1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thừa kế trong luật dân sự việt nam

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 4,48 MB

Nội dung

THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM PHẦN 1: KHÁI QUÁT THỪA KẾ1.Khái niệmThừa kế là việcchuyển dịch tài sản di sản của người chết người để lại di sản cho người, tổ chức khác người thừa k

Trang 1

THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM PHẦN 1: KHÁI QUÁT THỪA KẾ

1.Khái niệm

Thừa kế là việcchuyển dịch tài sản( di sản) của người chết ( người để lại di sản) cho người, tổ chức khác ( người thừa kế)theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật.

2 Thời điểm mở thừa kế

Là thời điểm người để lại tài sản chết, trường hợpTòa án tuyên bốmột người chết thìthời điểm chếtlà thời điểm được Tòa án xác định tại bản án hoặc quyết định tuyên bố chết

Trang 2

3 Di sản thừa kế

Di sản của người chết để lại bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

4 Người thừa kế

Cá nhân phảilà người còn sốngvào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

Trang 3

5 Những người không được hưởng di chúc

- Người bị kết án về hành vicố ýxâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó( người lập di chúc).

- Người vi phạm nghiêm trọng vềnghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

- Người có hành vilừa dối, cưỡng éphoặcngăn cảnngười để lại di sản cho việc lập di chúc,giả mạodi chúc,sửa chữadi chúc, hủydi chúc,che giấu di chúc nhằm hưởng 1 phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trang 4

- Di chúc: là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình

cho người khác sau khi chết.

- Thừa kế theo di chúc: là việc dịch chuyển di sản thừa kế của người chết

sang cho tổ chức, cá nhân khác theo sự định đoạt của người có di sản khi còn sống.

- Hình thức của di chúc:o Di chúc bằng văn bản:

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trong trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất 2 người làm chứng Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

o Di chúc miệng: Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe

doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

+ Thể hiện ý chí của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trang 5

+ Trong thời hạn 5 ngày (kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng) thì di chúc phải được công chứng, chứng thực.

+ Sau 3 tháng (kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt) thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Ø Ngoài ra:

- Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

- Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với ngườithừa kế theo di chúc.Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc, thìcoi như không có di chúcvà di sản đượcthừa kế theo pháp luật.

- Những người không được làm chứng cho việc lập di chúc:

+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc + Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc + Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

- Người lập di chúc:

1 Người đã thành niên có quyền lập di chúc.

Ø Trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2 Người từđủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổicó thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Người lập di chúc là cá nhân có các quyền sau đây:

Trang 6

1 Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế 2 Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3 Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng 4 Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5 Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

- Các điều kiện để di chúc có hiệu lực:+ Chủ thể lập di chúc:

o Là người thành niên trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

o Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

+ Nội dung di chúc:

o Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật Nội dung của di chúc được quy định tại điều656 Bộ luật dân sự.

+ Hình thức di chúc:

o Không trái quy định của luật.

o Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Chia di sản thừa kế1 Xác định di sản thừa kế

Trang 7

- Nếu thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc thì phải xác định di chúc đó có hợp pháp hay không? có đảm bảo có giá trị hiệu lực hay không? Hay nói cách khác, chia di sản khi có di chúc phải đối chiếu các quy định của Bộ luật dân sự xem di chúc là loại di chúc nào? di chúc đó có đáp ứng các điều kiện có hiệu lực hay không?

-2 Chia thừa kế theo di chúc

- Xác định hàng thừa kế:

+ Xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy tắc: hàng thừa kế thứ nhất - hàng thừa kế thứ hai - hàng thừa kế thứ ba.Chỉ khi nào không còn người thuộc hàng thừa kế trên thì người thuộc hàng thừa kế sau mới được hưởng.

- Xác định ai là người được cho hưởng di sản thừa kế, ai không được hưởng di sản.

+ Trong nội dung này cần làm rõ: ai được nhận di sản, ai không được hưởng do: bị truất quyền thừa kế, không được hưởng thừa kế, không được người chết đề cập tới (quan trọng nhất là xác định xem có vợ, chồng, bố, mẹ đẻ, con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi mất khả năng lao động mà không được hưởng hay không)

3 Chia di sản thừa kế

- Thừa kế theo di chúc

Trang 8

Cần xác định:

- Những người được hưởng di sản trong di chúc là ai? Còn sống vào thời điểm mở thừa kế không?

- Nếu có người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà mất trước thời điểm mở thừa kế thì phần thừa kế này được chia theo pháp luật.

- Ai là người không được hưởng di sản thừa kế mà thuộc trường hợp pháp luật quy định dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng - Thừa kế theo pháp luật

4 Tính 2/3 1 suất thừa kế cho những người thuộc điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

Suấtcủamộtngườithừakếtheophápluật=Tổnggiátrịdi sản thừa kế / sốngườihưởngdisảnthừakếhợppháp

Vd: Ông Nguyễn Văn A có một số tiền là 900 triệu đồng nhưng chưa kịp dùng đến thì chết mà không để lại di chúc Người thừa kế của ông A chỉ 03 người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất là vợ và hai người con Như vậy, căn cứ quy định trên, suất của một người thừa kế theo pháp luật của ông A là: 900 triệu đồng/3 = 300 triệu đồng/người.

Disảnđượchưởng=2/3x(Tổnggiátrịdisảnthừakế/sốngườihưởng disảnthừakếhợppháp)

Điều 644 Bộ luật Dân sự nêu rõ, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản chia theo pháp luật một trong hai trường hợp:

Trang 9

- Những đối tượng trín không được người lập di chúc cho hưởng di sản; - Những đối tượng trín chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất trong di chúc.

Vd: BăNgacóchồnglẵngMinhvăcóduynhất một người con trai lă ôngThanh,băkhôngcòncha,mẹ.Vìmđu thuẫn chồng nín trước khi chết đêlậpdichúcđểlạităisảnriíngcủamìnhcógiâtrịlă 600 triệu đồng chomộtmìnhôngThanh.

Theo quy định thì hăng thừa kế thứ nhất của bă Nga lă ông Thanh vă ông Minh Do đó, nếu chia theo phâp luật thì ông Minh vă ông Thanh sẽ được nhận phần di sản thừa kế bằng nhau vă cùng bằng 300 triệu đồng.

Tuy nhiín, do mđu thuẫn, bă Nga không để lại di sản cho chồng nhưng theo Điều 644 Bộ luật Dđn sự, ông Minh vẫn thuộc đối tượng người thừa kế không phụ thuộc văo nội dung di chúc vă được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo phâp luật.

Theo đó, ông Minh vẫn được hưởng phần di sản bằng: 2/3 x 300 triệu đồng = 200 triệu đồng.

Do đó, di sản của bă Nga sẽ được chia như sau: - Ông Minh (chồng bă Nga) được hưởng 200 triệu đồng; - Ông Thanh (con trai bă Nga) được hưởng 400 triệu đồng.

Băi tập chia thừa kế theo Luật dđn sự 2015Tình huống 1:

Trang 10

Người cha mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan pháp chứng phân chia tài sản Người con và mẹ nghĩ rằng họ sẽ nhận được tài sản thì xuất hiện một đứa con riêng của người chồng và di chúc cũng phân chia tài sản cho người con.Hỏi:Nếu ông để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết này mà không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con có quyền được hưởng không, hình như có Điều luật nào đó quy định là người mẹ có quyền nhận không phụ thuộc vào di chúc (người con không được nhận này đã trên 18 tuổi)

Hỏi thêm:Người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?

Đáp án tham khảo:

Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

1.Nhữngngườisauđâyvẫnđượchưởngphầndisảnbằnghaiphầnba suất của một người thừa kế theophápluậtnếudisảnđượcchiatheopháp luật, trong trường hợp họ không được người lậpdichúcchohưởngdisản

Trang 11

Vì vậy nếu người cha mất thì người vợ vẫn được hưởng theo quy định của người kia, còn người con đã thành niên và không thuộc khoản 2 Điều 644 thì không được hưởng vì người cha trong di chúc không cho người con hưởng.

Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì người con riêng có quyền đứng ngang hàng thừa kế đối với việc phân chia di sản của người cha để lại.

TÌNH HUỐNG

Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con Anh con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai và 1 gái đã thành niên Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng Trước khi chết Ô A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng Biết đứa con trai út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?

Đáp án tham khảo:

Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300 triệu Di sản của ông A là 300/2 = 150 triệu.

Ông A để lại cho bà B 100 triệu.

Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150 – 100 = 50 triệu.

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người con; do anh con cả mất nên theo Điều 652 BLDS 2015 thì 02 con của anh cả sẽ được hưởng thừa kế kế vị.

Mỗi người được hưởng là 50/6 = 8,33

Trang 12

Mỗi người con của anh cả là 8,33/2 = 4,165.

PHẦN 3 : THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba

suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

- “Con chưa thành niên” được xác định là con chưa đủ mười tám tuổi; - “Vợ chồng” được xác định là vợ chồng hợp pháp, có tồn tại mối quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận;

- “Cha, mẹ” được xác định bao gồm cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi b) Con thành niên mà không có khả năng lao động:

- “Con thành niên mà không có khả năng lao động” được xác định là con thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) bị suy giảm khả năng lao động hoặc tổn thương cơ thể từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do già yếu

- “Con” ở đây được xác định bao gồm: con trong giá thú, con ngoài giá thú, con ruột, con nuôi.

Luật cũng quy định rõ những người không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng thừa kế khi:

- “Không được người lập di chúc cho hưởng” được hiểu là người lập di chúc thể hiện rõ ý chí :

(1)truất quyềnhưởng di sản của những người này (2)không đề cậpđến những người này trong di chúc.

Trang 13

- “Cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó” được hiểu là người lập di chúc cho hưởng, nhưng những người này lại được cho hưởng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật Do đó, trường hợp này họ sẽ được hưởng bằng 2/3 suất thừa kế nói trên.

2 Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối

nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

- Thừa kế thế vị ( Điều 652, Bộ luật Dân sự 2015 )

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

+ Thừa kế của con riêng và bố dượng, mẹ kế

Ví dụ về thừa kế thế vị:

A có vợ là B, có 3 con chung là C, D, E ( D và E chưa đủ 18 tuổi ) C có vợ là M và có 2 con chung là C1 và C2 Tài sản chung của AB là 1,8 tỷ đồng A chết lập di chúc cho B hưởng 1/2 di sản; cho C hưởng 300 triệu đồng nhưng C chết cùng thời điểm với A.

– Cách làm

+ Trường hợp người con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế => Phần di chúc này bị vô hiệu => Phần di sản này được chia theo pháp luật

+ Những người con của C được hưởng chung nhau 1 suất ở bước chia thừa kế theo pháp luật.

– Đáp án tham khảo:

* Xác định di sản thừa kế của A = 1.8 tỷ : 2 = 900 triệu * Chia di sản thừa kế của A theo di chúc:

Trang 14

– B = ½ x 900 triệu = 450 triệu.

– Mặc dù trong di chúc A định đoạt cho C 300 triệu nhưng C chết cùng thời điểm với A nên phần di chúc này bị vô hiệu; do đó, phần di sản định đoạt cho C được chia thừa kế theo pháp luật.

* Chia di sản thừa kế của A theo pháp luật:

– (C1 + C2) = D = E = 450 triệu : 3 = 150 triệu => C2 = C3 = 150 triệu : 2 = 75 triệu

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w