1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cuối kỳ công nghệ sản xuất kính ô tô của hãng thaco

43 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Nghệ Sản Xuất Kính Ô Tô Của Hãng Thaco
Tác giả Phạm Xuân Hoài, Lý Gia Thuận, Lê Ngọc Thuận, Phan Văn Tuấn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Trạng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.Hcm
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 12,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI (10)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (10)
    • 1.2. Mục đích (10)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THACO (11)
    • 2.1. Tổng quan về THACO INDUSTRIES (11)
      • 2.1.1. Giới thiệu về THACO (11)
      • 2.1.2. Giới thiệu về THACO INDUSTRIES (11)
    • 2.2. Lịch sử hình thành kính ô tô (12)
    • 2.3 Khái niệm, công dụng, phân loại kính ô tô (14)
      • 2.3.1 Khái niệm (14)
      • 2.3.2. Công dụng (14)
      • 2.3.3. Phân loại (15)
  • CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KÍNH Ô TÔ CỦA THACO (16)
    • 3.1. Nguyên vật liệu chế tạo kính (16)
      • 3.1.1. Vật liệu làm kính cường lực (16)
      • 3.1.2. Vật liệu làm kính nhiều lớp (kính an toàn) (16)
    • 3.2. Quy trình công nghệ sản xuất kính cường lực trên ô tô (16)
    • 3.3 Vận hành, thử nghiệm (18)
      • 3.3.1 Nghiên cứu, xác định độ bền mài mòn của kính chắn gió ô tô bằng phương pháp thực nghiệm (18)
      • 3.3.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự mài mòn của kính chắn gió ô tô (18)
      • 3.3.3. Thử nghiệm độ bền cơ học kính chắn ô tô (25)
    • 3.4. Ưu nhược điểm của kính cường lực (38)
  • KẾT LUẬN (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)

Nội dung

Ô tô đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của con người ta mong muốn trong đó các yếu tố về an toàn cũng được đáp ứng một cách tốt nhất do đó kính ô tô đã trở thành một thành phần không thể t

TỔNG QUAN VỀ THACO

Tổng quan về THACO INDUSTRIES

Công ty cổ phần tập đoàn trường hải (TRUONG HAI GROUP) tên trước đây là Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập tại Đồng Nai vào ngày 29/04/1997 THACO gồm có 6 tập đoàn thành viên:

THILOGI: Hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển (Logictics), chuyên tổ chức và cung ứng các dịch vụ vận chuyển và giao nhận

THACO INDUSTRIES: Phụ trách lĩnh vực Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ, gồm

19 nhà máy sản xuất cơ khí và phụ tùng

THACO AUTO: Hoạt động trong lĩnh vực ô tô, chuyên hoạt động về lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô của THACO

THACO AGRI: Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các lĩnh vực hoạt động nông nghiệp đa dạng và phong phú chủ yếu gồm có các lĩnh vực chính về trồng trọ, chăn nuôi và kinh doanh vật tư nông nghiệp.

THADICO: Hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án, các dự án tiêu biểu như Khu công nghiệp, khu đô thị,…

THISO: Hoạt động phụ trách lĩnh vực Thương mai – dịch vụ để mở rộng vốn đầu tư và phát triển đa dạng các loại hình thương mại – kinh doanh dịch vụ thông qua kinh doanh hợp tác và liên kết kinh doanh với các đối tác có tiềm năng và thương hiệu.

2.1.2 Giới thiệu về THACO INDUSTRIES

Thaco Industries là một tập đoàn công nghiệp của Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh ô tô, xe tải, xe buýt, xe máy, máy nông nghiệp và các sản phẩm liên quan quan Thaco Industries được thành lập vào năm 1997 và có trụ sở chính tại thành phố

Thaco là một trong những tập đoàn hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam Họ hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Kia, Mazda, Peugeot và gần đây nhất là BMW Thaco cũng là đơn vị phân phối chính thức của các thương hiệu này tại thị trường Việt Nam Thaco đã xây dựng mạng lưới phân phối rộng rãi khắp nước và được biết đến với các sản phẩm chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt.

Ngoài ra, Thaco cũng đầu tư và sản xuất các loại xe máy và máy công nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu vận động và công việc nông nghiệp của người dân Việt Nam

Họ cũng mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, hậu cần và dịch vụ liên quan đến ô tô lớn.

Với sự phát triển vững chắc và những bước thăng tiến không ngừng, Thaco Industries đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô cho Việt Nam và đã trở thành một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước.

Lịch sử hình thành kính ô tô

Kính ô tô là một phụ kiện không thể thiếu trên xe ô tô trước kia và hiện nay.Ý tưởng kính trên xe đã xuất hiện từ khá lâu để có thể đáp ứng được nhu cầu về việc chắn gió và đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe.

Lịch sử hình thành kính ô để bắt đầu từ những năm đầu của ngành công nghiệp ô tô Dưới đây là cái nhìn tổng thể về lịch sử này:

Thế kỷ 19: Sử dụng mica và thủy tinh Tinh Trước khi ô tô trở thành một phương tiện giao thông phổ biến, trên những chiếc xe ngựa người ta chỉ sử dụng mái che và các của kính bên mà chưa có kính chắn gió Kính được gắn kính bằng mica hoặc thủy tinh sinh học đơn giản nhằm bảo vệ người lái khỏi gió, Bụi bẩn và các yếu tố xung quanh Đầu thế kỷ 20: Rút kinh nghiệm từ những sản phẩm trước đây kính cong được phát triển để phù hợp với nhu cầu hiện tại Trong đó kính cong được dùng để cải thiện tính thẩm mỹ và khả năng quan sát được rõ ràng, công nghệ sản xuất kính dần được áp dụng rộng rãi Cho phép sản phẩm sản xuất kính ô tô có đường cong phù hợp với hình dạng của ô tô, đồng thời tăng khả năng chống tiếng ồn và bảo vệ tốt hơn cho người sử dụng.

Cuối thế kỷ 20: Sử dụng kính cường lực và kính chống tia tử ngoại Những tiến bộ trong công nghệ kính đã dẫn đến việc sử dụng kính cường lực và kính chống tia tử ngoại trong sản phẩm ô tô sản xuất Kính cường lực giúp giảm nguy cơ gãy, đảm bảo

4 an toàn cho hành động của khách hàng Còn kính chống tia tử ngoại giúp hạn chế tia

UV gây hại từ ánh sáng mặt trời, bảo vệ tốt hơn cho người sử dụng.

Hiện tại: Sử dụng công nghệ cao cấp Ngày nay, công nghệ sản xuất ô tô kính đã đạt được trình độ phát triển cao Các công nghệ tiên tiến như kính cách nhiệt, kính chống ồn và kính thông minh đang được áp dụng để cung cấp trải nghiệm sử dụng ô tô tốt hơn và đáng tin cậy hơn.

Từ những bước tiến trong công nghệ và vật liệu, kính ô tô đã trở thành một phần quan trọng của thiết kế và an toàn ô tô, không chỉ giúp bảo vệ người lái và hành khách khỏi các yếu tố bên ngoài mà còn tăng cường cường tính thẩm mỹ và cấu trúc của ô tô.

Khái niệm, công dụng, phân loại kính ô tô

Kính oto có tác dụng vô cùng quan trọng đối với oto Đây là một lớp kính trong suốt được bao bọc xung quanh xe, có chất liệu làm từ thủy tinh với độ chịu lực tốt, bảo vệ được tài xế và người trong xe an toàn trên suốt chặng đường Chắn gió và tránh được bụi bẩn, không khí độc từ không khí bên ngoài Vì nó trong suôt nên vẫn đảm bảo được người ngồi trong xe vẫn nhìn ra được bên ngoài.

Kính chắn gió là một lớp kính trong suốt gắn kết vào sường mặt trước của ô tô

Là một phần rất quan trọng của ô tô, tấm kính sẽ bào vệ được người lái tránh được khỏi gió, bụi, côn trùng nhỏ có cánh và những yếu tố khác trong quá trình đi như chịu sự tác động mạnh từ ngoại lực để đảm bảo được sự an toàn cho người lái trong khi có va chạm xảy ra Và đồng thời, thông qua lớp kính này thì người lái có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ tầm nhìn ở phía trước của xe khi vận chuyển trên đường Ngoài ra, tấm kính chắn gió còn có vai trò rất quan trọng đó là giữ cho không gian bên trong xe được an toàn và thoải mái.

Kính chắn gió oto có công dụng bảo vệ an toán cho lái xe và hành khách Tránh được tác động từ môi trường bên ngoài như mưa gió, nắng gắt, bụi bẩn, ngăn không để các vật thể lạ có thể làm tổn thương người ngồi trong xe khi di chuyển.

Ngoài ra, khi xe va chạm, kính chắn gió còn giúp cho các túi khí bật ra dễ dàng và đúng lúc Túi khí ở vị trí phía trước oto, đặt ở 2 vị trí là vô lăng và bảng điều khiển taplo, kính chắn gió luôn đảm bảo được vị tri của túi khí đúng vị trí khi va chạm. Để đảm bảo được sự an toàn cho người lái, chính vì thế kính chắn gió ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong việc này như:

+ Có thể giúp người lái tránh được gió, bụi, mưa và các loại vật nhỏ khác như cát bụi , cánh cây , côn trùng, ….

+ Giup người lái có thể tránh được sự va chạm từ tác động bên ngoài khi xảy ra như tai nạn, đựng xe, …

+ Bởi vì có kính chắn gió, nó giúp người lái có được tầm nhìn quan sát toàn bộ phía trước khi điều khiển xe kể cả lúc trời nắng hay mưa

+ Giúp bên trong xe luôn có một không gian an toàn và thoải mái cho người bên trong ô tô

Hiện nay có khá nhiều loại kính đủ điều kiện làm kính chắn gió trên thị trường, trong đó có 2 loại kính khá phổ biến và được tin tưởng nhất:

Kính cường lực: Loại kính này có khả năng chịu tác động gấp 7-9 lần kính bình thường do được sản xuất trong bể muối ở nhiệt độ 400 độ C Việc chịu đựng được ngoại lực lớn giúp cho khi gặp va chạm, tài xế và người trong xe an toàn hơn, giảm được tỷ lệ tử vong và sát thương cao cho người ngồi trong xe.

Kính an toàn(kính nhiều lớp): Loại kính này được trang bị thêm một lớp chất dẻo bên ngoài để tăng được độ bền và dẻo dai cho kính Theo nghiên cứu, các vật dụng phá kính trên thị trường hiện nay không thể phá vỡ được loại kính này Ngoài ra, việc trang bị lớp chất dẻo để tăng độ bền cho kính còn có mục đích hạn chế trường hợp tài xế bị văng ra ngoài khi gặp tình huống bất ngờ hoặc va chạm mạnh.

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KÍNH Ô TÔ CỦA THACO

Nguyên vật liệu chế tạo kính

3.1.1 Vật liệu làm kính cường lực

Hiện nay, trên mỗi chiếc xe ô tô thường phải trang bị ít nhất một cửa kính cường lực để khi xảy ra tai nạn cần thoát hiểm ta có thể phá phần kính cường lực đấy để thoát hiểm do kính cường lực khi vỡ sẽ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, vón thành cục tránh gây sát thương cho người ngồi trong xe Nguyên vật liệu chính của kính cường lực ô tô gồm các phần chính như sau: Cát tinh khiết (silicon dioxile – SiO2), Soda hoặc Potash, vôi hoặc phấn (CaCO3), hỗn hợp silicat Để tạo thành kính cường lực,vật liệu silicon dioxile (SiO2) được tiến hành gia nhiệt ở nhiệt độ cao khoảng 700 độ C trong điều kiện chuẩn và khép kín nên có khả năng chịu lực gấp 5 đến 7 lần kính thông thường Kính cường lực sử dụng trên ô tô thường sẽ có độ dày khoảng 3 đến 5cm, chịu được va đập cực mạnh đảm bảo được an toàn cho người ngồi trên xe trong các trường hợp tai nạn xảy ra Ngoài ra, kính cường lực còn có khả năng cách âm tốt, giảm tiếng ồn và chống bụi bẩn tốt Ở các kính cường lực ô tô cao cấp, bề mặt kính còn được phủ thêm các lớp chống nắng, chống tia UV, lớp phản quang, chống trầy xước,…

3.1.2 Vật liệu làm kính nhiều lớp (kính an toàn)

Kính nhiều lớp thường được trang bị ở phía trước xe (gọi là kính chắn gió) Khi va chạm mạnh gây vỡ kính, kính nhiều lớp không vở vụn mà các miếng kính vẫn liên kết với nhau không tạo thành sát thương cho người ngồi trong xe Do kính nhiều lớp được cấu tạo từ việc liên kết 2 hay nhiều tấm kính lại với nhau và xen giữ các tấm kính là các lớp nhựa (thường là polyvinyl butyral (PVB)) nên thành phần nguyên vật liệu chính của kính nhiều lớp cũng giống tương tự như kính thông thường: Cát tinh khiết (silicon dioxile – SiO2), Soda hoặc Potash, vôi hoặc phấn (CaCO3), sunfat natri, nhựa PVB…Polyvinyl butyral là loại nhựa dẻo, trong suốt, không màu, vô định hình, có độ kết dính tốt giúp liên kết 2 lớp kính lại với nhau một cách chắc chắn nên rất khó để phá vỡ kính nhiều lớp bằng búa phá kính thông thường Kính nhiều lớp có khả năng cách âm, giảm tiếng ồn tốt hơn cả kính cường lực, và phản xạ hầu như 99% tia cực tím chiếu đến giúp bảo vệ sức khỏe cho người ngồi trên xe và bảo vệ nội thất của xe.

Quy trình công nghệ sản xuất kính cường lực trên ô tô

Kính cường lực hiện nay được sử dụng nhiều trên xe ô tô, hầu như kính ở bên tài,bên phụ và cả 2 kính sau xe đều là loại kính cường lực Dây chuyền sản xuất kính cường lực được áp dụng phương pháp gia cường dao động ngang (còn được gọi là công nghệ xử lý nhiệt) nhằm tạo ra những tấm kính có độ bền cao và chịu được áp lực lớn Quy trình sản xuất kính có 5 bước chính như sau (tùy vào các hãng sản xuất kính khác nhau đôi khi có chút khác trong các bước):

+ Bước 1: Cắt kính: Tấm kính nguyên bản sẽ được đưa lên máy cắt, kính sẽ được cắt theo kích thước đã được thiết lặp trước Sau khi cắt xong kính cường lực có thể được khoan hoặc bo các góc theo nhu cầu sử dụng.

+ Bước 2: Gia công trên tấm kính: các tấm kính sau khi cắt xong rất nguy hiểm dễ gây sát thương do sự sắt bén ở các góc cạnh kính Để hạn chế được sát thương, kính sau khi cắt sẽ được tiến hành mài bề mặt, mài bề mặt được thực hiện trước khi kính được đưa vào tôi nhiệt Ở bước này, cũng tiến hành in tên nhà sản xuất và các thông số của kính bằng loại sơn men.

+ Bước 3: Rửa, sấy khô và kiểm tra kính: Sau khi kính được xử lý bề mặt và các góc cạnh xong sẽ được đưa qua rửa sạch và sấy khô để loại bỏ các bụi bẩn và các vụn kính rơi ra khi gia công tránh được những khuyết tật kính sau khi tôi nhiệt Sau khi sấy, kính sẽ được kiểm tra, kính nào đạt yêu cầu sẽ được chuyển qua bước tiếp theo, kính không đạt yêu cầu sẽ đưa qua bước sữa chữa, khắc phục Bước kiểm tra này rất quan trọng bởi vì sau khi tôi nhiệt kính sẽ trở thành kính cường lực và không thể gia công được nữa.

+ Bước 4: Gia nhiệt: sau khi hoàn thành bước 3, kính được đưa tới hệ thống gia nhiệt bằng băng chuyền Kính được đưa vào lò nhiệt, nhiệt độ trong lò nhiệt khoảng

700 độ C Nhiệt độ cao được duy trì đồng đều trên toàn bộ bề mặt kính và hóa mềm

Có 3 phương pháp gia nhiệt:

Gia nhiệt bức xạ: kính sẽ được gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống dây mayxo. Gia nhiệt bức xạ và đối lưu: là sự kết hợp giữa việc gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống mayxo và hệ thống quạt đưa nhiệt trãi đều trên bề mặt tấm kính.

Gia nhiệt đối lưu hoàn toàn: chỉ sử dụng hệ thống quạt gió đưa nhiệt phủ đều lên tấm kính.

Sau khi được gia nhiệt xong kính sẽ được làm nguội bằng khí lạnh do quạt gió công suất lớn thổi vào một cách đồng đều Đến đây kính đã trở thành kính cường lực. + Bước 5: Ở bước cuối này kính cường lực được kiểm tra lại lần nữa trước khi xuất xưởng.

Vận hành, thử nghiệm

3.3.1 Nghiên cứu, xác định độ bền mài mòn của kính chắn gió ô tô bằng phương pháp thực nghiệm

Kính chắn gió là chi tiết khá quan trong của xe ô tô, nó không những đảm bảo được sự che chắn có người lái mà nó còn cho người lái khả năng quan sát tốt phía trước đoạn đường đi Trong quá trình vận chuyển của xe, kính xe ô tô thường xuyên tiếp xúc với nhiều điều kiện khác nhau về sự biến thiên nhiệt độ, sự ma xát với môi trường bên ngoài không khí và bụi bẩn

Chính vì thế, kính chắn gió ô tô ngoài việc phải đảm bảo về các đặc tính về độ bền cơ học, chất lượng quan học, khả năng chịu tác dụng động của nhiệt độ mội trường, độ ẩm, những hoá chất khác thì kính chắn gió ô tô còn phải đảm bảo được khả năng chịu mài mòn khi tiếp xúc với những môi trường khác trong quá trình vận chuyển.

Hình 3 1: Hiện tượng mài mòn ở kính ô tô

3.3.2 Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự mài mòn của kính chắn gió ô tô 3.3.2.1 Những nguyên nhân chủ yếu là mài mòn với kính chắn gió ô tô

Do nhu cầu làm sạch kính cũng như cơ chế hỗ trợ cho việc quan sát của người lái ở những trường hợp thời tiết xấu hoặc kính bị bụi bẩn làm mờ tầm nhìn Chính vì thế, việc tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt ngoài của kính chắn gió với chân gạc kính lâu dần và thường xuyên sẽ tạo ra sự mài mòn của kính theo thời gian.

Do kính là một trong những bộ phận tạo nên hình dáng khi động học của xe khi vận chuyện nên chính vì thế luồng không khí sẽ thường xuyên tiếp xúc trực diện sẽ mang theo nhiệu bụi bận và nhiệt biến thiên trên bề mặt ngoaifd của kính và chính vì thế cũng gây nên sự mài mòn của kính chắn gió ô tô.

Và cũng vì lý do là kính chắn gió che mưa, che nắng nên kính sẽ thường xuyên tiếp xúc với những nhiều điện khác nhau, nhiệt độ thay đổi liên tục và nhưng hoá chất do những cơn mưa mang theo Sau một thời gian dài, đặc tính chống mài mòn của kính cũng sẽ bị thay đổi và đồng thời cũng kéo theo sự thôi đổi khả năng chịu mài mòn của kính chắn gió

3.3.2.2 Tiêu chuẩn đánh và phương pháp thử độ mài mòn của kính

Mẫu thử kính chắn gió ô tô sẽ có kích thước 100 x 100mm, cả hai bề mặt gần như là phẳng và song song Sau khi rữa sạch kính, mẫu thử sẽ đc bảo quản để tránh hư hỏng hoặc bị bụi bám lên bề mặt Đo độ khuếch tán trước và sau khi mài mong trên máy đo. Độ truyền sáng sẽ được tính theo công thức: Điều kiện đo độ truyền sáng

Hệ số khuếch tán còn được gọi là độ mờ sẽ được tính theo công thức sau: ( Td /Tt ) × 100%(2)

Sau thực nghiệm, kinh được xem là an toàn , đạt yêu cầu phép thử độ bền mài mòn nếu tia sáng đi qua sau khi mài mòn không vượt quá 2%.

Thiết bị đo hệ số khuếch tán ánh sáng ( độ mờ )

Thiết bị đo hệ số khuếch tán ánh sáng (độ mờ)

Hình 3 2: Sơ đồ máy đo độ khuếch tán quang học

Mẫu thử: Ta tiến hành thực nghiệm trên một tấm kính chắn gió của ô tô chở khách 29 chỗ với thống số kỹ thuật được ghi trong bảng:

Hình 3 3: Bảng thống số kỹ thuật mẫu thử

Hình 3 4: Kính chắn gió ô tô khách thử nghiệm

Quy trình thử nghiệm: Quy trình thử nghiệm sẽ gồm những các bước cơ bản như sau:

Mài đá ( để đảm bảo chất lượng đá mài ) Điều chỉnh thiết bị mài kính

Lắp gá mẫu kính thử lên máy đo Điều chính Hazemeter Đo độ mờ ban đầu

Lau kính Đo độ mờ sau khi mài

Tổng hợp lại két quả đo được

Hình 3 5: Đo độ mờ trên máy

Kết quả thử nghiệm: Thực nghiệm sẽ tiến hành 30 lần trên mỗi mẫu thử và sẽ dùng 3 mẫu thử

Sau khi thu được kết quả đo ta được bảng như sau:

Hình 3 6: Bảng kết quả thực nghiệm

Nhận xét: Từ bảng kết quả thực nghiệm trên, các mẫu kính chắn gió ô tô đều đã đạt yêu cầu độ bền mài mòn theo QCVN 23:2011/ BGTVT vì sự cho ánh sáng đi qua sau khi mài mòn không quá 2%.

3.3.3 Thử nghiệm độ bền cơ học kính chắn ô tô

Kính chắn gió xe ô tô được xem là một linh kiện rất quan trọng, ngoài việc đảm bảo được tầm nhìn của người lái, cùng với đó là khả năng chịu được những tác động bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, các chất hoá chất, chịu được sự mài mòn trong quá trình vận chuyển, mà kính chắn gió còn phải được đảm bảo về độ bền cơ học ở một mức nhất định theo quy định.

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của thiết bị thử nghiệm độ bền cơ học của kính chắn gió

Thiết bị có câu tạo như sau:

Hình 3.7: Thiết bị thử nghiệm độ bền cơ học kính chắn gió ô tô bằng chuỳ thử

4 Cụm giá đỡ mẫu thử

Phần khung thiết bị và cụm chuỳ thử

Với dự kiến sẽ sử dụng phương án cho chuỳ rơi tự do, người ta đã chế tạo cụm chuỳ thử được các thánh dẫn hướng chạy dọc theo hai dây cáp được căng hai bên khung của thiết bị cho phép thiết bị có thể kéo và thả chuỳ rơi tự do.

Hình 3 8: Cụm chuỳ thử Động cơ kéo chuỳ Động cơ để thực hiện việc kéo chuỳ đã được nghiên cứu sẽ sử dụng động cơ điện ba pha có kèm theo hệ thống giảm tốc và có công suất là 5Kw và có thể thay đổi thông qua máy biến tần

Hình 3 9: Động cơ kéo chuỳ

Kết cấu của hệ thống điều khiển

Hệ thống điều khiển sẽ có nhiệm vụ điều khiển thiệt bị theo một chương trình đã được lập trình sẵn trước đó và đồng thời hệ thống đã được áp dụng công nghệ lập trình PLC – Inverter – Motor Gồm có:

Thiết bị có nhiệm vụ kéo chuỳ : gồm có máy biến tần và PLC

Thiết bị có nhiệm vụ thả chuỳ : gồm có nút bấm trên tủ điều khiển và tay điều khiển nối dài

Thiết bị bảo vệ gồm có công tắt quá trình, aptomat, rơ le và cầu chì.

Bộ phận hiển thị gồm có nhiệt độ, độ ẩm, và chiều cao rơi.

Hình 3 10: Tủ điều khiển thiết bị

Sơ đồ điều khiển hệ thống kéo chuỳ

Hình 3 11: Sơ đồ hệ thống kéo chuỳ Trong đó:

PLC ( program Logic Control ) đùng để xác định độ cao của chuỳ, đồng thời cho phép người điều khiển chế độ lên xuống đối với chuỳ.

Biến tần và động cơ: máy biến tần được người ta sự dụng điều khiển động cơ về mô men,tốc độ và chiều quay nhờ vào sự điều khiển từ PLC.

Encoder được gọi là bộ mã hoá vòng quay được sử dụng để phản hồi lại vị trí và hướng đi của chuỳ về PLC.

Hình 3 12: Thuật toán điều khiểnQuy trình kiểm tra và thử nghiệm

Mẫu thử : người ta sẽ thực hiện trên 10 tấm kính chắn gió ô tô baoi gồm cả kính nguyên dạng và kính phẳng. Điều kiện thử nghiệm

Các thử nghiệm sẽ được người ta thực hiện dưới điều kiện nhiệt độ môi trường 230C ± 50C, độ ẩm là 60% ± 20% Và có áp suất 860mbar – 1060mbar.

Các bước tiến hánh thực nghiệm

Các tiến hành cơ bản gồm:

- Chuẩn bị các mẫu thử theo yêu cầu

- Lắp đặt các mẫu thử và đảm bảo an toàn.

- Thực hiện thực nghiệm : việc kéo và thả chuỳ

- Tháo mẫu thử và kết thúc thực nghiệm

Hình 3 13: Quy trình thực nghiệm

Hình 3 14: Kết quả thực nghiệm Đánh giá độ méo quang học kính chắn gió ô tô bằng phương pháp thực nghiệp

Kính chắn gió là một chi tiết khá quan trọng được sự dụng trên các dòng xe từ lúc mới ra đời đến bây giờ Ngoài việc đảm bảo được độ bền cơ học, khả năng chịu được tác động bên ngoài như nhiệt độ, chịu sự mài mòn của không khí, hoá chất mà còn phải đảm bảo được tính quan học của kính để hỗ trọ được tầm nhìn của người lái Độ méo quang học là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá được sự ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người lái thông qua tấm kính.

Hiện tượng méo quang học khi quan sát qua kính chắn gió ô tô

Hình 3 15: thiết bị kiểm tra độ méo quang học kính chắn gió ô tô

2 Cơ cấu điều chỉnh chiều cao lắp đặt máy chiếu

Kính chắn gió khi qua những quá trình xử lý khi sản xuất như xỷ lý nhiệt độ và gia công tạo hình đã không còn giữ được tính chất của tấm kính phẳng như lúc ban đầu, một phần hay toàn bộ tấm kinh đã trở thánh thấu kinh làm thay đổi đi đường đi của tia sang truyền qua, từ đó nó đã tạo ra độ lệch quang học dẫn đến xuất hiện méo ảnh khi hình ánh đi qua tấm kính Chình vì thế, cũng dẫn đến khả năng quan sát của người lái cũng bị ảnh hưởng nhiều cũng phần nào giảm đi khả năng quan sát đúng biển báo, nhưng chướng ngại vật các phương tiện khác đang di chuyển trên đường.

Hình 3 16: Hiện tượng méo ảnh khi nhìn qua kính

Ưu nhược điểm của kính cường lực

Với sự gia công đặc biệt tạo nên kính cường lực với nhiều ưu điểm nên kính cường lực hiện nay được sử dụng phổ biến ở hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô Sau đây là một số ưu điểm nổi bật của kính cường lực:

- Chịu được áp lực lớn: do phương pháp gia nhiệt ở nhiệt độ cao tạo nên một độ bền cao và chịu nhiệt tốt cho kính cường lực khi va chạm kính cường lực có độ bền gấp nhiều lần kính thông thường giúp bảo vệ được người ngồi trong xe khỏi nguy hiểm Khi áp lực quá lớn vượt qua ngưỡng chịu lực của kính thì kính sẽ vỡ, nhưng khi vỡ, kính sẽ vỡ thành những mảnh vón cục không văng xa không gây sát thương cho người ngồi trong xe (ngược lại kính thường sẽ vỡ thành những mảnh nhỏ nhọn, văng xa gây sát thương lớn cho người ngồi trong xe).

- Khả năng chịu nhiệt, sốc nhiệt tốt: kính cường lực chịu được nhiệt độ cao mà không vỡ do phương pháp gia công đặc biệt, đồng thời kính cường lực cũng có thể dễ dàng chống đỡ được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ lên đến 2400 độ C mà không vỡ trong khi các loại kính thông thường chỉ chịu được nhiệt độ dưới 500 độ C.

- Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống tia UV cực kì hiệu quả: không thể nào phủ nhận được khả năng cách âm, giảm tiếng ồn của kính cường lực Khả năng cách âm, giảm tiếng ồn của kính gần như một bức tường có bề dày khoảng 15cm giúp cho người ngồi trong xe cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn Bên cạnh ưu điểm cách âm, ưu điểm cách nhiệt cũng không thể phủ nhận, kính cờng lực hầu như có khả năng phản xạ đến 99% ánh sáng chíu tới, và có thể chặn đến 96% tia UV giúp bảo vệ sức khỏe con người và đặc biệt là bảo vệ được nội thất bên trong xe ô tô.

- Hiệu ứng ánh sáng cực kì tốt: ánh sáng đi tới đều được kính cường lực cho đi qua mà không làm giảm độ sáng đi chút nào, điều đó làm cho không giam bên trong xe trở nên sáng sủa một cách tự nhiên, ánh sáng tốt cũng làm tăng tính thẩm mỹ bên trong xe, giúp không khí bên trong xe trong sáng dễ chịu.

- Thân thiện với môi trường: kính cường lực là có thể tái chế và tái sử dụng vì vậy giúp giảm rác thải bảo vệ môi trường.

- Vị trí cần phá vỡ khi gặp sự cố cần thoát thân: kính cường lực có thể phá vỡ bằng búa phá kính, khi vỡ gần như không gây sát thương nên khi gặp sự cố cần thoát thân thì kính cường lực là vị trí ta phải đặt búa phá vỡ (kính nhiều lớp thì không thể phá vỡ bằng búa phá kính).

- Dễ dàng vệ sinh và lau chùi.

Hầu hết các đồ vật, sản phẩm đều có mặt tốt mặt xấu, kính cường lực cũng không phải ngoại lệ, sau đây là một vài nhược điểm của kính cường lực:

- Kính cường lực có cũng có khả năng vỡ nổ nhưng tỷ lệ rất thấp Kính vỡ nổ thường là những tấm kính gia nhiệt không tới.

- Ánh sáng quá nhiều: nếu lắp toàn bộ kính xe bằng kính cường lực thì khả năng cho ánh sáng đi qua của kính cường lực sẽ trở thành nhược điểm do quá nhiều ánh sáng gây khó chịu cho người lái xe và người ngồi trên xe.

- Kính chắn gió thường không dùng kính cường lực do tính chất vỡ thành vón cục của kính cường lực khi tai nạn sẽ văng trúng vào chỗ tài và chỗ phụ.

- Kính cường lực đòi hỏi phải lau chùi thường xuyên để kính được sáng bóng và đạt được tính thẩm mỹ cao.

Với những ưu điểm vượt bật che lắp hoàn toàn nhược điểm cho nên kính cường lực là một sự lựa chọn hàng đầu cho việc lắp đặt trên ô tô Một chiếc xe hiện nay ít nhất phải được trang bị một tấm kính cường lực, và thường thì kính ở bên tài, bên phụ, hai kính sau xe và kính ở cốp xe đều sử dụng kính cường lực

Thử nghiệm kính cường lực:

- Thử độ bền va đập kính cường lực: kính cường lực được lắp cố định tiến hành cho rơi và va đập con lắc xuống kính Bi rơi được sử dụng có khối lượng 1040g+-10g được đặt ở độ cao 100cm Với thí nghiệm va đạp con lắc, chiều cao của con lắc sẽ được tăng dần theo thứ tự 30cm, 75cm, 120cm Con lắc khi rơi và va đập ở độ cao và khối lượng tăng dần của con lắc sẽ xác định được độ bền của kính cường lực theo những qui chuẩn nhất định

- Độ cong vênh: sử dụng thước có độ dài thích hợp (độ chính xác 1mm), thước lá (độ chính xác 0.5mm) Sử dụng thước để đo khoảng cách mép ngang giữ hai cạnh tấm kính (L đơn vị mm), dùng thước lá để đo khe hở lớn nhất giữ mép thước và bề mặt tấm kính (h đơn vị mm) Sau khi đã đo đạc ta thay thông số đã đo vào công thức:

- Kiểm tra khuyết tật ngoại quan: kính cường lực sau sản xuất đôi khi sẽ xuất hiện các lỗi bề mặt như bọt khí, di vật, lỗi thành vùng hoặc vệt dài để tiến hành xác định các lỗi ta đặt kính cường lực vào trong phòng kiểm tra Phòng kiểm tra là căn phòng được sơn đen có bốn bóng đèn huỳnh quang được đặt song song theo chiều ngang và cách đều nhau 50cm Giá thử kính được đặt song song và cách tường 1m Dùng kính lúp và thước đo phù hợp để đo đường kính lớn nhất của bọt và dị vật Còn đối với lỗi thành vùng, đo khoảng cách giữa bọt với bọt, dị vật với dị vật hoặc giữa bọt với dị vật, và đo đường kính các dị vật lớn hơn 1mm bằng thước Cuối cùng dùng thước có độ chính xác 1mm để đo các lỗi vết sứt, lỗi mẻ lồi hoặc lõm trên cạnh cắt của tấm kính Thử nghiệm đánh giá để loại bỏ các tấm kính lỗi đảm bảo được chất lượng kính khi xuất xưởng.

- Ngoài việc kiểm tra thử nghiệm kính cường lực bằng cách phương pháp, máy móc hiện đại, tân tiến, kính cường lực cũng có thể được kiểm tra đánh giá bằng những kinh nghiệm được tích lũy như sau: (kiểm tra xem kính nguyên bản đã thành kính cường lực chưa)

+ Quan sát bề mặt kính: các góc cạnh của kính cường lực phải được mài, miết tránh gây thương tích cho tay khi chạm phải, quan sát kĩ sẽ thấy bề mặt kính cường lực sẽ hơi công do qua trình gia công kính (đối với kính thường, bề mặt sẽ phẳng). + Tiếng gõ: dùng tay gõ vào kính, âm thanh kính cường lực phát ra sẽ trầm và chắc hơn so với âm thanh kính thường (kêu thanh hơn).

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w