Nếu chúng ta tiếp thu một cách không chọn lọc, không có tính toán,chúng ta sẽ dễ bị tiếp thu những cái không tốt, làm mât đi bản sắc dân tộc.Mặt khác, việc nhận thức được tầm quan trọng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
ĐỀ TÀI: Trình bày những hiểu biết của em về bản
sắc văn hoá của một dân tộc
Trang 2
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 3Nhóm I:
1) Trần Minh Định 2) Lý Nhật Minh 3) Nguyễn Thị Nhung 4) Trần Thị Bích 5) Trần Thị Thu Phương 6) Trần Thị Chiến
Trang 4MỤC LỤC 1)Tổng quan
1.1) Lý do chọn đề tài 4
1.2) Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4 1.3) Mục tiêu nghiên cứu 4
1.4) Phương pháp nghiên cứu 4
2) Nội dung 2.1) Bản sắc văn hoá dân tộc là gì? 4
2.2) Cơ sở hình thành văn hoá Việt 5
2.2.1) Lớp văn hoá bản địa 5
2.2.2) Lớp văn hoá giao lưu 5
2.3) Bản săc văn hoá trong đời sống 6
2.3.1) Phong tục tập quán 6
2.3.1.1) Phong tục hôn nhân 6
2.3.1.2) Phong tục tang ma 7
2.3.1.3) Phong tục lễ tết, lễ hội 7
2.3.1.4) Ẩm thực 8
2.3.1.5) Văn hoá mặc 8
2.3.1.6) Văn hoá trong vấn đề nhà ở 9
2.3.2) Tín ngưỡng 9
2.3.3) Tôn giáo 11
2.3.4) Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ 13
3) Kết luận – Kiến nghị 3.1) Kết luận 15
3.2) Kiến nghị 15
Trang 61) TỔNG QUAN:
1.1) Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, đất nước ta đang trong thời kì tiến lên xây dựng nềnkinh tế mở, hội nhập giao lưu với quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnhvực văn hóa Tuy nhiên việc hội nhập cũng có những mặt tích cực và tiêucực Nếu chúng ta tiếp thu một cách không chọn lọc, không có tính toán,chúng ta sẽ dễ bị tiếp thu những cái không tốt, làm mât đi bản sắc dân tộc.Mặt khác, việc nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa cũng như nghiêncứu cách thức phát huy của nó nhằm phục vụ cho sự phát triển của đất nướchiện đang là vấn đề thời sự và thu hút nhiều sự quan tâm Người ta nói mất
đi bản sắc văn hoá của dân tộc cũng đồng nghĩa với việc mất nước, vì thế tacần hiểu rõ hơn bản sắc văn hoá của dân tộc cũng như để giữ gìn và phát huynó
1.2) Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu nền văn hóa Việt Nam bao gồm văn hóa vật chất ( văn hóa vậtthể) và văn hóa tinh thần ( văn hóa phi vật thể )
- Đặc biệt chú ý đến các khía cạnh của việc thể hiện bản sắc văn hóa trongcuộc sống hằng ngày
1.3) Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiêu về các bản sắc văn hóa của Việt Nam
1.4) Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận dựa trên cơ sở lấy các quan điểm về nhận thức khoa học
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, so sánh…vv
2) NỘI DUNG:
2.1) Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Trước hết ta cần tìm hiều: Văn hóa là gì?
Trang 7Hiện nay, trên thế giới cũng đã có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Ta có thể hiểu về văn hóa như sau:
“ Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sựtương tác giữa con nguời với môi trường tự nhiên và xã hội”
“Thế bản sắc văn hóa dân tộc là gì?”
Theo nghĩa Hán Việt, bản là cái gốc, cái căn bản của một sự vật Sắc là cáithể hiện ra bên ngoài
Vậy bản sắc văn hóa dân tộc là bao hàm những mặt được hình thành và gắn
bó với dân tộc từ thuở xa xưa, các mặt này được theo quá trình của lịch sử,
đó là các kiểu quan hệ hay một kiểu lựa chọn riêng của một cộng đồng vềmột phương thức ứng xử nào đó khiến cho mỗi dân tộc hiện ra với nhữngnét độc đáo riêng nhằm phân biệt với các dân tộc khác Đồng thời, bản sắcvăn cũng được hình thành và giao lưu
2.2) Cở sở hình thành văn hoá Việt:
2.2.1) Lớp văn hoá bản địa
- Giai đoạn văn hoá tiền sử
+ Hình thành xả hội loài người
+ Nền kinh tế hái lượm, săn bắn
- Giai đoạn văn hoá Văn Lang – Âu Lạc:
Giai đoạn văn hóa Văn Lang-Âu Lạc (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên) vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải
18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao nhất của lịch sử văn hóa Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định
2.2.2) Lớp văn hoá giao lưu
- Giai đoan văn hoá thời kỳ chống Bắc Thuộc
Trang 8+ Ý thức đối kháng trước nguy cơ xâm lược.
+ Sự suy tàn của văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Sự suy thoái tự nhiên
Sự tàn phá của kẻ xâm lược
+ Mở đầu cho giai đoạn giao lưu tiếp biến văn hoá Trung Hoa
và khu vực
Tóm lại, về văn hoá vừa có dung hoà, chọn lọc tự nguyện, vừa bị cưỡng chế
- Giai đoạn văn hoá Đại Việt (938-1802)
+ Đây là giai đoạn giành quyền tự chủ đất nước Vì thế có nhiềuđóng góp cho nền văn hoá Việt Nam
+ Bắt đầu từ Ngô Quyền đến hết Tây Sơn
+ Đặc điểm: Văn hoá dân gian, chế độ thi cử, bộ máy hành chính được tổ chức và chú trọng duy trì và phát huy
+ Phật giáo thời Lý-Trần, Nho Giáo đời Lê đạt đến độ cường thịnh
+ Các cuộc mở đất xuống phương Nam
- Giai đoạn văn hoá Đại Nam (1802-1858)
+ Cải cách tổ chức của Nhà Nguyễn+ Giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh+ Đây là thời kỳ xuất hiện sự xâm nhập truyền giác từ phương Tây
+ Xuất hiện 2 xu hướng
Âu hoá, mở cửa, lai căng, chạy theo lối sống phương Tây
Chống Âu hoá, ý thức bảo tồn văn hoá dân tộc (áo dài khăn đóng, để tóc nhuộm răng…)
Trang 9- Giai đoạn văn hoá hiện đại
+ Thời kỳ 1945-1954: Chịu ảnh hưởng sâu sắc phương Tây Đặc biệt, đây là thời kỳ phát triển rực rỡ và đạt nhiều thành tựu như: Văn học, hội hoạ, kiến trúc … Mặc khác nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên chống lại sự đô hộ của người Pháp Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khẳng định truyền thống đấu tranh bất khuất, quật cường và ý thức độc lập của dân tộc
+ Thời kỳ 1954-1975: Miền Bắc đi lên xây dựng CNXH cùng với miền Nam tiếp tục công việc bảo vệ đất nước chống lại sự
đô hộ của người Mỹ
2.3) Bản sắc văn hoá trong đời sống:
2.3.1) Phong tục tập quán:
Theo nghĩa Hán-Việt, Phong là gió và Tục là thói quen Phong tục là tậpquán được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Phong tục ở Việt Nam cótruyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm
và gắn chặt trong người dân có sức mạnh hơn cả những đạo luật Theo sựthăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũngkhông ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội Tuy nhiên cónhững phong tục mất đi những cũng có nhưng phong tục khẳng định đượctính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của nó qua việc những phong tục đó còn hiệnhữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam.Phong tục là một hình
Trang 10thức điều chỉnh cá nhân theo những quy định cộng đồng Các phong tục hônnhân, tang ma, lễ tết, lễ hội,ăn mặc, nhà cửa,… của Việt Nam đều gắn vớitính cộng đồng làng xã.
2.3.1.1) Phong tục hôn nhân:
Theo phong tục Việt, cái gốc của gia đình gọi là hôn nhân Có hôn nhân mới
có vợ chồng và con cái Mục đích của hôn nhân là để duy trì gia thống nênviệc lập gia đình là việc quan trọng Việc lấy vợ lấy chồng gọi là hôn nhân
và được chứng nhận trên giấy tờ Hôn nhân phải dựa trên các cơ sở:
-Hôn nhân phải đáp ứng quyền lợi cộng đồng, làng xã
-Sau quyền lợi cộng đồng mới tới quyền lợi riêng tư
Theo truyền thống dân Việt, việc kén vợ kén chồng rất quan trọng Nhữnggia đình Việt đã kén vợ kén chồng cho con theo các tiêu chí như: lấy vợ xemtông, lấy chồng kén giống, kén con ông cháu cha, và kén gia đình có luân lýđạo đức Kén vợ cho con, các bậc cha mẹ chú trọng đến đức hạnh hơn lànhan sắc vì “cái nết đánh chết cái đẹp.” Thêm vào đó, các bậc cha mẹ cònphải xem trai gái có hợp tuổi với nhau không vì có hợp tuổi nhau thì mớihòa thuận, làm ăn mới thịnh vượng, và sinh con mới tốt lành Trai gái khônghợp tuổi nhau thì khi lấy nhau sẽ có rất nhiều điều đáng tiếc như hay gây sựvới nhau, làm ăn hay bị thất bại, con cái bị hư hỏng, và vợ chồng sẽ bị lythân rồi ly dị Lễ được tổ chức trong hôn nhân gọi là hôn lễ Tùy theo từngthời kì, từng dân tộc mà hôn lễ được tổ chức dưới nhiều hình thức khácnhau
2.3.1.2) Phong tục tang ma:
Người ta xem tang ma có tính triết lý và cho rằng linh hồn sẽ về với thế giớibên kia, đó là vĩnh hằng Vì thế việc tổ chức tang ma là đưa tiễn từ cõi sốngsang cõi vĩnh hằng Bởi người ta quan niệm con người có 2 phần: phần xác
và phần hồn Khi chết, xác về với cát bụi còn hồn về với thế giới bên kia
Trang 11Người kia xem chết là hết Việc tổ chức tang ma thể hiện sự xót thương, tự
an ủi bằng cách như làm hội, chỉ do số hận…vv
Phong tục tang ma mang tính cộng đồng rất rõ, xuất phát từ nền văn hóanông nghiệp Khi một người mất đi, không chỉ người trong gia đình mà cảlàng xóm cùng nhau đến cúng điếu, tiếc thương, giúp đỡ…
Phong tục tang ma của người Việt thấm nhuần triết lí âm dương ngũ hànhphương Nam Họ phân biệt rõ cõi sống và chết nên quan niệm dương sao âmvậy nên khi cúng kính cho người chết, nguời ta cũng đáp ứng những nhu cầuvật dụng của người chết Triết lí âm dương cũng được thể hiện trong trangphục, lạy trước linh cửu, việc chọn hướng chôn Có người còn chuẩn bị sẵncho cái chết của mình như mua trước quan tài, chọn chỗ chôn cất
2.3.1.3) Phong tục lễ tết, lễ hội:
- Lễ tết:
Văn hóa nước ta là văn hóa nông nghiệp nên tết cũng gắn liền với sản xuấtnông nghiệp
Lễ tết thiên về đời sống vật chất Nói đến tết là nói đến ăn uống hưởng thụ
Nó được phân bố theo hệ thống, chu kì thời gian Lễ tết diễn ra trong khônggian giới hạn trong mỗi gia đình, mang tính chất đóng Lễ tết duy trì quan hệtôn ti trật tự giữa các thành viên trong gia đình Nguời Việt có các tết chínhnhư tết Nguyên đán, tết Rằm tháng giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tếtRằm tháng bảy, tết Trung thu, tết Ông táo
- Lễ hội:
Thiên về đời sống tâm linh, tinh thần Lễ hội phân bố theo không gian, mởrộng thu hút được nhiều người và nhiều nơi Trong lễ hội mọi người đều nhưnhau, không phân biệt cao thấp, địa vị, đều có mối quan hệ bình đẳng dânchủ
Trang 12Trong một lễ hội có 2 phần: phần lễ và phần hội Phân lễ là các nghi thứccúng tế tổ tiên, ông bà, những người đã có ơn với mình và cầu xin thần linhbảo trợ cho cuộc sống của mình Phần hội là phần nghỉ ngơi, vui chơi giảitrí, thưởng thức Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi đều xuất phát từnhững ước vọng thiêng liêng của con người với nông nghiệp.
2.3.1.4) Ẩm thực:
Người Việt coi trong vấn đề ăn uống, mọi hoạt động đều lấy ăn uống làmđầu:
- Đầu tiên là ăn uống, sau đó mới tới ăn nói, ăn ở, ăn mặc, ăn chơi, ăn cắp
- Theo quan niệm có thực mới vực được đạo
- Ăn thì nhiều chứ ở bao nhiêu
Người Việt coi ăn uống là văn hóa, đó là văn hóa tận dụng môi trường tựnhiên Trong ăn uống người Việt bộc lộ rất rõ dấu ấn truyền thống văn hóanông nghiệp lúa nước
Cơ cấu bữa ăn của người Việt thiên về thực vật Trước là lúa gạo→rauquả→các loại gia vị, mùa nào thì thức nấy Sau thực vật mới là động vật,nhưng thủy sản là thông dụng-đặc thù của vùng sông nước Thủy sản đượcchế biến thành nước mắm, mắm các loại rất phong phú, tiện sử dụng Sauthủy sản mới tới thịt Thịt chiếm một vị trí khiêm tôn trong mâm cơm củangười Việt Đặc trưng trong cơ cấu bữa ăn của người Việt:
- Tính cộng đồng: ăn chung từ nồi cơm, bát canh, nước mắm…Thích chuyệntrò trong bữa ăn, khi ngồi phải ý tứ ( ăn trông nồi ngồi trông hướng)
- Tính mực thước: không ăn nhanh, không ăn chậm quá cũng không ăn quá
no hay quá ít, không ăn hết, không để thừa nhiều
Tính dung đũa, tính dọn thành mâm trong bữa cơm trở thành nét đẹp trong văn hóa ăn uống của người Việt
Trang 132.3.1.5) Văn hóa măc:
Quan trọng đối với con người sau ăn là mặc Trong thời kì cộng sản nguyên thủy, người Việt chỉ biết sử dụng lá cây, vỏ cây Khi xã hội phát triển thì conngười bắt đầu có nhu cầu mặc kín để chống lại côn trùng đồng thời đáp ứng nhu cầu làm đẹp Ta dần du nhập các nền văn hóa mới từ các nước phương Đông và phương Tây Năm 1858, người Pháp vào Việt Nam, lúc này đàn ông mới biết mặc quần, mặc vestong Trước đó đều mặc váy
Người Việt quan niệm mặc để đối phó với thời tiết Mặc có ý nghĩa xã hội rất quan trọng Mặc trở thành cái không thể thiếu trong mục đích trang điểm làm đẹp con người Ăn mặc giúp con người khắc phục những nhược điểm về
cơ thể, tuổi tác Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng nên việc ăn mặc trở thành biểu tượng của văn hóa dân tộc
Về chất liệu: có nguồn gốc từ thực vật như tơ tằm, tơ đay, gai, sợi bông Sử dụng trang phục áo, khăn, váy…phù hợp với thời tiết, đúng mùa, tiện lợi trong sinh hoạt, sản xuất và thể hiện quan niệm tín ngưỡng
Về màu sắc, người Việt ưa các màu âm tính, tế nhị kín đáo
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, trang phục của người Việt đã thay đổi quatừng thời kì lịch sử khác nhau Hiện nay, áo dài đã trở thành trang phụctruyền thống và là hình tượng tiêu biểu của đất nước Việt Nam
2.3.1.6) Văn hóa trong vấn đề nhà ở:
Quan niệm về vấn đề nhà ở của người Việt:
- Ngôi nhà là tổ ấm gia đình
- Nhà ở để đối phó với thời tiết
- Nhà ở phải phù hợp với môi trường sông nước
Ngôi nhà người Việt truyền thống là nơi sinh sống không phải chỉ của mộthay hai thế hệ mà nó được truyền qua nhiều thế hệ từ lớp ông bà đến lớp concháu… cứ thế tiếp nối Ngôi nhà có thể tồn tại vững chắc vài trăm năm, nên
Trang 14việc dựng một ngôi nhà được người Việt hết sức quan tâm, từ khâu chọnnguyên liệu đến khâu xem ngày, xem tháng, so tuổi Ngôi nhà người Việtcòn thể hiện được cái khéo léo, tài hoa của người thợ Việt Nam.
Kiến trúc nhà ở của người Việt:
- Việt Nam có khí hậu nóng nên có thiên hướng xây nhà cao của rộng
- Thường dựa vào thuật phong thủy để chọn hướng nhà hướng đất ( chủ yếu
là hướng Nam Một mặt có thể tránh được gió mùa Đông Bắc, mặt khác lại
có thể tránh được mưa tạt vào)
- Nhà ở được xây dựng rất động và linh hoạt từ tầm thước, khung…
Bài trí nhà ở của người Việt: ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt chung của làng, nó vừa riêng lại vừa chung, rất độc lập mà lại có thế hoà đồng Nhà Việt phải phản ánh được tính cộng đồng, đồng thời phải tôn thờ đạo hiếu mến khách
Người Việt quan niệm thứ nhất mồ cha thứ nhì nhà ở An cư thì mới lập nghiệp được Vấn đề nhà ở rất được chú trọng trong văn hoá người việt trong lúc sống lẫn khi mất
2.3.2) Tín ngưỡng:
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: tín ngưỡng phồn thực,tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người
+ Tín ngưỡng phồn thực:
Xuất phát từ môi trường sống
Phồn là nhiều, thực là sinh sôi nảy nở Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡngcủa sự sinh sôi nảy nở của con người và của tự nhiên, xuất phát ý nghĩachung đối với con người là phải phồn thực để duy trì nòi giống, mùa màngphải bội thu Sự sinh sôi nảy nở được kết hợp bởi 2 yếu tố âm và dương
Trang 15Biểu hiện của sự tôn sung tín ngưỡng phồn thực là tôn thờ cơ quan sinh dụcnam nữ và cả hành vi giao phối
+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
Có mặt ở tất cả các dân tộc thời kì đầu của con người Nước ta là 1 nướcnông nghiệp→ phụ thuộc vào tự nhiên rất nhiều cho nên con người phải tônsùng tự nhiên, coi tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của mình Conngười không giải thích được tự nhiên nên có nhu cầu về đời sống tâm linhBiểu hiện:
- Tín ngưỡng thờ đa thần: quan niệm này xuất phát từ việc con người xưaquan niệm vạn vật hữu linh ( vạn vật đều có linh hồn, có sinh, có tử) Họthờ rất nhiều vị thần, họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thầnSông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa, những vị thần gắn với những ước
mơ thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp Đi sâu vào cuộc sốnghằng ngày họ thờ thần Nông là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thầnNgô với hy vọng lúc nào ngô lúa cũng đầy đủ Mặt khác, do chất âm tínhtrong đời sống nông nghiệp cùng với tín ngưỡng phồn thực nên thiên vềsùng bái tôn thờ nhiều nữ thần, các vị thánh mẫu
- Tín ngưỡng thờ động vật, thực vật: về thực vật được tôn sùng nhất là câylúa Về động vật, từ tiên rồng đến nhất điểu nhì xà tam ngư tứ tượng (cácloài vật phổ biến ở vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu)
Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên Rồng Rồng sinh
ra từ nước bay lên trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa của dân tộc ViệtNam
+ Tín ngưỡng sùng bái con người:
Xuất phát từ quan niệm về con nguời của người xưa