1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Rủi Ro Và Khủng Hoảng - Đề Tài - Phân Tích Mô Hình Quản Trị Rủi Ro Chiến Lược Của Công Ty Cổ Phần Kinh Đô

28 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích rủi ro chiến lược trong Công ty CP Kinh Đô
Trường học Trường Đại học Hồng Vương TP HCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Trang 2

1.1 Dự án R&D thua lỗ dự báo trước 9

1.2 Sát nhập hoặc mua lại thất bại 10

2 Rủi ro từ khách hàng 12

2.1 Sự thay đổi hành vi, sở thích nhân khẩu học: 12

2.2 Quá lệ thuộc vào một nhóm nhỏ khách hàng 12

2.3 Quyền lực của khách hàng ngày càng gia tăng 12

3 Rủi ro từ chuyển đổi 12

3.1 Bằng sáng chế hết hiệu lực 12

3.2 Quy trình sản xuất lỗi thời 13

4 Rủi ro đối thủ cạnh tranh duy nhất 13

4.1 Toàn cầu quá 13

4.2 Đối thủ mới 13

4.3 Những đối thủ từng bước thâu tóm thị phần 13

4.4 Rủi ro có các đối thủ không thể đánh bại 14

5 Rủi ro thương hiệu 14

5.1 Thương hiệu bị sụp đổ 14

5.2 Thương hiệu bị trượt dốc 14

Trang 3

6 Rủi ro ngành 15

6.1 Vùng phi lợi nhuận 15

6.2 Lợi nhuận ngành giảm 15

6.3 Quyền lực nhà cung cấp 17

7 Rủi ro đình trệ 17

7.1 Sản lượng bị đình trệ hoặc không thay đổi 17

7.2 Sản lượng tăng giá giảm 17

7.3 Kênh cung cấp yếu 17

7.4 Tình trạng suy thoái 18

II ĐO LƯỜNG RỦI RO 19

1 Dãy rủi ro chiến lược 19

2 Ma trận đo lường rủi ro 20

III PHÂN TÍCH RỦI RO 21

IV BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO 24

1 Rủi ro dự án: 24

2 Rủi ro từ khách hàng: 25

3 Rủi ro từ chuyển đổi: 25

4 Rủi ro đối thủ cạnh tranh duy nhất: 26

5 Rủi ro thương hiệu: 26

6 Rủi ro ngành: 27

7 Rủi ro đình trệ: 27

Trang 4

PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔI LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993

Trong những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khỏang 100m2 tại Q6 – Tp.HCM, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỷ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack, một sản phẩm chưa từng có ở Việt Nam trước đó Đến năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phảm bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000USD từ Nhật Thành công của bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng trong nước đã trở thành một bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Kinh Đô sau này

Năm 1996, Công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13-Phường Hiệp Bình Phước – Thủ Đức và đầu tư dây chuyền bánh cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD Lúc này, số lượng công nhân của công ty lên 500 người

Năm 1997-1998, Công ty đầu tư dây truyền sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp trị giá 1,2 triệu USD với công suất 25 tấn bánh/ngày.Cuối năm 1998, Công ty đưa dây truyền sản xuất kẹo chocolate vào khai thác với tổng đầu tư là 800.000USD

Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập trung tâm thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu bước phát triển mới của Kinh Đô sang lãnh vực kinh doanh khác ngòai ngành sản xuất bánh kẹo Cũng trong năm 1999, Công ty khai trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống cửa hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này

Năm 2000, Công ty tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng lên 40.000m2 Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh cracker từ Châu Âu trị giá 2 triệu USD, đây là một dây chuyền sản xuất bánh cracker lớn nhất khu vục lúc bấy giờ

Năm 2001, Công ty nhập một dây truyền sản xuất kẹo cứng và một dây truyền sản xuất

Kẹo mềm công suất 2 tấn/ giờ trị giá 2 triệu USD Cũng trong năm 2001, Công ty cũng nâng công suất sản xuất các sản phẩm cracker lên 50 tấn/ngày bằng việc đầu tư dây

Trang 5

của Công ty được xuất khẩu mạnh sang các nước Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan…

Năm 2002, để đảm bảo quản lý hiệu quả trong điều kiện sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, tháng 09 năm 2002, Công ty CP Kinh Đô được thành lập với chức năng sản xuất kinh doanh bánh kẹo để tiêu thụ ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và xuất khẩu Trước đó, vào năm 2001, Công ty CP Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc cũng đã được thành lập để đáp ứng yêu cầu sản xuất bánh kẹo

cung ứng cho thị trường phía Bắc.

Năm 2003 :07/2003, Kinh Đô mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s Việt nam từ tập đoàn Unilever và thành lập Công ty Cổ phần KI DO Đây là một sự kiện lớn trong lĩnh vực kinh doanh của khu vực Đông Nam Á, khi một Công ty tư nhân Việt Nam mua lại một Công ty từ Tập Đoàn Đa quốc gia của nước ngoài Hiện tại, KI DO phát triển với doanh số hàng năm tăng 30%

Năm 2004

 03/2004, Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn được thành lập với chức năng sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh tươi cao cấp, trực tiếp quản lý và phát triển hệ thống các Kinh Đô Bakery Hiện tại, Công ty phát triển với mạng lưới gần 40 Kinh Đô Bakery và mô hình K-Do Bakery & Café ra đời thu hút được đông đảo người tiêu dùng đến thưởng thức.

 20/10/2004, Công ty Cổ phần Kinh Đô

đồng, trong đó Công ty Cổ Phần Kinh Đô góp 80% vốn Tổng vốn đầu tư của dự án xây dựng Nhà Máy Kinh Đô Bình Dương trong khuôn viên rộng 13.200m2 là 160 tỷ đồng (10 triệu USD).

 12/2004, thành lập Công Ty Cổ phần Địa Ốc Kinh Đô nhằm quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng của hệ thống Kinh Đô, đồng thời thực hiện các hoạt động kinh doanh bất động sản Một số dự án tiêu biểu: Tòa nhà văn phòng Kinh Đô, Dự

Trang 6

 12/2004, Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán (mã chứng khoán: NKD)

Năm 2005

 12/2005, Kinh Đô chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán(mã chứng khoán: KDC) và nhận được sự đầu tư từ các quỹ đầu tư lớn như: Vietnam Opportunity Fund (VOF), Prudential, Vietnam Ventured Limited, VinaCaptital, Temasek (Singapore), Quỹ Đầu tư Chứng khoán (VF1), Asia Value Investment Ltd.

 11/2005, Kinh Đô đầu tư vào Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn - Tribeco Lần đầu tiên tại Việt Nam, một Công ty trong nước sử dụng công cụ tài chính đầu tư vào Công ty khác thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán.

Năm 2007

 12/2007, Kinh Đô đầu tư vào Vinabico, trực tiếp tham gia ban lãnh đạo và hỗ trợ Vinabico phát triển sản phẩm, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

 08/2007, Kinh Đô đầu tư vào Công ty Cổ Phần Giải Pháp Sài Thành (SSC) và chính thức tham gia vào lĩnh vực đào tạo nhân sự cấp cao

 07/2007, Kinh Đô và Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) ký kết hợp tác liên minh chiến lược toàn diện Đây là mô hình liên kết kinh tế tiên tiến đầu

sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai công ty.

 05/2007, hai công ty thành viên thuộc hệ

thống Kinh Đô:Tribeco Sài Gòn (mã chứng khoán: TRI) và Công ty Cổ Phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (mã chứng khoán:NKD) khởi công xây dựng nhà máy Tribeco Miền Bắc tại tỉnh Hưng

 02/2007, Kinh Đô Group và Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (mã chứng khoán: EIB) ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác chiến lược Việc hợp tác này sẽ mang đến sự phát triển toàn diện và lớn mạnh cho cả

Trang 7

Năm 2011 :Liên kết Ezaki Glico Co Ltd (Công ty bánh kẹo đến từ Nhật Bản)

II SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

1 Sơ đồ tổ chức Công ty CP Kinh Đô

Trang 8

(Từ trái qua phải)

Ông TRẦN KIM THÀNH - Người sáng lập Tập đoàn Kinh Đô Ông TRẦN LỆ NGUYÊN - Đồng sáng lập Tập đoàn Kinh Đô

2 Hệ thống các công ty thành viên

Trang 9

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

I NHẬN DIỆN RỦI RO

1 Rủi ro dự án

I.1 Dự án R&D thua lỗ dự báo trước

R&D là từ viết tắt của research & development - nghiên cứu và phát triển Nghiên

cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/ hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục cụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.

Các dự án R&D mà công ty đã thực hiện:

 Sản phẩm mới: sản xuất kinh doanh bánh snack, cookies, kẹo chocolate, bánh cracker, kem KiDo, bánh mì bánh bông lan tươi, chuỗi cửa hàng Kinh Đo Bakery Trong đó có các sản phẩm khi ra mắt thị trường không cho kết quả mong đợi như nhãn hàng Sweets bao gồm các sản phẩm : Kokochocola, kẹo trái cây thập cẩm Crundy, Milkandy Các sản phẩm này không góp phần nhiều vào doanh thu cho Kinh Đô ( không được đưa vào ngành hàng làm tăng trưởng doanh thu)

Nghiên cứu nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh

Đánh gia bên trong , bên ngoài, đưa ra mô hình Swot

Lập kế hoạch đưa ra sản phẩm mới

Thử nghiệm mẫu lấy ý kiến khách hàng

Đánh giá và đưa ra quyết định sản xuât quy mô rộng hay

ngừng dự án

Trang 10

I.2 Sát nhập hoặc mua lại thất bại

M&A ( mergers and acquisitions có nghĩa là mua bán và sáp nhập) là việc mua bán

và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường Trong một số trường hợp khác, người ta dịch cụm từ này là sát nhập và mua lại Hai khái niệm này thường đi chung với nhau do có nhiều nghiệp vụ giống nhau, khá nhiều trường hợp người ta không thể phân biệt sự khác nhau và không có đủ thông tin để nhận định.

Rủi ro từ các thương vụ mang lại những khoản lỗ và ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu công ty.

Các thương vụ M&A mà Kinh Đô thực hiện:

 Kinh Đô đã ghi dấu ấn bằng thương vụ mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s của Unilever, thương hiệu chiếm hơn 50% thị trường kem Việt Nam lúc đó Cho

đến nay, sau gần 10 năm hoạt động, Kido’s vẫn giữ vững vị trí “chiếu trên” với

hơn 60% thị phần kem trung và cao cấp tại Việt Nam, lợi nhuận bình quân hàng năm tăng từ 40-50%, theo báo cáo của Kinh Đô.

 Thương vụ sáp nhậpKinh Đô miền Bắc (NKD) và KIDO’s năm 2010 Sau sáp nhập, thành công đáng ghi nhận nhất là mục tiêu doanh thu năm 2011 đã đạt gấp 1,7 lần con số dự kiến trước sáp nhập.

Trang 11

 Thương vụ Kinh Đô mua chi phối Vinabico năm 2008 Vinabico vào thời điểm đó ngoài sản phẩm bánh chữ giống với Kinh Đô còn có bánh snack cua xanh và gà Các thương hiệu này đều thua xa Kinh Đô về chất lượng và thương hiệu.

 Đầu tư vào Tribeco và Nutifood Với 2 thương vụ này, Kinh Đô đã ghi nhận khoản lỗ tổng cộng khoảng 70 tỉ đồng, khiến lợi nhuận ròng quý II/2012 của Tập đoàn âm khoảng 9 tỉ đồng.

 Kinh Đô đã chưa tận dụng tốt hệ thống phân phối của TRI cũng như hỗ trợ TRI phát triển hiệu quả hơn thông qua hệ thống phân phối của mình Kế đến, do nắm ít cổ phần hơn đối tác là Uni President (35% so với 43%) nên Kinh Đô không đủ quyền tác động đến chiến lược kinh doanh của TRI, dẫn đến hoạt động kinh doanh không đi cùng hướng TRI không chú trọng phát triển sản phẩm chủ lực là nước giải khát mà lại đầu tư tài chính nhiều và thua lỗ, trong đó có cả việc đầu tư chéo sang cổ phiếu KDC và KIDO’s Báo cáo tài chính cho thấy, trong tổng số lỗ hơn 80 tỉ đồng năm 2009 của TRI có đến 50 tỉ đồng lỗ từ đầu tư tài chính Riêng việc dự phòng giảm giá cổ phiếu KDC là hơn 5 tỉ đồng.

 Năm 2008, Nutifood dính vào vụ sữa có Melamin và không thể ứng phó tốt với rủi ro thông tin Trong năm này, chi phí vận hành đã tăng từ 5 tỉ đồng lên gần 54 tỉ đồng, chi phí bán hàng tăng từ 108 tỉ đồng lên 137 tỉ đồng Kết quả, lần đầu tiên sau 8 năm hoạt động, Nutifood lỗ tới 148 tỉ đồng, gần bằng vốn chủ sở hữu Kinh Đô và Nutifood cùng đầu tư ngoài ngành là bất động sản Trong khi đó, với ngành nghề truyền thống chung là thực phẩm, 2 bên không cho ra đời sản phẩm chung nào.

2 Rủi ro từ khách hàng

 Rủi ro từ khách hàng đó là quay lưng với sản phẩm của công ty.

 Hệ thống phân phối của một số công ty trong ngành bánh kẹo Việt Nam

2.1 Sự thay đổi hành vi, sở thích nhân khẩu học:

 Hành vi theo cảm xúc hiếu kì rất dễ thay đổi

 Khách hàng tiếp xúc nhiều thông tin hơn có sự tái phân khúc sản phẩm, so sánh giá trị mang lại và giá cả của các sản phẩm tương tự.

Trang 12

Sản phẩm Kinh Đô chỉ hầu như chỉ đáp ứng được phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình, khá, phân khúc thị trường bánh kẹo cao cấp còn thuộc về bánh kẹo nhập ngọai từ các nước có nền sản xuất bánh kẹo phát triển như Đan Mạch (Bánh bơ), Bỉ ( Chocolate), Hàn Quốc ( Bánh chocopie)…

2.3 Quyền lực của khách hàng ngày càng gia tăng

Khách hàng có quyền lựa chọn bạn hay đối thủ cạnh tranh, và họ là người có toàn quyền quyết định trong môi trường cạnh tranh, bạn chỉ có thể dùng giá trị chất lượng để giúp họ chọn bạn.

3 Rủi ro từ chuyển đổi

3.1 Bằng sáng chế hết hiệu lực

Đây là rủi ro cần được quan tâm nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng do công ty có đăng kí chứng nhận bảo hộ và gia tăng hiệu lực.

Nhãn hiệu hàng hóa mà Công ty đang sử dụng cho tất cả sản phẩm kinh doanh là nhãn hiệu "KINH ĐÔ" của Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Nhãn hiệu này đã được Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô đăng ký và bảo hộ tại Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa số 43960 Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ cấp ngày 11/11/2002 Nhãn hiệu này cũng đã được đăng ký bảo hộ tại các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Campuchia và Nigeria.

3.2 Quy trình sản xuất lỗi thời

Các dây chuyền sản xuất lỗi thời sẽ không thể cạnh tranh và gia tăng năng suất , dó đó công ty luôn đầu tư thay đổi các dây chuyền hiện đại phù hợp với trình độ nguồn nhân lực

Đây là rủi ro chiến lược nghiêm trọng diễn ra nhanh và đột ngột, tần suất xuất hiện nhiều có thể dẫn đến phá sản danh nghiệp Có hai dạng:

 Xuất hiện công nghệ mới làm cho công nghệ cũ của doanh nghiệp đang sử dụng trở nên lỗi thời.

Trang 13

 Tạo ra một mô hình kinh doanh mới cạnh tranh với mô hình kinh doanh hiện tại.

4 Rủi ro đối thủ cạnh tranh duy nhất

4.1 Toàn cầu quá

Trong quá trình hội nhập, chúng ta không chỉ cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà các đối thủ nước ngoài cũng đang lâm le dòm ngó thị phần Cần có những chính sách thay đổi kịp thời để cạnh tranh với các đối thủ.

4.2 Đối thủ mới

Ngành thực phẩm với tỷ suất sinh lợi cao, thị phần lớn, đây là môi trường béo bở mà nhiều công ty hướng đến do đó nhiều doanh nghiệp chên chân vào là đều không tránh khỏi Cần sáng suốt khi đưa ra các dự án mới, đồng thời có những chính sách để nắm giữ thị phần.

4.3 Những đối thủ từng bước thâu tóm thị phần

So với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nội địa, Kinh Đô (KDC và NKD) hiện chiếm gần 28% thị trường, trong khi các đối thủ cạnh tranh chính chỉ chiếm chưa đến 50% thị phần của KDC (Orion Việt Nam: 11,6%, BBC: 7,4%, HHC: 5,4%, Hữu Nghị 9,1%) Có thể nói, với thị phần hiện có, những chính sách của KDC mang tính dẫn dắt thị trường khá lớn Do vậy, công ty gặp thuận lợi hơn trong việc chủ động đưa ra những thay đổi về giá và phương thức bán hàng Hiện KDC hoàn toàn thống lĩnh trong ngành bánh trung thu (gần 80% thị phần) và rất mạnh trong một số nhóm sản phẩm khác như cracker (bánh AFC chiếm 50% thị phần), bánh bông an, bánh cookies,

Tuy nhiên không thể bỏ quên yếu tố này phải luôn nắm giữ thị phần hiện có và rủi ro

 Nhóm các công ty đa quốc gia với giá nhân công rẻ để cạnh tranh, như các công ty của Trung Quốc và Ấn độ.

Trang 14

Thương hiệu Kinh Độ rất quen thuộc đối với mọi người, sản phẩm Kinh Đô hướng đến mọi đối tượng khách hàng, từ công chức, công nhân, nông dân; từ thành thị đến nông thôn; từ người lớn đến trẻ nhỏ…

Ngoài thương hiệu Kinh Đô, công ty còn quản lý danh mục gồm trên 20 thương hiệusản phẩm khác, trong đó có bánh AFC và Cosy, bánh trung thu cao cấp Trăng Vàng, bánh bông lan Solite, Kem Merino v.v là những thương hiệu có độ nhận biết cao tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu

5.1 Thương hiệu bị sụp đổ

Đây là rủi ro rõ ràng và xẩy ra nhanh đễ nhận diện ảnh hưởng từ các vụ bê bối của doanh nghiệp.

5.2 Thương hiệu bị trượt dốc

Các giá trị DN mang lại không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời không khắc sâu vào tâm trí khách hàng, thương hiệu dần đi vào quên lãng.

5.3 Thương hiệu gắn với những giá trị tiêu cực

Khi doanh nghiệp mang lại những giá trị gây ảnh hưởng đến một bộ phận xã hội, giá trị sản phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, hay đụng chạm đến những giá trị xã hội thì thương hiệu bị khách hàng gắn với giá trị tiêu cực.

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w