KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠTrường: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí MinhNhóm: 1Họ và tên giáo viên: Lê Nguyễn Thảo Ngân– Trình bày được khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững.–
Trang 1KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ
Trường: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Nhóm: 1
Họ và tên giáo viên:
Lê Nguyễn Thảo Ngân Trần Ngọc Vân Khanh
Lê Thị Hồng Ánh Đặng Thị Kim Chi Trần Thị Thanh Ngân
Lê Thị Nghĩa Nguyễn Thị Hoàng Huyền
La Thục Oanh
TÊN BÀI DẠY: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH
Môn học: Địa lí Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 1 tiết
I MỤC TIÊU DẠY HỌC
Yêu cầu cần đạt:
– Trình bày được khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững.
– Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh.
– Liên hệ được một số vấn đề về tăng trưởng xanh tại địa phương.
Năng lực đặc thù
Năng lực đặc thù 1: Tìm
hiểu địa lí
Sử dụng các công cụ địa lí học: Nhận xét, phân
tích được bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
1
Trang 2Khai thác Internet phục vụ môn học: Tìm kiếm,
thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập
và thực tiễn.
2
Năng lực đặc thù 2: Vận
dụng kiến thức, kĩ năng
đã học
Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm
được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật
số liệu, tri thức về thế giới, khu vực, đất nước, về
xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; liên hệ được thực tế địa phương, đất nước, để làm sáng rõ hơn kiến thức địa lí
3
Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn:
Trình bày ý tưởng và xác định được cụ thể chủ đề nghiên cứu ở địa phương; vận dụng được kiến thức, kĩ năng địa lí vào việc nghiên cứu chủ đề; trình bày kết quả nghiên cứu theo các hình thức khác nhau
4
Năng lực chung
Năng lực chung 1: Năng
lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo
Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Thu thập và làm rõ
các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp phù hợp nhất.
5
Năng lực chung 2: Năng
lực giao tiếp và hợp tác
Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ
động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết vấn
đề do bản thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
6
Phẩm chất
Trang 3Phẩm chất 1: Trách nhiệm Trách nhiệm với môi trường sống: Hiểu rõ ý
nghĩa tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững; có
ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh ngăn ngừa lãng phí vật dụng, tài nguyên.
Trách nhiệm với bản thân: Ý thức sử dụng tiền
hợp lí khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt.
7
Phẩm chất 2: Yêu nước Tự giác thực hiện và vận động người khác thực
hiện các quy định của Pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8
II THIẾT BỊ GIÁO DỤC/DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Đối với giáo viên:
● SGK, SGV, Giáo án.
● Tranh ảnh, video về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.
● Bảng số liệu và thông tin liên quan đến tăng trưởng xanh
2 Đối với học sinh:
● SGK, đồ dùng học tập.
III TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC/DẠY HỌC
A TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC/DẠY HỌC
Hoạt động
/Thời gian
Mục tiêu cụ thể
PP, công cụ đánh giá
Hoạt động 1: Mở đầu
(10 phút)
2, 3
- Phương pháp hợp tác trong nhóm.
- Phương pháp thi đua.
- Phương pháp: Quan sát
- Công cụ: Phiếu đánh giá
Hoạt động 2: Hình 1, 4, 7 - Phương pháp thuyết - Phương pháp: Đặt
Trang 4thành kiến thức mới
(15 phút)
1 Phát triển bền
vững
2 Tăng trưởng
xanh
trình - giảng giải.
- Phương pháp hợp tác trong nhóm.
- Phương pháp giải quyết vấn đề
câu hỏi vấn đáp
- Công cụ: Câu hỏi, Bảng ghi chép
Hoạt động 3: Luyện
tập, thực hành
(5 phút)
1, 2, 7
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp khen thưởng.
- Phương pháp: Trắc nghiệm khách quan
- Công cụ: Bài tập
Hoạt động 4: Vận
dụng
(5 phút)
Bài tập về nhà
5, 6, 7, 8 - Phương pháp giải
quyết vấn đề
- Phương pháp: Viết - Tự luận
- Công cụ: Bảng tiêu chí đánh giá
B CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC/DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG [1] TRÒ CHƠI CÔNG NÃO.
1 Mục tiêu
- Trình bày một cách khái quát về Phát Triển Bền Vững và Tăng Trưởng Xanh.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về Phát Triển Bền Vững và Tăng Trưởng Xanh ở cấp học dưới với bài học.
2 Nội dung
- Đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu nội dung bài học.
Trang 5- HS thảo luận nhóm để chơi trò chơi.
3 Sản phẩm
- HS hiểu một cách khái quát về Phát Triển Bền Vững và Tăng Trưởng Xanh.
4 Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV giới thiệu về Trò Chơi Công Não, chia nhóm cho HS.
- GV đưa ra từ khóa của trò chơi: Phát Triển Bền Vững; Tăng Trưởng Xanh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS làm việc nhóm, đọc thông tin trong sách, tìm hiểu thông tin về từ khóa mà giáo viên đưa ra
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
- Các nhóm lần lượt đưa ra các từ khóa đã tìm hiểu trong vòng 3 giây Nhóm nào không đưa ra được từ thì bị loại Trò chơi kết thúc khi còn 2 nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV khái quát lại nội dung đã tìm hiểu được về hai từ khóa: Phát Triển Bền Vững và Tăng Trưởng Xanh
- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Bài 40: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.
HOẠT ĐỘNG [2] HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
1 Mục tiêu
Học sinh trình bày được khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Trang 62 Nội dung
Học sinh quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo nhóm để tìm hiểu về khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững
Nhóm 1, 3: Dựa vào thông tin mục I/SGK, hãy nêu khái niệm tăng trưởng xanh? Nhóm 2, 4: Dựa vào thông tin mục II/SGK, hãy trình bày sự cần thiết phải phát triển bền vững?
3 Sản phẩm
Câu trả lời của HS về khái niệm tăng trưởng xanh và sự cần thiết phải phát triển bền vững.
Nội dung kiến thức:
- Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường
- Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội
- Sự cần thiết phải phát triển kinh tế là gì?
- Tăng trưởng xanh là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, có
vai trò trong giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần thúc
Trang 7đẩy tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại.
- Tăng trưởng xanh là định hướng mới, thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình
tiêu thụ và sản xuất bền vững, đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho đời sống và sản xuất của con người trong hiện tại và cho thế hệ tương lai.
4 Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu SGK,
kết hợp với sự hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi
HOẠT ĐỘNG [3] LUYỆN TẬP
1 Mục tiêu
- Học sinh trình bày được khái niệm phát triển bền vững.
- Học sinh trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh.
- Khơi gợi học sinh liên hệ một số vấn đề về tăng trưởng xanh.
2 Nội dung
- Hoạt động riêng của mỗi cá nhân.
- Học sinh kết nối với công cụ học tập dựa trên nền tảng trò chơi để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học.
3 Sản phẩm
- Kết quả bài trắc nghiệm thể hiện mức độ thông hiểu của học sinh sau khi nghe bài giảng.
4 Tổ chức thực hiện
Trang 8Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Giới thiệu về phương thức tiến hành, thể lệ và thời gian thực hiện câu hỏi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Trong giới hạn thời gian, học sinh hoàn thành các câu hỏi hiển thị trên thiết bị
của mỗi cá nhân.
Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV giải đáp các thắc mắc về nội dung câu hỏi và câu trả lời, nhắc lại phần kiến thức đã học (nếu cần thiết).
- GV đưa ra kết quả bài làm, biểu dương học sinh có kết quả tốt.
HOẠT ĐỘNG [4] VẬN DỤNG
1 Mục tiêu
- Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn.
2 Nội dung
- Giáo viên cho học sinh bài tập về nhà với câu hỏi: “Anh/ Chị hãy viết một bài luận (khoảng 200 chữ) nhận xét về nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác nhân đó.”
- Học sinh áp dụng kiến thức đã học để viết một bài luận
3 Sản phẩm
Bài luận (khoảng 200 chữ) của học sinh gồm có hai nội dung chính:
- Nhận xét về nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
4 Tổ chức thực hiện
Giáo viên giao bài tập cho học sinh về nhà làm và nộp bài vào buổi học tiếp theo.
Trang 9IV HỒ SƠ GIÁO DỤC/DẠY HỌC
*Các công cụ đánh giá (khoảng 02 - 03 công cụ đánh giá chi tiết)
CÔNG CỤ 1:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Trường THPT:
Lớp:
Nhóm:
Tên bài học:
(Đánh giá theo thang mức độ: 1-Chưa đạt, 2-Đạt, 3-Tốt, 4-Rất tốt)
1 Khả năng nghiên cứu và thu thập
thông tin
2 Khả năng giải quyết vấn đề
3 Thái độ khi tham gia chơi trò chơi
4 Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các
nhóm khác
5 Ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm
vụ
Trang 10CÔNG CỤ 2: CÂU HỎI
Câu 1: Phát biểu về khái niệm phát triển bền vững?
Đáp án:
- Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường
- Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội
Câu 2: Vai trò của phát triển bền vững là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Đáp án:
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế Thế Giới, nhiều thách thức đặt ra với loài người như: biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, bất bình đẳng và đói nghèo, Tất cả chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ toàn cầu và bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững về kinh
tế, xã hội và môi trường Cụ thể:
- Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về kinh tế:Sự phát triển bền vững giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn Tức là sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế lành mạnh, vẫn đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống người dân nhưng lại tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ kinh
tế trong tương lai đặc biệt là gánh nặng nợ nần để không biến nó thành di chứng cho các thế hệ mai sau.
+ VD: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay giao thông vận tải đều tạo
ra khí thải, rác thải và nước thải Các loại chất thải này đều thải ra môi trường gây ô nhiễm tổng thể các môi trường đất, nước, không khí, Vì thế nếu phát triển kinh tế
Trang 11không gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất.
- Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về xã hội:Ngoài tính bền vững về kinh tế, phát triển bền vững còn đảm bảo tính bền vững về xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội
và phát triển con người thông qua thước đo là chỉ số HDI Theo đó, tính bền vững được thể hiện ở việc đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội để mọi thành viên trong xã hội đều được bình đẳng ngang nhau Từ đó làm giảm nguy cơ xung đột xã hội hay chiến tranh.
+ VD: Trong bất kì một quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế trên khắp thế giới đều đang tồn tại khoảng cách giàu nghèo nhất định, sự bất bình đẳng trong thu nhập, đời sống Sự bùng nổ dân số trên thế giới dẫn đến các vấn đề về an ninh lương thực, thất nghiệp, tệ nạn xã hội và khả năng tiếp cận y tế giáo dục vô cùng khó khăn Cần thiết phải phát triển bền vững về xã hội để đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người, cải thiện đời sống cho dân số nghèo đói khó khăn trên khắp thế giới (như ở một số nơi của Châu Phi
và Mỹ Latinh).
- Phát triển bền vững nhằm đảm bảo tính bền vững về môi trường:Như bạn biết đấy, môi trường đang là một trong những vấn đề “nóng” hiện nay, là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của xã hội Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy giảm, cạn kiệt cả về
số lượng lẫn chất lượng Tình trạng rừng bị tàn phá, kể cả rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm khai thác gỗ hoặc lấy đất canh tác…gây nên hàng loạt các thiên tai, gây biến đổi khí hậu.
+ VD: Hiện nay các tài nguyên thiên nhiên đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng, môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề, nhiều loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu và dịch bệnh quái ác hoành hành Tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của con người Vì vậy cần thiết phải phát triển bền vững về môi trường để giảm thiểu các tác động của con người đến môi trường và tài nguyên.
Trang 12Kết luận: Chính vì vậy, phát triển bền vững nhằm mục đích khai thác và sử dụng hợp lí
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không ngừng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống theo hướng tích cực Đảm bảo cho con người sống trong môi trường xanh -sạch - đẹp, đảm bảo mối quan hệ hài hòa thật sự giữa con người, xã hội và tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của thế hệ hiện tại, nhưng không cản trở các thế hệ tương lai có
cơ hội thỏa mãn nhu cầu của họ về tài nguyên và môi trường.
CÔNG CỤ 3: BẢNG GHI CHÉP
Trường THPT:
Lớp:
Tên bài học:
LỜI 1
2
3
4
…
Trang 13CÔNG CỤ 4: BÀI TẬP
(Đáp án là câu được in đậm)
Câu 1: Đóng góp nhiều nhất vào việc phát thải khí CO gây hiệu ứng nhà kính là 2 các nước phát triển nhất trên thế giới về
A công nghiệp.
B nông nghiệp.
C giao thông.
D dịch vụ.
Câu 2: Xanh hóa trong sản xuất không có biểu hiện nào sau đây?
A Mở rộng các khu kinh tế, vùng kinh tế.
B Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
C Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn.
D Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số.
Câu 3: Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường hiện nay có ý
nghĩa cấp thiết trên bình diện
A toàn thế giới.
B từng châu lục.
C các nước đang phát triển.
D các nước kinh tế phát triển.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường?
A Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.
B Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
C Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.
D Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường.
Trang 14Câu 5: Diện tích rừng trên thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng chủ yếu do
A xây dựng nhiều thuỷ điện.
B đẩy mạnh khai khoáng.
C việc khai thác quá mức.
D sự tàn phá của chiến tranh.
Câu 6: Mô hình định hướng của tăng trưởng xanh là gì?
A Thúc đẩy sự phát triển cac-bon ở mức trung bình và tiến bộ xã hội.
B Tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế mới, nguồn tài nguyên.
C Đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho các thế hệ sau.
D Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới và hóa thạch.
Câu 7: Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống là
A ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.
B đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
C áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.
D tăng cường dùng năng lượng tái tạo.
Câu 8: Hiện tượng thủng tầng ô dôn ngày càng nghiêm trọng do đâu?
A Khói, bụi nhà máy.
B Chất thải sinh hoạt.
C Chất thải khí CO , CFC.2
D Hiệu ứng nhà kính.
Câu 9: Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là giảm cường độ phát thải khí nhà
kính
A trên GDP ít nhất 25% so với năm 2014.
B trên GDP ít nhất 10% so với năm 2014.
C trên GDP ít nhất 15% so với năm 2014.
D trên GDP ít nhất 20% so với năm 2014.