1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

25 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa
Người hướng dẫn Nguyễn Thanh Hải
Trường học Trường Đại Học Luật Tp.Hcm
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Xây dựng nhà nước pháp quyền vừa tạo nên thiết chế phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nướctoàn diện vừa tạo ra các cơ cấu tổ chức, pháp luật phù hợp, cơ chế tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luậ

Trang 1

Giảng viên: Nguyễn Thanh Hải

Trang 3

Mục lục

Phần mở đầu

Nội dung

Phần 1: Cơ sở lý luận Nhà nước Pháp quyền

1 Khái niệm, bản chất, chức năng của Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa 4Phần 2: Nội dung cơ bản xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 Tính tất yếu của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước PQXHCN ở VN 8

2 So sánh đặc trưng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam với đặc trưng trong mô hình nhà

Phần 3: Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước XHCN, xây dựng Nhà

1 Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 12

2 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 18

3 Liên hệ với việc phát huy vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN nói chung, nhà

nước Pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng đối với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội 20

1

Trang 4

Phần mở đầu

1 Lý do nghiên cứu vấn đề

Lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật cho thấy, nhà nước pháp quyền là một trong nhữnggiá trị chung của nhân loại tiến bộ, đề cao pháp luật, thể hiện ước muốn, khát vọng của con người vềmột xã hội dân chủ và bình đẳng Tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lêninvào thực tiễn cách mạng việt nam, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi việc xây dựng, tăngcường, kiện toàn Nhà nước là một nhiệm vụ cốt từ hàng đầu, làm cho nhà nước ta thực sự là trụ cộtcủa hệ thống chính trị, đề cao việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Điều đó đượcthể hiện rõ nét trong các văn kiện Hội nghị thành lập đảng Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định

rõ vấn đề này “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” Đó là cơ sở pháp lý và cũng là văn bản pháp luậtquan trọng nhất để xây dựng đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,đồng thời cũng thể chế hóa đường lối của Đảng đề ra trong “ cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và “chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội”

Xây dựng nhà nước pháp quyền vừa tạo nên thiết chế phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nướctoàn diện vừa tạo ra các cơ cấu tổ chức, pháp luật phù hợp, cơ chế tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật

để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các quyền, lợi ích của công dân, tổ chức và xã hội; đảm bảocho các cơ quan nhà nước trở về với xã hội công dân, chấm dứt tình trạng nhà nước đứng trên xã hội

Sự ra đời của mô hình nhà nước này từ nhận thức lý luận đến thực tiễn đã có những tác động tíchcực, ảnh hưởng to lớn tới đời sống con người

Như vậy, việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã trởthành nhiệm vụ cấp thiết và vô cùng quan trọng của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nói chungcũng như đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa nói riêng, là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới

hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 2021- 2030 Chính vì sự cần thiết và tính thời sự của vấn đề này,tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” để làm đề tài kết thúc họcphần môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của bài tiểu luật là nhằm góp phần vào quá trình nghiên cứu và làm sáng tỏ nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay cũng như những thực trạng và giải pháp xây dựngnhà nước ngày một hoàn thiện và phát triển giàu mạnh Để đạt được mục đích đó, trong bài viết này,tác giả đã đưa ra và luận giải ba vấn đề có tính thời sự, song cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải được tiếptục nghiên cứu chuyên sâu Từ đó thể hiện những nhiệm vụ chính của luận văn là:

Khái quát chung các khái niệm, đặc trưng, chức năng vai trò về nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam xuyên suốt thời kỳ lịch sử cho đến nay

Phân tích, tìm hiểu, nhận định và đánh giá những quan điểm chủ đạo của chủ tịch Hồ ChíMinh, của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam

Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaphù hợp với đặc điểm, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta trong giai đoạn phát triểnhiện nay

2

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về” nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay – thực trạng vàgiải pháp” đã giúp em có nhận thức rõ hơn về đường lối lãnh đạo của nhà nước ta từ khi giành lạiđược chính quyền đến nay, đồng thời nắm bắt được những đặc điểm, hình thái kinh tế, chính trị nước

ta trong giai đoạn hiện nay Từ đó tích cực tham gia tốt công tác xây dựng đảng, có trách nghiệm và

ý thức chung tay góp phần vì một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày một giàumạnh phát triển Bên cạnh đó luôn biết ơn quá trình đấu tranh xây dựng đảng của nhà nước, khátvọng về một xã hội dân chủ và bình đẳng

Qua bài tiểu luận này, em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, cụ thể của giáo viên bộ môn đã giúp

em hoàn thiện kiến thức để phân tích đề tài này Có thể bài tiểu luận này còn thiếu sót nhưng emmong rằng sẽ nhận được sự góp ý từ giảng viên bộ môn để bài làm được hoàn thiện hơn

3

Trang 6

Nội dung

Phần 1: Cơ sở lý luận Nhà nước Pháp quyền

I/Khái niệm, bản chất, chức năng của Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ Nghĩa

1 Khái niệm, bản chất của Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa

a.Khái niệm

Nhà nước Pháp quyền được xem là mô hình tổ chức lí tưởng nhất của mọi thời đại.Tư tưởng

về Nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hình thành ngay từthời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng của thời cổ đại như Xôcrat (469-399Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN), Xixêrôn (l06-43 Tr.CN) Những tư tưởng này đã được cácnhà tư tưởng chính trị và pháp lý tư bản sau này như John Locke (1632 - 1704), Montesquieu(1698 - 1755), J.J.Rút-xô (1712 - 1778), I.Kant (1724 - 1804), Hêghen (1770 - 1831)… pháttriển như một thế giới quan pháp lý mới

Bàn về khái niệm nhà nước pháp quyền hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau dựa trên:yếu tố nhân quyền, tính tối cao của Hiến pháp, pháp luật, yếu tố phân chia quyền lực nhà nước

và sự hạn chế quyền lực nhà nước hoặc nhấn mạnh tính dân chủ thuộc về nhân dân Tuy nhiêntheo quan niệm chung nhất nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật, nhànước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá nhân được

tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình Điều này thể hiện rằng: nhà nướcpháp quyền hoạt động trên cơ sở của hiến pháp, pháp luật, mà trong nhà nước đó tất cả côngdân đều được giáo dục pháp luật và hiểu biết pháp luật, đồng thời phải tuân thủ pháp luật Đểthực hiện mục tiêu phục vụ nhân dân thì tính nghiêm minh cho các hoạt động của cơ quan nhànước và có sự phân công kiểm soát lẫn nhau

Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghịlần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục đượckhẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng năm 1994 cũng như trongcác văn kiện khác của Đảng Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bướcphát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, Điều 2 Hiến phápnăm 2013 khẳng định:

“1 Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, doNhân dân, vì Nhân dân;

2 Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc

về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức;

3 Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

4

Trang 7

nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích củanhân dân Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhândân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mạng mà là công bộccủa nhân dân Là nhà nước của dân, do chính nhân dân lập qua thông qua chế độ bầu cử dânchủ Bầu cử dân chủ là phương thức thành lập bộ máy nhà nước đã được xác lập trong nềnchính trị hiện đại, đảm bảo tính chính đáng của chính quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyềnlực từ nhân dân.

Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hoá thành một mục tiêuhiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của chính thể dân chủ cộng hoà ở nước ta - Hiếnpháp 1946: “Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu -Hiến pháp 1946) Đặc điểm này của Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiếnpháp 1959, 1980 và 1992

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sởHiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp

Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập mộtcách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp đượccoi là Đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị,kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu,nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Sự hiện diện của Hiến pháp là điềukiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân

Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọngcho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân Và đó chính là nền tảng cótính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến hay không hợp hiến của các đạo luật, cũngnhư các quyết sách khác của Nhà nước và của các tính chất chính trị, tính chất xã hội.Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việc duy trì quyền lực của nhân dân, chonên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và phán quyết

về những quy định và hoạt động trái với Hiến pháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiệnquyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay

- Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tốithượng của pháp luật trong đời sống xã hội

Pháp luật xã hội chủ nghĩa của chúng ta là kết quả của sự thể chế hoá đường lối, chính sáchcủa Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dụckhoa học, đối nội, đối ngoại Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợpvới hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nướcpháp quyền là nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉnói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách chung chungvới mục đích tự thân của nó

Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và lợi ích của nhân dân

Vì vậy, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhànước và là thước đo giá trị phổ biến của xã hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng những tố chấtcần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta

Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ phải có một hệ thống pháp luật cần và đủ để điềuchỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật Pháp luật thểchế hoá các nhu cầu quản lý xã hội, là hình thức tồn tại của các cơ cấu và tổ chức xã hội và củacác thiết chế Nhà nước Vì vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống có trật

tự và lành mạnh nhất của xã hội Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và

5

Trang 8

mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật Hiến pháp và pháp luậtluôn ở vị trí tối thượng, không ai đứng trên pháp luật, vì vậy, mọi công dân khi vi vi phạm phápluật đều phải bị xử lý như nhau.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền conngười, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân,giữa Nhà nước và xã hội

Xét về bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nước cách mạng chânchính, nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuộc đấu tranh trên bảy mươi năm đầy gian khổ hy sinh củadân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng suy cho cùng, chính là vì quyềncon người, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng dân tộc

và của từng cá nhân, từng con người Do vậy, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền côngdân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữacông dân với Nhà nước… luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt Nhiều Hội nghị củaTrung ương Đảng đề cập đến vấn đề này như văn kiện đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X vànhiều Nghị quyết trung ương khác Văn kiện Đại hội Đảng VI xác định: Xây dựng một chínhquyền không có đặc quyền, đặc lợi, hoạt động vì cuộc sống của nhân dân Nghị quyết trungương 8 khoá VII xác định trên nguyên tắc: dân chủ xã hội chủ nghĩa là vấn đề thuộc bản chấtcủa Nhà nước ta Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực Quyền làm chủ đóđược thể chế hóa bằng pháp luật… Dân chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật… Văn kiện Đại hộiĐảng IX xác định rõ những phương châm cơ bản: xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phươngchâm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đối với các chủ trương, chính sách lớn củaĐảng và Nhà nước Thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện(là cơ quan dân cử và các đoàn thể), làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản,bằng việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước tại cơ sở Đảng và Nhà nước tiếp tụcđổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và thực hiện cácquyết định

- Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thốngnhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thựchiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thựchiện quyền lực nhà nước

Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, quan điểm về sự tồn tại của ba quyền và sự phân công, phốihợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của Nhà nước mới được chính thức khẳng định trên cơ sởtiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam các tri thứccủa nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa bộ máy nhà nước Và đến Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VII), (1995) quan niệmcủa Đảng về ba quyền đã được bổ sung quan trọng: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp Nghị quyết đại hội XI và Cương lĩnh xây dựng đất nước quá độ lênchủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đều có bổ sung quan tâm vấn đề kiểm soátquyền lực trong cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta Theo đó nguyên tắc quyền lựcnhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiệnquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đã được hoàn thiện một bước quan trọng Quan điểm về

sự thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp, kiểm soát chặt chẽ giữa ba quyền

và quyền lực nhà nước là một quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo trong thiết kế mô hình tổchức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

6

Trang 9

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo

Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một tất yếu lịch sử và tất yếu kháchquan

Đối với dân tộc Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước, đốivới xã hội không chỉ là tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan mà còn ở chỗ sự lãnh đạo đó có cơ sởđạo lý sâu sắc và cơ sở pháp lý vững vàng

Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản - Đảng duy nhất cầm quyền đối với đời sống xã hội và đờisống nhà nước không những không trái (mâu thuẫn) với bản chất nhà nước pháp quyền nóichung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta Trong ý nghĩa ấy, nhà nước phápquyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động là một trong những đặctrưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Đối với Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, quyết định phương hướngchính trị của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự là tổ chức thực hiện quyền lực củanhân dân, thực sự của dân, do dân và vì dân, để thực hiện thành công công cuộc đổi mới đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết,chủ trương của Đảng bằng các hoạt động quản lý nhà nước, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi chonhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…

Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các nguyên tắc phápquyền có vai trò cực kỳ quan trọng

Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước đặt dưới sự điều chỉnh tốicao của pháp luật Do đó, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải đảm bảo tính công khai,minh bạch, khả thi và hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyềncon người

2 Chức năng của Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa

Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các nguyên tắc phápquyền có vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại

Đối nội: các nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò là những tư tưởng chủ đạo, xuyên suốttrong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta Bêncạnh đó các nguyên tắc pháp quyền còn đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo trong quản trị quốc gia,đồng thời là tiêu chí để đánh giá trình độ pháp quyền trong quản lý nhà nước của Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Trong nhà nước pháp quyền, từ hoạt động lập hiến, lậppháp cho đến hoạt động hành pháp, hoạt động tư pháp đều phải lấy các nguyên tắc pháp quyềnlàm tư tưởng chỉ đạo Xa rời các nguyên tắc pháp quyền, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước không còn là nhà nước pháp quyền trong các hoạt động thực tiễn Vì thế, các nguyên tắcpháp quyền nói trên là các tiêu chí đánh giá trình độ pháp quyền trong quản trị nhà nước, trongviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Đối ngoại: các nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò là tư tưởng chủ đạo trong quan hệ quốc

tế ngày càng sâu rộng.Theo Liên hợp quốc, pháp quyền là một nguyên tắc quản trị của các quốcgia dân chủ và pháp quyền, đồng thời là một nguyên tắc quản trị trong các mối quan hệ quốc tế.Trong một nhà nước mà tất cả mọi cá nhân, tổ chức, thiết chế công và tư, kể cả nhà nước đều

7

Trang 10

thượng tôn pháp luật, được công bố công khai, được thực thi và áp dụng bình đẳng trong thực tế

và được tài phán một cách độc lập, phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc

tế là điều kiện rất cơ bản để mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển mối quan hệ giữa các quốc giakhông những về chính trị mà cả về kinh tế và các lĩnh vực khác Các nguyên tắc pháp quyềnđược đề cao và thực hiện trên thực tế của mỗi quốc gia trong điều kiện ngày nay trở thành lòngtin và sự lựa chọn trong quan hệ quốc tế

Phần 2:

Nội dung cơ bản xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 Tính tất yếu của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước PQXHCN ở VN

Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xuất phát từđịnh hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằmxây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"(2).Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy thìcông cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàmột Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên

cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tính tất yếu khách quan ấy cònxuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hoá Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế saukhi nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi chúng ta tiếptục đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho Nhà nước khôngngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xãhội, thực hành dân chủ, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một nhà nước vừa phải thể hiện được các giá trịphổ biến của nhà nước pháp quyền, vừa khẳng định được bản sắc, đặc thù của riêng mình Đạihội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả lậppháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướngtinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội Tiếp tục hoàn thiện cơ chếbảo vệ Hiến pháp và pháp luật”(3) Như vậy, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có nhữngđặc trưng sau:

Thứ nhất, là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả quyền lựcnhà nước thuộc về Nhân dân Đây là đặc trưng cơ bản, được ghi nhận trong Hiến pháp củanước ta và được thể hiện trong các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước từ Trung ương đến địa phương của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.Với Hồ Chí Minh nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước Toàn

bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhànước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộmáy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước khôngthể là các ông quan cách mạng mà là công bộc của nhân dân Là nhà nước của dân, do chínhnhân dân lập qua thông qua chế độ bầu cử dân chủ Bầu cử dân chủ là phương thức thành lập

bộ máy nhà nước đã được xác lập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính chính đáng củachính quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ nhân dân

Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hoá thành một mụctiêu hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của chính thể dân chủ cộng hoà ở nước ta -Hiến pháp 1946: “Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói

8

Trang 11

đầu - Hiến pháp 1946) Đặc điểm này của Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong cácbản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992.

Thứ hai, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơquan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Đây vừa lànguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trìnhtiếp tục thực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, quan điểm về sự tồn tại của ba quyền và sự phân công, phốihợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của Nhà nước mới được chính thức khẳng định trên cơ sởtiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam các tri thứccủa nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa bộ máy nhà nước Và đến Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VII), (1995) quan niệmcủa Đảng về ba quyền đã được sự bổ sung quan trọng: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp Quan điểm về sự thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công,phối hợp chặt chẽ giữa ba quyền và quyền lực nhà nước là một quan điểm có tính nguyên tắcchỉ đạo trong thiết kế mô hình tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Thứ ba, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệthuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Hệ thống pháp luật thể hiện đầy đủ, đúng đắn ýchí của Nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội Nghĩa vụ tuântheo Hiến pháp, pháp luật là của tất cả công dân, không loại trừ đối với bất cứ ai

Pháp luật xã hội chủ nghĩa của chúng ta là kết quả của sự thể chế hóa đường lối, chính sáchcủa Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dụckhoa học, đối nội, đối ngoại Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợpvới hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nướcpháp quyền là nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉnói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách chung chungvới mục đích tự thân của nó

Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và lợi ích của nhân dân

Vì vậy, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhànước và là thước đo giá trị phổ biến của xã hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng - những tốchất cần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta

Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ phải có một hệ thống pháp luật cần và đủ để điềuchỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật Pháp luật thểchế hoá các nhu cầu quản lý xã hội, là hình thức tồn tại của các cơ cấu và tổ chức xã hội và củacác thiết chế Nhà nước Vì vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống có trật

tự và lành mạnh nhất của xã hội Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội vàmọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật

Thứ tư, Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng caotrách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăngcường kỷ cương, kỷ luật Mục tiêu cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh về bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thể chế hoá thành luật và được Nhànước ta tổ chức thực hiện có kết quả

9

Trang 12

Xét về bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nước cách mạng chânchính, nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuộc đấu tranh trên bảy mươi năm đầy gian khổ hy sinh củadân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng suy cho cùng, chính là vì quyềncon người, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng dân tộc

và của từng cá nhân, từng con người Do vậy, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công 20dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữacông dân với Nhà nước, … luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt Nhiều Hội nghị củaTrung ương Đảng đề cập đến vấn đề này như văn kiện đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X vànhiều Nghị quyết trung ương khác Văn kiện Đại hội Đảng VI xác định: Xây dựng một chínhquyền không có đặc quyền, đặc lợi, hoạt động vì cuộc sống của nhân dân Nghị quyết trungương 8 khoá VII xác định trên nguyên tắc: dân chủ xã hội chủ nghĩa là vấn đề thuộc bản chấtcủa Nhà nước ta Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực Quyền làm chủ đóđược thể chế hoá báng pháp luật… Dân chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật… Văn kiện Đại hộiĐảng IX xác định rõ những phương châm cơ bản: xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phươngchâm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đối với các chủ trương, chính sách lớn củaĐảng và Nhà nước Thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện(là cơ quan dân cử và các đoàn thể), làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản,bằng việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước tại cơ sở Đảng và Nhà nước tiếp tụcđổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và thực hiện cácquyết định

Thứ năm, tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòaXHCN Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia

Thứ sáu, được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt nhà nước pháp quyền XHCN và nhà nước pháp quyền tưsản chủ nghĩa

Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một tất yếu lịch sử và tất yếu kháchquan

+ Đối với dân tộc Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước, đốivới xã hội không chỉ là tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan mà còn là ở chỗ sự lãnh đạo đó còn

có cơ sở đạo lý sâu sắc và cơ sở pháp lý vững vàng

+ Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản - Đảng duy nhất cầm quyền đối với đời sống xã hội và đờisống nhà nước không những không trái (mâu thuẫn) với bản chất nhà nước pháp quyền nóichung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta Trong ý nghĩa ấy, nhà nước phápquyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động là một trong những đặctrưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta

2 So sánh đặc trưng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam với đặc trưng trong mô hình nhà nướcpháp quyền khác trên thế giới

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa)

và nhà nước pháp quyền phương Tây (nhà nước pháp quyền tư sản) có những điểm tương đồng

và khác biệt rõ rệt, chủ yếu ở những điểm sau:

10

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w