Bộ đáp án bài tập cao học điểm cao là tài liệu cực kỳ hữu ích cho những sinh viên đang học tập ở trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục. Tài liệu này cung cấp các đáp án chính xác và chi tiết cho các bài tập, giúp sinh viên hiểu rõ và tự tin hơn khi tiếp cận với nội dung học phức tạp. Những bộ đáp án này thường được thiết kế để giúp sinh viên nắm vững kiến thức và nâng cao
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỌC VIÊN: VŨ MINH THUẬN
LỚP: QTKD1 – K9
BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
BÌNH PHƯỚC, THÁNG 9 NĂM 2021
Trang 2KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -BÀI KIỂM TRA THAY THẾ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
HỌC VIÊN: VŨ MINH THUẬN
LỚP: QTKD1 – K9 GIẢNG VIÊN: PGS.TS NGUYỄN THỪA LỘC
BÌNH PHƯỚC, THÁNG 9 NĂM 2021
Trang 3Câu 1
Cho biết sự cần thiết và vai trò của Quản trị chiến lược trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các tổ chức? Hãy vận dụng vào đơn vị mình để chỉ rõ
sự cần thiết và vai trò của Quản trị chiến lược trong hoạt động của đơn vị?
Định nghĩa về quản trị chiến lược
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về Quản trị chiến lược có thể áp dụng được: Quản trị chiến lược là quá trình quản lý việc theo đuổi chức năng nhiệm vụ của một tổ chức đối với môi trường của nó
Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản lý quyết định
sự thành công lâu dài của công ty
Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
Theo Fred R David: Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra Nói cách khác, quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức
Theo Gary D.Smith: Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai
Ý nghĩa của việc quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược giúp cho một doanh nghiệp có thể chủ động hơn vào các
cơ hội và các nguy cơ trong việc vạch rõ tương lai của mình; nó cho phép một doanh nghiệp có thể tiên phong và gây ảnh hưởng cho môi trường nó hoạt động Quá trình quản trị chiến lược bặt buộc nhà quản lý phải phân tích và dự báo các điều kiện trong
Trang 4tương lai gần và tương lai xa Nhờ đó nhà quản lý có khả năng nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và loại bỏ được các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường
Thực hiện quản trị chiến lược sẽ giúp các doanh nghiệp thấy rõ được mục đích
và hướng đi của mình.Xem xét doanh nghiệp đi theo hướng nào và khi nào thì đạt được kết quả cụ thể nhất
Nhờ có quản trị chiến lược, chúng ta sẽ gắn liền các quyết định đề ra với môi trường liên quan Quyết định chủ động là sự cố gắng dự báo môi trường và sau đó tác động hoặc làm thay đổi điều kiện dự báo sao cho có thể đạt được mục tiêu đề ra
Sự cần thiết, vai trò của quản trị chiến lược trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các tổ chức
Quản trị chiến lược đóng vai trò là nền tảng cho mọi quyết định quan trọng của công ty Nó giúp cho doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của mình Từ đó mọi hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai diễn ra theo một phương hướng xác định
Quản trị chiến lược chuẩn bị cho doanh nghiệp những chiến lược tốt đối phó với những thách thức trong tương lai Đồng thời, nó cũng đóng vai trò tiên phong trong việc khám phá các cơ hội và cũng giúp xác định các cách thức để doanh nghiệp
có thể nắm bắt những cơ hội đó Bên cạnh đó, quản trị chiến lược còn góp phần phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp
Nhờ có công tác quản trị chiến lược, doanh nghiệp trở nên chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình Hỗ trợ phát triển năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh, giúp cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Vận dụng vào đơn vị tôi đang công tác là cơ quan hành chính nhà nước
Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước
Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung đa dạng, có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau Vì thế cần phải xác định được chúng gồm những nguyên tắc cơ bản nào, cần phải phân loại chúng một cách khoa học để
Trang 5xác định được vị trí, vai trò của từng nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước, từ đó xây dựng và áp dụng hệ thống các nguyên tắc một cách có hiệu quả vào thực tiễn quản lý hành chính nhà nước
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện cụ thể trong hoạt động tổ chức, nó bao gồm hai mặt: tổ chức chính trị và tổ chức kỹ thuật Dựa trên những cơ sở khoa học về quản lý nhà nước ta chia các nguyên tắc trongquản lý hành chính nhà nước thành hai nhóm là nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội và nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì yếu tố tổ chức kỹ thuật và chính trị trong quản lý hành chính nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ nhau Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật là để thực hiện một cách đúng đắn các nguyên tắc chính trị-xã hội và việc thực các nguyên tắc chính trị - xã hội là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật
Hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bao gồm:
Nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội
Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước;
Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước;
Nguyên tắc tập trung dân chủ;
Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;
Nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật
Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ;
Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng
Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh
Trang 6Câu 2
Thế nào là tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, lấy ví dụ về tầm nhìn và
sứ mệnh của một đơn vị nào đó mà Anh/ Chị quen biết, làm ví dụ minh họa?
Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
Tầm nhìn
Tầm nhìn là những điều mà các doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai Đây được coi là động lực và nguồn cảm hứng cho rất nhiều doanh nghiệp
Tầm nhìn không chỉ mô tả tương lai của một công ty ra sao mà còn cho thấy tương lai của toàn ngành mà công ty đó đang kinh doanh Chúng còn có thể tạo ra xu thế ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội
Sứ mệnh
Sứ mệnh thường mô tả hành động doanh nghiệp cần thực hiện như thế nào để đạt được tầm nhìn Nói cách khác sứ mệnh thường tập trung vào hiện tại nhiều hơn Chúng sẽ xác định khách hàng rõ ràng, vạch ra các quy trình quan trọng và định hướng mức độ hoạt động cần phải triển khai
Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp
Phát
Sứ mệnh: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và tiêu chuẩn quốc tế
Mục tiêu: Tạo ra những sản phẩm thức uống tốt nhất, qua nhiều thương hiệu: Number One, Laser, Bến Thành, Gold Bến Thành, Trà xanh không độ… đến với người tiêu dùng bởi hệ thống phân phối rộng khắp và trải đều trên 64 tỉnh thành ở Việt Nam
Tầm nhìn: “Trở thành tập đoàn hàng đầu Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: ngành thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa”