1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn dược liệu 2 dược liệu chứa alkaloid cây canhkina

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong y học cổ truyềnVỏ canhkina là một loại thuốc bổ chát do tanin và đắng, tác dụng chữa sốt và sốt rét của vỏ canhkina là do các alkaloid chủ yếu là quinin [6].. Trước đây, người ta s

Trang 1

KHOA Y DƯỢC - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNGÀNH: DƯỢC HỌC

BÁO CÁO MÔN DƯỢC LIỆU 2

DƯỢC LIỆU CHỨA ALKALOID: CÂY CANHKINA GVHD: TS.DS Trần Mạnh Hùng

Họ và tên: Huỳnh Nguyễn Anh ThưLớp: D21

Mã SV: 217720201132

Trang 2

Hình 1 Cinchona succirubra Pavon 3

Hình 2 Vỏ thân cây Canhkina 3

Hình 3 Vỏ thân và vỏ rễ cây Canhkina sau khi được phơi khô 3

Trang 3

I Giới thiệu tổng quan

1 Tên khoa học:

Có nhiều loài Canhkina như:

Cinchona succirubra Pavon (Canhkina đỏ)

Cinchona calisaya Weddell (Canhkina vàng)

Cinchona ledgeriana Moeus (Canhkina lá thon)

Và nhiều loài lai tạp khác Đều thuộc họ Cà phê – Rubiaceae

2 Đặc điểm thực vật

Có khoảng 40 loài canhkina [1] Các loài canhkina

đều có đặc điểm chung về mặt hình thái thực vật như:

Trang 4

có cuống với hai lá kèm thường rụng sớm; phiến lá

nguyên, hình trứng, gân lá hình lông chim Một số

loài canhkina ở gốc gân chính và gân phụ có túi nhỏ

mang lông (điển hình như canhkina xám Cinchona

officinalis L.) [2] Lá có màu xanh lục hoặc đỏ nhạt.

Hoa màu hồng hoặc vàng tuỳ theo loài mọc thành

chùm, xim ở đầu cành Hoa đều, lưỡng tính, 5 cánh

hoa dính, thường có mùi thơm dễ chịu, có lông Đài Hinh̀ 1 Cinchona succirubra Pavon.

có 5 răng, tràng hình ống, loe ở miệng, với 5 nhị đính trên ống tràng, bầu dưới 2 ngăn

chứa nhiều noãn Quả nang, thuôn dài, cắt vách mở từ dưới lên trên, có nhiều hạt nhỏ

dẹt, có cánh mỏng.

Mùa hoa tháng 2-4, mùa quả tháng 5-10.

Trang 5

II Bộ phận dùng

Vỏ thân, vỏ cành và vỏ rễ phơi sấy khô (Cortex Cinchona).

Hình 2 Vỏ thân cây CanhkinaHình 3 Vỏ thân và vỏ rễ cây Canhkina sau khi được phơi khô

3

Trang 6

III Phân bố, thu hái và chế biến

Canhkina có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ, mọc hoang dại trên các dãy núi ở độ cao 1000-3500m, khí hậu có mưa nhiều, độ ẩm cao Ngày nay được trồng ở vùng này và nhiều nước có khí hậu nhiệt đới đặc biệt là Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Mehico, Cônggô, Ghinê Tại Việt Nam, canhkina được trồng nhiều ở vùng đất đỏ trên cao nguyên Lang Biang [3].

Cây Canhkina được trồng bằng hạt gieo trong vườn ươm Ngoài ra, người ta còn thí nghiệm trồng bằng cành, kết quả rất tốt đối với loài canhkina đỏ Cinchona succirubra, nhưng đối với loài canhkina lá thon Cinchona ledgeriana lại cho kết quả kém hơn.

Người ta thường chờ cho cây 8-10 tuổi mới thu hái vì có khối lượng vỏ nhiều, dày, dễ bóc hơn Tuy nhiên, người ta có thể hái vỏ sớm hơn vào các năm thứ 3 hoặc năm thứ 4, vì các cây mọc chen nhau, tranh giành không khí và ánh sáng, khi này người ta chặt những cây nhỏ, gầy và chen vào những cây khác Có 2 phương pháp khai thác vỏ:

- Đào cây để bóc lấy vỏ thân cây, vỏ cành và cả vỏ rễ vì số lượng vỏ rễ có khi đạt tới một nửa lượng của thân và cành Ở Giava (Indonesia) canhkina thường trồng thành 10 khu vực, mỗi năm khai thác 1 khu vực, rồi trồng lại, như vậy sẽ luôn có cây khai thác đúng

10 tuổi.

Trang 7

- Chặt phần trên để bóc vỏ thân và vỏ cành, gốc còn lại mọc lên không cần phải trồng cây mới Ở Ấn Độ người ta áp dụng phương pháp chặt cây 7-8 tuổi, vì cây ở đây được trồng ở sườn núi dốc cao, nếu đào sẽ gây lở đất.

Sau khi chặt hay đào cây người ta khía dọc hoặc ngang vỏ, dùng dao nâng từng mảng vỏ lên có khi bóc được những mảnh vỏ dài tới 1m, rộng 8-15cm Sau đó đem làm khô

dần dưới ánh sáng mặt trời rồi đem sấy ở nhiệt độ không quá 700C (nếu quá 700C lượng alkaloid sẽ giảm).

IV Thành phần hoá học

Vỏ canhkina có hàm lượng alkaloid cao (3-15%).

Hiện nay đã phân lập được khoảng 30 alkaloid khác nhau chia làm 2 nhóm:

- Nhóm cinchonin (alkaloid có nhân ruban) gồm nhiều alkaloid, trong đó có alkaloid chính là L-Quinin (5-7%), D-Quinin (0,1-0,3%), D-Cinchonin (0,2-0,4%), LCinchonin (0,2-0,4%) và một số alkaloid có lượng nhỏ khác Quinin và quinidin cũng như cinchonin

và cinchonidin là những đồng phân được phân biệt về cấu hình ở C8 và C9 [4].

Trang 8

- Nhóm cinchonamin (alkaloid có nhân indol, chỉ thấy vết trong những vỏ canhkina làm thuốc) có alkaloid phụ là: cinchonamin (indoyl-quinuclidin), cinchophyllin quinanin.

Trong là một số cây canhkina người ta thường chỉ chiết được rất ít alkaloid chính của canhkina, nhưng lại được từ 0,5 đến 0,7% ancaloit nhân indol như quinamin, cinchophyllamin và izoxinchophylamin [5].

Ngoài ra trong vỏ canh kina còn có:

- Acid quinic (5-8%) được chiết từ vỏ canhkina từ năm 1970 nhưng phải một thế kỉ sau người ta mới xác định được cấu trúc.

- Acid quinotanic (2-3%), chất này khi bị oxy hoá cho một phlobaphen gọi là chất đỏ

Trang 9

1 Trong y học cổ truyền

Vỏ canhkina là một loại thuốc bổ chát (do tanin) và đắng, tác dụng chữa sốt và sốt rét của vỏ canhkina là do các alkaloid chủ yếu là quinin [6] Trước đây, người ta sử dụng quinin như một bài thuốc chữa sốt rét theo kinh nghiệm nhân dân.

Quinin còn có tác dụng ức chế trung tâm sinh nhiệt nên được dùng làm thuốc hạ sốt.

Ngoài tác dụng hạ sốt, chữa sốt rét, quinin còn có tác dụng chống nhiễm trùng, và chữa cúm, và hơi có tác dụng an thần.

2 Trong y học hiện đại:

Trong những nghiên cứu gần đây, người ta mới phát hiện ra quinin có tác dụng chữa sốt rét do quinin là một chất độc đối với tế bào, tác dụng lên đơn bào: amip, ký sinh trùng sốt rét [7] Quinin diệt ký sinh trùng sốt rét chủ yếu nhờ khả năng diệt thể vô tính của các loài Plasmodium, diệt giao tử (gamete) của Plasmodium vivax, Plasmodium malaria và Plasmodium ovale nhưng không có tác dụng đối với giao tử của Plasmodium falciparum và thể ngoại hồng cầu của các loài Plasmodium nên quinin không ngăn ngừa được bệnh tái phát [8].

Trang 10

Ngoài ra, cinchonin có trong vỏ cây canhkina cũng có nhiều đặc tính sinh học khác, bao gồm chống ung thư, chống béo phì, chống viêm, chống ký sinh trùng, kháng khuẩn, chống kết tập tiểu cầu và chống biệt hóa tế bào xương Nó gây ra hoạt động chống ung thư bằng cách kích hoạt caspase-3 và PARP-1, đồng thời kích hoạt phản ứng căng thẳng của mạng lưới nội chất Nó điều chỉnh tăng GRP78 và thúc đẩy quá trình phosphoryl hóa PERK và ETIF-2α Cinchonin cũng ức chế quá trình tạo xương, ức chế kích hoạt TAK1 và ngăn chặn biểu hiện NFATc1 bằng cách điều chỉnh AP-1 và NF-ΚB Tác dụng chốngB Tác dụng chống viêm tiềm tàng của nó làm giảm tác động của chế độ ăn nhiều chất béo, khiến nó phù hợp để điều trị các bệnh liên quan đến béo phì [9].

Vì tác dụng phụ nhiều, thời gian bán hủy nhanh và ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum ngày càng kháng thuốc, hiện nay người ta thay thế quinin thành dẫn chất của nó là hydroxyethylapoquinin để giảm bớt tác dụng phụ cũng như tránh tình trạng kháng thuốc [10].

Quinin được nghiên cứu cũng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách ảnh hưởng đến quá trình tự hủy và ức chế sự tăng sinh tế bào bằng cách phụ thuộc vào liều lượng và thời gian [11].

Một số nghiên cứu in-vitro và in-vivo ban đầu chỉ ra những phát hiện đáng khích lệ về việc sử dụng hydroxychloroquinin trong điều trị bệnh nhân COVID-19 nhờ khả năng ức chế sự lây nhiễm SAR-CoV-2 trong tế bào Vero Ở tế bào phổi Calu-3, SARS-CoV-2 đã

Trang 11

bị chặn hoàn toàn Liều hydroxychloroquinin dùng hàng ngày để điều trị COVID-19 dao động trong khoảng từ 800 đến 1600 mg [13] Quinin sulfat cũng là một lựa chọn điều trị có khả năng đối với nhiễm trùng SARS-CoV-2, dung nạp tốt và có độc tính được dự đoán giảm thiểu hơn nhiều so với hydroxychloroquinin và chloroquinin [14] Tuy nhiên, quinin sulfat có một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến huyết học, chức năng thận, chức năng gan và sức khỏe tim mạch.

3 Lưu ý khi dùng:

Người ta dùng quinin dưới dạng uống, tiêm bắp hay tiêm mạch máu Quinin hay gây cứng và loét nơi tiêm, kích ứng mặt trong mạch máu Quinin thải trừ qua đường tiết niệu.

Với liều cao, quinin có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, ức chế trung tâm hô hấp do đó có thể gây tác dụng phụ như ù tai, chóng mặt, hoa mắt, có thể gây liệt hô hấp [15].

6

Trang 12

Ngoài ra, quinin còn có tác dụng ức chế hoạt động của tim và kích thích tăng cường co bóp tử cung, đặc biệt đối với tử cung có thai, với liều cao có thể gây sảy thai.

Những alkaloid khác của canhkina cũng có tác dụng chữa sốt, sốt rét nhưng kém hơn, và có tác dụng hợp đồng Quinidin có tác dụng kích thích cơ tim, dùng chống rung tim và điều hoà nhịp tim [16].

VI Ứng dụng:

1 Trong y học cổ truyền

Vỏ canhkina dùng làm thuốc hạ sốt, chữa sốt rét, thuốc bổ [17].

Tuỳ theo mục đích chữa bệnh hay làm nguyên liệu chiết alkaloid người ta dùng vỏ những cây canhkina khác nhau:

- Để làm thuốc bổ, chữa sốt thường người ta dùng vỏ cây canhkina đỏ - Cinchona succirubra Pavon.

- Để chiết alkaloid toàn phần người ta có thể dùng vỏ cây canhkina đỏ hoặc vỏ

canhkina vàng Cinchona calisaya Wedd, hoặc canhkina Cin- chona ledgeriana Moens.

Trang 13

- Cây canhkina xám (Cinchona officinalis L.) thường được dùng chế rượu khai vị Liều dùng hàng ngày: dạng bột hoặc thuốc viên 5-10g, cồn 2-15g, sirô 20-100g Ngoài ra bột canhkina còn dùng rắc lên vết thương vết loét.

2 Trong y học hiện đại:

Trang 14

Hình 5 Quinine dạng bột

Vỏ canhkina chủ yếu hiện nay dùng làm nguyên liệu chiết các alkaloid, chất quinin.

7 - Quinin dùng làm thuốc điều trị sốt rét Liều

cho người lớn 1-1,5g/ngày dùng làm nhiều lần, mỗi lần 0,5g; tổng liều 10-15g Liều cho trẻ em tuỳ theo độ tuổi.

Dạng dùng viên 0,25g và 0,5g hoặc ống tiêm 0,10g và 0,25g quinin basic HCl.

Trang 15

Hình 6 Quinine dạng viên nén, dạng siro

Quinin hydroclorid hoặc quinin sulfat viên nén 0,15g; 0,25g và ống tiêm 2ml = 0,5g và 0,25g; ống tiêm 5ml = 0,05g (quinoserum tức là quinin dihyrochloride trong dung dịch natri chloride 0.9%).

Hình 7 Quinine sulfateHình 8 Quinidine Sulfate

- Quinidin dùng chữa bệnh loạn nhịp tim và rối loạn chức năng tim dễ kích thích như đánh trống ngực, ngoại tâm thu, lo sợ.

Trang 16

Phương pháp chữa trị chứng chuột rút ở chân do co thắt mạch máu là một cách sử dụng quinine nổi bật khác, quinine có thể làm giảm số lần chuột rút và số ngày chuột rút, giảm cường độ chuột rút nhưng không cải thiện thời gian chuột rút Uống quinine (200-500mg mỗi ngày) kết hợp cùng theophylin cho thấy cải thiện chứng chuột rút hơn so với việc dùng quinine đơn thuần.

Kết hợp Clindamycin và quinin đối với phụ nữ mang thai đang mắc bệnh sốt rét do nhiễm P falciparum sẽ có độ an toàn tuyệt đối, giảm thời gian điều trị và giảm độc tính [18].

VII Kết luận

Trên thế giới có khoảng 40 loài Canhkina khác nhau, có 3 loài được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó là Cinchona succirubra Pavon (Canhkina đỏ), Cinchona calisaya Weddell (Canhkina vàng) và Cinchona ledgeriana Moeus (Canhkina lá thon), thuộc họ Rubiaceae (họ Cà phê) Cây Canhkina có nguồn gốc từ Nam Mỹ với công dụng đầu tiên được sử dụng

8

Trang 17

là chữa sốt rét, vì trong vỏ Canhkina chứa hàm lượng alkaloid cao (3-15%), chủ yếu là Quinin, có khả năng tác dụng lên các đơn bào như amip và ký sinh trùng sốt rét Ngoài ra, nhờ trong thành phần có chứa Cinchonin, Canhkina cũng có nhiều đặc tính sinh học khác như chống ung thư, chống béo phì, chống viêm, chống ký sinh trùng, kháng khuẩn, chống kết tập tiểu cầu và chống biệt hóa tế bào xương Tuy nhiên, tình trạng kháng quinin xảy ra càng nhiều và có tác dụng phụ đáng kể nên việc sử dụng quinin để chữa sốt rét không còn được sử dụng rộng rãi và phổ biến như trước đây Thay vào đó, hiện nay người ta sử dụng dẫn chất của nó là hydroxyethylapoquinin để giảm được tình trạng kháng thuốc và tác dụng phụ, hay kết hợp Clindamycin và quinin để sử dụng cho phụ nữ đang mang thai mắc bệnh sốt rét với độ an toàn cao hơn, giảm thời gian điều trị và giảm đáng kể độc tính Hơn thế, trong năm 2020, khi thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID-19, đã có một số nghiên cứu được thực hiện in vitro và in vivo ban đầu chỉ ra việc sử dụng dẫn chất của quinin là hydroxychloroquinin có khả năng ức chế sự lây nhiễm SAR-Cov-2 ở tế bào Vero, còn ở tế bào phổi Calu-3, SAR-CoV-2 đã bị chặn hoàn toàn.

Hiện nay, việc nghiên cứu về các alkaloid có trong thành phần của cây Canhkina đang được các nhà khoa học quan tâm Mặc dù các hoạt chất có trong cây Canhkina đã được sử dụng để điều trị từ lâu và đã ghi nhận tình trạng kháng thuốc, tuy nhiên người ta có thể phối hợp thuốc hoặc tổng hợp các dẫn chất của chúng để đem lại hiệu quả mong muốn, giảm thiểu

Trang 18

cũng như tiềm năng của nó trong y học ở tương lai, khi nó chứa các hoạt chất có khả năng chống ung thư, một căn bệnh nan y đặt ra thách thức rất lớn với nền y học toàn cầu Tuy nhiên, nghiên cứu về nó còn hạn chế Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu đầy đủ về tiềm năng điều trị, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của nó trong các ứng dụng lâm sàng.

Ngoài ra, trên thị trường vẫn đang xảy ra việc nhầm lẫn cây Canhkina với quả cây Ô môi (Cassia fistula L.) là một loại cây khác nhưng cũng được nhiều người dân địa phương gọi với cái tên "Canhkina", và dẫn đến nhiều sự hiểu lầm và đồn thổi về công dụng của quả cây Ô môi như một vị thuốc chữa sốt rét Chúng ta cần đẩy mạnh việc truyền thông để phân biệt rõ ràng tác dụng dược lí cũng như công dụng khác nhau của hai cây này, tránh sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng cũng như sử dụng không hợp lí dược liệu làm thuốc.

9

Trang 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Andersson, Lennart, A revision of the genus Cinchona, 1998.

2 Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, 2004.

3 Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, 1999.

4 Gui-Guang Cheng và cộng sự, Cinchona alkaloids from Cinchona succirubra and

Cinchona ledgeriana, Planta medica, 2014.

5 Karol Michal Kacprzak, Chemistry and Biology of Cinchona Alkaloids, Natural

Products, 2013.

6 Aslam và cộng sự, Cinchona, Essentials of Medicinal and Aromatic Crops, 2023.

7 Osorio và cộng sự, Alkaloids with antiprotozoal activity, The Alkaloids:

Chemistry and Biology, 2008.

8 Brogger CS, Kharazmi A, Antimalarial natural products, Bioactive compounds

Trang 20

9 Parveen và cộng sự, Cinchonine: A versatile Pharmacological Agent Derived

from Natural Cinchona Alkaloids, Current Topics in Medicinal Chemistry, 2024.

10 Sanders và cộng sự, Antimalarial efficacy of hydroxyethylapoquinine and its

derivaties, 2014.

11 Raza và cộng sự, The medicinal and aromatic activities of cinchona, 2021.

12 Jansen và cộng sự, Randomised controlled trial of hydroquinine in muscle cramps,

13 Garcia-Cremades và cộng sự, Optimizing hydroxychloroquine dosing for patients

with COVID-19: An integrative modeling approach for effective drug repurposing,

Clinical Pharmacology & Therapeutics, 2020.

14 Bozic và cộng sự, The role of quinidine in the pharmacological therapy of

ventricular arrhythmias ‘quinidine’, Mini Reviews in Medicinal Chemistry, 2018.

Trang 21

15 Semedo và cộng sự, Quinine in otology and neurotology: Ototoxicity and historic

role in therapy, Otology and Neurotology, 2021.

16 Phạm Thanh Kỳ, Dược liệu học tập II

17 Kumar và cộng sự, Phytochemistry: An in-silico and in-vitro update, Springer

Ngày đăng: 19/04/2024, 23:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w