1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản trị kinh doanh đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh ở báo điện tử dân trí hiện nay

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi Mới Hoạt Động Quản Trị Kinh Doanh Ở Báo Điện Tử Dân Trí Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Báo Chí Truyền Thông
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 897,6 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Có thể nói, hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế là một trong những nhu cầu cần thiết đối với các cơ quan báo chí hiện nay, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình báo chí với nhau, giữa báo chí truyền thông với mạng xã hội. Luật Báo chí năm 2016 ghi rõ: “Cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu”. Đây được coi là một cơ chế thuận lợi để tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí thực hiện các hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu cho tòa soạn, nâng cao thu nhập đời sống cán bộ, phóng viên báo chí. Nhưng nguồn thu của các cơ quan báo chí đến từ đâu? Đó có thể là được bao cấp từ cơ quan chủ quản, bán báo, bán các bản quyền nội dung chương trình, quảng cáo, tổ chức sự kiện, hợp đồng truyền thông và nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ khác… Các cơ quan báo chí có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh, mô hình sản phẩm, dịch vụ đặc biệt để giúp cho tòa soạn tồn tại và phát triển nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước, quy luật cungcầu của thị trường, đảm bảo nguyên tắc vừa tăng nguồn thu nhưng vẫn đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp… Để tồn tại và phát triển, định vị được thương hiệu trong lòng công chúng giữa vô số ấn phẩm báo chí, loại hình truyền thông hiện nay đòi hỏi các cơ quan báo chí phải không ngừng sáng tạo, đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh các sản phẩmdịch vụ của tòa soạn, nâng cao năng lực cạnh tranh. Quản trị kinh doanh của cơ quan báo chítruyền thông là hoạt động nhằm tạo ra sản phẩmcung cấp dịch vụ của cơ quan báo chí truyền thông đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất cho phép. Đưa cơ quan báo chí truyền thông phát triển vững chắc trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn có biến động. Hoạt động này cũng phải tuân thủ các quy luật, quy tắc, nguyên tắc và phương pháp như hoạt động quản trị kinh doanh nói chung, nhưng cũng có những nét đặc thù riêng bởi hoạt động báo chítruyền thông, sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệ

Trang 1

2

MỞ ĐẦU

Có thể nói, hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế là một trong những nhu cầu cần thiết đối với các cơ quan báo chí hiện nay, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình báo chí với nhau, giữa báo chí truyền thông với mạng xã hội Luật Báo chí năm 2016 ghi rõ: “Cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu” Đây được coi là một cơ chế thuận lợi để tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí thực hiện các hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu cho tòa soạn, nâng cao thu nhập đời sống cán bộ, phóng viên báo chí Nhưng nguồn thu của các cơ quan báo chí đến từ đâu? Đó có thể là được bao cấp từ cơ quan chủ quản, bán báo, bán các bản quyền nội dung chương trình, quảng cáo, tổ chức sự kiện, hợp đồng truyền thông và nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ khác… Các cơ quan báo chí có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh, mô hình sản phẩm, dịch vụ đặc biệt để giúp cho tòa soạn tồn tại và phát triển nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước, quy luật cung-cầu của thị trường, đảm bảo nguyên tắc vừa tăng nguồn thu nhưng vẫn đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp…

Để tồn tại và phát triển, định vị được thương hiệu trong lòng công chúng giữa vô số ấn phẩm báo chí, loại hình truyền thông hiện nay đòi hỏi các cơ quan báo chí phải không ngừng sáng tạo, đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ của tòa soạn, nâng cao năng lực cạnh tranh Quản trị kinh doanh của cơ quan báo chí-truyền thông là hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm/cung cấp dịch vụ của cơ quan báo chí- truyền thông đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất cho phép Đưa cơ quan báo chí - truyền thông phát triển vững chắc trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn có biến động Hoạt động này cũng phải tuân thủ các quy luật, quy tắc, nguyên tắc và phương pháp như hoạt động quản trị kinh doanh nói chung, nhưng cũng có những nét đặc thù riêng bởi hoạt động báo chí-truyền thông, sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt

Trang 2

3

Báo Điện tử Dân trí (Cơ quan của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) là một trong những tờ báo điện tử có lượng bạn đọc đông đảo hàng đầu ở Việt Nam hiện nay Nằm trong bối cảnh chung của hệ thống báo chí truyền thống nước ta đang phải cạnh tranh gay gắt với các cơ quan báo chí - truyền thông khác và truyền thông xã hội, bên cạnh những thuận lợi từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, Báo điện tử Dân trí cũng đang gặp không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi phải không ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh để cung cấp tới bạn đọc những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao Để đạt được mục tiêu đó và bảo đảm việc kinh doanh đúng chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đúng quy luật, đúng quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, cần phải có sự đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh tại cơ quan báo chí này Đó là những nội dung được đề cập trong tiểu luận với nội dung: “Đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh ở Báo điện tử Dân trí hiện nay” (khảo sát trên Báo Điện tử Dân trí năm 2020)

Trang 3

4 Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 Kinh doanh

Theo Từ điển tiếng Việt (GS Hoàng Phê), kinh doanh là tổ chức việc sản xuất buôn bán sao cho sinh lợi

Micheal Porter thì cho rằng: Kinh doanh là quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ được cấu thành từ một chuỗi các hoạt động tạo giá trị, trong đó giá trị gia tăng tạo ra ở mỗi khâu được chuyển vào giá trị chung của sản phẩm/dịch vụ

Theo khoản 2, Điều 5, Luật Doanh nghiệp (2005) thì kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lời

Theo PGS TS Nguyễn Ngọc Huyền “Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh”: Kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường

Như vậy, từ các khái niệm trên cho thấy, kinh doanh là hoạt động tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho thị trường, theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sinh lời

1.1.2 Quản trị kinh doanh

Theo PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng: Quản trị kinh doanh là quản trị các hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình kinh doanh, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, xây dựng các quy trình và tối đa hóa hiệu quả bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản trị nhằm duy trì, phát triển một/ các công việc kinh doanh của một tổ chức kinh tế nào đó

Trang 4

5

PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, trong Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân (2014), cho rằng: trong quá trình thực hiện hoạt động, một tổ chức kinh doanh cần được quản trị Những hoạt động quản trị này được gọi là quản trị kinh doanh

Mục đích của quản trị kinh doanh là tạo ra sản phẩm/ cung cấp dịch vụ đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất cho phép Đồng thời đưa tổ chức kinh tế phát triển bền vững trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên có biến động Như vậy, quản trị kinh doanh là quá trình tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể doaanh nghiệp lên tập thể những người lao động doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để thực hiện một cách tốt nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội

Đây là một công việc phức tạp, bao gồm cân nhắc, tạo ra hệ thống, xây dựng quy trình và tối đa hóa hiệu quả bằng các quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản trị Các nhà quản trị như vậy phải tổ chức mọi hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình kinh doanh

1.1.3 Năng lực cạnh tranh

Khái niệm cạnh tranh: Dưới góc độ kinh tế học, thuật ngữ “cạnh tranh” là tập hợp các hành vi của các chủ thể kinh tế nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển

Về cơ bản, năng lực cạnh tranh được phân thành 4 cấp độ, bao gồm: Năng lực cạnh tranh quốc gia; Năng lực cạnh tranh ngành; Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Nói cách khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khai thác thực lực và lợi thế bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp để vừa tối đa

Trang 5

6

hóa lợi ích của mình, vừa thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng, đồng thời cải tiến vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ

Nhà kinh tế học người Anh Adam Smith đã từng khẳng định: Bằng cách làm cho thị trường luôn luôn không đủ dự trữ, các nhà độc quyền đã bán hàng hóa của họ với mức giá cao hơn giá tự nhiên rất nhiều và nhờ đó tăng được phần thu nhập của họ dưới dạng tiền lương hay lợi nhuận” Còn Học giả Doyle, G (Anh) thì cho rằng: Cạnh tranh để lôi kéo người tiêu dùng chuyển sang sản phẩm của mình chứ không phải là của đối thủ” Theo Bùi Chí Trung, Kinh tế báo chí (sách chuyên khảo, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, tr.60)

Cạnh tranh trên thị trường báo chí bao gồm: Cạnh tranh về nội dung, cạnh tranh về thời gian, cạnh tranh về quảng cáo của báo chí-truyền thông Khái niệm cạnh tranh về nội dung giữa các phương tiện truyền thông liên quan tới khan hiếm tài nguyên thông tin và sự hạn chế, không cân bằng về lượng tài nguyên đáp ứng nhu cầu cần thiết của cá nhân và xã hội

1.1.4 Cơ quan báo chí

Theo Điều 16, Luật Báo chí 2016, cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí…

Nói đến cơ quan báo chí hay tòa soạn báo chí là nói đến một tổ chức chính trị xã hội được thành lập để thực hiện chức năng thông tin đại chúng Mỗi cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của một cơ quan, tổ chức (được xem là cơ quan chủ quản) được đặt dưới sự lãnh đạo, thống nhất của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị-xã hội, là diễn đàn của nhân dân

1.1.5 Quản trị kinh doanh báo chí-truyền thông

Là các hoạt động quản trị kinh doanh trong báo chí-truyền thông để xây dựng các quy trình và tối đa hóa hiệu quả bằng quá trình tư duy và ra quyết định

Trang 6

7

của nhà quản trị nhằm duy trì một hay các công việc kinh doanh của doanh nghiệp truyền thông

Trong quản trị kinh doanh báo chí-truyền thông có những đặc thù sau: 1 Đặc thù trong chủ thể kinh doanh báo chí-truyền thông; 2 Đặc thù về hàng hóa, dịch vụ; 3 Đặc thù về nhu cầu và phương thức tiếp nhận, tiếp cận sản phẩm 4 Đặc thù về môi trường sản xuất, kinh doanh; 5 Đặc thù về phương thức đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ

1.2 Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, nguyên tắc quản trị kinh doanh ở một cơ quan báo chí

1.2.1 Nội dung quản trị kinh doanh báo chí - truyền thông

Hiện có nhiều loại hoạt động quản trị kinh doanh báo chí-truyền thông Nếu phân loại theo quá trình kinh doanh thì nội dung quản trị kinh doanh có các hoạt động chủ yếu sau đây:

QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH TÁC NGHIỆP QUẢN TRỊ HỖ TRỢ TÁC NGHIỆP

và an toàn

Trang 7

8

1.2.2 Nguyên tắc quản trị kinh doanh báo chí-truyền thông

Hoạt động quản trị kinh doanh báo chí -truyền thông cũng phải đảm bảo các nguyên tắc quản trị kinh doanh nói chung Đồng thời cũng tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù của lĩnh vực hoạt động báo chí-truyền thông nói riêng Nguyên tắc quản trị kinh doanh báo chí-truyền thông cụ thể như sau:

- Nguyên tắc đặc thù hàng hóa/dịch vụ báo chí-truyền thông - Nguyên tắc quản trị định hướng mục tiêu

- Nguyên tắc tuân thủ quy luật khách quan trong lĩnh vực kinh tế và báo chí

- Nguyên tắc hiệu quả và dung hòa lợi ích

1.2.3 Phương pháp quản trị kinh doanh báo chí-truyền thông

Là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị và khách thể kinh doanh (khách hàng, các ràng buộc của môi trường quản trị vĩ mô các đối thủ cạnh tranh và các bạn hàng để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra trong điều kiện môi trường kinh doanh thực tế

- Phương pháp hành chính: Là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kĩ thuật của cơ quan báo chí truyền thông Phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh báo chí truyền thông là cách tác động trực tiếp của lãnh đạo cơ quan báo chí truyền thông lên đội ngũ phóng viên, biên tập viên bằng các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc đòi hỏi đội ngũ dưới quyền phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý

- Phương pháp kinh tế: Các phương pháp kinh tế tác động thông qua lợi ích kinh tế, nghĩa là thông qua các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kích thích kinh tế,

Trang 8

9

các định mức kinh tế kỹ thuật Tác động thông qua lợi ích kinh tế là tạo ra động lực thúc đẩy con người tích cực lao động Điều đó cho phép mỗi cá nhân lựa chọn con đường có hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình

- Phương pháp giáo dục: Là cách tác động vào nhận thức và tình cảm của cá nhân nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình, trách nhiệm của họ trong thực hiện nhiệm vụ

1.3 Đặc thù của hoạt động quản trị kinh doanh trong báo chí-truyền thông - Đặc thù trong chủ thể kinh doanh báo chí truyền thông

- Đặc thù về hàng hóa, dịch vụ

- Đặc thù về nhu cầu và phương pháp tiếp cận, tiếp cận sản phẩm - Đặc thù về môi trường và sản xuất kinh doanh

- Đặc thù về phương thức đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ 1.4 Mô hình (hình thức) quản trị kinh doanh trong báo chí-truyền thông Theo PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực báo chí-truyền thông hiện nay có nhiều hình thức đa dạng, phong phú Có thể tổng hợp một số mô hình tiêu biểu của báo chí-truyền thông nói chung như sau:

- Đăng ký dài hạn

- Phi lợi nhuận: Có cơ quan tài trợ - Thương mại điện tử

- Tổ chức sự kiện

- Thành lập Câu lạc bộ, văn phòng tư vấn - Dịch vụ Công nghệ thông tin

- Quảng cáo và tăng nguồn thu từ quảng cáo

- Đại diện truyền thông, quảng bá thông tin theo yêu cầu - Môi giới dữ liệu

- Nhượng quyền thương hiệu…

Trang 9

10

PGS.TS Bùi Chí Trung, trong cuốn “Kinh tế báo chí” lại đưa ra một só mô hình kinh doanh cho các cơ quan báo chí nói chung như: Quảng cáo; dịch vụ truyền thông và quảng bá thông tin theo yêu cầu; các hoạt động xã hội hóa; dịch vụ in ấn, thông tin, truyền thông số; dịch vụ xuất nhập khẩu sản phẩm báo chí; tổ chức sự kiện; cho thuê mượn trụ sở; liên doanh liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài…

Với báo điện tử, PGS.TS Bùi Chí Trung cũng đưa ra một số mô hình kinh doanh đặc thù như: Mô hình kinh doanh nội dung và nguồn thu từ người truy cập: Thu phí người truy cập; thu thập và bán thông tin; Các mô hình kinh doanh từ ứng dụng công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật và kết nối: Kết nối mọi người với những trang web khác; Nguồn thu từ cước phí dữ liệu data; xây dựng các ứng dụng trên internet; cho thuê phần mềm hoặc dịch vụ trực tuyến; phối hợp thực hiện các chiến dịch tiếp thị bằng thư điện tử

Như vậy, Chương I của tiểu luận đã trình bày các khái niệm cơ bản có liên quan tới hoạt động quản trị kinh doanh báo chí truyền thông đó là các khái niệm về kinh doanh, quản trị kinh doanh, năng lực cạnh tranh, các nội dung, phương pháp, nguyên tắc, mô hình quản trị kinh doanh báo chí truyền thông Từ đó, làm cơ sở để tiến hành phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp về đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh của Báo Điện tử Dân trí hiện nay được trình bày ở chương II của tiểu luận

Trang 10

11

Chương II

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG

2.1 Giới thiệu vài nét về Báo điện tử Dân trí (dantri.com.vn)

Báo điện tử Dân trí ra đời vào ngày 15-7-2005 Khi ra đời đến năm 2020 là Cơ quan thuộc Hội Khuyến học Việt Nam Thực hiện Quyết định 362 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch các cơ quan báo chí ở nước ta, năm 2020, Báo điện tử Dân trí được chuyển về trực thuộc quản lý của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Mười sáu năm qua, Báo điện tử Dân trí có sự tiến bộ vượt bậc, được Đảng, Nhà nước tin cậy, bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến Có thể khẳng định báo đã góp phần không nhỏ cùng Hội Khuyến học Việt Nam thực hiện tốt chủ trương xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời Ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam có lần gửi thư chúc mừng báo điện tử dân trí đã viết: “Tôi xiết bao vui mừng và hãnh diện về tờ báo điện tử Dân trí chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, đứng trong nhóm các báo điện tử hàng đầu của cả nước đạt con số bình quân trên 15 triệu lượt người truy cập/ngày Đặc biệt tờ điện tử Dân trí tiếng Anh đã ra đời kịp thời phát huy tác dụng đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài và các bạn bè quốc tế”

Lượng truy cập hàng tuần của báo hiện nay đạt khoảng trên 100 triệu lượt/ tuần Cũng như những tờ báo điện tử hàng đầu khác, thông tin trên báo Dân trí trải dài trên trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

2.2 Thực trạng Quản trị kinh doanh của Báo Dân trí hiện nay 2.2.1 Thực trạng phương pháp quản trị kinh doanh ở Báo Dân trí 2.2.1.1 Phương pháp hành chính

Báo Dân trí có rất nhiều quy định để đảm bảo về mặt tổ chức, duy trì kỷ

Trang 11

12

luật, nề nếp tại báo, đảm bảo hoạt động chuyên môn Đơn cử, về mặt chuyên cần, báo có quy định cụ thể về giờ giấc điểm danh của phóng viên, biên tập viên, các trưởng phó ban… Theo đó, mỗi bộ phận sẽ có một thời điểm điểm danh khác nhau và giờ out khỏi phương tiện điểm danh khác nhau Các nhân sự không nhất thiết phải có mặt tại cơ quan và việc điểm danh thực hiện trên phần mềm được cài đặt Với những nhân sự đến cơ quan việc điểm danh cũng được thực hiện tự động bằng camera

Với các hình thức điểm danh như vậy, báo Dân trí có thể nắm sát sao thời gian cũng như hoạt động của phóng viên Việc thực hiện thử nghiệm được thực hiện trong nhiều tháng và trong giai đoạn đó, những cá nhân chưa thực hiện đúng quy định sẽ được nhắc nhở Khi đi vào giai đoạn thực hiện chính thức, việc thực hiện gắn với các chế tài cụ thể Quy định về điểm danh thực tế không mới tại nhiều tờ báo

Thực tế đã có tờ báo điện tử lớn thực hiện việc điểm vân tay tại tòa soạn từ nhiều năm nay Tuy nhiên, cách thức điểm vân tay hiện đã cũ và có những ứng dụng công nghệ hiện đại hơn để làm việc này như việc nhận diện khuôn mặt qua camera Dân trí đã áp dụng tiến bộ của công nghệ để thực hiện việc điểm danh các nhân sự đến cơ quan làm việc và việc có giai đoạn “khởi động” đã giúp nhân viên có thể quen hơn với hình thức điểm danh này

Với hoạt động chuyên môn, báo có quy định chuẩn về chính tả trên trang báo Quy định này giúp chuẩn hóa việc viết hoa trên trang báo, cách viết tên riêng nước ngoài, cách viết tắt, dấu… Bảng quy định về chuẩn là quy tắc bắt buộc thực hiện tại tòa soạn Yêu cầu đảm bảo chuẩn được yêu cầu ngay từ khâu viết bài, biên tập và tiếp tục được giám sát khi bài đã lên trang… Chuẩn chính tả giúp cho cách viết, cách thể hiện khá thống nhất trên trang báo

Cùng với quy định về cách viết trên trang báo, báo có quy định về chế tài xử phạt với những trường hợp mắc lỗi Với những trường hợp không đảm bảo chuẩn, sai sót từ khâu nào sẽ phạt từ khâu đó, thậm chí nhiều khâu bỏ lọt lỗi thì

Trang 12

13

cùng phải nhận phạt Bộ phận có trách nhiệm bắt lỗi trên trang báo là Ban Biên tập, ban Thư ký tòa soạn…

Cũng liên quan đến hoạt động chuyên môn, tòa soạn có quy định cụ thể về vấn đề nguồn tin của các tin bài phóng viên gửi về tòa soạn Quy định này nhằm đảm bảo thông tin trên trang báo được khai thác từ nguồn tin tin cậy, chính thống, từ đó giúp tác giả cũng như tờ báo tạo được uy tín trong độc giả và có được sự an toàn thông tin

Tại các tòa soạn, nguồn tin là vấn đề lớn và liên quan đến hoạt động nghiệp vụ hàng ngày Phần lớn những sai phạm nghiêm trọng của báo chí có liên quan đến vấn đề nguồn tin Tại báo Dân trí, phóng viên Dân trí phải có trách nhiệm ghi rõ nguồn tin trong các tin bài gửi tới biên tập viên Trong những trường hợp cần thiết, lãnh đạo ban có trách nhiệm kiểm tra lại nguồn tin của phóng viên như ghi âm, văn bản…

Ngay khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam, báo Dân trí đã sớm xây dựng một kịch bản ứng phó của toàn cơ quan Kịch bản được xây dựng với sự tham gia xây dựng của từng bộ phận chuyên môn, các văn phòng của báo tại các khu vực trên cả nước và các bộ phận văn phòng, truyền thông Kịch bản đã đặt ra các tình huống khác nhau, trong đó có cả các tình huống cụ thể về các nhân sự không may mắc Covid-19, bao gồm từ vị trí phóng viên của từng phòng ban đến vị trí cao hơn như Phó trưởng ban, Trưởng ban… Với mỗi tình huống như vậy, phương án tác nghiệp, xử lý tin bài, xuất bản tin bài sẽ được vận hành như thế nào đều được xây dựng cụ thể Kịch bản được ban hành công khai toàn cơ quan và có hiệu lực như một quy định về hoạt động tòa soạn thời dịch Covid - 19

Trong gần 2 năm qua, mỗi khi có đợt dịch mới, các cơ quan thực hiện giãn cách xã hội hay các biện pháp phòng chống dịch, báo Dân trí lại khởi động kịch bản phòng chống dịch của mình một cách tương ứng Chế độ làm việc tại nhà, hạn chế đến cơ quan của khối biên tập, trưởng phó ban đã nhiều lần được “bật lên” Thực tế, đã có những nhân sự của báo trở thành f1 phải đi cách ly tập trung và cả

Ngày đăng: 16/04/2024, 10:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w