xuất công nghiệp (phù hợp với kế hoạch sử dụng đất tại địa phương) và các mối liên hệ vùng (sẽ trình bày tại nội dung tiếp theo) không thuộc diện vùng cấp độ 1 (vùng bảo vệ nghiêm ngặt) và vùng 2 (vùng hạn chế tác động)
- Dự án phù hợp với phân vùng môi trường trong Quy hoạch quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1629/QĐ-TTG ngày 16/12/2023 Theo
đó, tỉnh được phân làm 03 vùng:
Trang 10- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm các khu vực nội thành của thành phố mới Phú Mỹ thuộc quy hoạch khu chức năng dân dụng ở phía Đông Quốc lộ 51, vùng nội thành thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, các đô thị du lịch Long Điền - Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm, Bình Châu và Côn Đảo; các hồ chứa nước Sông Ray, Đá Đen, Châu Pha, Suối Nhum; An Hải, Quang Trung 1, Quang Trung 2 và các hồ khác đã được tỉnh quy hoạch làm nguồn nước cấp; Vườn quốc gia Côn Đảo và Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu; khu vực 1 của các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh
- Vùng hạn chế phát thải bao gồm các khu vực rừng ngập mặn thuộc diện tích rừng phòng hộ theo quy hoạch tại cửa sông Cái Mép và ven vịnh Gành Rái; các thị trấn Ngãi Giao, Kim Long, Phước Bửu, Hòa Bình, Đất Đỏ; khu vực ngoại thành, ngoại thị thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ,
đô thị Long Điền - Long Hải; các bãi tắm từ Vũng Tàu đến Bình Châu (Xuyên Mộc) và Côn Đảo; khu vực nuôi thủy sản tập trung; hành lang bảo vệ nguồn nước mặt các sông, suối dẫn về các hồ chứa nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt ở Bà Rịa - Vũng Tàu
- Vùng khác gồm vùng quy hoạch khu chức năng ngoài dân dụng của thành phố Vũng Tàu, thành phố mới Phú Mỹ; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cảng biển, cảng thủy nội địa; vùng sinh thái nông nghiệp (lúa, rau màu), thủy sản, nông thôn có địa hình thấp ven biển phía Đông; vùng sinh thái nông nghiệp (cây công nghiệp), nông thôn có địa hình cao phía Bắc
Dự án thuộc điểm 3, mục III của phụ lục XVII, ban hành theo Quyết định
số 1629/QĐ-TTG ngày 16/12/2023 (toàn bộ diện tích các KCN, CCN, cảng hiện
hữu trên địa bàn tỉnh), không thuộc Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và Vùng hạn chế phát thải
1.3.2 Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam
Trong Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, Điều 1, Điểm 2, Mục
tiêu phát triển có nêu rõ: “Phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên để nâng cao giá trị tăng sản phẩm khí, tạo ra các nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, hướng tới xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu.”
Như vậy, Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ nằm trong quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam Điều này có thể thấy việc đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất hạt nhựa polypropylene Phú Mỹ với công suất 300.000 tấn/năm) hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam
Trang 111.3.2 Mối quan hệ của dự án các quy hoạch và quy định khác của pháp luật
- Dự án phù hợp với Quy hoạch quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1629/QĐ-TTG ngày 16/12/2023 Theo đó, loại hình sản xuất công nghiệp của Dự án thuộc ngành công nghiệp hóa dầu, hoàn toàn phù hợp với
Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng của quy hoạch: ưu tiên phát triển công nghiệp hóa dầu, sản phẩm hạ nguồn của ngành công nghiệp hóa dầu, chế biến sản phẩm từ dầu, hóa chất; công nghiệp hỗ trợ khai thác dầu khí và
các ngành dịch vụ dầu khí
- Dự án phù hợp với danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (thuộc danh mục Sản xuất hóa dầu - nhóm ngành khoa học công nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu, công nghệ thông tin);
Có thể thấy, Dự án triển khai hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
1.3.3 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác
Địa điểm thực hiện dự án tại Lô 11CN, 12CN và 13CN, Khu công nghiệp Cái Mép, xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CP 968679 ngày 10/7/2019 của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Xung quanh dự án có một số các cơ sở
sản xuất công nghiệp khác đang hoạt động vào KCN
1.4 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng của khu công nghiệp
Dự án “ Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ (điều chỉnh)”
nằm tại Lô 11CN, 12CN và 13CN, Khu công nghiệp Cái Mép, xã Tân Phước, thị
xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Khu công nghiệp Cái Mép đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật tại Quyết định số 339/2002/QĐ-TTg ngày 10/5/2002 và được Bộ Xây dựng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2005/QĐ-BXD ngày 27/10/2005 Khu công nghiệp đã hoàn thiện các thủ tục môi trường: Được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1683/QĐ-BTNMT ngày 14/11/2006; xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường giai đoạn 1 phía Bắc – hạng mục trạm XLNT tập trung công suất 4.000 m3/ngày đêm tại Giấy xác nhận số 59/GXN-BTNMT ngày 11/5/2022 và cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước số 106/GP-BTNMT ngày 16/5/2022
Các lĩnh vực, ngành nghề được thu hút đầu tư tại KCN Cái Mép bao gồm: Các loại hình công nghiệp nặng cần có cảng chuyện dụng như hóa chất, khí đốt, luyện kim; các loại hình công nghiệp nhẹ; các loại hình công nghiệp cơ khí chế tạo, sửa
Trang 12chữa tàu thuyền; chế biến thực phẩm; cảng, kho cảng, vận chuyển thủy,
Dự án thuộc loại hình sản xuất Lọc, hóa dầu hoàn toàn phù hợp với loại hình ngành nghề công nghiệp nặng cần có cảng chuyện dụng như hóa chất, khí đốt, luyện kim được phép thu hút vào KCN Cái Mép Mặt khác, Dự án cũng đã được Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận điều chỉnh Chủ trương đầu tư tại Quyết định số ./QĐ-BQL ngày /3/2024, do
đó, Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ (điều chỉnh)” của Công ty cổ phần Sản xuất nhựa Phú Mỹ hoàn toàn phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư của KCN Cái Mép
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
2.1.1 Các văn bản pháp luật
Luật:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022;
- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;
- Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001và có hiệu lực từ ngày
Trang 1304/10/2001;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực từ 01/7/2016
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010, có hiệu lực từ 01/07/2011
- Luật Hóa Chất số 06/2007/QH12 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2008;
- Luật số 68/2006/QH11 – Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007
- Luật Chuyển Giao Công Nghệ số 07/2017/QH14 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua thông qua ngày 17/06/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2021
Nghị định:
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường
- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định
về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy chữa cháy;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
Trang 14- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/ 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 44/2015 ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP, ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18/6/2015 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
- Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng năm năm 2018 của Chính phủ về sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiêt thi hành một số điều luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Thông tư:
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng Quy định
về quản lý CTR xây dựng;
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ công
an Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy
- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
Trang 15- Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 15/10/2021 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải
- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ xây dựng Quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng;
- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/8/2019 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng
10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Thông tư số 07/2010/BXD ngày 28/7/2010 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình
- Thông tư 02/2015/T-BTNMT ngày 27/1/2015 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;
- Thông tư số 30/2011/TT-BCT ngày 10/8/2011 của Bộ công thương quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử
Trang 16Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh
- Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 về hướng dẫn đảm bảo
an ninh nguồn phóng xạ;
- Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21/07/2015 Sửa đổi, bổ sung thông
tư số 23/2010/TT-BKNCN ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ;
- Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Giấy xác nhận số 59/GXN-BTNMT ngày 11/05/2022 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của giai đoạn 1, phía Bắc Khu công nghiệp Cái Mép của dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh
hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cái Mép, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” – Hạng mục Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 4.000 m3/ngày đêm
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 106/GP-BTNMT ngày 16/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Tổng công ty xây dựng Sài Gòn – TNHH Một thành viên
- Quyết định số 2005/QĐ-BXD ngày 27/10/2005 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cái Mép, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Quyết định số 395/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 10/04/1998 về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan;
- Quyết định số 49/2017/QĐ-TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc thu dọn các công trình, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí
- Quyết định Số 880/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ
Trang 17về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;
- Quyết định số 146/QĐ-TTg của TTCP ban hành ngày 23/02/2023 về Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023
2.1.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường áp dụng
* Tiêu chuẩn, quy chuẩn
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
- QCVN 07-1:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình cấp nước;
- QCVN 07-2:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình thoát nước;
- QCVN 07-9:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng;
- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn bụi tại nơi làm việc;
- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;
Trang 18- TCVN 7957-2023 - Tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới công trình thoát nước;
- TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường – Phân loại
- TCVN 6706:2009 - Chất thải nguy hại – Phân loại
- TCVN 6707:2009 - Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo
- TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí
- TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết
kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
- TCXDVN 13606:2023 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 7570:2006 : Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 1771-1987 Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật;
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp
có thẩm quyền về dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 3502322503, đăng ký lần đầu ngày 09 tháng 12 năm 2016, đăng ký thay đổi lần 7 ngày 28/4/2021
- Quyết đinh số 115/QĐ-BQL ngày 27/9/2017 của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ
- Quyết đinh số 140/QĐ-BQL ngày 03/9/2019 của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc chấp thuận đề nghị giãn tiến độ đầu
tư dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ
- Quyết đinh số 143/QĐ-BQL ngày 14/10/2020 của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ
- Quyết đinh số 54/QĐ-BQL ngày 25/3/2024 của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ (điều chỉnh)
Trang 19- Quyết định số 1415/QĐ-BTNMT ngày 05/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ”
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CP 968679 ngày 10/7/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Văn bản số 09/CV-CNTT ngày 26/1/2018 của Công ty TNHH cấp nước Tóc Tiên về việc cung cấp thông tin về hệ thống cấp nước và điểm đấu nối
- Văn bản số 464/SGCC-BQLCM ngày 20/11/2018 của Tổng công ty xây dựng Sài Gòn – TNHH Một thành viên về việc phản hồi đấu nối nước thải của nhà máy sản xuất nhựa Polypropylene Phú Mỹ
- Văn bản số 2314/SGTVT-QLKC ngày 12/10/2018 của Sở giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu về việc thỏa thuận đấu nối Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ vào đường TL 965
- Văn bản số 4640/PCBRVT-KHVT ngày 26/11/2018 của Công ty điện lực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc cấp điện cho dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa
PP Phú Mỹ, KCN Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ (điều chỉnh)”
- Hồ sơ thiết kế cơ sở các công trình xử lý chất thải của Dự án
- Các bản vẽ thiết kế sơ bộ dự án;
- Số liệu khảo sát về khí tượng thuỷ văn, tài liệu về địa lý tự nhiên, kinh
tế-xã hội, tình hình sức khoẻ cộng đồng khu vực
- Các kết quả phân tích môi trường nền, kết quả họp tham vấn ban quản lý CCN, tham vấn cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và môi trường
- Các bản nhận xét tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú
Mỹ (điều chỉnh)” do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Phú Mỹ thực hiện, với sự tư vấn của Công ty CP tư vấn Đầu tư Khoáng Sản Việt (KSV) Việc tiến hành quan trắc, phân tích hiện trạng môi trường do Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Môi trường triển khai
Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Khoáng sản Việt
Trang 20Địa chỉ: 1/8/15 Đường TTN 22, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: …
Đơn vị tư vấn, quan trắc, phân tích môi trường: Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Môi trường
Đại diện : Nguyễn Thị Thúy Vân Chức vụ: Người quản lý
Địa chỉ: 88 Đồng Nai, phường 15, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3977.8141; Fax: 028.3977.8142
Trung tâm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Vimcerts 101) kèm theo Quyết định số 1451/QĐ-BTNMT ngày 23/07/2021 về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và đã được Văn phòng công nhận chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, đánh giá phòng thí nghiệm
phù hợp các yêu cầu của ISO/IEC 17025:2017 mã số VILAS 687 (Chi tiết đính kèm phụ lục báo cáo)
Bảng 0.2 Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM
Học hàm /học
vị
Chức vụ hiện trong ĐTM Nội dung thực Chữ ký
1 Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Phú Mỹ
1 Phạm Tiến Dũng - Giám đốc Kiểm duyệt thông tin báo cáo
2 Phạm Văn Nghĩa -
Trưởng phòng PTDA
Phụ trách chung công tác lập báo cáo ĐTM
3 Thân Văn Linh - Kỹ sư công
nghệ Cung cấp thông tin dự án
2 Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Khoáng sản Việt
1 Trần Lương Kỳ - Giám đốc
Phụ trách chung công tác lập báo cáo
Trang 21TT Họ tên
Học hàm /học
5 Ngô Thị Vân Nga Cử
nhân Môi trường
Tham gia lập báo cáo ĐTM; Khảo sát khu vực thực hiện dự án, bản đồ quan trắc, giám sát môi trường
sỹ Môi trường
Tham gia lập báo cáo ĐTM, Khảo sát và lấy mẫu môi trường nền khu vực dự án
Dựa trên cơ sở quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, nghị định 08/2022/NĐ-CP Báo cáo ĐTM dự án được tiến hành theo các trình tự sau:
+ Bước 1: Nghiên cứu dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế cơ sở dự án;
+ Bước 2: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án; + Bước 3: Khảo sát, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường khu vực dự án; + Bước 4: Xác định các nguồn tác động, đối tượng và quy mô tác động Phân tích và đánh giá các tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và xã hội; + Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường của dự án;
+ Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án; + Bước 7: Hoàn thiện báo cáo ĐTM, tiến hành tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
+ Bước 8: Tham vấn cổng thông tin điện tử Bộ tài nguyên và môi trường + Bước 9: Tổng hợp báo cáo ĐTM của dự án và trình cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt
Trang 224 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Bảng 0.3 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
- Liệt kê các đối tượng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội
và các vấn đề môi trường liên quan trong quá trình triển khai các hoạt động của cơ sở
- Liệt kê các tác động môi trường, liệt kê các đối tượng bị tác động và các vấn đề môi trường liên quan đến từng hoạt động của cơ sở
- Chương 1: Liệt kê, mô tả các hạng mục của Dự
án và các vấn đề liên quan
- Chương 2: Liệt kê, thống kê số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường liên quan khác
- Chương 3: Nhận dạng tác động và đối tượng bị tác động môi trường
2
Phương pháp hệ
thống định lượng
tác động (IQS)
- Hệ thống định lượng tác động (IQS) được xây dựng dựa trên
sự kết hợp các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của các tổ chức E&P Forum, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Ngân hàng Thế giới (WB) Trong hệ thống IQS, mỗi tác động sau khi xác định sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố và các thông số đại diện Mỗi một thông số lại được xác định dựa vào hệ thống xếp loại đã được định nghĩa và thang điểm cụ thể Từ đó các tác động sẽ được phân tích, đánh giá và cho điểm tương ứng dựa trên các đặc điểm của tác động Tổng số điểm sẽ được tính toán dựa vào công thức đã xác định tương ứng với mức độ tổng thể
- Áp dụng ở chương 3 của báo cáo
3 Phương pháp
đánh giá nhanh
- Đánh giá các hoạt động, dự báo về thải lượng, nồng độ ô nhiễm đối với các nguồn thải hoặc tiếng ồn
- Đánh giá dự báo về mức độ, phạm vi, quy mô bị tác động
- Chương 2: Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường, sức chịu tải môi trường nền
- Chương 3: Đánh giá, so sánh các kết quả tính
Trang 23TT Tên
dựa trên cơ sở định lượng theo hệ số ô nhiễm từ các tài liệu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan môi trường Mỹ (USEPA)
toán dự báo ô nhiễm môi trường so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
4 Phương pháp ma
trận:
Xây dựng ma trận tương tác giữa hoạt động xây dựng, quá trình hoạt động và các tác động tới các yếu tố môi trường để xem xét đồng thời nhiều tác động
- Áp dụng ở chương 3 của báo cáo
5 Phương pháp mô
hình tính toán
Sử dụng phần mềm BREEZE AEMORD 7.9 cập nhật năm
2018 để mô phỏng khả năng phát tán khí thải từ các nguồn thải của dự án, trên cơ sở đó đánh giá mức độ tác động đến môi trường xung quanh
- Áp dụng ở chương 3 của báo cáo
II PHƯƠNG PHÁP KHÁC
3 Phương pháp điều
tra, khảo sát
- Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cơ sở
- Điều tra về đối tượng chịu tác động từ cơ sở
Chương 2: Mô tả về điều kiện tự nhiên và kinh tế -
- Chương 5: Nội dung, biện pháp và các kết quả tham vấn
- Được thể hiện trong toàn báo cáo
6 Phương pháp đo - Công ty phối hợp với đơn vị quan trắc tiến hành quan trắc Chương 2: Mục hiện trạng môi trường khu vực
Trang 24- Phương pháp lấy mẫu và đo đạc hiện trường được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của TCVN, QCVN
về lấy mẫu hiện trường Số liệu thu được đáng tin cậy
dự báo và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án (được thể hiện trong chương 2, 3)
- Chương 2: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu
- Chương 3: Dự báo đánh giá tác động, đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường
do hoạt động của cơ sở
8 Phương pháp kế
thừa
Tham khảo và kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của dự án đã được phê duyệt và các báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định
- Được thể hiện trong toàn báo cáo
9 Phương pháp
chập bản đồ
Dùng để thể hiện mối quan hệ giữa bản đồ sử dụng đất, quy hoạch xây dựng của dự án và vị trí dự án trên bản đồ vệ tinh của khu vực
Phương pháp này được sử dụng ở Chương 1 của báo cáo
Trang 255 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1 Thông tin về dự án
5.1.1 Thông tin chung
- Tên Dự án: “Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ (điều chỉnh)”
- Địa điểm thực hiện: Lô 11CN, 12CN và 13CN, Khu công nghiệp Cái Mép,
xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Tên chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Phú Mỹ
+ Người đại diện: Phạm Tiến Dũng Chức vụ: giám đốc
+ Địa chỉ trụ sở chính: Số 130 Ba Cu, phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Điện thoại: 0386705437;
+ Email: info@pmp.com.vn Website: www.pmp.com.vn
5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất
- Quy mô Công suất: Sản xuất hạt nhựa PP công suất 300.000 tấn/năm, trong đó:
+ Sản xuất Propylene từ Propane, công suất: 305.000 tấn/năm (Propylene đạt tiêu chuẩn để sản xuất Polymer);
+ Sản xuất Polypropylene từ Propylene, công suất 300.000 tấn/năm
- Diện tích: 159.986,512 m2 (16ha)
- Quy mô lao động: Khoảng 300 lao động
5.1.3 Công nghệ sản xuất
Dự án gồm 02 quy trình công nghệ chính, cụ thể:
+ Sản xuất Propylene từ Propane (PDH): Chuẩn bị nguyên liệu (Propane,
khí xả từ xưởng PP) → Phân tách (xúc tác, sử dụng chất hấp thụ và hóa chất) → Tái sinh xúc tác liên tục → Propylene
+ Quy trình sản xuất Polypropylene từ Propylene (PP): Chuẩn bị nguyên liệu
(Propylene, Hydro ) → Xúc tác → Tiền polymer hóa → Khử khí trong polymer → Sục hơi polymer → Tinh chế polymer → Bổ sung phụ gia và đùn ép → Phối trộn → Polypropylene → Đóng bao (hoặc silo chứa)
5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
5.1.4.1 Các hạng mục công trình của Dự án
Trang 26+ Phân xưởng sản xuất Propylene (PDH) có diện tích 21.204,00 m2, tại đây diễn ra quá trình khử hydro trong propane để tạo thành propylene
+ Phân xưởng sản xuất Polypropylene (PP) có diện tích 13.932,00 m2, tại đây đặt lò phản ứng diễn ra quá trình polymer hóa propylene thành polypropylene (PP)
- Các hạng mục công trình phụ trợ: Cổng và hàng rào; Nhà bảo vệ; Nhà hành chính; Nhà ăn; Nhà để xe cứu hoả; Phòng thí nghiệm; Nhà bảo trì; Nhà kho chứa hoá chất; Nhà điều hành trung tâm; Trạm biến áp; Hệ thống nhà kho
và đóng gói; Trạm bơm chữa cháy; Hệ thống giao thông nội bộ, sân bãi; hệ thống cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng, chống sét và một
số hạng mục công trình phụ trợ khác
- Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường:
+ Hệ thống thu gom, thoát nước mưa
+ Hệ thống thu gom, thoát nước thải
+ Hệ thống xử lý khí NOx công suất … m3/giờ
+ 02 bể tự hoại thể tích 25 m3/bể
+ 01 bể tách dầu mỡ khu vực nhà ăn thể tích 20m3
+ 01 trạm XLNT tập trung công suất 2.400 m3/ngày đêm
+ 01 Kho chứa chất thải rắn sản xuất thông thường
+ 01 Kho CTNH diện tích 40 m2
5.1.4.2 Hoạt động của dự án đầu tư:
- Hoạt động của các phân xưởng sản xuất:
+ Phân xưởng sản xuất propylene từ khí propane (phân xưởng PDH), công suất 305.000 tấn/năm
+ Phân xưởng sản xuất polypropylene từ propylene, công suất 300.000 tấn/năm
- Hoạt động của cán bộ, công nhân viên làm việc tại dự án
- Hoạt động của các công trình xử lý chất thải của dự án
5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:
Dự án không có yếu tố nhạy cảm theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:
Trang 27Bảng 0.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
TT Các hoạt
động Chất thải chính Đối tượng bị tác động
Quy mô, thời gian tác động
- Tiếng ồn
- Chất thải rắn
- Môi trường không khí:
Ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn;
- Môi trường kinh tế, xã hội: Kinh tế, giao thông;
- Con người: Sức khoẻ,
tính mạng con người
- Tác động tạm thời, gián đoạn, thời gian tác động trong giai đoạn triển khai xây
- Chất thải rắn:
Thực phẩm thừa, giấy loại, túi bóng,…
- Môi trường nước:
- Chất thải rắn:
thực phẩm thừa, giấy loại, túi bóng,…
- Môi trường nước:
- Quy mô lớn, tác động trong khu vực nhà máy và các khu vực lân cận; tác động trong thời gian dài suốt quá trình hoạt động của công ty
2 Hoạt động sản
xuất
- Bụi, khí thải từ sản xuất;
- Tiếng ồn từ máy móc thiết bị sản xuất, công nhân;
- Chất thải rắn sản xuất, CTNH;
- Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất
- Môi trường không khí:
ô nhiễm bụi trong khu vực làm việc, ô nhiễm tiếng ồn;
- Môi trường mỹ quan khu vực;
- Môi trường nước:
Nước mặt, nước ngầm;
- Môi trường đất: làm chết các vi sinh vật có lợi trong đất
Trang 28CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Thông tin chung dự án
1.1.1 Tên dự án
“Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ (điều chỉnh)”
1.1.2 Chủ dự án
- Tên chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Phú Mỹ
+ Người đại diện: Phạm Tiến Dũng Chức vụ: giám đốc
+ Địa chỉ trụ sở chính: Số 130 Ba Cu, phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Điện thoại: 0386705437;
+ Email: info@pmp.com.vn Website: www.pmp.com.vn
- Địa điểm thực hiện dự án: Lô 11CN, 12CN và 13CN, Khu công nghiệp Cái Mép, xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Nguồn vốn: Vốn tự có của Chủ đầu tư và huy động hợp pháp khác
km Phạm vi ranh giới của Dự án được xác định như sau:
- Phía Tây Bắc giáp đường tỉnh lộ 956, đối diện qua tỉnh lộ 956 là Nhà máy của Công ty Cổ phần Sản xuất và chế biến dầu khí Phú Mỹ và Kho cảng LPG;
- Phía Đông Bắc giáp đường ống dẫn LPG, condensate và Nhà máy của Công ty Cổ phần hóa chất Việt Nam;
- Phía Đông Nam giáp với đường nội bộ của Khu công nghiệp Cái Mép;
- Phía Tây Nam giáp với nhà máy dầu thực vật Tường An
Trang 29Ranh giới tọa độ khép góc dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1 Bảng thống kê mốc tọa độ ranh giới dự án
Tọa độ (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o )
Trang 30Hình 1.2 Vị trí địa lý Dự án trên bản đồ vệ tinh
Ranh giới dự
án
Trang 311.1.3.2 Mối tương quan của địa điểm thực hiện dự án đối với các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội
a) Các đối tượng tự nhiên
Hệ thống giao thông:
Giao thông ngoài KCN:
Cách 0,5km về phía Bắc Khu công nghiệp là Quốc lộ 51 có nền đường rộng 42–44 m, mặt đường 40–42 m thảm bê tông nhựa, 6 làn xe, tải trọng H30-XB80, đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng
Hình 1.1 Quốc Lộ 51 đoạn qua thị xã Phú Mỹ
Giao thông trong KCN:
- KCN đã hoàn thiện 100% các tuyến đường giao thông, các hệ thống thoát nước mặt, các trục đường chính và nội bộ đã được đổ bê tông và lắp đặt
bó vỉa Lộ giới đường rộng từ 11,5m đến 25m Mặt đường bê tông asphalt tính cho xe tải trọng tiêu chuẩn và kiểm toán với xe tải trọng H30
- Phía Tây dự án tiếp giáp tuyến đường vào cảng Cái Mép có chiều rộng mặt đường 20 m thảm bê tông nhựa, 4 làn xe, tải trọng H30-XB80, hè lát gạch BLOCK xi măng tự chèn, đặt trên lớp BTXM lót mác 150#, dày 10cm, đệm cát vàng dày 5cm Hố cây dùng đất hữu cơ, kích thước hố 1,5 x 1,5 x 1m
Trang 32Hình 1.3 Tuyến đường nội bộ CCN và tuyến đường vào cảng Cái Mép
Với hệ thống giao thông như trên sẽ rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị giai đoạn xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động của Dự án sau này
Hệ thống sông suối, ao hồ
Nước thải của dự án giai đoạn hoạt động được xả ra hệ thống thoát nước của Khu Công nghiệp Cái Mép Nguồn tiếp nhận nước thải của KCN là sông Thị Vải Sông Thị Vải là một nhánh sông nằm ở phía Đông Nam của hệ thống sông Đồng Nai — Sài Gòn thuộc địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và
TP Hồ Chí Minh Sông Thị vải dài khoảng 76 km, chiều rộng trung bình 400 -
650 m, độ sâu trung bình 22 m, nơi sâu nhất 60 m Cả lưu vực sông với địa hình trũng thấp tạo thành khu chứa nước mặn rộng lớn khi triều cường Vì thế, sông Thị Vải mang tính của một vũng biển hay một phần vịnh Gành Rái ăn sâu vào nội địa Biên độ triều rất cao, khoảng 492 cm, lưu tốc dòng chảy trung bình từ
50 - 100 cm/s, cực đại là 133 cm/s Sông Thị Vải chịu tác động lớn của thủy triều từ biển nên có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận chuyển của chất thải
Chế độ thủy triều: Triều lên lúc 4 - 9h sáng và 16 - 23h đêm, triều xuống lúc 9
- 16h và 23 - 4h sáng hôm sau Mực nước sông trung bình thay đổi từ 39 - 35 cm Mực nước cao nhất đã quan trắc được là +180 cm, mục nước thấp nhất là – 329
cm Giá trị trung bình của độ lớn thủy triều là 310 cm, độ lớn thủy triều lớn nhất là 465cm và độ lớn thủy triều nhỏ nhất là 141cm Lưu lượng nước cực đại pha triều rút là 3.400m3/s Lưu lượng nước cực đại pha triều lên là 2.300m3/s Lưu lượng nước mùa khô là 200m3/s thấp nhất 40 -50m3/s Lưu lượng nước mùa mưa 350 -
Trang 33Hình 1.1 Sông Thị Vải đoạn qua KCN Cái Mép
b) Các đối tượng kinh tế - xã hội
Khu dân cư, khu đô thị
Dự án nằm trong KCN nên không tiếp giáp với khu dân cư Khoảng cách từ
dự án tới khu dân cư gần nhất khoảng 3km về hướng Bắc,
Chủ dự án xây dựng trạm XLNT tập trung công suất 2.400 m3/ngày đêm để
xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của Dự án đạt tiêu chuẩn đấu nối KCN sau đó thoát ra hệ thống thu gom nước thải của KCN Cái Phép Trạm được thiết
kế với công nghệ hiện đại, xây dựng khép kín, có hệ thống thu gom và xử lý mùi, đảm bảo vệ sinh môi trường Khoảng cách từ trạm xử lý nước thải tập trung tới công trình dân dụng gần nhất là 100m, khoảng cách đến khu dân cư gần nhất khoảng 700m về hướng Tây Bắc, hoàn toàn phù hợp về khoảng cách ATMT theo QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
Các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Cách về phía Tây Bắc dự án khoảng 1,2km là khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (còn gọi là Rừng Sác) Đây là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài
Trang 34(Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000 với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam
- Tiếp giáp xung quanh khu vực dự án là các cơ sở sản xuất công nghiệp cơ cấu ngành nghề theo Quy hoạch được duyệt của KCN: Nhà máy sản xuất hạt
nhựa Polypropylene và Kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của Tập đoàn Hyosung – Hàn Quốc là dự án tương tự đang được triển khai xây dựng Ngoài ra còn có các nhà máy đã triển khai và đang đi vào hoạt động như Nhà máy của Công ty Cổ phần Sản xuất và chế biến dầu khí Phú Mỹ về phía Tây Bắc, phía Đông Bắc giáp Nhà máy của Công ty Cổ phần hóa chất Việt Nam, phía Tây Nam giáp với nhà máy dầu Trường An,
- Xung quanh phía các hộ dân cư bám Quốc Lộ 51, và các tuyến đường nội đô có các loại hình kinh doanh, dịch vụ cá thể Bao gồm các loại hình kinh doanh hộ gia đình, các văn phòng, công sở, …
Hình 1.4 Khoảng cách từ khu vực dự án đến các khu vực nhạy cảm
Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử
Xung quanh khu vực dự án không có các công trình di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo, công trình an ninh quốc phòng cần được khoanh vùng bảo vệ
Trang 35Hình 1.5 Hiện trạng khu đất thực hiện dự án
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật KCN Cái Mép
Khu công nghiệp Cái Mép đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1683/QĐ-BTNMT ngày 14/11/2006; xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường giai đoạn 1 phía Bắc – hạng mục trạm XLNT tập trung công suất 4.000 m3/ngày đêm tại Giấy xác nhận số 59/GXN-BTNMT ngày 11/5/2022 và cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước số 106/GP-BTNMT ngày 16/5/2022 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật KCN thời điểm hiện tại cụ thể như sau:
Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa
Mạng lưới thu gom, thoát nước thải:
Chủ hạ tầng KCN Cái Mép đã xây dựng mạng lưới thu gom nước thải dọc các tuyến đường nội bộ bằng tuyến cống ngầm HDPE D300-600mm với tổng chiều dài 3.770m để thu gom nước thải phát sinh từ các đơn vị thứ cấp dẫn về trạm XLNT tập trung của KCN để xử lý Nước thải sau xử lý tự chảy ra 01 của xả tại rạch Ngã
Tư bằng tuyến cống ngầm HDPE D400 dài 258m
Trạm xử lý nước thải tập trung KCN
Chủ hạ tầng KCN Cái Mép đã xây dựng 01 trạm XLNT công suất 4.000m3/ngày để xử lý nước thải phát sinh của giai đoạn 1, phía Bắc KCN Hiện nay, giai đoạn 1, phía Bắc KCN đã thu hút được các đơn vị thứ cấp đi vào sản xuất
ổn định với lượng nước thải phát sinh
Trang 36- Các nhà đầu tư thứ cấp có trách nhiệm xử lý nước thải phát sinh đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN hoặc theo biên bản đấu nối nước thải giữa đơn vị thứ cấp
và chủ hạ tầng CCN trước khi xả vào hệ thống thoát nước thải của KCN dẫn về trạm XLNT tập trung
- Nước thải sau xử lý tại Trạm XLNT công suất 4000m3/ngày.đêm theo đường ống HDPE D400 dài 258m xả ra rạch Ngã Tư, sau đó chảy ra sông Thị Vải tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nước thải được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A, Kq=0,9; Kf=1,0) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
Công nghệ xử lý của trạm XLNT tập trung của KCN như sau: Nước thải →
Hố thu → Thiết bị tách rác cơ giới → Bể tách dầu → Bể điều hòa → Bể keo tụ →
Bể tạo bông → Bể lắng hóa lý → Bể Anoxic → Bể hiếu khí MBBR → Bể sinh học hiếu khí → Bể lắng sinh học → Bể khử trùng → rạch Ngã Tư → Sông Thị Vải
Đánh giá khả năng đáp ứng của trạm XLNT KCN Cái Mép:
Hiện tại, giai đoạn 1, phía Bắc KCN Cái Mép đã gần lấp đầy thu hút được các
đơn vị thứ cấp đi vào hoạt động ổn định với lượng nước thải phát sinh Trạm Xử lý
nước thải tập trung của KCN có công suất 4.000 m3/ngày đêm, có thể thấy với lượng
nước thải phát sinh của dự án khoảng 2.400 m 3 /ngày đêm thì KCN hoàn toàn đáp
ứng nhu cầu xử lý nước thải của Dự án
Mặt khác, ngành nghề sản xuất của Dự án phù hợp với ngành nghề thu hút của KCN đã được phê duyệt Theo đó, về tính chất nước thải phát sinh và nhu cầu
xả nước thải của loại hình sản xuất của Dự án đã được đánh giá chi tiết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ TNMT phê duyệt tại Quyết định số 1683/QĐ-BTNMT ngày 14/11/2006
Do đó, trạm XLNT KCN Cái Mép hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xả thải của Dự án khi đi vào hoạt động
Hệ thống giao thông
Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp điện
Đánh giá: Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN Cái Mép đã được đầu tư
đồng bộ, đáp ứng việc thu hút các đơn vị thứ cấp, việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án tương đối thuận lợi Ngoài ra, vị trí địa lý khu đất dự án gần Quốc lộ
18 rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa trong giai đoạn thi công lắp đặt máy móc thiết bị và hoạt động của Dự án
1.1.4 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
a Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư
Trang 37Dự án nằm trong KCN nên không tiếp giáp với khu dân cư Khoảng cách từ
dự án tới khu dân cư gần nhất khoảng 3km về hướng Bắc, Tuy nhiên, những tác động do hoạt động thi công xây dựng cũng như khi đưa dự án vào sử dụng một phần sẽ ảnh hưởng đến người dân sinh sống nơi đây Vì vậy, trong quá trình thực hiện, Chủ dự án nghiêm túc quản lý, giám sát các đơn vị nhà thầu thi công thực hiện thi công theo đúng thiết kế được phê duyệt và các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường
b Khoảng cách từ dự án đến khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 28, Luật Bảo vệ môi trường 2020:
- Về đô thị: Theo khoản 1, điều 3, Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12
và Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH ngày 15/07/2020 của Văn phòng
Quốc hội quy định: “1 Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”
Theo đó “nội thành, nội thị” được hiểu là nội thành của thành phố, nội thị của thị xã Dự án nằm trong CCN, cách xa khu dân cư, do đó dự án không nằm trong trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại
đô thị, không có yếu tố nhạy cảm về môi trường
1.1.5 Mục tiêu, quy mô, công nghệ và loại hình dự án
Mục tiêu của dự án:
Xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene (PP)
Quy mô:
- Quy mô Công suất: 300.000 tấn/năm, trong đó:
+ Sản xuất Propylene từ Propane, công suất: 305.000 tấn/năm (Propylene đạt tiêu chuẩn để sản xuất Polymer);
+ Sản xuất Polypropylene từ Propylene, công suất 300.000 tấn/năm
- Diện tích: 159.986,512 m2 (16ha)
- Quy mô lao động: Khoảng 300 lao động
Công nghệ:
Dự án gồm 02 quy trình công nghệ chính, cụ thể:
+ Sản xuất Propylene từ Propane (PDH): Chuẩn bị nguyên liệu (Propane,
khí xả từ xưởng PP) → Phân tách (xúc tác, sử dụng chất hấp thụ và hóa chất) → Tái sinh xúc tác liên tục → Propylene
+ Quy trình sản xuất Polypropylene từ Propylene (PP): Chuẩn bị nguyên liệu
(Propylene, Hydro ) → Xúc tác → Tiền polymer hóa → Khử khí trong polymer →
Trang 38Sục hơi polymer → Tinh chế polymer → Bổ sung phụ gia và đùn ép → Phối trộn → Polypropylene → Đóng bao (hoặc silo chứa)
Loại hình dự án: Dự án điều chỉnh
Dự án thuộc loại hình lọc, hóa dầu - thuộc mục số 7 của Phụ lục II và mục số 3 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Tầng cao
Số lượng
3 Văn phòng làm việc và căng tin 40x20 800 2 1
Trang 39TT Danh mục công trình Kích thước
(m)
Diện tích (m 2 )
Tầng cao
Số lượng
20 Khu bồn propane và propylene D20 1256 - 4
Trang 40Hình 1.10 Mặt bằng tổng thể nhà máy sản xuất hạt nhựa polypropylene Phú Mỹ
1