I – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SEO 1. Lịch sử phát triển SEO SEO vẫn luôn luôn được đánh giá rằng có sự ảnh hưởng lớn đến kết quả của các công cụ tìm kiếm (Search Engines). Trước khi có sự ra đời của các công cụ tìm kiếm hiện đại, đã có rất nhiều công cụ tìm kiếm giúp cho việc tổ chức và lưu trữ thông tin từ các website trên Internet. Một số công cụ tìm kiếm được cho là ra đời sớm nhất đã xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 90s. Trong đó bao gồm cả phiên bản đầu tiên của Yahoo (những công cụ tìm kiếm này giống một trang danh bạ lưu trữ thông tin website hơn là những gì mà bi giờ chúng ta có thể thấy ở các công cụ tìm kiếm hiện tại), ALIWEB và Infoseek. Có phần chịu ảnh hưởng từ cách sắp xếp dữ liệu của những những trang danh bạ (Yellow Page), những người làm SEO (SEOers) giai đoạn này thường lợi dụng vào cách thức sắp xếp theo thứ tự Alphabet để giúp trang web của họ có những vị trí đầu tiên trên các công cụ tìm kiếm. Đó là lí do vì sao thời điểm đó có nhiều trang web có title đại loại như “AAA” , “1ForU” và những title tương tự như thế như thế xuất hiện. Thêm vào đó các SEOers lúc này đã tìm quy luật ra và tận dụng triệt để các thức xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Bằng cách lợi dung trình tự thời gian để submit trang web vào mốt số thời điểm nhất định, đó là lúc mà các công cụ tìm kiếm thực hiện việc sắp xếp dữ liệu (thường là nửa đêm). Và tất nhiên trang web của họ sẽ trở thành những kết quả đầu tiên xuất hiện cho các truy vấn của người dùng. Những năm sau đó, các công cụ tìm kiếm mới hơn lần lượt xuất hiện (Alta Vista, AOL, Inktomi ..) với việc áp dụng các thuật toán phức tạp hơn trong việc sắp xếp dữ liệu tìm kiếm. Những thuật toán được phát triển đã sử dụng những yếu tố liên quan đến mật độ từ khóa (keyword density) và những thẻ meta như “meta keywords” để giúp các công cụ tìm kiếm tăng thêm khả năng nhận biết nội dung các trang web. Và những SEOers lúc đó lại tận dụng những yếu tố này để tối ưu các trang web của họ với “hàng đống từ khóa lặp đi lặp lại nhiều lần” trong nội dung và thẻ meta keywords (còn gọi là keyword stuffing) để làm tăng mức độ liên quan của trang web. Và có thể nói dù rằng các thuật toán ngày này càng thay đổi phức tạp hơn, thông minh hơn thì “trò chơi mèo vờn chuột” giữa các công cụ tìm kiếm và các SEOers vẫn còn là một câu truyện chưa bao giờ có hồi kết. Những năm đầu tiên của thập niên 90, một số hội nhóm chính thức đã được thành lập để thảo luận về SEO (Dù lúc đó nó chưa được gọi bằng cái tên này). Và thật sự cụm từ“Search Engine Optimization” hay còn gọi tắt là SEO được đặt ra khoảng năm 1997 bởi một người không rõ danh tính (Đúng như người ta thường bảo “Chân nhân bất lộ tướng”). Và Danny Sullivan (một trong những chuyên gia hàng đầu về Search Engines) đã chú thích rằng lần đầu tiên ông tìm thấy cụm từ này được sử dụng vào khoảng tháng 5 năm 1997 trên một thẻ meta tag tại website của Danny Sullivan lúc bấy giờ – Searchenginewatch.com. Và Danny cũng thừa nhận rằng có thể thuật ngữ này đã từng được sử dụng trước đây nhưng không tìm thấy được những bằng chứng lưu trữ. Vào khoảng cuối nhưng năm thập niên 90, các công cụ tìm kiếm lớn và hiện đại bắt đầu sử dụng những yếu tố dựa trên liên kết để xếp hạng kết quả tìm kiếm (offpage). Và Alta Vista là một trong số đó, họ tuyên bố chính thức sẽ sử dụng yếu tố phổ biến liên kết trong xếp hạng trang web. Còn về phía Goole họ muốn tạo ra sự khác biệt của chính mình bằng việc ra đời thuật toán Pagerank. Bằng cách này Google có thể lọc ra những trang web kém chất lượng và ảnh hướng đến kết quả tìm kiếm của người dùng.
Trang 1I – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SEO
1 Lịch sử phát triển SEO
SEO vẫn luôn luôn được đánh giá rằng có sự ảnh hưởng lớn đến kết quả của
các công cụ tìm kiếm (Search Engines) Trước khi có sự ra đời của các công cụ
tìm kiếm hiện đại, đã có rất nhiều công cụ tìm kiếm giúp cho việc tổ chức và lưu trữ thông tin từ các website trên Internet
Một số công cụ tìm kiếm được cho là ra đời sớm nhất đã xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 90s Trong đó bao gồm cả phiên bản đầu tiên của Yahoo (những công cụ tìm kiếm này giống một trang danh bạ lưu trữ thông tin website hơn là những gì mà bi giờ chúng ta có thể thấy ở các công cụ tìm kiếm hiện tại), ALIWEB và Infoseek
Archie – Search Engine đầu tiên trên thế giới
Có phần chịu ảnh hưởng từ cách sắp xếp dữ liệu của những những trang danh bạ (Yellow Page), những người làm SEO (SEOers) giai đoạn này thường lợi
dụng vào cách thức sắp xếp theo thứ tự Alphabet để giúp trang web của họ có
những vị trí đầu tiên trên các công cụ tìm kiếm Đó là lí do vì sao thời điểm đó có
nhiều trang web có title đại loại như “AAA” , “1ForU” và những title tương tự
như thế như thế xuất hiện
Thêm vào đó các SEOers lúc này đã tìm quy luật ra và tận dụng triệt để các thức xếp hạng của công cụ tìm kiếm Bằng cách lợi dung trình tự thời gian để submit trang web vào mốt số thời điểm nhất định, đó là lúc mà các công cụ tìm kiếm thực hiện việc sắp xếp dữ liệu (thường là nửa đêm) Và tất nhiên trang web của họ sẽ trở thành những kết quả đầu tiên xuất hiện cho các truy vấn của người dùng
Trang 2Những năm sau đó, các công cụ tìm kiếm mới hơn lần lượt xuất hiện (Alta Vista, AOL, Inktomi ) với việc áp dụng các thuật toán phức tạp hơn trong việc sắp xếp dữ liệu tìm kiếm Những thuật toán được phát triển đã sử dụng những yếu
tố liên quan đến mật độ từ khóa (keyword density) và những thẻ meta như “meta keywords” để giúp các công cụ tìm kiếm tăng thêm khả năng nhận biết nội dung
các trang web Và những SEOers lúc đó lại tận dụng những yếu tố này để tối ưu
các trang web của họ với “hàng đống từ khóa lặp đi lặp lại nhiều lần” trong nội dung và thẻ meta keywords (còn gọi là keyword stuffing) để làm tăng mức độ liên
quan của trang web
Và có thể nói dù rằng các thuật toán ngày này càng thay đổi phức tạp hơn,
thông minh hơn thì “trò chơi mèo vờn chuột” giữa các công cụ tìm kiếm và các
SEOers vẫn còn là một câu truyện chưa bao giờ có hồi kết
Những năm đầu tiên của thập niên 90, một số hội nhóm chính thức đã được thành lập để thảo luận về SEO (Dù lúc đó nó chưa được gọi bằng cái tên này) Và
thật sự cụm từ“Search Engine Optimization” hay còn gọi tắt là SEO được đặt ra
khoảng năm 1997 bởi một người không rõ danh tính (Đúng như người ta thường bảo “Chân nhân bất lộ tướng”) Và Danny Sullivan (một trong những chuyên gia hàng đầu về Search Engines) đã chú thích rằng lần đầu tiên ông tìm thấy cụm từ này được sử dụng vào khoảng tháng 5 năm 1997 trên một thẻ meta tag tại website của Danny Sullivan lúc bấy giờ – Searchenginewatch.com Và Danny cũng thừa nhận rằng có thể thuật ngữ này đã từng được sử dụng trước đây nhưng không tìm thấy được những bằng chứng lưu trữ
Vào khoảng cuối nhưng năm thập niên 90, các công cụ tìm kiếm lớn và hiện đại bắt đầu sử dụng những yếu tố dựa trên liên kết để xếp hạng kết quả tìm kiếm (off-page) Và Alta Vista là một trong số đó, họ tuyên bố chính thức sẽ sử dụng yếu tố phổ biến liên kết trong xếp hạng trang web Còn về phía Goole họ muốn tạo
ra sự khác biệt của chính mình bằng việc ra đời thuật toán Pagerank Bằng cách này Google có thể lọc ra những trang web kém chất lượng và ảnh hướng đến kết quả tìm kiếm của người dùng
Trang 3Google Beta Version Như một sự thành công của các công cụ tìm kiếm, SEO trở thành một môi trường tiềm năng có khả năng đem đến lợi ích kinh doanh Và như một tất yếu của
sự phát triển, các kỹ thuật SEO ở những giai đoạn tiếp theo trở nên ngày càng đa dạng và phức tạp hơn (Link network, paid links, content optimiztion …) và các công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google) bắt đầu tìm cách tích hợp các nguồn tài nguyên để chống lại các yếu tố spam Đó là tình trạng của ngành công nghiệp SEO tồn tại cho đến ngày hôm nay
Chuyển sang một kỷ nguyên mới
Khi việc thực hiện tìm kiếm thông tin trên web đã trở nên quen thuộc Ngành công nghiệp SEO đã hình thành và phát triển một cách chuyên nghiệp hơn, bắt đầu xuất hiện các buổi hội thảo lớn và rất nhiều các tổ chức chuyên nghiệp lần lượt ra đời Những buổi hôi nghị về SEO mà tiêu biểu là Search Marketing Expo (SMX) và Search Engine Strategies (SES), đã được tổ chức trên 5 châu lục
và thu hút hàng ngàn người đến tham dự
Vào năm 2009, Search Engine Marketing Professional Organization
(SEMPO) đã ước lượng được rằng khoảng 2 tỷ USD được đầu tư cho các dịch vụ
SEO trong 1 năm Và trong cùng khoảng thời gian đó tạp chí Forbes đã tiếng hành
1 cuộc khảo sáng với tiêu đề “Khảo sát hiệu quả các chiến dịch quảng cáo năm
2009” và kết quả cho thấy rằng 53% các giám đốc marketing cao cấp của doanh nghiệp đã lên kế hoạch chi tiêu hơn 1 triệu USD cho các dịch vụ SEO (nhiều hơn
bất cứ hình thức tiếp thị nào trên thị trường Internet Marketing)
Các doanh nghiệp lớn đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề và phổ biến nhất là việc các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 (Là bảng xếp hạng danh sách
Trang 4500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng thu nhập mỗi công ty và là một chuyên trang của CNN) đã thuê các team SEO để phục vụ trong chính doanh nghiệp của
họ (In-house SEO) Sau đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bắt đầu thuê
những team làm SEO trong chính doanh nghiệp của mình Tại thời điểm đó, trên các trang tìm việc lớn hàng đầu nước Mỹ như monster.com , khi tìm kiếm từ khóa SEO sẽ có hàng trăm kết quả đang tìm kiếm các vị trí các ứng viên trên toàn nước Mỹ
Trang 5II – SEO VA CÁC HÌNH THỨC CỦA SEO
1 Khái niệm SEO
SEO là sự viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization ( Sự tối ưu hóa
công cụ tìm kiếm ) Định nghĩa SEO là gì cũng được chính Google đưa ra với nội
dung: “SEO is an acronym for “search engine optimization” or “search engine optimizer.” Deciding to hire an SEO is a big decision that can potentially improve your site and save time, but you can also risk damage to your site and reputation Make sure to research the potential advantages as well as the damage that an
(http://www.google.com/support/webmasters/bin/answer.py?hl=en&answer=35291)
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay SEO (viết tắt của search engine optimization) là quá trình tối ưu nội dung text
và định dạng website (hay cấu trúc) để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet Đơn giản hơn có thể hiểu SEO
là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website lên vị trí TOP 10 (trang đầu tiên) trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (http://vi.wikipedia.org/wiki/SEO)
Còn theo một cách định nghĩa SEO theo sự hiểu biết của các người làm SEO thì: SEO là quá trình tối ưu hóa Website tương thích với các tiêu chí của các bộ máy tìm kiếm, giúp nâng cao thứ hạng trang web với những từ khóa nhất định trên trang SERP ( Search Engine Result Page )
Còn đối với doanh nghiệp, công ty thì khái niệm SEO là gì nên được hiểu theo một nghĩa đầy đủ nhất là: SEO là đưa thương hiệu hay website của bạn tới đúng, đủ khách hàng hay công chúng mục tiêu trên Search Engine với chất lượng nội dung phù hợp nhất với chi phí tối ưu nhất ( thấp hơn đối thủ với cùng mức hiệu quả SEO )
2 Các hình thức của SEO – Black Hat, White Hat, Gray Hat
Trang 6Bất kỳ lĩnh vực nào nói chung hay chính SEO cũng không có sự ngoại lệ Trải qua những giai đoạn hình thành và phát triển nhiều thập kỷ qua, chúng ta có nhận thấy có rất nhiều loại nhóm người triển khai SEO với nhiều phương pháp tiếp cận và suy nghĩ khác nhau với mục đích chung là đạt được những thứ hạng tốt nhất trên các công cụ tìm kiếm
Black Hat SEO (Thường được ám chỉ những đối nhóm người lén lút sử
dụng các thủ thuật nhằm qua mặt các quy định của công cụ tìm kiếm)
White Hat SEO (Những người luôn tuân thủ triệt để các quy định mà các
công cụ tìm kiếm đặt ra) Nhưng có thể thấy được rằng hầu hết các SEOers hiện
này đều nằm giữa ranh giới giữa 2 nhóm trên và được gọi là Gray Hat SEO.
Black Hat – White Hat – Gray Hat
Để đạt được những kết quả xếp hạng cao trong những lĩnh vực cạnh tranh nhất hầu như đều sử dụng đến những phương pháp Black Hat Họ thường sử dụng phương pháp dạng “ký sinh trùng” như lưu những bài viết vừa được public trên website của người khác làm bài viết của mình mà không có sự cho phép, link famrs (những hệ thống website kém chất lượng được tạo ra với mục đích xây dựng liên kết), content cloaking (thủ thuật để hiển thị nội dung khác nhau giữa người dùng
và các bots của Search Engine), hidden Text (ẩn nội dung bằng các thủ thuật HTML&CSS để nhồi nhét từ khóa) và rất nhiều những thủ thuật gian lận khác hòng qua mặt các công cụ tìm kiếm Những nhóm người này thường rất ít khi xuất hiện trên cộng đồng, một phần là do sự cần thiết phải giữ công việc họ đang làm một cách bí mật Do khả năng cạnh tranh trong những lĩnh vực từ khóa mà họ đang thực hiện rất lớn và đem lại lợi nhuận cao nên có thể xem như họ là những người
có xu hướng đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu
Trang 7White Hat SEO là những người thực hiện các chiến dịch SEO của mình nhưng luôn tuân thủ tuyệt đối các quy định mà các công cụ tìm kiếm đưa ra, mà cụ thể là Google – công cụ tìm kiếm có lượng người dùng lớn nhất thế giới hiện nay (Google Webmaster Guidelines) Và các chiến dịch của họ thường diễn ra trong khoảng thời gian dài hạn
Theo một nhận định khách quan của Dany Dover – 1 chuyên gia lâu năm và
có kinh nghiệm hàng đầu về SEO trên thế giới “Theo kinh nghiệm của tôi, tôi chưa từng gặp một người nào trong ngành công nghiệp SEO này tuân thủ 100% các quy định của các công cụ tìm kiếm” Hấu hết họ thường vi phạm 1
phần nào đó các quy định mà các công cụ tìm kiếm đưa ra thông qua việc mua bán liên kết hay thu thập dữ liệu tìm kiếm để phân tích (scrape search engine
results) Tuy nhiên White Hat SEO là những người thường hoạt động rất tích cực trong cộng đồng của mình và họ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các công ty lớn đang tìm kiếm một chuyên gia tư vấn chiến lượng online marketing dài hạn và bền vững
Ở Việt Nam, khi nhắc đến các công cụ tìm kiếm chắc chắn phần lớn mọi
người sẽ nghĩ ngay đến Google, Bing, Yahoo hay công cụ tìm kiếm made in VN như Coccoc Với những người đã và đang tham gia vào ngành công nghiệp SEO
hay sử dụng SEO là một kênh tiếp thị trong chiến lược marketing của mình, Google chính là một xã hội thu nhỏ, cũng như bao xã hội khác sẽ có rất nhiều
thành phần khác nhau sống dưới hiến pháp mà Google đặt ra chính là Google Webmaster Guildline Sẽ có những người tìm luôn cách phạm pháp và chống đối lại pháp luật – Black Hat SEO, có những người công dân chân chính, luôn sống
và làm việc theo pháp luật – White Hat SEO Và bên cạnh đó là những con người
biết tận dụng cơ hội nhưng không gây hại đến bất kỳ ai hay đụng chạm đến luật pháp, chỉ đơn gỉản là họ nhìn ra và nắm bắt được những ý tưởng để có thể bức phá
trong công việc một cách hiệu quả nhất – Gray Hat SEO.
Trang 8III – SEO VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1 Vị trí, vai trò của SEO đối với báo mạng điện tử
Nâng cao thứ hạng cho báo thông qua việc thu hút lượng lớn công chúng lựa chọn tờ báo đó
Việc một tờ báo điện tử xuất hiện nhiều trên trang kết quả tìm kiếm sẽ giúp tờ báo đó được nhiều người biết đến, đồng thời xuất hiện ở những vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến giúp nâng cao vị thế của báo điện tử đó
Vị thế và thứ hạng của một tờ báo điện tử trên những công cụ tìm kiếm đóng một vai trò rất quan trọng tới thành công của bản thân tờ báo đó
2 Cách thức nâng cao hiệu quả tìm kiếm của báo mạng điện tử
2.1- Phát triển công cụ tìm kiếm nội trang
Do đặc thù nên Báo điện tử có ưu thế hơn các loại hình báo chí khác là có công
cụ tìm kiếm nội trang nhanh chóng, tiện lợi Chính vì vậy, các tờ báo điện tử cần phải phát huy lợi thế này, phát triển công cụ tìm kiếm trong chính trang báo của mình, bằng cách phân loại tin tức, gắn thẻ nội dung, đồng thời tăng tính “nhạy” và thông minh của công cụ tìm kiếm nội dung trang Đây là một phần quan trọng trong việc giúp công chúng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm thông tin ở chính tờ báo đó Việc đơn giản hóa công cụ tìm kiếm nội trang giúp công chúng tiếp cận dễ dàng hơn đối với bài báo họ cần góp phần không chỉ làm tăng lượng truy cập đối với bài báo đó mà còn giúp tờ báo đó được công chúng ủng hộ, truy cập nhiều hơn
2.2- Nâng cao thứ hạng tìm kiếm bằng công cụ của Google (tìm kiếm trực tuyến)
Đây sẽ là cuộc đua của tất cả các trang báo mạng trong “thời đại của Google”, khi mà mọi thứ đều có thể tìm kiếm được nhờ Google, không loại trừ tin tức Sự phát triển của các công cụ tìm kiếm đòi hỏi các trang báo mạng phải làm sao để tương thích nhất với yêu cầu tìm kiếm của độc giả Để nâng cao thứ hạng tìm kiếm bằng công cụ của Google thì phụ thuộc vào 4 yếu tố:
2.2.1 Chỉ số tác giả (Authors Rank)
Thể hiện “sức mạnh” của người viết Người viết đó là ai, tên tuổi, bút danh Khi tìm kiếm bài viết, tác giả bài viết có chỉ số cao hơn sẽ được hiển thị lên đầu
Trang 9Google sẽ quan tâm đến bài viết đó tác giả là ai? Uy tín như thế nào? Chỉ số Authors Rank ngoài được đo ở Google+ ra còn có thể đo ở các mạng xã hội khác như Facebook hoặc Twiter
Chỉ số này sẽ được cộng ở các bài viết ở nhiều nơi khác nhau Với cách đánh giá chỉ số uy tín của tác giả sẽ khiến cho Google “nhàn hạ” hơn trong việc đánh giá, sắp xếp bài nào lên trước Điều này đặt ra cho các phóng viên ngay từ khi học nghề đã phải quan tâm xây dựng thương hiệu cá nhân của mình trên cộng đồng mạng, tăng chỉ số cá nhân, giúp tạo nên “thương hiệu” cho chính bản thân, bút danh của mình Chỉ số này khiến cho không chỉ tòa soạn phải phấn đấu mà ngay cả phóng viên, tác giả phải phấn đấu và phải chiến đấu giành giật độc giả
2.2.2.Tin tức mới:
Bản thân tin tức, sự kiện nóng, mới sẽ luôn được ưu tiên xuất hiện ở đầu trang trong các công cụ tìm kiếm Chính vì vậy đối với các tờ báo điện tử, để có thể xuất hiện nhiều và luôn ở vị trí đầu tiên trên các công cụ tìm kiếm thì bản thân
tờ báo đó phải luôn có những thông tin mới, nóng
2.2.3 Page Rank (Cơ chế đánh giá chỉ số thứ hạng)
Các máy tìm kiếm Google hay Yahoo đều có thang điểm và cách đánh Page Rank của riêng họ PageRank là một thương hiệu của Google, được phát triển ở Đại học Stanford bởi 2 người đồng sáng lập Google: Larry Page và Sergey Brin Chỉ số PageRank sử dụng thang điểm từ 1 tới 10 Website nào có chỉ số PageRank cao thì chứng tỏ đó là website chất lượng cao và quan trọng (High quality, Important)
Điều tất yếu là khi tìm kiếm, Google sẽ ưu tiên cho các site có PageRank cao Tất nhiên khi tìm kiếm, không phải cứ website quan trọng nào cũng hiện ra ở trang đầu Kết quả còn phụ thuộc vào việc bạn muốn tìm kiếm cái gì Chính vì điều
đó mà Google đã kết hợp PageRank với công nghệ tìm kiếm văn bản phức tạp để tìm ra và sắp xếp những trang có nội dung liên quan Google kiểm tra số lần mà từ khóa xuất hiện trên trang và xem xét tất cả các khía cạnh khác về nội dung của trang (và cả nội dung của các trang liên kết tới nó) để xác định kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng Chính vì vậy mà để tăng khả năng được xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm, các báo điện tử cần phải có biện pháp nhằm tăng Page rank cho
Trang 10website của mình Để có được PageRank cao, báo điện tử phải có nội dung thiết thực, phong phú, được cập nhật thường xuyên, có Page View cao…
2.2.4 Keywords (từ khóa)
Từ khóa dùng để thể hiện, nhấn mạnh những nội dung quan trọng mà nội dung bài viết nói tới và xác định vị trí, nội dung của một trang web trên mạng Đây thường là những từ quan trọng thể hiện một địa danh (quốc gia, thủ đô, sông, núi…) tổ chức (doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, chính trị - xã hội, cơ quan, trường học…) hay đặc tính của sự vật, hiện tượng…
Lựa chọn từ khóa là công việc cực kì quan trọng đối với các báo điện tử nhằm mục đích tìm ra những cụm từ, nhóm từ khóa nhắm tới từng loại đối tượng tìm kiếm và dễ dàng đưa những bài báo cụ thể trong tờ báo điện tử đó lên vị trí cao trên kết quả tìm kiếm
Keywords ở báo điện tử có nhiệm vụ chính là dùng để diễn đạt nội dung chính
mà tác giả muốn gửi tới độc giả Keywords trên báo điện tử còn có tác dụng định
vị cho vị trí của bài viết cũng như trang báo trên mạng hay trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến Tìm được keywords tốt sẽ thu hút được độc giả qua các công cụ tìm kiếm, và giúp đưa được trang lên những vị trí tốt trên công cụ tìm kiếm Càng nhiều từ khóa chất lượng thì khả năng bài báo đó được tìm kiếm, được nhìn thấy và ghé thăm càng cao khi từ khóa ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn
Đối với các tờ báo điện tử để việc lựa chọn và sử dụng keywords hiệu quả thì cần phải chú ý tới các điểm sau:
- Đặc biệt lưu tâm đến nội dung bài viết
- Tránh sử dụng keywords dễ gây nhầm lẫn
- Không nên lựa chọn những keywords quá ngắn
- Keywords cần phải rõ ràng dễ hiểu nêu thẳng vào vấn đề
- Không đặt những keywords quá trừu tượng