1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở việt nam (1930 1975)

24 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam (1930-1975)
Tác giả Chưa rõ tác giả
Trường học Chưa rõ trường
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản Chưa rõ năm
Thành phố Chưa rõ thành phố
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 139,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển loài người nói chung và lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng từ khi xuất hiện các giai cấp cho thấy vấn đề dân tộc luôn luôn được xem xét và giải quyết trên lập trường của một giai cấp nào đấy. Nếu lập trường của giai cấp đó thống nhất với lợi ích dân tộc và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại thì sẽ phát triển sự tiến bộ của lịch sử dân tộc. Ngược lại, lập trường của giai cấp đó đi ngược với lợi ích dân tộc, không phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại thì việc giải phóng dân tộc khó có thể thực hiện được, đồng thời sự tiến bộ của lịch sử dân tộc cũng sẽ bị kìm hãm. Theo quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh khi bàn đến vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ dân tộc và giai cấp được đặt ra. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc – giai cấp thực chất là mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Việc giải quyết mối quan hệ đó có ý nghĩa quan trọng, nhằm đi đến mục tiêu cuối cùng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Vấn đề dân tộc giai cấp chi phối toàn bộ vấn đề khác: lực lượng cách mạng, khẩu hiệu đấu tranh, hình thức tổ chức tập hợp lực lượng đấu tranh, hình thức đấu tranh và quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Do đó việc nghiên cứu mối quan hệ, quy luật vận động, sự phát triển của giai cấp và dân tộc là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam (19301975)” làm đề tiểu luận của mình. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, chính vì vậy em kính mong sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử phát triển loài người nói chung và lịch sử dân tộc ViệtNam nói riêng từ khi xuất hiện các giai cấp cho thấy vấn đề dân tộc luôn luônđược xem xét và giải quyết trên lập trường của một giai cấp nào đấy Nếu lậptrường của giai cấp đó thống nhất với lợi ích dân tộc và phù hợp với xu hướngphát triển của thời đại thì sẽ phát triển sự tiến bộ của lịch sử dân tộc Ngượclại, lập trường của giai cấp đó đi ngược với lợi ích dân tộc, không phù hợp với

xu hướng phát triển của thời đại thì việc giải phóng dân tộc khó có thể thựchiện được, đồng thời sự tiến bộ của lịch sử dân tộc cũng sẽ bị kìm hãm

Theo quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh khi bàn đến vấn đề dân tộc

và cách mạng giải phóng dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa

xã hội, mối quan hệ dân tộc và giai cấp được đặt ra Mối quan hệ giữa vấn đềdân tộc – giai cấp thực chất là mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.Việc giải quyết mối quan hệ đó có ý nghĩa quan trọng, nhằm đi đến mục tiêucuối cùng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Vấn đề dân tộc - giai cấp chi phối toàn bộ vấn đề khác: lực lượng cáchmạng, khẩu hiệu đấu tranh, hình thức tổ chức tập hợp lực lượng đấu tranh, hìnhthức đấu tranh và quyết định đến sự thành bại của cách mạng Do đó việc nghiêncứu mối quan hệ, quy luật vận động, sự phát triển của giai cấp và dân tộc là mộtvấn đề hết sức quan trọng Vì vậy em đã chọn đề tài: “Về mối quan hệ giữa dântộc và giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam (1930-1975)” làm đề tiểu luận của mình Do thời gian và trình độ còn hạn chế nênkhông thể tránh khỏi những thiếu sót, chính vì vậy em kính mong sự giúp đỡ vàchỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo Em xin chân thành cảm ơn!

2 Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng dântộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam (1930-1975) góp phần làm rõ tư tưởng Hồ

Trang 2

Chí Minh và quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ dân tộc và giaicấp trong cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam, rút ra những kinh nghiệmcần thiết để tăng cường hiệu quả giải quyết mối quan hệ này trong thời kỳ cảnước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ dân tộc vàgiai cấp

- Trình bày quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ dân tộc vàgiai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1930-1975)

- Rút ra những nhận xét, kết quả, kinh nghiệm của Đảng

4 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian và không gian tiểu luận đề cập đến là từ năm 1930- 1975

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là lịch sử và lôgic Ngoài ra còn sửdụng phương pháp hệ thống, xác nhận các nguồn tài liệu khác nhau

2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp

Chương II: Đảng giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1930-1975)

Chương III: Kinh nghiệm trong giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam.

Trang 3

CHƯƠNG I T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH VÒ MèI QUAN HÖ GI÷A D

đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo đó

Mác và Ăngghen đã nêu rõ quan điểm về mối quan hệ giai cấp và dântộc, nhấn mạnh: Vấn đề dân tộc luôn gắn liền với vấn đề giai cấp, giải quyếtvấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc phải đứng trên quan điểm của một giai cấpnhất định hoặc phong kiến hoặc tư sản, hoặc vô sản, không có cái gọi là dântộc phi giai cấp Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản, hai ông cũng nêu rõ “hãyxoá bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng

sẽ bị xoá bỏ”, “ khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộckhông còn nữa thì đồng thời quan hệ thù địch giữa các dân tộc cũng mấttheo” Như vậy hai ông đã coi vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề cảitạo xã hội hiện hành, là một bộ phận của vấn đề cách mạng Đồng thời haiông còn cho rằng: giai cấp vô sản muốn tự giải phóng trước hết phải giảiphóng dân tộc, phải xây dựng thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thànhdân tộc bởi giai cấp vô sản là một giai cấp dân tộc cụ thể luôn gắn liền vớimột dân tộc nhất định chịu trách nhiệm trước hết đối với dân tộc mình, qua đó

mà đóng góp vào sự nghiệp chung của nhân loại

Đến thời đại của Lênin, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thếgiới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vôsản, Lênin mới có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thànhmột hệ thống lý luận Lênin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chínhquốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu nó không liên minh với cuộc đấu

Trang 4

tranh của các dân tộc bị áp bức Từ đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổsung khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả cácnước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” Sau khi Lênin mất, Ban lãnh đạoQuốc tế cộng sản một thời gian dài đã nhấn mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn

đề dân tộc, vì vậy không mấy quan tâm đến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dântộc của các nước thuộc địa, thậm chí còn coi đó là biểu hiện của chủ nghĩaquốc gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vô sản

Tóm lại, Mác - Ăngghen, Lênin đã nêu ra những quan điểm cơ bản vềmối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Tuy nhiên, xuất phát từyêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiềuhơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích khôngphụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản"

Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin trên nền tảng truyền thống yêu nước vànhân ái của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo vềvấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc Người cho rằng: Phải kết hợp và giải quyếthài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lêntrên hết và trước hết Luận điểm này của Người xuất phát từ cơ sở thực tiễncủa phương Đông và Việt Nam

Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Người chorằng: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định củalịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu Mà Châu Âu là gì? Đó chưaphải là toàn thể nhân loại Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịchsử" của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ởthời mình không thể có được" Và người đề nghị: "Xem xét lại chủ nghĩa Mác

về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông" Ởphương Đông, "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phươngTây, bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúckinh tế không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cậnđại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây…"

Trang 5

Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước thuộcđịa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc

và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phongkiến, giữa tư sản với vô sản Do đó, không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồimới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây Ngược lại chỉ có thể giảiquyết vấn đề dân tộc mới giải phóng được giai cấp Quyền lợi dân tộc và giaicấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp,mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện được

Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là mộttrong những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triểnchủ nghĩa Mác-Lênin Nó có tác dụng lớn lao đối với việc tập hợp lực lượngvào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địanói chung

1.2.Cơ sở thực tiễn

Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của

Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người ngay

từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Trước yêu cầu bức xúc củavấn đề giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa yêu nước, người thanh niên yêu nướcNguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước

Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, qua khảo sát thực tế ở cácnước trên các châu lục Âu, Phi, Mỹ và ngay cả trên đất Pháp, Nguyễn ÁiQuốc đã rút ra nhận xét: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là nguồn gốcmọi sự đau khổ của công nhân, nông dân lao động ở cả “chính quốc” cũngnhư ở thuộc địa Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động đấutranh trong phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức, phong trào giảiphóng giai cấp công nhân ở các nước tư bản Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến vớicách mạng Tháng Mười Nga, đến với V.I Lênin như một tất yếu lịch sử.Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi là một sự kiện chính trị đặc biệt quantrọng trong quá trình hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Trang 6

Đặc biệt, sau khi đọc ''Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về dân tộc và thuộcđịa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ hơn con đường đúng đắn mà cáchmạng Việt Nam sẽ trải qua Con đường phát triển tất yếu của cách mạng giảiphóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng XHCN Người chỉ rõ: ''Cáchmạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thìmới giành được thắng lợi hoàn toàn''

Trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã đấutranh và chỉ đạo giải quyết mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phónggiai cấp, bền bỉ chống các quan điểm không đúng về vấn đề dân tộc và thuộcđịa, đã phát triển lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc

2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp

2.1.Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Theo Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân sẽ là giai cấp đại diện cho dântộc để giải quyết vấn đề dân tộc Nhiệm vụ của dân tộc do giai cấp công nhânlãnh đạo, dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Hồ Chí Minh cho rằng,vấn đề dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết Giải phóng dân tộc là điều kiệntiền đề để giải phóng giai cấp

Hồ Chí Minh đã tiếp thu có tính sáng tạo những luận điểm của chủ nghĩaMác, người đã vận dụng một cách đúng đắn nhất vào thực tiễn cách mạngViệt Nam và các nước thuộc địa Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sảnViệt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp côngnhân, mang bản chất của giai cấp công nhân Quan điểm này hoàn toàn tuânthủ những quan điểm của Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vôsản, nhưng Hồ Chí Minh còn có một cách thể hiện khác về vấn đề “đảng củaai” Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II củaĐảng, Hồ Chí Minh nêu rõ: “ Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một.Chính vì Đảng laođộng Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên

Trang 7

nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” Bản chất giai cấp của Đảng là bảnchất giai cấp công nhân nhưng quan niệm Đảng không những là Đảng củagiai cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc

có ý nghĩa lớn đối với cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ,nếu chỉ đưa vào lực lượng của riêng giai cấp công nhân, thậm chí cả giai cấpnông dân là hoàn toàn không đủ, mà theo Người, chỉ có phát động cả dân tộctham gia mới biến sức mạnh dân tộc thành lực lượng vô địch Vì vậy, trongquá trình rèn luyện Đảng, Người luôn luôn chú trọng tính thống nhất giữa haiyếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từgiai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động kháctrong xã hội

2.2.Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Khác với con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủnghĩa phong kiến hoặc chủ nghĩa tư bản, con đường cứu nước của Hồ ChíMinh là độc lâp dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ởcuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự nghiệpcách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi Bởi có độclập, có tự do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng chẳng có

ý nghĩa gì Hồ Chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủinhục của nhân dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến Bởivậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định của sựnghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phảixoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do vàhạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người Đó là ước nguyện, là ham muốn tộtbậc của Hồ Chí Minh và là ước nguyện mong mỏi bao đời nay của nhân dâncác dân tộc Việt Nam Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốntột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự

do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

Trang 8

Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệpgiải phóng dân tộc trong thời đại đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăngkhít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giai cấp và giải phóng conngười Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột; thiết lập một nhànước thực sự của dân, do dân, vì dân mới đảm bảo cho người lao động cóquyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xãhội, giữa độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của con người Cũng chính vìvậy mà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và độc lập phải gắn liền với chủnghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và là mụctiêu chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam suốtthời gian qua và mãi mãi về sau.

2.3.Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp

Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp, nhưngđồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc Giải phóng dân tộc khỏiách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp Vìthế, lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc

Cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc (mâuthuẫn địa chủ - nông dân, mâu thuẫn tư sản - vô sản) không tách rời cuộc đấutranh giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với các thế lực đế quốc xâmlược Ở giai đoạn đầu của cách mạng, cần đặt vấn đề dân tộc, độc lập dân tộclên trên hết Tháng 5 năm 1941,Người cùng với trung ương Đảng khẳng định:

“Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử,tồn vong của quốc gia, của dân tộc Trong lúc này, nếu không giải quyết đượcvấn đề dân tộc, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳngnhững toàn thể dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phậngiai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được'' ''Chính lập trường và lợi íchgiai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc'' Ở đây rõ ràngcái giai cấp được biểu hiện ở cái dân tộc, cái dân tộc được giải quyết theo lập

Trang 9

trường giai cấp công nhân, chứ không phải là “hy sinh cái nọ cho cái kia” nhưmột số người từng cố chứng minh

2.4.Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác

Đối với các dân tộc và quốc gia khác trên thế giới, quan điểm của HồChí Minh là tôn trọng nền độc lập dân tộc, không can thiệp vào công việc nội

bộ của các quốc gia, dân tộc khác, đồng thời thực hiện quyền bình đẳng giữacác quốc gia, dân tộc với nhau Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, thực hiệnnguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa

vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thếgiới Người nhiệt liệt ủng hộ các cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dânTrung Quốc, các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc

Mỹ xâm lược của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu: “giúp bạn là

tự giúp mình”, và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước màđóng góp chung vào cách mạng thế giới

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cáchmạng sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủnghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng

Trang 10

CHƯƠNG II ĐẢNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC

VÀ GIAI CẤP TRONG CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ

NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM (1930-1975)

1 Giai đoạn 1930-1945

Trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạnthảo năm 1930 đã chỉ ra đường lối chung cho hướng đi của cách mạng ViệtNam Nhưng đồng thời, Người cũng căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của giaiđoạn này để đề ra nhiệm vụ cụ thể như sau : “Nhiệm vụ của cách mạng tư sảndân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc pháp; bọn phong kiến và giai cấp

tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập; dựng lên chínhphủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông ; tịch thu hết sản nghiệpcủa bọn đế quốc và bọn phản cách mạng đem chia cho dân cày nghèo ; tiếnhành cách mạng ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nông dân…” Các nhiệm vụ

đó bao hàm cả nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến,nhưng nổi bật lên là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai phản động, giành độcylập tự do cho toàn thể dân tộc

Tháng 10 - 1930, theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản, Trần Phú soạn thảobài luận Cương lĩnh chính trị thay thế cho chính cương vắn tắt, sách lược vắntắt của Nguyễn Ái Quốc và thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứnhất(10-1930) Luận cương cũng xác định để tiến lên xã hội cộng sản, cáchmạng nước ta phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cáchmạng xã hội chủ nghĩa Luận cương nêu: “Nhiệm vụ cốt yếu của tư sản dânquyền cách mạng là phải đánh đổ các thế lực phong kiến, xoá bỏ ách áp bứcbóc lột theo kiểu tiền tư bản Tiến hành cách mạng thổ địa cho triệt để vàđánh đổ đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” Về mối quan

hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến

Trang 11

“Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau nhưng có đánh

đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổđịa thắng lợi Có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốcchủ nghĩa” Như vậy, luận cương đặt ngang hàng vấn đề dân tộc và vấn đềgiai cấp, nhiệm vụ dân tộc và dân chủ thực hiện song song, đồng thời nhưnhau, thậm chí nặng về đấu tranh giai cấp

Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử đất nước ta giai đoạn 1930 - 1945 thì thấyrằng đường lối mà Bác Hồ đã đề ra trong chính cương vắn tắt, sách lược vắntắt là phù hợp và đúng đắn hơn Bởi vì vào những năm 1929 - 1933 là giaiđoạn mà các nước tư bản trên thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầmtrọng Cuộc khủng hoảng đó đã lan nhanh sang các nước thuộc địa và phụthuộc, trong đó có Việt Nam Đế quốc Pháp đã tìm mọi cách để trút gánhnặng của cuộc khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa của chúng.Nền kinh tế Việt Nam, vốn hoàn toàn phụ thuộc vào đế quốc Pháp, càng phảichịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng Trong khi đó, về mặtchính trị, nhất là từ sau khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc dân Đảng bịthất bại, đế quốc Pháp đã ra sức đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòngdập tắt phong trào cách mạng vừa bùng nổ Ảnh hưởng nặng nề của cuộckhủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp khủng bố ác liệt của đế quốc Phápkhông làm nhụt tinh thần cách mạng của nhân dân ta, trái lại càng làm chonhân dân ta thêm căm thù và quyết tâm, tranh đấu giành quyền sống củamình Chính Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định : “Sự áp bức và bóc lột nặng nềcủa thực dân Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống,không có cách mạng thì chết Chính vì vậy mà phong trào cách mạng ngàycàng lớn mạnh” và dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh chốngPháp giải đoạn 1930 - 1931 phát triển mạnh mẽ Không khí đấu tranh ngày1/5/1930, sôi nổi từ Bắc đến Nam, từ thành thị cho đến nông thôn và kéo dàicho đến hết tháng 5, mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh đây là một sự kiệnlịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta Với một khí thế tấn công

Trang 12

mạnh mẽ, phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc và tay sai.Với ý nghĩa đó, phong trào 1930 - 1931 được coi như là cuộc tổng diễn tậpđầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm chuẩn bị cho thắnglợi của cách mạng tháng Tám sau này Tiếp đó phong trào 1936 - 1939 đượccoi là cuộc tổng diễn tập lần hai Và cuối cùng, giai đoạn 1939 - 1945 là cuộctổng diễn tập lần ba và cũng là giai đoạn chứng minh rõ nhất cho đường lối

mà Đảng và Bác Hồ đã đề ra trong những năm 1930

Cho tới năm 1939, cụ thể là tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ haibùng nổ, tình thế cách mạng xuất hiện Chiến tranh đã đẩy mâu thuẫn giữagiai cấp tư sản và vô sản thêm gay gắt, chiến tranh cũng làm cho mâu thuẫngiữa thuộc địa và chủ nghĩa thực dân tăng lên Trong tình hình đó, Đảng ta rathông báo cho các đồng chí chỉ rõ con đường chính trị hiện thời, giải thíchtình hình thế giới và trong nước, bước đầu nêu ra sự điều chỉnh chiến lượccách mạng

Vào tháng 11/1939, Đảng ta triệu tập Hội nghị Trung ương VI tại GiaĐịnh nêu rõ chủ trương lớn của cách mạng trong thời kì mới, trong đó đề ramục tiêu của cách mạng là : “Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và

cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam Mọi vấn đề cách mạng khác, kể cả vấn

đề ruộng đất đều phải nhằm mục đích đó mà giải quyết, tạm gác lại khẩu hiệucách mạng ruộng đất và thay bằng khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vaynặng lãi, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và bọn địa chủ tay saiđem chia cho dân cày nghèo”

Đây là nhiệm vụ có tính đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử ViệtNam lúc này trước sự đàn áp trắng trợn và dã man của thực dân Pháp Vớitính đúng đắn đó, Hội nghị VI được coi là Hội nghị đánh dấu sự chuyểnhướng đúng đắn và chỉ đạo chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giảiphóng dân tộc, tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất, mở đường đi tớithắng lợi của cách mạng tháng Tám

Ngày đăng: 15/04/2024, 14:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w