1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ tài sản chung của vợ và chồng trong thời kì hôn nhân – lý luận và thực tiễn

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CHƯƠNG 1KHÁI NIỆM TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNGTRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIAĐÌNH 20141.1 Khái niệm tài sản Tài sản - với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMBỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ***

Trang 2

Nhóm: 05 ( Lớp thứ 6 – Tiết 1-2)

Tên đề tài:Tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân – Lý luận và thực tiễn.

STTHỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊNTỈ LỆ %

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia - Trưởng nhóm: Nguyễn Thanh Hùng SĐT:0368083119

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG 1 3

KHÁI NIỆM TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 3

1.1 Khái niệm tài sản 3

1.2 Tài sản chung của vợ và chồng trong thời kì hôn nhân 4

1.2.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng 4

1.2.2 Xác định tài sản chung 5

1.2.3 Quyền của vợ, chồng đối với tài sản chung 6

1.2.4 Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung 8

1.2.5 Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân 10

CHƯƠNG 2 13

THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN, VIỆC HÌNH THÀNH VÀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 13

2.1 Việc hình thành và xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hiện nay theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 13

2.2 Thực tiễn việc thực hiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hiện nay 14

3

Trang 4

C.KẾT LUẬN 18PHỤ LỤC 19TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

4

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Từ lâu, hôn nhân đã được coi là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của con người Việc kết hôn và thành lập gia đình luôn đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, và gia đình được xem là tế bào cơ bản của xã hội, nơi mà các thành viên có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân sống và chăm sóc lẫn nhau Gia đình ổn định và hạnh phúc là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng của xã hội Vì nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng đến việc xây dựng và bảo vệ gia đình, đảm bảo sự hòa thuận và ấm cúng trong gia đình Chính vì điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình nhằm giúp cho sự tồn tại và phát triển của gia đình theo đúng chuẩn mực và khuôn khổ, góp phần vào sự bền vững trong các mối quan hệ gia đình

Chia tài sản chung của vợ chồng nổi lên như là vấn đề bức thiết bởi những năm gần đây, các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn gia tăng nhanh chóng Hơn nữa, những tranh chấp này thường là những tranh chấp phức tạp và kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm giữa các thành viên trong gia đình và sự ổn định của xã hội Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên một phần do tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ tài sản của vợ chồng Vì vậy đây là một vấn đề không thể thiếu trong Luật Hôn nhân và Gia đình và đang có tính thời sự cao trong điều kiện nước ta hiện nay Với những lí do trên, chúng em quyết định chọn đề tài "Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Lý luận và thực tiễn"

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Chúng em nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm rõ quy trình, cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ và chồng và chia tài sản của vợ chồng trong thời

5

Trang 6

kì hôn nhân Cung cấp những kiến thức cơ bản trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để người đọc hiểu thêm về vấn đề này

3 Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá.Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn.

4 Kết cấu đề tài

Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:

Chương 1 Khái niệm tài sản và tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :

theo Luật hôn nhân và gia đình 2014

Chương 2: Thực tiễn việc thực hiện, việc hình thành và xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật hôn nhân và gia đình 2014

6

Trang 7

CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNGTRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA

ĐÌNH 2014

1.1 Khái niệm tài sản

Tài sản - với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu - đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” Ngoài vật, tiền, giấy tờ có giá thì tài sản còn được xác định là quyền tài sản được quy định tại điều 181 của Bộ luật dân sự 2005: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” Quyền tài sản được hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại vật chất cho mình Xét theo ý nghĩa này thì quyền sở hữu cũng là quyền tài sản (vật quyền) Quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản (trái quyền) cũng là quyền tài sản.

Tài sản luôn được coi là một điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội Nó là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng Tài sản là một công cụ của đời sống xã hội nên khái niệm về tài sản không phải là một khái niệm thuần túy có tính học thuật mà là một khái niệm có tính mục đích cao Khái niệm này phải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của xã hội Tài sản không thể được xem xét tách rời các giá trị xã hội.

Có thể hiểu tài sản là của cải được con người sử dụng Với nghĩa tài sản luôn gắn với một chủ thể xác định Theo nghĩa này thì tài sản luôn biến đổi và phát triển

7

Trang 8

cùng với sự thay đổi của thời gian, của điều kiện xã hội, của sự nhận thức con người về giá trị vật chất nên phạm vi của tài sản qua mỗi thời kì lại được nhìn nhận ở một góc độ khác nhau Có thể nhận thấy tài sản là khách thể của quyền sở hữu, nó có thể là đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả của các hoạt động sáng tạo tinh thần

Ngày nay, tài sản có thể được hiểu là bất cứ thứ gì có giá trị nằm trong sự chiếm hữu của một chủ thể, đó là một khái niệm rộng và không giới hạn, luôn được bồi đắp thêm bởi những giá trị mới mà con người nhận thức ra.

1.2 Tài sản chung của vợ và chồng trong thời kì hôn nhân1.2.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HN&GĐ 2014) quy định:

1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2 Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3 Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

8

Trang 9

1.2.2 Xác định tài sản chung

Luật Hôn nhân và gia đình được coi là cơ sở pháp lý quan trọng nhất trong xác lập tài sản chung của vợ chồng và các quy phạm của luật được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh quan hệ vợ chồng liên quan tới tài sản chung của vợ Để bảo1 đảm cho cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập đòi hỏi cần thiết phải có một khối tài sản đáp ứng thoã mãn nhu cầu đời sống tinh thần và vật chất của vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau của vợ chồng và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Điều 9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, quy định thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân đó là:

+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ: khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

1 Trang hỗ trợ viết luận văn Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 9

Trang 10

+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

+ Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

1.2.3 Quyền của vợ, chồng đối với tài sản chung

“Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng có quyền chiếm hữu, định đoạt, tài sản chung Cụ thể:

1 Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận 2 Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của phápluật phải đăng ký quyền sở hữu; c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”

- Quyền chiếm hữu: Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng (theo khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014) Đối với tài sản chung của vợ chồng, người được ủy quyền có toàn quyền chiếm hữu Nếu vợ, chồng không thỏa thuận được phần tài sản chung thuộc sở hữu của ai thì có thể ủy quyền cho người khác đứng tên chung sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Quyền sử dụng: Khi nói đến việc sử dụng chung tài sản, vợ chồng có quyền chia sẻ lợi nhuận, nhưng mỗi người nên được người kia cho phép trước khi làm bất cứ điều gì với tài sản có thể sinh lời Nếu vợ, chồng ủy quyền cho nhau sử dụng tài sản, người đó có toàn quyền làm bất cứ điều gì họ muốn với nó Trong trường hợp

10

Trang 11

vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.( điều 36 trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

- Quyền định đoạt: Khi vợ chồng thỏa thuận được chia quyền sở hữu tài sản thì có quyền xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản đó, nếu là bất động sản, động sản thì quyền tài sản phải đăng ký hoặc nếu tài sản là nguồn thu nhập chính của gia đình thì phải có văn bản thỏa thuận của vợ, chồng và có thể công chứng, chứng thực Nếu một trong hai người được ủy quyền quyền quyết định về tài sản, họ có thể định đoạt tài sản đó mà không cần sự cho phép của người kiaĐồng thời, cả hai vợ chồng đều chịu trách nhiệm về mọi giao dịch liên quan đến tài sản cần thiết cho việc chung sống của gia đình.

- Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận (theo khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014) “Theo điều 34 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1 Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2 Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này”

11

Trang 12

1.2.4 Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung

Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng có thể hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lợi ích gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng, các thành viên khác trong gia đình, bảo đảm nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái, vợ chồng cần phải tạo lập khối tài sản chung.2

- Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác (khoản 1 điều 34 Luật hôn nhân và gia đình 2014) - Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên (khoản 2 điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

- Giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của vợ, chồng - Vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm với giao dịch mà vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập

- Vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó ( điều 36 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

2 Trang Bách khoa luật Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng, tài sản chung 12

Trang 13

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có những khoản nợ, bồi thường thiệt hại mà vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện, gọi là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng Theo điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập (như vay tiền, thuê tài sản ) Khi tài sản chung của vợ chồng không đáp ứng nhu cầu của gia đình, vợ chồng có thể phải vay tiền và tài sản của người khác Đó gọi là nợ, vợ chồng phải có trách nhiệm trả và đảm bảo trả hết.

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được xác định là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng cùng gây thiệt hại Nếu 2 người không có quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận chung sống với nhau và gây thiệt hại thì không có cơ sở pháp lý nào để quyết định ai phải bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, thiệt hại vẫn thuộc trách nhiệm liên đới và mỗi người phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình.

- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình Nếu vợ, chồng xác lập thực hiện giao dịch mà không được sự đồng ý của bên kia thì giao dịch được xác lập về nguyên tắc chỉ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với tài sản riêng của người xác lập Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho một bên vợ, chồng đảm nhận trách nhiệm của người kia trong các giao dịch dân sự, đồng thời bảo đảm quyền tự chủ của mỗi bên trong việc quyết định giao dịch nào là cần thiết cho gia đình.

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Trong việc chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản chung thì vợ và chồng đều có trách nhiệm

13

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:41

w