1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khái quát đề án và giải pháp phát triển đặc khu hành chính kinh tế huyện vân đồn tỉnh quảng ninh

71 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Quát Đề Án Và Giải Pháp Phát Triển Đặc Khu Hành Chính – Kinh Tế Huyện Vân Đồn Tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Giản Quốc Bình, Bùi Văn Thành, Nguyễn Quỳnh Trang, Khuất Ngọc Trường
Trường học Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Quản Lý Văn Hóa, Giáo Dục và Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 8,15 MB

Nội dung

đây cũng có một số các báo cáo chính trị, nghị quyết qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc; nghị quyết, kết luận của Trung ơng, Bộ Chính trị các nhiệm kỳ đã đề cậpƣ đến phát triển đặc khu hà

Trang 1

H伃⌀C VIÊN B䄃ĀO CH䤃Ā V TUYÊN TRUYN

KHOA TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬNMÔN: LÝ LUẬN VÀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HIỆN TRẠNG CỦA VÂN ĐỒN 12

1.1 Lịch sử hình thành 12

1.2 Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 13

1.3 Chức năng, vai trò của Vân Đồn 24

CHƯƠNG II: PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP KHU HC - KT ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN 28

2.1.Quan điểm, yêu cầu, nguyên tắc phát triển 28

2.2 Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn 31

2.3 Mô hình chính quyền Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn 37

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU HC-KT ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN 49

3.1 Công tác lãnh đạo chỉ đạo; xây dựng thể chế và cải cách thủ tục hành chính .49

3.2 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 53

3.3 Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội 56

3.4 Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường 57

3.5 Huy động các nguồn lực tài chính 60

3.6 Đảm bảo quốc phòng, an ninh; mở rộng đối ngoại; đẩy mạnh liên kết vùng và quản lý dân cư 63

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 3

MỞ ĐẦU

Chủ trương phát triển khu kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt đã được Đảng xác định chủ trương và Chính phủ giao nhiệm vụ tại các Nghịquyết, Kết luận của Đảng; văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đặc biệt kể

từ khi thực hiện chính sách Đổi mới và mở cửa nền kinh tế do Đảng khởi xướng từĐại hội Đảng VI (năm 1986), tại Việt Nam đã hình thành và phát triển các mô hìnhkhu kinh tế khác nhau Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn khác nhau gắn liềnvới việc thử nghiệm, chuyển đổi và nhân rộng các mô hình khu kinh tế khác nhau

từ truyền thống tới hiện đại (mô hình khu chế xuất, khu công nghiệp, khu côngnghệ cao, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở và khu kinh tế ven biển) Hội nghịlần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1997 đã đề ra chủtrương nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài Đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do

ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện

Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng xác định: "Tiếp tục nghiên cứu đề

án xây dựng khu kinh tế mở để đưa vào kế hoạch 5 năm"; và nội dung này một lầnnữa được khẳng định tại Đại hội X: "Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khukinh tế,…"; Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định: “Xâydựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế pháttriển vùng có tính đột phá” và “Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địaphương phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh

tế đặc biệt theo luật định” Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trongquá trình phát triển và hội nhập, tính đến hết năm 2016, cả nước đã xây dựng 16khu kinh tế ven biển (trong đó có khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), 26 khukinh tế cửa khẩu, 03 khu công nghệ cao và 324 khu công nghiệp, khu chế xuất.Qua hơn 25 năm phát triển, mặc dù đã có những đóng góp tích cực vào phát triểnkinh tế - xã hội của các địa phương và cả đất nước nhưng mô hình này hiện khôngcòn mới, kém linh hoạt; cơ chế, chính sách ưu đãi chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế;

Trang 4

bộ máy quản lý với thẩm quyền chưa thống nhất và thủ tục hành chính chưa đủthông thoáng, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu

Tuy nhiên, so với thế giới và các nước trong khu vực thì Việt Nam vẫn đangtrong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế Trên thực tế,nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, các Tiểu Vươngquốc Ả rập Thống nhất, Malaysia, Indonesia, Singapo, đã triển khai và áp dụngthành công nhiều mô hình đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do, khu thương mại tự do

và các mô hình này đã góp phần thu hút hàng ngàn tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài,trở thành cực tăng trưởng, cực phát triển có sức lan tỏa, tạo động lực cho cả nềnkinh tế phát triển Đặc biệt, gần đây, Nhật Bản đã bắt đầu xây dựng Vùng đặc khukinh tế quốc gia và xem đây là biện pháp phục hồi kinh tế; Trung Quốc tiếp tục phêchuẩn mở thêm 07 Khu thương mại tự do tại các tỉnh Liêu Ninh, Chiết Giang, HàNam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Trùng Khánh Thái Lan bắt đầu thí điểmtriển khai xây dựng 5 đặc khu kinh tế vào năm 2014 và phát triển thêm 5 đặc khukinh tế khác vào cuối năm 2016 ở các khu vực cửa khẩu biên giới và để đón đầucuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, một số quốc gia phát triển như Đức, Mỹ,

đã bắt đầu triển khai nghiên cứu xây dựng mô hình thành phố công nghiệp – côngnghệ cao thông minh

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn “Khái quát đề án và giải

pháp phát triển đặc khu hành chính – kinh tế huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh”làm đề tài tiểu luận

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, chưa thấy xuất hiện những công trình khoa học nghiên cứumột cách đầy đủ, toàn diện về đề án và giải pháp phát triển đặc khu hành chính –kinh tế huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh Tuy vậy, trong một vài chục năm trở lại

Trang 5

đây cũng có một số các báo cáo chính trị, nghị quyết qua các kỳ đại hội Đảng toànquốc; nghị quyết, kết luận của Trung ơng, Bộ Chính trị các nhiệm kỳ đã đề cậpƣđến phát triển đặc khu hành chính – kinh tế.

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011)2 xác định: “Thúc đẩy phát triển nhanh các vùngkinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn”

- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa VII) năm

19943 đã xác định nhiệm vụ: "quy hoạch các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt"

- Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ IX4 của Đảng đề ra: "Tiếp tục nghiêncứu đề án xây dựng khu kinh tế mở để đưa vào kế hoạch 5 năm"

- Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ X 5 của Đảng tiếp tục khẳng định:

"Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của cáckhu công nghiệp và khu chế xuất"

- Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước (2011-2020) xác định6 :

“ Lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để xây dựngmột số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển,…” “Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạothành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, Phát triển kinh tế đảophù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo”

- Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục xác định: “pháttriển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnhvực; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xâydựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗigiá trị toàn cầu” và “Xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng vàthử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá”

Trang 6

- Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW, ngày 29/12/1997 của Ban Chấp hành Trungương Đảng (khoá VIII) tiếp tục khẳng định nhiệm vụ "nghiên cứu, xây dựng vàiđặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện"

- Nghị quyết số 54 - NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triểnkinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đếnnăm 2010 và định hướng năm 2020, xác định: "Hình thành các trung tâm kinh tếlớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn(Quảng Ninh)"

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, Bộ Chính trị có Kết luận số 13 - KL/TWngày 28/10/2011 khẳng định: “…Phát huy tốt hơn nữa vai trò đầu tàu của Vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vai trò lan tỏa của trục động lực phát triển kinh tế:

Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh để đẩy nhanh sự phát triển của vùng”

- Nghị quyết số 15 và số 17 - NQ/TW ngày 30/7/2007 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đốivới hoạt động của hệ thống chính trị và đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, xác định: "…thí điểm việc đồngchí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở các cấp không còn hộiđồng nhân dân" và "Tiếp tục phân cấp mạnh và giao quyền chủ động hơn nữa chochính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu

tư, nguồn nhân lực, Thực hiện thí điểm việc không tổ chức hội đồng nhân dânhuyện, quận, phường, Người đứng đầu cơ quan hành chính có trách nhiệm đềxuất, giới thiệu cấp phó và các thành viên của cơ quan hành chính, "

- Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 Hội nghị lần thứ tư của BanChấp hành Trung ương Đảng khoá XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằmtiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng suất

Trang 7

lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong đó đề cập: “Sớm triển khai xâydựng một số khu hành chính- kinh tế đặc biệt”

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển

du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định: “Xây dựng và triển khai Đề

án cơ cấu lại ngành Du lịch theo hướng ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dulịch; liên kết chuỗi giá trị đầu vào của các ngành; tập trung phát triển sản phẩm dulịch biển, đảo, du lịch văn hoá, tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng cósức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao; kiểm soát và nâng cao chất lượng sảnphẩm, dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại, khác biệt; đổi mới phương thức vànâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá gắn với sản phẩm và thị trường;bảo đảm môi trường du lịch an toàn, văn minh”

- Kết luận số 64 - KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trungương đến cơ sở nêu rõ: "Hoàn thiện cơ chế phân cấp theo hướng tăng tính tự chủ,

tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, Hướng dẫn tổ chức đảng vàchính quyền phù hợp đối với các địa phương có tính đặc thù, như đặc khu kinh tế,hải đảo,… thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhândân các cấp; bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở cấp xã, cấphuyện đối với những nơi có đủ điều kiện,… Cần tăng cường kiêm nhiệm một sốchức danh trong các tổ chức của hệ thống chính trị,…Tiếp tục thí điểm khoán kinhphí hành chính để khuyến khích giảm biên chế,…Thực hiện thi tuyển các chứcdanh quản lý ở địa phương (đến cấp giám đốc sở và tương đương)"

- Kết luận số 10 - KL/TW ngày 18/10/2011 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 nămnăm 2006 - 2010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngânsách nhà nước 5 năm năm 2011 - 2015 và năm 2012": “Phát triển kinh tế nhanh,

Trang 8

bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theohướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; Khắc phục tình trạng pháttriển quá nhiều các khu kinh tế, khu công nghiệp, cum công nghiệp, khai thác quámức tài nguyên, khoáng sản”.

- Kết luận số 47 - KL/TW ngày 06/5/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII và những chủ trương, giải pháp phát triểntỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020: “Bộ Chính trị đồng ývới chủ trương xây dựng khu kinh tế Vân Đồn thành trung tâm du lịch sinh tháibiển đảo chất lượng cao, là đầu mối giao thương quốc tế”

- Kết luận số 74 - KL/TW ngày 17/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụnăm 2014 và đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế - xãhội, trọng tâm là ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới môhình tăng trưởng đã xác định: “Sớm xây dựng, phê duyệt, triển khai thực hiện một

số đề án thành lập Khu hành chính - kinh tế đặc biệt”

- Thông báo số 108 - TB/TW ngày 01/10/2012 của Bộ Chính trị về Đề án

“Phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng, anninh và thí điểm xây dựng 2 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, MóngCái”, Bộ Chính trị đã giao: "Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo; tỉnhQuảng Ninh chủ trì phối hợp với các bộ, ngành Trung ương khẩn trương hoànchỉnh Đề án về “Xây dựng hai đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn, MóngCái”, báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ để Ban cán sự đảng Chính phủ trình BộChính trị xem xét, quyết định"

Trang 9

- Thông báo số 138-TB/TW ngày 24/6/2013 của Bộ Chính trị về chủ trươngcho phép triển khai dự án khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp, trong đó có hạngmục casino tại Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh: "Đồng ý chủ trương triểnkhai Dự án khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp, trong đó có hạng mục casino tạiKhu kinh tế Vân Đồn, phải nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển đặc khu hànhchính - kinh tế - xã hội Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong tương lai"

- Thông báo Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIngày 07/5/2015 đã nêu Ban Chấp hành Trung ương Đảng tán thành với Tờ trìnhcủa Bộ Chính trị về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, theo đó "Tất cả cácđơn vị hành chính quy định tại khoản 1, Điều 110 Hiến pháp năm 2013 đều tổ chứccấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân"

- Thông báo số 06-TB/VPTW ngày 09/5/2016 của Văn phòng Trung ươngĐảng thông báo kết quả chuyến thăm và làm việc của đồng chí Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng tại tỉnh Quảng Ninh đã kết luận: “Cần đẩy nhanh tiến độ hoànthiện Đề án Đặc khu kinh tế Vân Đồn, Đề án Khu dịch vụ du lịch phức hợp caocấp có casino tại Khu kinh tế Vân Đồn (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì sớm thẩmđịnh và báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị)”

- Thông báo số 16-TB/TW ngày 15/9/2016 của Ban Chấp hành Trung ươngthông báo Kết luận của Bộ Chính trị về một số vấn đề quan trọng liên quan đếnquản lý hoạt động kinh doanh casino tại Việt Nam, Bộ Chính trị đã thảo luận và kếtluận trong đó có nội dung: “Cơ bản đồng ý việc thí điểm cho người Việt Nam vàochơi casino với những điều kiện về nhân thân, độ tuổi, năng lực hành vi, năng lựctài chính, vé vào cửa casino; các giải pháp quản lý người chơi khi vào chơi casino;thời gian thí điểm là 3 năm nêu trong Báo cáo Đồng ý cho 2 dự án đã được BộChính trị chấp thuận chủ trương là dự án tại Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phú Quốc (iên Giang) thí điểm cho người Việt Nam vào chơi casino”

Trang 10

- Tờ trình số 10/TTr-BCS ngày 24/01/2017 của Ban cán sự Đảng Chính phủbáo cáo Bộ Chính trị về các Đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệtVân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang)

và báo cáo bổ sung số 165/BCSĐ-QLKKT ngày 16/3/2017 của Ban cán sự đảng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Thông báo số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 Thông báo kết luận của BộChính trị về các Đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnhQuảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang),

đã kết luận: “…Đây là chủ trương lớn của Đảng đã được thông qua nhiều kỳ đạihội, do vậy cần quyết tâm triển khai thực hiện, làm từng bước vững chắc, vừa làmvừa rút kinh nghiệm Đồng ý cho thành lập ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt:Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnhKiên Giang) trực thuộc cấp tỉnh, nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng khu vực cólợi thế vượt trội, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản

lý mới tiên tiến, hình thành khu vực tăng trưởng cao, tạo thêm nguồn lực và độnglực, góp phần thúc đẩy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cảnước Cơ cấu, mô hình tổ chức chính quyền đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt doLuật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt quy định”

Như vậy, kể từ năm 1994 đến nay, trong Cương lĩnh; các báo cáo chính trị,nghị quyết qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc; nghị quyết, kết luận của TrungƯơng, Bộ Chính trị các nhiệm kỳ đã đề cập một cách hệ thống, liên tục, cụ thể việcxây dựng, phát triển đặc khu kinh tế, khu kinh tế đặc biệt và đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Liên quan đến tỉnh Quảng Ninh, Bộ Chính trị đã xác định rõ chủtrương xây dựng, phát triển Vân Đồn có tính đến yếu tố đặc thù, đặc biệt theohướng là đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Trang 11

Từ cơ sở lí thuyết và thực tiễn, hệ thống hóa đề án và giải pháp phát triểnđặc khu hành chính – kinh tế huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh Để thực hiện đượcmục tiêu nghiên cứu trên, người nghiên cứu xác định phải thực hiện các nhiệm vụsau đây:

- Một là, khái quát đặc khu hành chính – kinh tế huyện Vân Đồn tỉnh Quảng

Ninh

- Hai là, làm sáng tỏ những vấn đề về đề án đặc khu hành chính – kinh tế

huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

- Ba là, đưa ra một số giải pháp phát triển đặc khu hành chính – kinh tế

huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đề án và giải pháp phát triển đặc khu hành chính – kinh tế huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đề án và giải pháp phát triển đặc khu hành chính – kinh tế huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh từ năm

1986 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài

- Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm

chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật trong lĩnh vực báo chí

- Phương pháp nghiên cứu chủ đạo: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp két, phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết một số nhiệm vụ của đề tài

ăng-6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Trang 12

Góp phần làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về đề án và giải pháp phát triển đặckhu hành chính – kinh tế huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm ba chương, phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo

Trang 13

CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HIỆN TRẠNG CỦA

VÂN ĐỒN1.1 Lịch sử hình thành

Địa danh huyện Vân Đồn được hình thành và biết đến từ thời vua HùngVương 279- 258 TCN thuộc Bộ Ninh Hải, nước Văn Lang, qua các thời nhà Thục,Triệu, Đinh, Lý, Trần trải qua biết bao biến cố của lịch sử Vân Đồn đã nhiều lầnthay tên và có lúc là huyện, lúc là châu Nhân dân các dân tộc trên huyện đảo VânĐồn giàu lòng yêu nước được ghi thành những trang sử vẻ vang trong cuộc đấutranh chống ngoại xâm và cải tạo thiên nhiên xây dựng đất nước Năm 1938 cácnhà Khảo cổ học Thụy Điển, Pháp đã có những công trình nghiên cứu đầu tiên về

di chỉ Ngọc Vừng, sau đó là di chỉ hang Soi Nhụ Những năm thập niên 60-70 cácnhà Khảo cổ sử học Việt Nam lại tiếp tục nghiên cứu chứng minh Vân Đồn là địabàn cư trú của người Việt cổ thuộc thời đại đồ đá mới Tên Vân Đồn có nguồn gốc

từ tên núi Vân (núi có mây phủ) ở làng Vân thuộc tuyến đảo ngoài (nay thuộc địaphận xã Quan Lạn) Do ở cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu nên, theo sử sách,năm 980 ở đây đã có đồn Vân, trấn giữ vùng biển Đông Bắc, của quân đội nhàTiền Lê Năm 1149, vua Lý Anh Tông chính thức lập trang Vân Đồn đồng thờixây dựng Vân Đồn thành thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt22 Năm 1345 làtrấn Vân Đồn, năm 1407 đổi là huyện Vân Đồn, năm 1557 đổi là châu Vân Đồn.Năm 1836, đổi thành tổng Vân Hải; ngày 19/8/1890, lập huyện Vân Hải thuộc phủNghiêu Phong (tên cũ là Hoa Phong) Năm 1909, huyện Vân Hải lại thành tổngVân Hải thuộc huyện Hoành Bồ Năm 1937, tổng Vân Hải thuộc châu Cẩm Phả.Tháng 12 năm 1948, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết địnhthành lập huyện Cẩm Phả (tách khỏi thị xã Cẩm Phả - Cửa Ông) và trực thuộc Đặckhu Hòn Gai Huyện Cẩm Phả khi đó gồm 18 xã: Bản Sen, Bình Dân, Cô Tô, CộngHòa, Đài Xuyên, Ðoàn Kết, Ðông Xá, Hạ Long, Minh Châu, Ngọc Vừng, QuanLạn, Tân Hải, Thạch Hà, Thắng Lợi, Thanh Lân, Văn Châu, Vạn Hoa, Vạn Yên

Trang 14

Ngày 16/01/1979, sáp nhập xã Văn Châu vào xã Cộng Hòa và chuyển xã này về thị

xã Cẩm Phả quản lý (nay là thành phố Cẩm Phả) Ngày 10/9/1981, thị trấn CáiRồng được thành lập, sáp nhập xã Tân Hải vào xã Ngọc Vừng và sáp nhập xãThạch Hà vào các xã Đông Xá, Hạ Long và thị trấn Cái Rồng Ngày 16/4/1988,sáp nhập xã Vạn Hoa vào xã Vạn Yên Ngày 23/3/1994, Chính phủ nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 28/CP đổi tên huyện Cẩm Phảthành huyện Vân Đồn ngày nay (bao gồm 81 thôn bản, khu phố, 11 xã và 01 thịtrấn, huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng) Riêng 02 xã Cô Tô, Thanh Lân được tách ra đểthành lập huyện đảo Cô Tô Ngày 26/7/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 120/2007/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt độngcủa Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, theo đó: Khu kinh tế Vân Đồn baogồm toàn bộ huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; có tổng diện tích khoảng 2.171,33km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 551,33 km2, phần vùng biển rộng 1.620 km2;

có ranh giới địa lý được xác định trong khoảng tọa độ địa lý từ 20o40’ đến 21o16’

vĩ Bắc và từ 107o15’ đến 108o kinh Đông, được giới hạn như sau: phía Bắc vàphía Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà; phía Đông Nam giáp huyện

Cô Tô; phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long Khu kinh tế Vân Đồn

có 1 thị trấn và 11 xã, với trên 600 hòn đảo lớn, nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long

1.2 Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.2.1.Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên

Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh QuảngNinh, hợp thành bởi 2 quần đảo Cái Bầu và Vân Hải; có tọa độ địa lý từ 20o40’đến 21o16’ vĩ Bắc và từ 107o15’ đến 108o00 kinh Đông Phía Bắc và phía ĐôngBắc giáp huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh);Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) và vịnh Bắc Bộ; Phía Tâygiáp thành phố Cẩm Phả, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và vùng vịnh Hạ

Trang 15

Long Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng, 11 xã với hơn 80làng mạc Trong đó, 06 xã trên đảo Cái Bầu (Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, ĐoànKết, Đài Xuyên, Vạn Yên) Tuyến đảo Vân Hải có 05 xã (Bản Sen, Quan Lạn,Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi) Vân Đồn có diện tích tự nhiên là 217,133 ha,trong đó phần đất nổi là 55.133 ha (Số liệu kiểm kê mới nhất thì tổng diện tích tựnhiên của Vân Đồn là 55.320 ha), 7.381 ha đất rừng ngập mặn và khoảng 150.000

ha mặt nước biển(23), gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long,nhưng chỉ có hơn 20 đảo đất có người ở, còn các đảo nhỏ là núi đá vôi không cóngười ở Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 309,41km2 (chiếm 56,1%), trong đó có thịtrấn Cái Rồng và 6 xã Vùng quần đảo Vân Hải phía ngoài trải rộng 241,92km2(chiếm 43,9%) gồm 5 xã đảo Các đảo đều có địa hình đồi núi, độ cao từ 200 đến300m (núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bản cao 450 m, núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao

397 m)

Khu vực huyện Vân Đồn chủ yếu là đồi núi thấp và đảo đá, chiếm khoảng70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ngoài ra có một phần nhỏ diện tích làđồng bằng ven biển, chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích, là những dải nhỏ hẹp ven

bờ biển từ bến phà Tài Xá (cũ) tới xã Hạ Long Theo điều tra cơ bản địa hình đáybiển của khu vực Vân Đồn tương đối đơn giản và bằng phẳng Vật liệu tích tụ chủyếu là cát bột, sỏi sạn và một phần vụn vỏ sinh vật Một số vùng nước sâu, cửabiển đáy tồn tại các rạn đá Do địa hình là quần đảo, chủ yếu là các đảo nhỏ, nhiềuđảo là núi đá vôi, nên trong diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất chiếm tỷtrọng không lớn, chủ yếu là diện tích mặt biển, thuận lợi cho phát triển kinh tếbiển Trên các đảo không có sông ngòi lớn, chỉ có vài con suối nhỏ Có một sốsông nối giữa các đảo với nhau và với đất liền như: sông Voi Lớn nằm giữa đảoCái Bầu, sông Mang ở đảo Quan Lạn Huyện đảo Vân Ðồn, nằm trong vịnh Bái

Trang 16

Tử Long, có nhiều đảo đá vôi và những hang động đẹp, nối liền với vịnh Hạ Long

- di sản thế giới

Thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa hè nóng và ẩm, mùađông khô và lạnh, Vân Đồn bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, chịu ảnh hưởng vàtác động của biển, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi, ven biển.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quảng Ninh, Vân Đồn có đặc trưngthời tiết khí hậu như sau: Nhiệt độ trung bình: không cao, khoảng 23oC cả năm.Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 6-7, dao động trong khoảng 26-30oC Thấpnhất vào tháng 1 hàng năm, trung bình khoảng 14-18oC Chênh lệch giữa cáctháng liền kề thường không quá 4oC Chế độ mưa: Mưa thường tập trung chủ yếuvào các tháng mùa hè với lượng mưa trên 200 mm/tháng Tháng có mưa nhiều nhất

là tháng 7 và tháng 8 Tháng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau.Lượng mưa trung bình cả năm dao động từ 14 ÷ 20 mm, mùa đông, lượng mưalớn nhất của một ngày có thể đạt 350 ÷ 450 mm Huyện đảo Vân Đồn có địa hìnhđảo hẹp, núi đồi dốc, có ít sông suối, chỉ có một con sông Voi Lớn (chiều dài18km) chảy qua địa phận các xã: Đài Xuyên, Bình Dân, Đoàn Kết, Đông Xá, rồi

đổ ra biển qua ba con suối có độ dài từ 10 ÷ 25 km, thường cạn vào mùa khô.Dòng chảy của sông suối huyện Vân Đồn chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từtháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Lượng nước mưachiếm tới 75 ÷ 85% tổng lượng nước cả năm Mạng lưới sông suối ít và phân bố rảirác, dòng chảy nhỏ đã gây những khó khăn lớn về cung cấp nguồn nước ngọt Khuvực huyện Vân Đồn có chế độ nhật triều thuần nhất, trong một ngày có một lầnnước lớn và một lần nước ròng Các đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25giờ Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85 ÷ 95% (tức trên

25 ngày) trong tháng Khu vực huyện Vân Đồn có biên độ thủy triều vào loại lớnnhất nước ta, khoảng 3,5 ÷ 4,0 m Sóng biển ở Vân Đồn có cấp độ không cao như

Trang 17

ở ngoài khơi do có rất nhiều hòn đảo như bức rào chắn không cho sóng phát triển.Sóng cao nhất chỉ xuất hiện ở hướng Nam và Tây Nam với tần suất nhỏ Sóng ởđây chủ yếu là sóng gió (sóng do gió) Địa hình đáy biển không sâu và đà giókhông mạnh làm cho sóng không thể phát triển mạnh được, kể cả khi có các biếnđộng thời tiết mạnh như bão Sóng biển ở Vân Đồn thuận lợi cho việc nuôi trồngthủy sản bằng hình thức lồng bè trên biển.

1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên, văn hóa – xã hội

- Vân Đồn là nơi cư trú của người Việt cổ, có truyền thống chống ngoại xâmgiữ nước vẻ vang và phát triển kinh tế từ lâu đời Những di chỉ còn lại đã cho thấyVân Đồn có lịch sử lâu đời và truyền thống văn hoá đặc sắc Tiêu biểu tại Hang SoiNhụ có di chỉ thời trung kỳ đồ đá mới, trước văn hoá Hạ Long, đến nay được coi là

di chỉ tiêu biểu của văn hoá Soi Nhụ Nhiều di chỉ còn cho thấy từ thời Đông Hán,người Trung Quốc đã đến đây buôn bán

+ Vân Đồn là địa danh có từ lâu đời: Theo sử sách chép lại thì năm 980 trấnTriều Dương đã có Vân Đồn Năm 1149 vua Lý Anh Tông chính thức lập trangVân Đồn thành cảng ngoại thương đầu tiên ở nước ta

+ Vân Đồn là thương cảng cổ nhất Việt Nam: Thương cảng Vân Đồn bênsông Mang (xã Quan Lạn) được mở ra từ thời Lý, là thương cảng cổ nhất và lớnnhất của nước Đại Việt Đây là cảng ngoại thương phồn thịnh và hoạt động đếnhơn 4 thế kỷ, nay còn nhiều dấu tích Từ thế kỷ thứ II, III Vân Đồn đã là một mắtxích trên con đường buôn bán quốc tế từ Khâm Châu (Quảng Tây, Trung Quốc)đến Vĩnh An (Móng Cái) rồi Vân Đồn, Hạ Long, Bạch Đằng Cộng đồng ngườiViệt sinh sống trên đảo đã để lại nhiều dấu ấn, nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa nổitiếng trong suốt từ thời kỳ phong kiến cho đến thời kỳ cận đại sau này

Trang 18

+ Vân Đồn có truyền thống lịch sử giữ nước vẻ vang: Dấu tích về cụmthương cảng Vân Đồn rất phong phú, dày đặc tại các vùng đảo Cống Đông, CốngTây, Hải Vân, Quan Lạn Đây cũng là đường tiến của quân nhà Tống xâm lượcViệt Nam mà đã bị quân và dân ta đánh tan Vùng đảo Vân Hải là căn cứ nhiềunăm của cuộc khởi nghĩa Quận He - Nguyễn Hữu Cầu Đầu thời Nguyễn, quân vàdân Vân Đồn đã có nhiều trận đánh đuổi quân Thanh và các toán giặc biển TrungHoa tràn vào cướp phá Đến thời kỳ chống quân Pháp xâm lược, cuộc khởi nghĩaLãnh Hy lập căn cứ ở Hà Vực, tiếp đến cuộc khởi nghĩa của Đề Hồng, Cai Thái lậpcăn cứ ở Bản Sen đã có nhiều trận đánh vào đồn binh Pháp và bọn Pháp ở mỏ KếBào Trong kháng chiến chống Pháp, vùng đảo là hậu cứ của Cẩm Phả-Cửa Ông và

là vùng chiến tranh du kích kiên cường Thời chống Mỹ, vùng đảo là căn cứ antoàn của tầu Hải quân và là cửa ngõ giao lưu hàng hải khi cảng Hải Phòng và cảngHòn Gai bị phong toả Xã Ngọc Vừng và toàn huyện đã được Nhà nước phongtặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang

- Vân Đồn có nhiều di tích, lễ hội văn hoá, xã hội đáng chú ý Về di tích vàcảnh đẹp, ngoài di tích khảo cổ ở hang Soi Nhụ, thương cảng Vân Đồn, đền CạpTiên còn có chùa Lấm, một ngôi chùa rất lớn thời Trần Cụm di tích lịch sử kiếntrúc nghệ thuật đình, chùa, nghè xã Quan Lạn đã được liệt hạng ngày 14/7/1990 ỞQuan Lạn còn có 3 ngôi miếu thờ 3 anh em họ Phạm (Phạm Công Chính, PhạmQuí Công, Phạm Thuần Dụng), những liệt sỹ người địa phương được dân tôn thờlâu đời Những hang động đẹp như hang Quan, hang Đúc Tiền, hang Nhà Trò vàcác bãi cát trắng ở Quan Lạn, Minh Châu, nhiều bãi biển đẹp như Bãi Dài ở đảoCái Bầu, Sơn Hào ở đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng

Về phong tục, lễ hội, một vốn văn hoá phi vật thể phong phú còn lưu giữđược, đó là tục hát nhà tơ, hát đám cưới, đặc biệt là hát cưới trên thuyền với lời ca

và giai điệu trữ tình Vân Đồn còn có lễ hội Quan Lạn, có đua thuyền với quy cách

Trang 19

tổ chức độc đáo vào giữa tháng 6 âm lịch hàng năm Dân tộc Sán Dìu tuy khôngđông nhưng vẫn còn duy trì lễ hội Đại Phan có giá trị văn hóa dân tộc

Với những tiềm năng to lớn về nhân văn, Vân Đồn có thể phát triển mạnh dulịch như du lịch biển; du lịch sinh thái; du lịch văn hoá - lịch sử; du lịch lễ hội, tâmlinh ; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thăm quan thắng cảnh và vui chơi giải trí, biểuhiện ở những khía cạnh sau:

- Tiềm năng cho phát triển du lịch văn hoá - lịch sử: Vân Đồn có nhiều ditích lịch sử văn hoá đã và đang được xếp hạng như khu di tích đình Quan Lạn, phếtích thương cảng Vân Đồn (xã Quan Lạn), khu di tích lưu niệm Bác Hồ trên đảoNgọc Vừng, khu vực Vạn Hoa (ngày 12/11/1962 Bác Hồ đã tới thăm), đền CặpTiên Trên địa bàn huyện còn có những kỳ quan đảo đá, hang động có ý nghĩa lịch

sử như: hang Soi Nhụ, hang Hà Giắt, hang Nhà Trò Có khu bảo tồn thiên nhiênrừng - biển, vườn quốc gia Bái Tử Long, có thể phát triển thành các điểm du lịchvăn hoá trong quần thể du lịch Hạ Long - Bái Tử Long

- Tiềm năng cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng: Tại Vân Đồn có nhiều bãitắm đẹp, cát mịn, nước sạch, bãi tắm dốc thoải ra biển tạo thành các điểm nghỉ mát,hoạt động thể thao - du lịch biển như bãi biển Sơn Hào, Quan Lạn, Minh Châu,Ngọc Vừng Vùng đảo của Vân Đồn có không khí trong lành, yên tĩnh, không cóbụi khói công nghiệp, là địa điểm cho các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, nghỉ ngơivui chơi giải trí cao cấp lý tưởng

- Tiềm năng cho phát triển du lịch tham quan danh thắng: Nối liền với vịnh

Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới), Vân Đồn có tiềm năng lớn cho phát triển dulịch tham quan danh thắng quần thể du lịch vịnh Hạ Long – vịnh Bái Tử Long.Đồng thời đây cũng sẽ là điểm du lịch có tác dụng lan toả của du lịch Hạ Long

Trang 20

trong thời gian tới, khi điều kiện cho du lịch tại Hạ Long đòi hỏi phải mở rộng quy

mô, không gian và giải quyết các vấn đề về môi trường

Tài nguyên đất, rừng Đất đai của huyện Vân Đồn được chia thành hai vùngchính: Vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi Vùng đồng bằng ven biển đượcchia thành ba loại đất chính: đất cồn cát và bãi cát, đất cát biển và đất mặn Đất cồncát và bãi cát: Đất cồn cát và bãi cát có diện tích khoảng 4.424 ha chiếm 8,02%diện tích đất tự nhiên toàn huyện, được phân bố sát mép nước và cửa sông bãi biểnthuộc các xã: Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Hạ Long, Đông Xá,Vạn Yên Đặc điểm chung là dễ nóng lên và lạnh đi đột ngột, giữ nước kém, đấtchua, độ phì kém Đất cát biển: Phân bố ở các xã: Hạ Long, Đông Xá, Ngọc Vừng,Minh Châu, Quan Lạn, Đài Xuyên, Bình Dân, là loại đất do quá trình sóng biểnthủy triều xô đẩy đọng lại khi nước biển lùi dần tạo thành những bãi cát sát mépbiển, do quá trình lao động cần cù và sáng tạo của nhân dân, có nơi tạo thành đồngruộng để sản xuất Đất mặn: Là loại đất được hình thành do sản phẩm của sôngbiển bồi tụ, bị nước biển xâm nhập nên bị mặn, trong lòng đất có xác rễ sú, vẹt thốimục thải ra các khí độc như CH4, H2S, axít hữu cơ làm cho đất bị nhiễm độc vàchua Loại đất này được phân bố tại hầu hết các xã trong huyện như: Bình Dân,Đài Xuyên, Vạn Yên, Đoàn Kết, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Đông Xá, Hạ Long vớidiện tích khá lớn khoảng 3.103,36 ha chiếm 5,63% diện tích đất tự nhiên của toànhuyện, có vai trò rất lớn trong sản xuất nông nghiệp của huyện - Đất của Vân Đồnkhá rộng, còn ở dạng tương đối hoang sơ, chia thành 2 khu, đất liền và các đảo.Đất tại huyện khá đa dạng, có đủ các loại: đất liền, hải đảo; đất mặt và cả thềm lụcđịa Đây là điều kiện tốt để tổ chức quy hoạch, xây dựng phát triển - Rừng ở VânĐồn phong phú với nhiều chủng loại, đặc biệt vườn quốc gia Bái Tử Long gồmnhững khu rừng nguyên sinh quý giá như rừng Trà Ngọ, rừng Trâm Minh Châu,rừng Ba Mùn Rừng ngập mặn là một nguồn tài nguyên cần được giữ gìn và khai

Trang 21

thác hợp lý Vân Đồn có tới 68-70% diện tích đất tự nhiên là rừng và đất rừng.Rừng trên nhiều đảo có nhiều lâm sản, trong đó có nhiều loại gỗ quí như lim, lát,sến, táu, nghiến, mun, kim giao, đặc biệt là gỗ mần lái (làm đình Quan Lạn) khôngthấy có ở các nơi khác Rừng có nhiều chim thú quí như khỉ lông vàng, vọoc đầubạc, đại bàng đất, công, trĩ, hươu sao, lợn rừng… Đặc biệt đảo Ba Mùn là mộtvùng rừng nguyên sinh, từ năm 1977 đã được Nhà nước quy định là rừng cấm quốcgia bảo vệ thiên nhiên (tại Quyết định số 41-TTg ngày 24/ 1/1977), nay lại đượcChính phủ ra quyết định số 85/2001/QĐ-TTg ngày 01/6/2001 cho thành lập vườnquốc gia Bái Tử Long Đây là một trong 25 vườn quốc gia của cả nước còn nguyênvẹn hệ sinh thái đa dạng sinh học.

Tài nguyên biển các hệ sinh thái biển đặc trưng là cơ sở tạo nên vùng biển

có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng và có trữ lượng khá lớn Vùng biển Bái

Tử Long, với điều kiện tự nhiên có được đầy đủ các yếu tố đặc trưng, thể hiện các

hệ sinh thái biển điển hình: Hệ sinh thái rạn san hô: Hệ sinh thái San hô trên vùngbiển tỉnh Quảng Ninh với độ phủ của rạn đạt từ 42,7 ÷ 57,1%, thuộc vào loại caocủa vịnh Bắc Bộ Đến nay đã thống kê được khoảng 750 loài sinh vật biển tại vùngven biển Quảng Ninh, trong đó có vùng ven biển huyện Vân Đồn Các loài baogồm thực vật ngập mặn 30 loài, rong cỏ biển 69 loài, thực vật phù du và tảo độchại 213 loài, động vật phù du 97 loài, động vật đáy 208 loài thuộc 128 giống, 63

họ, san hô có 102 loài thuộc 13 họ và 37 giống, cá biển 133 loài Hệ sinh thái rạnsan hô là nét đặc trưng của vùng biển Quảng Ninh

Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Vân Đồn có 7.381 ha rừng ngập mặn Thực vậtngập mặn ở Bái Tử Long có vai trò to lớn như: Tham gia vào hệ sinh thái rừngmưa nhiệt đới, điều hòa khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, chốngxói mòn, hạn chế bão gió, bảo vệ đê ven biển Đặc biệt, rừng ngập mặn góp phầnlàm sạch môi trường do có thể làm giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước

Trang 22

thải nội địa đổ ra vùng cửa sông, ven biển, đồng thời giữ gìn sự cân bằng sinh thái

tự nhiên cho những vùng đất bị ngập nước Rừng ngập mặn giống như một ngânhàng gen giống của các giống loài thủy sản, một nhà máy lọc chất thải, ngăn chặnnhững ô nhiễm môi trường biển do rác thải, nước thải ven bờ xả ra biển

Hệ sinh thái vùng triều: Là một trong 3 hệ sinh thái biển quan trọng của tỉnhQuảng Ninh được phân bố hầu hết trên các vùng ven biển các huyện Những hệsinh thái vùng triều có năng suất sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú và cógiá trị kinh tế cao như: Vùng bãi triều xã Minh Châu, Quan Lạn Nằm trong VịnhBái Tử Long, các xã Minh Châu, Quan Lạn là vùng biển tập hợp của nhiều hệ sinhthái điển hình, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế, quí hiếm Các rạn san hô venđảo là nơi phân bố của các loài hải sản có giá trị kinh tế như cá song, cầu gai, tôm,bàn mai, hải sâm và các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ Các rạn san hô là nơi quần

cư của trai ngọc, bào ngư, vẹm xanh, hàu Rừng ngập mặn là nơi phân bố của cua,ngán, ghẹ Đặc biệt vùng bãi triều của xã Minh Châu, Quan Lạn là nơi phân bố củaloài hải sản đặc biệt quí hiếm là Sá sùng Đây là một loài hải sản có giá trị kinh tếcao, chủ yếu phân bố trên vùng biển khu vực này Như vậy biển không chỉ manglại nguồn lợi lớn về du lịch mà còn là điều kiện khá thuận lợi để Vân Đồn đã, đang

và sẽ phát triển kinh tế đa dạng, bao gồm vận tải biển; đánh bắt, nuôi trồng và chếbiến hải - đặc sản chất lượng cao:

- Khu vực cảng Vạn Hoa có mớn nước sâu, đã hình thành từ rất sớm, nhiềunăm đã phát huy tác dụng; sẽ được quy hoạch xây dựng thành một cảng biển trong

hệ thống cảng biển của khu vực Ngoài ra các cảng, bến nhỏ có đủ điều kiện để quyhoạch xây dựng đồng bộ gắn với các đảo tạo thành hệ thống các cảng, bến phục vụ

du lịch, dân sinh, thương mại, giao lưu buôn bán

Trang 23

- Vân Đồn có một ngư trường rộng lớn trong vùng biển vịnh Bắc Bộ Ở đây

có nhiều vũng vịnh, bãi triều ven biển và rừng ngập mặn tạo nên nguồn lợi thuỷ,hải sản và tài nguyên biển khá phong phú Nhiều chủng loại hải sản quý như tôm

he, cá mực, sá sùng, cua, ghẹ, trai ngọc, bào ngư, ốc bể, tu hài, hàu đã và đangmang lại nguồn lợi to lớn cho dân cư trên đảo

- Vân Đồn có thềm lục địa rộng khoảng 1.620km2 (gấp 3 lần diện tích đấtnổi của khu) nằm trong vịnh Bái Tử Long, có nguồn hải sản khá phong phú, baogồm: mực ống, tôm, cua, cá, nhuyễn thể, bào ngư, ốc biển, ngọc trai có giá trịdinh dưỡng và kinh tế cao, tập trung ở vùng quần đảo Vân Hải, nơi có khả năngcho phép khai thác hàng chục ngàn tấn mỗi năm Nghề đánh cá biển có truyềnthống lâu đời Nghề nuôi trồng hải sản có từ những năm 90 của thế kỷ XX và đượcphát triển nhanh, trong đó nghề nuôi nhuyễn thể phát triển nhất Hiện đã có một sốdoanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nuôi trai lấy ngọc xuất khẩu, nuôi tuhài, nuôi hàu (bằng thức ăn tự nhiên) đem lại hiệu quả cao mà không ảnh hưởngđến môi trường biển

Tài nguyên khoáng sản Vân Đồn có một số tài nguyên như đá vôi, than đá,cát, sắt, vàng đã từng được tổ chức khai thác từ lâu như: - Về than đá, mỏ Kế Bào

đã được khai thác từ thời thuộc Pháp Đến nay do ảnh hưởng tới môi trường, mặtkhác cấu trúc vỉa phức tạp, chất lượng than không cao nên đã dừng khai thác quy

mô công nghiệp - Điểm quặng sắt Thâm Câu (đảo Cái Bầu) được đánh giá có trữlượng khoảng 790.000 tấn, tài nguyên dự báo 1,2 triệu tấn (Đoàn 913 đánh giá), đãkhai thác 2 thời kỳ (1930-1940) và (1959-1960) - Mỏ cát trắng Vân Hải thuộc loại

mỏ lớn, có trữ lượng gần 6 triệu tấn, hiện đang khai thác cung cấp nguyên liệu chocác nhà máy sản xuất kính, thủy tinh một cách có hiệu quả - Vàng có ở đảo CáiBầu là vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt chưa khai thác

Trang 24

1.2.3.Diện tích tự nhiên, dân số và đơn vị hành chính

*Diện tích tự nhiên

Vân Đồn có diện tích tự nhiên là 217,133 ha, trong đó phần đất nổi là 55.133

ha (Số liệu kiểm kê mới nhất thì tổng diện tích tự nhiên của Vân Đồn là 55.320ha), 7.381 ha đất rừng ngập mặn và khoảng 150.000 ha mặt nước biển

*Dân số

Quy mô dân số của huyện Vân Đồn đến 31/12/2016 là 46.072 người Trong

đó dân số thành thị là 9.425 người, chiếm 20,17% tổng dân số toàn huyện; dân sốnông thôn là 36.647 người, chiếm 79,83% Giai đoạn 20112016 giữ nhịp tăng tựnhiên khoảng 1,53% Dân số các năm phân theo các xã trên địa bàn như sau:Trong tổng số dân cư năm 2016, dân số nam chiếm 49,9%, nữ chiếm gần 50,1%.Tốc độ tăng tự nhiên cho cả thời kỳ 2011-2016 trung bình khoảng 1,51,55%/năm

và biến động không đều qua các năm Dân số đô thị chiếm tỷ trọng khá cao,khoảng 18,5% Lao động năm 2014 có khoảng trên 23.700 người, bằng 54,7% tổng

số dân trong huyện Mật độ dân số thành thị năm 2016 là: 50,9 người/km2 Tỷ lệtăng dân số năm 2016 là 1,68% (trong đó tăng tự nhiên là 1,37%, tăng cơ học là0,31%)

*Lao động

- Lao động trong độ tuổi của huyện năm 2016 là 21.705 người đạt 47,11%dân số của huyện, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khá thấp so với các tỉnhQuảng Ninh và mức trung bình của cả nước Số lao động đang làm việc trong cácngành kinh tế quốc dân: 21.488 người

Trang 25

*Đơn vị hành chính

Huyện Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Cái Rồng và 11 xã:Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên, Vạn Yên, Bản Sen, QuanLạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi Với tổng số thôn, khu là 80

1.3 Chức năng, vai trò của Vân Đồn

1 Ngày 31/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số TTg về việc phê duyêth Đề án ”phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn,tỉnh Quảng Ninh”, trong đó xác định vị trí, vai trò của Khu kinh tế Vân Đồn: ”LàTrung tâm kinh tế miền Đông tỉnh Quảng Ninh và Vùng đồng bằng sông Hồng; Làmột trong những cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Vùng Đông Bắc ViệtNam; Có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng ở phía Bắc Việt Nam” và có Chứcnăng: “Là Trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao, Trung tâm dịch vụcao cấp, vận tải hàng hải và hàng không quy mô lớn có ý nghĩa đối với Vùng ĐôngBắc Việt Nam; Là một trong những động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ và cả miền Bắc; Là tiền đồn vững chắc tại phía Đông Bắc của tổ quốc”

786/QĐ-2 Ngày 26/7/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số120/2007/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh

tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; trong đó xác định:

(1) KKT Vân Đồn là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ vàchủ quyền của quốc gia nhưng có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu

tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu chức năng, các côngtrình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng, vớicác chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thôngthoáng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển sản xuất,

Trang 26

kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoànthiện.

(2) KKT Vân Đồn bao gồm toàn bộ huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; cótổng diện tích khoảng 2.171,33 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 551,33 km2,phần vùng biển rộng 1620 km2; có ranh giới địa lý được xác định trong khoảng tọa

độ địa lý từ 20o40’ đến 21o16’ vĩ Bắc và từ 107o15’ đến 108o kinh Đông, đượcgiới hạn như sau: phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên, huyện ĐầmHà; phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô; phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả và thành phố

Hạ Long KKT Vân Đồn có 1 thị trấn và 11 xã, với trên 600 hòn đảo lớn, nhỏ nằmtrong vịnh Bái Tử Long

(3) Mục tiêu thành lập KKT Vân Đồn - Xây dựng KKT Vân Đồn gắn vớiquy hoạch phát triển vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, tạo sự liên kết chặt chẽ giữaKKT Vân Đồn với khu vực cảng nước sâu và cụm công nghiệp đảo Hòn Miễuthuộc huyện Hải Hà và thành phố cửa khẩu Móng Cái - Từng bước xây dựng vàphát triển KKT Vân Đồn trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượngcao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giaothương quốc tế; đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững choQuảng Ninh - Bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, góp phần giữvững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

- Khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế

và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội khu vực phía Bắc, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khuvực này với khu vực khác trong cả nước - Phát triển nghề cá, chú trọng nghề nuôihải sản trên biển như: ngọc trai, bào ngư, tu hài, điệp quạt bằng thức ăn tự nhiên

và không gây ô nhiễm môi trường, phục vụ du lịch chất lượng cao; xây dựng một

Trang 27

số cơ sở dịch vụ nghề cá nhưng phải bảo đảm không phá vỡ không gian du lịch,giữ gìn môi trường sinh thái biển

- Phát triển cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; trước hết, phục vụphát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến hải sản chất lượng cao, côngnghiệp phục vụ du lịch, dịch vụ, vận tải - Tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nângcao chất lượng nguồn nhân lực của khu vực; góp phần tạo ra những sản phẩm cóthương hiệu, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao

3 Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xâydựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030 tại Quyết định số 1296/QĐ-TTg, trong đó xác định: “Là khu kinh tế tổng hợpđược vận hành theo quy chế riêng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Quảng Ninh và vùng Duyên hải Bắc Bộ; Là trung tâm du lịch biển đảochất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ, đảo Hải Nam và cácthành phố phía Đông Trung Quốc; Là đầu mối giao thương quốc tế, động lực chính

để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và

hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;đảm bảo an ninh, quốc phòng khu vực Đông Bắc của Tổ quốc”

4 Ngày 31/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số2622/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnhQuảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định hướng pháttriển Khu kinh tế Vân Đồn là: “Xây dựng phát triển trở thành khu kinh tế đặc biệtvới bộ máy tổ chức hành chính phù hợp; là khu vực phát triển năng động, vănminh, hiện đại; là trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo caocấp, dịch vụ tổng hợp cao cấp về tài chính, ngân hàng, viễn thông; là một cửa ngõ

Trang 28

giao thương quốc tế, tạo thế đan xen lợi ích góp phần bảo đảm vững chắc về quốcphòng, an ninh, giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”

5 Ngày 22/3/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Thông báo kết luận về các Đề

án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), BắcVân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), trong đó xác định:

“Đồng ý cho thành lập ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (tỉnhQuảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)trực thuộc cấp tỉnh, nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng khu vực có lợi thế vượttrội, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiêntiến; hình thành khu vực tăng trưởng cao, tạo thêm nguồn lực và động lực, gópphần thúc đẩy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cả nước Cơcấu, mô hình tổ chức chính quyền đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do LuậtĐơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt quy định”

Trang 29

CHƯƠNG II: PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP KHU HC - KT ĐẶC BIỆT VÂN

ĐỒN 2.1.Quan điểm, yêu cầu, nguyên tắc phát triển

2.1.1 Quan điểm

(1) Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn phải có thể chế đủ mạnh vớinền hành chính hiện đại, bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thủ tục hànhchính thuận lợi; cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh toàn cầu ở mức caonhất và được quy định trong luật riêng về Khu hành chính – kinh tế đặc biệt VânĐồn để thu hút mạnh đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư có tiềmlực, có công nghệ hiện đại

(2) Phát triển Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn phải đặt trong quyhoạch tổng thể và mối liên kết phát triển của tỉnh Quảng Ninh, nhất là gắn với Khukinh tế cửa khẩu Móng Cái, thành phố Hạ Long, Khu kinh tế tại thị xã QuảngYên31 và cả khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, khu vực phía Bắc và cảnước

(3) Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn có thể chế, cơ chế chính sách

ưu đãi vượt trội đủ sức cạnh tranh quốc tế và được luật hóa Bộ máy quản lý tinhgọn, hiệu lực hiệu quả, thủ tục hành chính thông thoáng, thuận lợi Xây dựng hệthống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại Thu hút mạnh đầu tư nhất là nguồn lựcsáng tạo, phương thức quản lý mới tiên tiến với phương châm nguồn lực bên trong

là cơ bản, chiến lược, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá và hướngtới thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài

(4) Nhà nước có chính sách đặc thù thu hút đầu tư xã hội, đầu tư nước ngoài

và dành nguồn lực ngân sách thỏa đáng để hỗ trợ để xây dựng những công trình hạtầng thiết yếu ban đầu và thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tạo nền

Trang 30

tảng có ý nghĩa quyết định cho phát triển Khu hành chính – kinh tế đặc biệt VânĐồn.

(5) Việc xây dựng Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn phải bảo đảm

sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước; bảo đảm hài hòa lợiích của quốc gia, lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của địa phương và của người dân;bảo vệ tài nguyên, môi trường; bảo đảm quốc phòng an ninh và giữ vững độc lập,chủ quyền

(6) Phải có quyết tâm chính trị cao, năng động, sáng tạo trong triển khaithực hiện, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi 2.1.2 Định hướng

(1) Xây dựng và phát triển Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn cónền kinh tế hướng ngoại, độ mở cao, với bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu lực hiệuquả, thủ tục hành chính thông thoáng, thuận lợi, có luật riêng; được áp dụng các cơchế chính sách ưu đãi đặc thù đủ sức cạnh tranh toàn cầu ở mức cao nhất; đặc biệt

là chính sách phát triển du lịch, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, thuế,đất đai, nhà ở, nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn, công nghệ và phương phápquản lý tiên tiến của nước ngoài để tạo bước phát triển đột phá đối với những lĩnhvực có tiềm năng lợi thế; (2) Khai thác, phát huy tốt nhất các lợi thế của Vân Đồn,nhất là tiềm năng du lịch đặc sắc của Vịnh Hạ Long - Vịnh Bái Tử Long để thu hútmạnh đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào xây dựng Khu dịch vụ, du lịch vàvui chơi giải trí tổng hợp có casino cùng các ngành công nghiệp giải trí, côngnghiệp văn hóa, sản xuất kinh doanh bổ trợ và có điều kiện phát triển như dịch vụtài chính, ngân hàng, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, truyềnthông quốc tế, nông nghiệp sinh thái, khai thác nuôi trồng chế biến nông thủy sảncao cấp, tạo thêm động lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế,

Trang 31

phát triển nhanh bền vững của tỉnh Quảng Ninh, Vùng Đồng bằng Sông Hồng vàtoàn khu vực miền Bắc.

2.1.3 Nguyên tắc phát triển

(1) Phát triển con người, đảm bảo và cải thiện dân sinh làm mục đích (2)Thử nghiệm, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tếxanh, công nghiệp giải trí làm định hướng (3) Cải cách thể chế, cơ chế, chính sách

và biện pháp điều hành linh hoạt làm đột phá (4) Phát triển hạ tầng, cải cách hànhchính đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm nền tảng (5) Ứngdụng, chuyển giao và làm chủ khoa học công nghệ, tăng năng suất các yếu tố tổnghợp và định hướng thị trường làm động lực (6) Phát triển văn hóa, xây dựng vănminh sinh thái, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường làm trọng điểm (7) Mởcửa - hợp tác làm sáng tạo, lấy sáng tạo để phát triển bền vững (8) Phát triển kinh

tế để góp phần giữ vững quốc phòng an ninh và ngược lại phải giữ vững quốcphòng an ninh để phục vụ phát triển kinh tế là mối quan hệ thường xuyên và trọngyếu

2.1.4 Phương pháp tiếp cận

(1) Việc xây dựng Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn phải được phân tích, lựachọn dựa trên tiềm năng nổi bật, lợi thế cạnh tranh, khác biệt, đặc trưng sẵn có củaVân Đồn, đồng thời đặt nó trong tổng thể của vùng, miền, quốc gia và khu vực; (2)Việc xác định mục tiêu phát triển của Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn được đánh giácác tác động phát triển vĩ mô, cũng như sự phát triển của các Đặc khu kinh tế trongkhu vực; (3) Bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả, đủ thẩm quyền giải quyết và

hỗ trợ mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư; cán bộ quản lýphải được tuyển chọn, đào tạo bài bản để bắt kịp xu thế phát triển của thế giới; (4)

Đa dạng hóa các đối tượng thu hút đầu tư, tránh tình trạng chỉ tập trung thu hút một

Trang 32

vài nhà đầu tư chiến lược; (5) Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư được xem xét, phântích đánh giá trên góc độ tổng thể, đảm bảo lợi ích hài hoà giữa quốc gia, nhà đầu

tư, địa phương và của người dân; môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sốngcoi trọng hơn là chính sách ưu đãi về thuế; (6) Cần có sự đồng thuận tuyệt đối củatrung ương và của tỉnh trong việc xây dựng và phát triển Khu HC-KT đặc biệt VânĐồn; không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và có chế tài bảo vệ người raquyết định trong trường hợp có rủi ro, sai sót (khi không có biểu hiện của sự trụclợi, tham nhũng)

2.2 Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn

Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh đượcthành lập trên cơ sở toàn bộ hiện trạng diện tích đất tự nhiên, dân số và kết cấu hạtầng đô thị của Khu kinh tế Vân Đồn (huyện Vân Đồn)

2.2.1 Tên gọi và mục tiêu

Tên gọi: Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.Mục tiêu:

- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn trở thành đôthị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; trung tâm kinh tế năng động phát triểnngành nghề mới, trình độ cao trọng tâm là dịch vụ, du lịch phức hợp cao cấp, côngnghiệp giải trí hiện đại có casino, công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởinghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế của khu vực Hành lang kinh tế TrungQuốc - ASEAN32; mô hình phát triển theo hướng thân thiện môi trường, bộ máyhành chính tinh gọn, thể chế, cơ chế, chính sách cạnh tranh toàn cầu ở mức caonhất; khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, thu hút mạnh cácnguồn lực đầu tư, tích cực thu hút và quy tụ nguồn lực sáng tạo, phương thức quản

lý mới, tiên tiến; nuôi dưỡng động lực mới cho phát triển, thúc đẩy tăng trưởng để

Trang 33

Quảng Ninh thực sự trở thành đầu tầu kinh tế khu vực phía Bắc, có sức lan toảtrong vùng và cả nước; bảo đảm quốc phòng - an ninh góp phần giữ vững độc lậpchủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”

- Mục tiêu cụ thể:

+ Về kinh tế: Hình thành một vùng động lực thu hút đầu tư, tri thức và kinhnghiệm quản lý tiên tiến trong và ngoài nước, cải thiện 12 trụ cột của năng lựccạnh tranh quốc gia theo tiêu chí quốc tế Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế

- xã hội đồng bộ, hiện đại; trở thành thành phố biển quốc tế đạt tiêu chuẩn đô thịthông minh bền vững; trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảocao cấp, dịch vụ tổng hợp và cửa ngõ giao thương quốc tế để tạo ra những sảnphẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năngcạnh tranh quốc tế Góp phần trực tiếp thúc đẩy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh

tế cho tỉnh Quảng Ninh và lan toả ra các vùng và cả nước

+ Về chính trị - xã hội: Ổn định chính trị xã hội; nâng cao chất lượng cuộcsống của nhân dân, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, tạo môi trường sống vănminh, hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; thúc đẩy đào tạo, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, gia tăng cơ hội việc làm; góp phần đổi mới, hoàn thiện hệ thốngchính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng

+ Về quốc phòng - an ninh, đối ngoại: Tạo thế đan xen lợi ích, bảo đảm quốcphòng an ninh, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, phòng tuyến hợptác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác quốc tế + Hành chính, quản trị: Mô hình Khu hành chính – kinh tế đặc biệt với nềnhành chính hiện đại, bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, quản lý đa ngành, đa lĩnhvực, cơ chế, chính sách ưu đãi sẽ bổ sung lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về hoànthiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế;

Trang 34

đặc biệt là làm phong phú thêm nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

và thử nghiệm các mô hình phát triển mới, bổ sung kinh nghiệm cho quản trị quốcgia Thực hiện vai trò là “phòng thí nghiệm thể chế của Việt Nam” trong việc giảiquyết 03 điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực

2.2.3 Diện tích tự nhiên

Giữ nguyên diện tích hiện trạng Khu kinh tế Vân Đồn (huyện Vân Đồn) là2.171 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 551,3 km2, diện tích vùng biển dộng:1.620 km2

2.2.4 Dân số

Dân số toàn Khu hành chính - kinh tế đặc biệt (lấy dân số năm 2016) là:46.072 người Trong đó dân số thành thị là 9.425 người, chiếm 20,17% tổng dân sốtoàn huyện; dân số nông thôn là 36.647 người, chiếm 79,83% Mật độ dân số là:50,9 người/km2

Trang 35

du lịch và trung tâm du thuyền, hàng không, dịch vụ logistics, y tế, giáo dục chấtlượng cao và kinh doanh bất động sản; (2) Về công nghiệp: Phát triển công nghiệpxanh, sạch, công nghiệp công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ nano, vườnươm công nghệ, công viên khoa học, ); công nghiệp công nghệ thông tin (baogồm: công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số)

và truyền thông (công nghệ mạng xã hội, di động, phân tích và điện toán đám mây– SMAC, ); công nghiệp chế biến thực phẩm (chủ yếu là hàng nông, lâm, thuỷ hảisản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu); công nghiệp chế biến dược phẩm; công nghiệp thiết

kế thời trang, may mặc và các khâu hạ nguồn có giá trị gia tăng cao; công nghiệpnăng lượng tái tạo, phát triển và sản xuất vật liệu mới; công nghiệp hỗ trợ, côngnghiệp môi trường, công nghiệp văn hoá và công nghiệp giải trí (3) Về nôngnghiệp: Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao hướng vào

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, website:http://www.quangninh.gov.vn Link
8. Báo điện tử Quảng Ninh, website: http://baoquangninh.com.vn Link
2. Bộ Chính trị, Thông báo số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 về các Đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) Khác
3. Đề án thành lập khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn Khác
4. Lê Mộng Triết (2011), Bồi thường giải phóng mặt bằng , Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh Khác
5. Phạm Quang Nghị (2015), Một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ công tác tư tưởng, Nxb. Hành chính quốc gia Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w