1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác, Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình.pdf

30 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa tại khu du lịch Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Tác giả Phạm Tuấn Dũng
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quản lý Nhà nước về Văn hóa
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Trong lĩnh vực hoạt động văn hóa đòi hỏiphải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, thông qua hệthống pháp luật và chế độ chính sách là tiền đề cho công tác quản lý

Trang 1

KHOA TUYÊN TRUYỀN

***

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA

Đề tài: Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa tại khu du lịch Bản

Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Họ và tên: Phạm Tuấn Dũng

Mã sinh viên: 2155350012 Lớp: Văn hóa phát triển K41

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với cuộc cáchmạng khoa học công nghệ kỹ thuật lần thứ tư, nền văn hóa nước ta ngày càngphát triển, khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong công cuộc bảo vệ vàxây dựng đất nước Các hoạt động văn hóa đang dần thấm sâu vào mọi lĩnh vựccủa đời sống nhân dân trong toàn xã hội, góp phần xây dựng và hoàn thiện giátrị, nhân cách con người Việt Nam Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập toàn cầuhóa đã tạo ra sự “xâm thực” văn hóa, bất bình đẳng trong việc tiếp cận văn hóa

và có nguy cơ tổn thất, ngày càng mai một về bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng

và nền văn hóa Việt Nam nói chung Trong lĩnh vực hoạt động văn hóa đòi hỏiphải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, thông qua hệthống pháp luật và chế độ chính sách là tiền đề cho công tác quản lý hoạt độngvăn hóa thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa xãhội của nước ta hiện nay

Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dângian, lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa vùng miền của một số dân tộc ở TâyBắc, đặc biệt là dân tộc Thái ở Mai Châu Đây là vùng đất có tiềm năng pháttriển du lịch, thu hút du khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng Điểm du lịch đặcsắc nhất ở Mai Châu có lẽ phải kể đến Bản Lác Nơi đây hấp dẫn khách du lịchbởi các sinh hoạt văn hóa của người Thái như xòe Thái, múa xạp, các lễ hội,trang phục, nhà sàn Điểm đặc sắc trong văn hóa của người Thái huyền MaiChâu là họ thuộc nhóm “Thái lai” Do người Thái Mai Châu ở gần địa bànngười Mường sinh sống lại gần với nhóm Thái ở Lào nên văn hóa của ngườiThái ở đây có những điểm khác biệt so với người Thái ở khu vực Tây Bắc Sinhhoạt văn hóa của người Thái ở Mai Châu gồm các sinh hoạt văn hóa phục vụ đờisống tinh thần của người dân ở đây và các sinh hoạt văn hóa phục vụ khách du

Trang 5

lịch Các sinh hoạt văn hóa này cũng vì thế mà mang cả những biểu hiện của vănhóa Thái, văn hóa Mường và văn hóa các tộc người khác.

Mặc dù là khu du lịch nổi tiếng gắn với văn hóa người Thái và càng ngàycàng hấp dẫn khách du lịch nhưng hiện nay ở Bản Lác, Mai Châu vẫn có tìnhtrạng một số dịch vụ văn hóa đang bị ảnh hưởng bởi thương mại hóa, nhiều hoạtđộng có dấu hiệu bị mai một bản sắc riêng Nhiều phong tục tập quán sinh hoạttruyền thống đang dần mai một; cảnh quan sinh thái không còn giữ được nguyênvẹn vẻ hoang sơ tự nhiên, nhà xây kiên cố cao tầng mọc lên xen giữa bản làng,làm mất cảnh quan nhà truyền thống Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầuphát triển đồng bộ, bền vững, chủ yếu là do người dân tự làm, tự phát khôngtheo định hướng, tiêu chí chung; sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa phong phú,chủ yếu là thổ cẩm, rượu cần, cơm lam, khả năng cạnh tranh không cao.Hiện nay hoạt động, dịch vụ văn hóa tại Bản Lác gắn với phát triển dulịch có xu hướng phai nhạt bản sắc văn hóa của người Thái tại Bản Lác huyệnMai Châu hay nói cách khác các sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Thái đã

có nhiều biến đổi Vì vậy cần có một nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ quản lývăn hóa để chỉ ra thực trạng các hoạt động văn hóa tại khu du lịch bản Lác; từ đógợi ý, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cáchoạt động văn hóa tại khu du lịch Bản Lác Đây cũng là việc làm góp phần xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khi mà việc gìngiữ bản sắc văn hóa dân tộc trở thành chìa khóa thành công trong quá trình hộinhập và toàn cầu hóa

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Bài tiểu luận thông qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước vềdịch vụ văn hóa tại khu du lịch cộng đông Bản Lác, từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ văn hóa tại khu du lịch cộng đồng

Trang 6

tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạnhiện nay.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, tiểu luận tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Hệ thống các cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan đến công tác quản lýnhà nước về dịch vụ văn hóa gắn với phát triển du lịch tại Bản Lác

- Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa tại khu dulịch Bản Lác

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhànước về dịch vụ văn hóa tại khu du lịch Bản Lác, huyện Mai Châu trong giaiđoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về dịch vụ vănhóa tại khu du lịch Bản Lác, huyện Mai Châu

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tiến hành là:

- Phương pháp thống kê, tổng hợp và so sánh: Những tài liệu thu thấpđược sinh viên tổng hợp và sắp xếp đưa vào tiểu luận, nhằm phục vụ cho luậnđiểm và luận chứng của nội dung luận văn Đặc biệt là các nội dung thống kê vàtổng hợp về các hoạt động, dịch vụ văn hóa và quản lý nhà nước về dịch vụ vănhóa Từ những thống kê số liệu kết quả đạt được qua một số năm và qua khảosát tư liệu, từ đó tiến hành so sánh, đối chiếu để thấy được sự biến đổi trongcông tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

- Phương pháp điền dã: Sinh viên trực tiếp về địa phương để tìm hiểucông tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa, trên cơ sở đó tiến hành phân tích,tổng hợp thông tin để đưa ra những nhận định đánh giá khách quan, chân thực

về thực trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp trong công tác quản lý nhànước về dịch vụ văn hóa

- Phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành: Thông qua các ngành như

sử học, dân tộc học, nhân học, văn hóa học, quản lý văn hóa Từ đó sinh viên sẽ

có cái nhìn khách quan toàn diện về công tác quản lý nhà nước về dịch vụ vănhóa tại khu du lịch Bản Lác, Mai Châu

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luậnđược kết cấu thành 3 chương gồm những nội dung sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

và khái quát về khu du lịch Bản Lác, Mai Châu

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa tại khu dulịch Bản Lác, Mai Châu

Chương 3: Giải pháp quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa khu du lịchBản Lác, Mai Châu

Trang 8

Chương 1 NHƯNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH BẢN LAC, MAI CHÂU

vi hoạt động của xã hội

Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về hoạt động quản lý, chẳng hạn nhưtheo Paul Hersey và KenBlanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” doTrần Thị Hạnh, Đặng Thanh Hưng, Đặng Mạnh Phổ (chủ biên) thì: “Quản lý làmột quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý nhằm thôngqua hoạt động của các nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mụctiêu của tổ chức

Hay theo tác giả Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức củachủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình quản lý xã hội,

Trang 9

hành vi và hành động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhàquản lý, phù hợp với quy luật khách quan.”

Cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thứctác động (tổ chức, điều khiển, kiểm tra) hợp quy luật của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệuquả mong muốn và đạt mục tiêu đã đề ra

Chúng ta có thể hiểu quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có

tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội, ), bảo đảm giữ gìnmột cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm nhữngchương trình và mục tiêu của hệ thống đó Quản lý tồn tại trong mọi xã hội, ởbất cứ lĩnh vực nào và trong bất cứ giai đoạn phát triển nào

Lao động của con người luôn luôn là lao động tập thể, mỗi người có một

vị trí nhất định trong tập thể, nhưng có quan hệ và có giao tiếp với người khác,tập thể khác trong quá trình lao động, vì vậy cần có sự quản lý để duy trì tính tổchức, sự phân công lao động, các mối quan hệ giữa những người trong một tổchức xã hội và giữa các tổ chức xã hội trong quá trình sản xuất vật chất, trongquá trình xã hội, nhằm đạt mục tiêu nhất định

Quản lý là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các qui luật phát triểncủa các đối tượng khác nhau, qui luật tự nhiên hay xã hội, đồng thời quản lý còn

là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kiến thức xã hội, tự nhiên hay kỹ thuật 1.1.2 Quản lý nhà nước về văn hóa

Thông qua các thể chế và các tổ chức của nền hành chính nhà nước để chỉđạo và quản lý các hoạt động văn hóa Trong điều kiện hiện nay, hoạt động vănhóa được diễn ra trong các lĩnh vực khác nhau, ở các địa bàn khác nhau, dưới sựquản lý của bộ máy nhà nước, do đó quản lý nhà nước về văn hóa bao gồmnhững nội dung chủ yếu sau:

Trang 10

- Định hướng phát triển thông quan xây dựng chiến lược quy hoạch, cácchương trình và kế hoạch nhằm bảo đảm cho văn hóa phát triển đúng hướng,phát huy đúng vai trò là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là động lực, vừa là mụctiêu phát triển xã hội.

- Tạo hành lang pháp lý cho văn hóa phát triển bằng cách ban hành vàhướng dẫn, chỉ đạo thực hiện luật pháp thông qua các văn bản luật, nghị định,chỉ thị, hướng dẫn, thông báo, quyết định, ), chính sách văn hóa, chế độ quản lýcác di sản văn hóa, các tiêu chuẩn của văn hóa nông thôn, văn hóa công sở, vănhóa gia đình, các qui định về xuất bản, phát hành, báo chí, nghệ thuật,

- Tạo môi trường ổn định và điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, xãhội cho hoạt động văn hóa, tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần ổn định xãhội

- Ủng hộ, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính, tín dụng, vật tư thúc đẩy hoạt động văn hóa ở các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và nghiệp dư,

ở các ngành và các địa phương trên địa bàn cả nước, phối hợp hoạt động với cácđơn vị có liên quan, xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của các đơn

* Phân biệt quản lý nhà nước về văn hóa với quản lý hoạt động văn hóa ở

cơ sở theo những đặc chưng chính sau đây:

Trang 11

- Quản lý nhà nước về văn hóa ở tầm vĩ mô, quản lý hoạt động văn hóa ở

cơ sở là tầm vi mô

- Quản lý nhà nước định ra chiến lược, qui hoạch phát triển các ngành,các vùng văn hóa, định ra chính sách, kế hoạch, các chế độ kinh tế, tài chính,chuyên môn cho hoạt động văn hóa trên qui mô cả nước Quản lý hoạt độngkinh tế chấp hành và cụ thể hóa các quyết định kinh tế, chuyên môn, tổ chức vàluật pháp của nhà nước thành kế hoạch và qui chế của đơn vị, đồng thời chịu sựchỉ đạo, kiểm tra của nhà nước về các mặt

- Quản lý nhà nước về văn hóa là sử dụng quyền lực (công nghiệp), kếthợp với các biện pháp kinh tế, tổ chức, quản lý hoạt động văn hóa theo cơ chếthị trường

- Quản lý nhà nước về văn hóa theo công pháp, quản lý hoạt động văn hóatheo tư pháp (luật nhân sự, luật doanh nghiệp, luật xuất bản, luật biểu diễn, )

- Quản lý nhà nước theo nguồn vốn và chế độ chính sách nhà nước, quản

lý hoạt động văn hóa ở cơ sở theo chế độ tự chủ tài chính, hạch toán kinh tế và

có lãi

1.1.3 Nội dung, nguyên tắc, phương pháp quản lý nhà nước về văn hóa

* Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa

Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quyđịnh:

“Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; pháttriển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnhcủa Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhucầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạomôi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng

Trang 12

con người Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạomôi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựngcon người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thầnđoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân”

Căn cứ vào các đạo luật và các văn bản pháp quy đã ban hành, có 12 lĩnhvực hoạt động văn hóa cần được quản lý như sau:

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực báo chí, xuất bản, internet, quảngcáo;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực điện ảnh;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật, biểu diễn;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực mỹ thuật;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực thư viện, bảo tồn, bảo tàng;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin cơ sở;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa các dân tộc thiểu số;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực quyền tác giả , nhuận bút;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu văn hóa phẩm;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy quản lý văn hóa;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo;

- Các hoạt động thuộc lĩnh vực thành tra

Các văn bản pháp luật tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạt động vănhóa, đặc biệt có ý nghĩa khi chúng ta đang tiến hành chủ trương xã hội hóa cáchoạt động văn hóa trong nền kinh tế thị trường

* Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hóa

Trang 13

Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hóa thông tin là những tư tưởng,quan điểm chỉ đạo tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa

- thông tin theo một thể thống nhất

Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin ở nước ta là: Đảnglãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; tập trung dân chủ, phân định

rõ chức năng và nguyên tắc công khai

Ngoài quản lý bằng pháp luật, cần quản lý bằng “thể chế mềm”, đặc biệttrong xây dựng đời sống văn hóa cần quản lý bằng quy ước Đây là biện pháptăng cường quản lý các hoạt động văn hóa thông qua vai trò của mỗi cá nhân,trong cộng đồng tự quản

- Nhà nước quản lý văn hóa bằng các chính sách về phát triển văn hóa:Chính sách văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện nền kinh tế thị trường.Chính sách văn hóa điều chỉnh những bất bình đẳng trong văn hóa do thị trườngtạo ra, khích lệ, hỗ trợ những xu hướng văn hóa có nhiều triển vọng vì chúngtiêu biểu cho sức mạnh dân tộc, cho sự định hướng nhu cầu văn hóa của xã hội.Chính sách văn hóa là thể chế hóa các quản điểm, phương hướng pháttriển văn hóa, tác động lên các nhóm cộng đồng văn hóa, cộng đồng chính trị vàcộng đồng dân cư để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình văn hóa

- Nhà nước quản lý văn hóa bằng đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính chovăn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững Cơ cấu ngân sách nhà nước tổng thể

về văn hóa thường gồm: Phần ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, chi chonghệ thuật và những công việc văn hóa, thông tin, báo chí, phát thanh truyềnhình và ở những linh vực khác (tôn giáo, du lịch, thể dục, thể thao )

- Nhà nước quản lý văn hóa bằng việc củng cố tổ chức, tăng cường đàotạo cán bộ: Đây là phương thức quan trọng để đổi mới, nâng cao trình độ quản

lý Nhà nước trước yêu cầu phát triển của sự nghiệp văn hóa Những thiếu hụt vềtrình độ của cán bộ quản lý văn hóa so với các lĩnh vực khác có khoảng cách

Trang 14

khá xa lại chưa được chuẩn bị những hiểu biết cần thiết về quản lý Nhà nước đốivới lĩnh vực đặc thù này nên trong hoạt động quản lý thường không tránh khỏikhuynh hướng giản đơn, máy móc, áp đặt,

- Nhà nước quản lý văn hóa bằng công tác kiểm tra, thanh tra: Đây là mộtnhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn hóa Trong lĩnh vựccông tác này, hoạt động của cơ quan kiểm duyệt và thanh tra có vai trò đặc biệtbởi vì văn hóa có mối quan hệ trực tiếp với chính trị nó có tác động trực tiếp đến

sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Trong xu hướng xã hội vănhóa, công tác kiểm tra, kiểm soát ngày càng phải được thực hiện nghiêm túc, có

kế hoạch phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ với các bộ, ngành khác, như vậymới có khả năng thực hiện chức năng và nhiệm vụ đặt ra

* Phương pháp quản lý nhà nước về văn hóa

Quá trình quản lý văn hóa là quá trình thực hiện các chức năng quản lýtheo đúng những nguyên tắc nhất định Phương thức quản lý văn hóa là biểuhiện cụ thể mối quan hệ qua lại giữa đối tượng và khách thể quản lý Vì vậyphương thức quản lý cũng đa dạng nên cần phải điều chỉnh phối hợp cácphương thức khác nhau tuân theo pháp luật để đạt hiệu quả cao nhất

- Nhà nước quản lý văn hóa bằng pháp luật: Pháp luật thực sự là công cụhữu hiệu trong quan lý Nhà nước về văn hóa và trong công tác tư tưởng Hệthống các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động văn hóa phát huy được tácdụng của văn hóa tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa con người, chế ước những tiêu cực mà thị trường văn hóa tạo ra, làm cơ sởpháp lý cho chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa

Nhà nước ban hành nhiều đạo luật riêng đối với từng lĩnh vực hoạt độngvăn hóa như: luật di sản văn hóa; Luật bảo hộ quyền tác giả; Luật xuất bản; Luậtbáo chí; Luật quảng cáo; Luật điện ảnh; Pháp lệnh thư viện; Hiện nay ở nước

ta, vấn đề xây dựng và thi hành pháp luật đang là nhu cầu cấp thiết của công tác

Trang 15

quản lý Nhà nước về văn hóa Hệ thống các văn bản pháp luật về văn hóa cũngchưa hoàn chỉnh và đồng bộ đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý Nhànước trong lĩnh vực này.

Ngoài quản lý bằng pháp luật, cần quản lý bằng “thể chế mềm”, đặc biệttrong xây dựng đời sống văn hóa cần quản lý bằng quy ước Đây là biện pháptăng cường quản lý các hoạt động văn hóa thông qua vai trò của mỗi cá nhân,trong cộng đồng tự quản

Nghị quyết TW 5 khóa VIII cụ thể hóa bảy loại chính sách:

+ Chính sách kinh tế trong văn hóa để vừa bảo đảm được định hướngchính trị, vừa có thêm nguồn lực tài chính cho hoạt động văn hóa

+ Chính sách văn hóa trong kinh tế, nghĩa là các hoạt động kinh tế phảiđảm bảo các tiêu chí của văn hóa, tạo điều kiện nhiều hơn cho văn hóa.+ Chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm động viên nhân lực,vật lực của các tầng lớp nhân dân cho hoạt động văn hóa, cho việc sáng tạo, phổbiến văn hóa

+ Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

và Nhà nước Khi đầu tư cho văn hóa cần xem văn hóa cũng là một khu vực làm

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w