HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KHAI THÁC HÀNG KHÔNG
-o0o -ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUẢN LÝ VẬN TẢI HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA VIỆT NAM
Hồ Chí Minh – 2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trang 4MỤC LỤC
I TỔNG QUAN
II MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUII.1 Mục đích nghiên cứu
II.2 Mục tiêu nghiên cứu
II.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
II.4 Nội dung nghiên cứu
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
V HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề - Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến, hiện đại Không chỉ đáp ứng
nhu cầu đi lại trong và ngoài nước, là cầu nối giữa nền văn hóa các dân tộc, là
phương tiện chính của khách du lịch quốc tế, vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không còn đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao, thúc đẩy
giao thông trong nước và quốc tế Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
tuy chỉ chiếm khoảng 1% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế nhượng
lại chiếm 20% - 30% tổng kim ngạch buôn bán quốc tế Điều này chứng tỏ vai trò to
lớn của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong hoạt động chuyên chở hàng
hóa, đặc biệt là những hàng hóa có giá trị cao Với những ưu thế vượt trội so với các
loại hình vận tải khác nhờ thời gian vận chuyển nhanh, tốc độ khai thác lớn, an toàn
và hiệu quả nên dù ra đời muộn hơn so với các loại hình vận tải khác, vận tải hàng
hóa bằng đường hàng không đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về qui mô
lẫn tốc độ, khẳng định vai trò to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh và quốc phòng của mỗi quốc gia.
Trang 6Từ khi ra đời cho đến nay, hàng không Việt Nam đã có những chuyển biến
không ngừng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp
phần đất nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới Hoạt động chuyên chở hàng hóa
bằng đường hàng không trong những năm qua đã đạt được những kết quả hết sức
khả quan với qui mô ngày càng lớn và tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao so với các
quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh
trên thị trường hàng không thế giới ngày một gay gắt, cơ sở vật chất cũng như công
nghệ, kỹ thuật của hàng không Việt Nam mặc dù có nhiều nỗ lực cải tiến song vẫn
còn chậm hơn so với các nước trong khu vực và chưa thực sự phát huy được hết
tiềm năng và lợi thế của ngành nên hiệu quả kinh tế xã hội chưa cao và sức cạnh
tranh còn hạn chế.
Trang 7Hơn nữa, do ngành vận tải hàng hóa bằng đường hàng không vẫn còn non trẻ
nên vấn đề quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không từ hệ thống
văn bản pháp quy, đến công tác quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bộ máy, đào tạo đội
ngũ cán bộ, công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn nhiều hạn chế Điều này đã làm
cho sự phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không chưa đáp ứng được tốt
nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Do vậy, yêu cầu đặt ra là, trong công tác quản lý và giám sát, ngành hàng
không Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để có thể trở thành
ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong
khu vực và thế giới, làm cầu nối hiệu quả giữa các vùng trong cả nước và giữa Việt
Nam với thế giới, đồng thời làm đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý vận tải hàng hóa
bằng đường hàng không của Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
Hàng không Việt Nam cần làm gì để quản lý tốt công tác vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không?
1.1 Các công trình, bài viết đã công bố liên quan đến đề tài
Trang 8Hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không có ý nghĩa quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu về hàng hóa trong nước cũng như thúc đẩy quan hệ
giao thông trong buôn bán quốc tế Cho đến nay đã có nhiều những bài viết, bài
nghiên cứu viết về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói chung và vận tải
hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam nói riêng Có thể kể đến một số
công trình cụ thể như sau:
● Cục hàng không Việt Nam, Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng
hóa bằng đường hàng không Việt Nam, năm 2011
Đề án là Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cho HKDD phát triển
toàn diện về thị trường, đội máy bay, cơ sở hạ tầng hàng không, các doanh nghiệp
hàng không Việt Nam.
● Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải, Nghiên cứu toàn diện về
Chiến lược phát triển giao thông vận tải bền vững ở Việt Nam, năm 2010
Dự án đưa ra tổng hợp chiến lược phát triển ngành GTVT toàn diện và dài hạn
theo mục tiêu đến năm 2030; xây dựng kế hoạch tổng thể GTVT toàn diện và trung
hạn theo mục tiêu đến năm 2020; xây dựng chương trình đầu tư ngắn hạn cho giai
đoạn 2011-2015.
Trang 9● Dương Cao Thái Nguyên, Khái quát về hàng không dân dụng, Học viện
Hàng không Việt Nam, năm 2010
Giáo trình khái quát về HKDD cung cấp các kiến thức cơ bản về ngành
HKDD nói chung và ngành HKDD Việt Nam nói riêng, làm cơ sở cho việc học tập,
nghiên cứu các môn học chuyên ngành cũng như hỗ trợ trong việc quản lý, điều
hành các doanh nghiệp trong ngành HKDD.
● Nguyễn Thúy Ngọc, Phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa của Vietnam
Airlines, Đại học kinh tế- ĐHQG, năm 2010.
Đề tài phân tích thực trạng dịch vụ vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines, từ đó
đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa trong giai đoạn từ 2010-2015
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng tăng.
Đề tài phân tích thực trạng dịch vụ vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines, từ đó
đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa trong giai đoạn từ 2010-2015
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng tăng.
1.2 Nhận xét về các công trình và khoảng trống cần nghiên cứu
Trang 10Có nhiều công trình, bài viết khai thác đề tài về vận tải bằng đường hàng
không tuy nhiên hầu hết trong số đó đều phân tích các vấn đề về ngành HKDD nói
chung, hoặc tình hình hội nhập của hàng không Việt Nam… Những công trình viết
về đề tài vận tải hàng hóa bằng đường hàng không thì lại chỉ tập trung vào Hãng
hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines Trong phần nghiên cứu của
mình, tác giả sẽ có những phân tích tổng hợp về hoạt động vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không của Việt Nam, bao gồm 03 hãng hàng không của Việt Nam hiện
nay là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam ( Vietnam Airlines), Công ty cổ phần
hàng không ( Jetstar Pacific Airlines), Công ty cổ phần hàng không Vietjet ( VietjetAir).
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của
Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý vận tải
hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 11Nghiên cứu, phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý vận tải hàng hóa bằng
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý vận vải hàng
hóa bằng đường hàng không.
Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không của Việt Nam.
Đề xuất những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, giúp dịch vụ
vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam ngày càng phát triển và
hội nhập.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trang 122.2.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không của Việt Nam.
2.3.Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu hoạt động quản lý vận tải hàng hóa hóa nội địa
và quốc tế bằng đường hàng không của các hãng hàng không Việt Nam
Về thời gian: Từ năm 2010 đến 2016.
Về nội dung: luận văn tập trung phân tích về quản lý vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không của ba hãng hàng không của Việt Nam là Vietnam Airlines,
VietJet Air và JetStar Pacific.
3 Giả thuyết khoa học
4 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giao thông vận tải , “Quy hoạch Phát triển Ngành giao thông vận tải đến năm
Trang 132020 và định hướng đến năm 2030,” Hà Nội , 2013.
[2] Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, "Báo cáo tổng kết các năm từ 2010-2015,"
Hà Nội
[3] D C T Nguyên, "Giáo trình khái quát về Hàng không dân dụng," Nhà xuất bản
Khoa học - xã hội , Hà Nội, 2010.
[4] N T Ngọc, "Phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines," Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia , Hà Nội, 2010.