1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sửa chữa hệ thống điện thân xe honda civic 2022 xây dựng mô hình hệ thống điện thân xe

85 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, em cũng không tránh khỏi những lúc khó khăn khi viết nội dung cũng như tìm hiểu về quy trình sửa chữa thân vỏ, quy tình sơn và quy trình bảo dưỡng bề mặt sơn. Với sự góp sức lớn của các anh kỹ thuật viên tại xưởng đồng sơn, đã cặn kẽ hướng dẫn cho em hiểu hơn về những quy trình này và đã cho phép em được chụp lại những bức ảnh quý giá về các quy trình tại xưởng đồng sơn để bài luận văn tốt nghiệp của em được rành mạch và sinh động hơn. Luận Văn Tốt Nghiệp. Cuối cùng em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến bản lãnh đạo của nhà trường và các Khoa Phòng ban chức năng đã tạo điều kiện cho em được học tập và trải nghiệm những điều tốt đẹp trong suốt 4 năm đại học. Dù đã hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp nhưng bản thân em còn hạn chế một số về mặt kiến thức nên bài luận văn tốt nghiệp này em khó có thể tránh những sai sót không mong muốn. Kính mong nhận được sự ưu ái và ý kiến đóng góp từ các thầy và từ đó em đút kết được những kinh nghiệm sâu sắc cho quá trình đi làm sau này.

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

- -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE HONDA CIVIC 2022 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE

Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Chuyên ngành: CƠ KHÍ ÔTÔ

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Hồng Thắng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bình Phương Tuấn Cảnh MSSV: 19H1080062

LỚP: CO19CLCB

Thành Phố Hồ Chí Minh, Năm 2023

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 10

LỜI CAM ĐOAN 11

1.3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài 14

1.4 Phương pháp nghiên cứu 15

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE 16

2.1.Giới thiệu các hệ thống cơ bản trên ôtô 16

Trang 6

Chương 3: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE HONDA CIVIC 2022 26

3.1 Giới thiệu về dòng xe Honda Civic 2022 26

3.2 Giới thiệu hệ thống điện thân xe Honda Civic 2022 26

3.5.1 Cấu tạo,yêu cầu, các chế độ làm việc của hệ thống gạt mưa, rửa kính 34

3.5.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống gạt nước, rửa kính 34

3.6 Hệ thống chỉnh và gập gương điện 35

3.6.1 Chức năng, yêu cầu kỹ thuật, cấu tạo của gương điện 35 3.6.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống chỉnh gập gương 36

Trang 7

3.7 Hệ thống khóa cửa 37

3.7.1 Chức năng 37

3.7.2 Sơ đồ mạch điện hệ thống mở, khóa cửa 38

Chương 4: QUY TRÌNH THÁO LẮP BẢO DƯỠNG, HƯ HỎNG, SỬA CHỬA THAY THẾ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE HONDA CIVIC 40

4.1 Bảo dưỡng tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống chiếu sáng Honda Civic 40

4.1.1 Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng Honda Civic 40

4.2 Bảo dưỡng tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống gạt mưa rửa kính Honda Civic 51

4.2.1 Bảo dưỡng hệ thống gạt mưa, rửa kính Honda Civic 51

4.3 Bảo dưỡng tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống khóa cửa Honda Civic 56

4.3.1 Bảo dưỡng hệ thống khóa cửa Honda Civic 56

4.4 Bảo dưỡng tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống gương điện Honda Civic 60

4.4.1 Bảo dưỡng hệ thống gương điện Honda Civic 60

Chương 5: THIẾT LẬP MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE HONDA CIVIC

Trang 8

5.3 Thiết kế bảng và khung mô hình 71

5.4 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của mô hình 71

5.7 Các bảo quản mô hình 78

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 80

6.1 Kết luận 80

6.1.1 Những kết quả đạt được của đề tài 80

6.1.2 Thuận lợi và khó khăn 81

6.2 Hướng phát triển đề tài 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Hệ thống chiếu sáng theo châu Âu 17

Hình 2.2 Hệ thống chiếu sáng theo châu Mỹ 17

Hình 2.8 Công tắc đèn báo nguy 22

Hình 2.9 Công tắc điều chỉnh gặt nước trước sau 23

Hình 2.10 Cấu tạo của môtơ gạt nước 23

Hình 2.11 Cấu tạo của các bộ phận khóa cửa 24

Hình 2.12 Cấu tạo cửa môtơ nâng hạ kính 25

Hình 3.1 Honda Civic 2022 26

Hình 3.2 Cấu tạo của máy khởi động 27

Hình 3.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động 28

Hình 3.4 Sơ đồ mạch điện đèn chiếu xa và chiếu gần 29

Hình 3.5 Sơ đồ đồ mạch điện đèn báo rẽ, báo nguy hiểm, xinhan, định vị, biển số 31

Hình 3.6 Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn phanh 32

Hình 3.7 Sơ đồ mạch điện đèn báo lùi 33

Hình 3.8 Sơ đồ mạch điện đèn kích thước 33

Hình 3.9 Sơ đồ mạch điện gạt nước, rửa kính 35

Hình 3.10 Sơ đồ mạch điện hệ thống gập và chỉnh gương 36

Hình 3.11 Cấu tạo của hệ thống mở, khóa cửa 38

Hình 3.12 Hệ thống khóa, mở cửa 38

Hình 4.1 Tháo nắp dưới bảng điều khiển 40

Hình 4.2 Tháo bulong giữ nắp trụ lái 41

Hình 4.3 Tháo nắp trên dưới trụ lái 41

Hình 4.4 Tháo công tắc đèn tổ hợp ra 41

Hình 4.5 Chân của công tắc đèn tổ hợp 42

Hình 4.6 Vị trí Rơ-le báo rẻ/ nguy hiểm 43

Trang 10

Hình 4.7 Kiểm tra bóng đèn xinhan 44

Hình 4.8 Thay thế công tắc cảnh báo nguy hiểm 44

Hình 4.9 Sửa chữa thay thế bóng đèn xinhan 45

Hình 4.10 Tháo đèn biển số 45

Hình 4.11 Thay thế đèn biển số 46

Hình 4.12 Hộp tổng rơ- le/ cầu chì 46

Hình 4.13 Kiểm tra các giắc nối đèn hậu 47

Hình 4.14 Tháo bulong để thay đèn 48

Hình 4.15 Tháo cụm đèn và bóng đèn 48

Hình 4.16 Thay thế bóng đèn và gắn cụm đèn lại 49

Hình 4.17 Cầu chì và rơ-le của đèn pha 49

Hình 4.18 Tháo giắc cắm đèn pha ra 50

Hình 4.19 Xoay 45 độ lấy bóng đèn pha ra 50

Hình 4.20 Thay bóng đèn pha mới 50

Hình 4.21 Tháo nắp trụ lái 51

Hình 4.22 Ngắt kết nối khỏi công tắc 51

Hình 4.23 Tháo đầu óc ra nhấc công tắc tổ hợp 51

Hình 4.24 Công tắc gạt mưa, rửa kính 52

Hình 4.25 Xác định các chân nối của hệ thống gạt mưa, rửa kính 52

Hình 4.26 Tháo miếng đệm và ngắt kết nối với mô tơ bơm nước 53

Hình 4.27 Ngắt kết nối khỏi cần gạt nước 53

Hình 4.28 Tháo lắp bulong trên cụm 54

Hình 4.29 Tháo bulong đai ốc lấy mô tơ gạt nước 54

Hình 4.30 Ngắt kết nối khỏi cụm mô tơ gạt nước phía sau 55

Hình 4.31 Thay thế mô tơ gạt nước phía sau 55

Hình 4.32 Ngắt kết nối ống với các đầu nối 56

Hình 4.33 Tháo công tắc điều khiển nâng hạ kính bên lái 57

Hình 4.34 Kiểm tra công tắc điều khiển nâng hạ kính bên lái 57

Hình 4.35 Xác định chân công tắc nâng hạ kính bên lái 58

Hình 4.36 Tháo tấm cửa ngắt kết nối đầu nối mô tơ nâng hạ kính 58

Hình 4.37 Tháo công tắc ngân hạ kính bên phụ 59

Trang 11

Hình 4.38 Kiểm tra tính liên tục nâng hạ của công tắc 59

Hình 4.39 Xác định chân công tắc nâng hạ kính bên khách 59

Hình 4.40 Tháo cụm điều khiển và ngắt kết nối gương điện 60

Hình 4 41 Tháo lắp gương điện 60

Hình 5.4 Mô tơ phun nước 64

Hình 5 5 Mô tơ gạt nước và chân giắc 64

Hình 5.6 Công tắc tổ hợp 65

Hình 5.7 Công tắc nâng hạ kính 66

Hình 5.8 Mô tơ nâng hạ kính 67

Hình 5.9 Bộ điều khiển mở khóa cửa có remote 67

Hình 5.10 Mô tơ mở, khóa cửa chính 68

Hình 5.11 Mô tơ mở, khóa cửa phụ 68

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Quy định về đèn trên ô tô công suất tiêu thụ trên mỗi bóng đèn 29 Bảng 4.1 Kiểm tra, chuẩn đoán Rơ-le báo rẻ/ nguy hiểm 43

Trang 13

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong đó, lĩnh vực ô tô là một trong những lĩnh vực đang trong xu hướng phát triển mạnh mẽ với những ứng dụng nhiều vào những thành tựu khoa học và công nghệ đạt được Đặc biệt, hệ thống sử dụng điện, điện tử trên ô tô ngày càng phát triển và đó cũng là thước đo để đánh giá một chiếc xe ô tô cao cấp Sự nâng cấp và phát triển của những trang thiết bị trên xe là một điều tuyệt vời cho người sử dụng, điều đó đem lại sự tiện nghi, hiện đại và đặc biệt là mức độ an toàn cho người dùng

Qua một thời gian được học tập, rèn luyện và dưới sự hướng dẫn tận tình của các Thầy (Cô) của Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh thì em có thể tự tin hơn khi được trang bị đầy đủ kiến thức và sự hiểu biết của mình về cấu tạo, nguyên lí và các hệ thống của một chiếc ô tô Luận văn tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên trước khi ra trường, biết được tầm quan trọng của môn học này nên

em đã chọn đề tài “Sửa chữa hệ thống điện thân xe Honda Civic 2022 xây dựng mô hình hệ thống điện thân xe” Đây là một đề tài rất gần gũi với thực tế sản xuất, sửa

chữa các hệ thống điện trên xe và dễ ứng dụng trong đời sống

Để có thể thực hiện được đồ án đúng tiến độ được giao thì cùng với sự nổ lực của bản thân em thì em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy Nguyễn Hồng Thắng cùng với tập thể Thầy (Cô) trong Viện Cơ Khí Trường Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hổ trợ, tư vấn và giúp đỡ em Vì thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp có hạn nên trong quá trình thực hiện đồ án không tránh khỏi sai sót, em rất mong quý Thầy (Cô) thông cảm và giúp đỡ chúng em nhiều hơn để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 14

LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan đây là bài luận văn do em tự thực hiện và dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Hồng Thắng Luận văn tốt nghiệp này là quá trình nghiên cứu của em, không sao chép của ai mà tự thực hiện việc đọc, dịch tài liệu, tìm hiểu và thao tác trên các phần mềm

Nội dung trình bày lý thuyết trong cuốn luận văn tốt nghiệp được em sử dụng của một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo Các số liệu, chương, hình ảnh và những kết quả trong bài luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ bài luận văn nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 2023

Sinh Viên:

Nguyễn Bình Phương Tuấn Cảnh

Trang 15

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp được sự hướng dẫn tận tình của Thầy

Nguyễn Hồng Thắng với đề tài “Sửa chữa hệ thống điện thân xe Honda Civic 2022 xây dựng mô hình hệ thống điện thân xe” đã hoàn thành Qua đó, em đã tìm hiểu được

rõ hơn về cấu tạo, sơ đồ mạch điện, nguyên lý hoạt động, đặc điểm chi tiết của hệ thống điện thân xe cũng như kiểm tra, bảo dưỡng của các hệ thống Trong lần làm luận văn tốt nghiệp này, em đã học tập được rất nhiều những vấn đề thực tế từ bên ngoài và ứng dụng được vấn đề đó So với quá trình học tập ở lớp thì thực tế bên ngoài có khá nhiều điều khác biệt

Trong quá trình thực hiện bài luận văn chi tiết thì cũng có nhiều chỗ chưa tốt vì kiến thức và kỹ năng của em còn nhiều hạn chế nên vấn đề thiếu sót, sai số là không thể không xảy ra Tuy nhiên qua đây em cũng có những kinh nghiệm quý báu và kỹ năng làm luận văn Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hồng Thắng, thầy theo sát và hổ trợ em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp để kịp tiến độ mà nhà trường đã đề ra

Như đã đề cập, vì kiến thức và kĩ năng còn hạn hẹp trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn nên không tránh khỏi những sai sót trong bài, mong nhận được sự đóng góp ý kiên của thầy Cuối cùng, em xin chân thầy cảm ơn thầy Nguyễn Hồng Thắng và chúc thầy sức khỏe dồi dào, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và công việc

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 16

TÓM TẮT

Bài báo cáo “Sửa chữa hệ thống điện thân xe Honda Civic 2022 xây dựng mô hình hệ thống điện thân xe” bao gồm 6 chương :

❖ Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài

Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài, phương pháp nghiên cứu

❖ Chương 2:Tổng quan về hệ thống điện thân xe

Giới thiệu cơ bản các hệ thống trên ôtô, hệ thống khởi động, hệ thống chiếu sáng- tín hiệu, hệ thống gạt mưa, rửa kính,hệ thống khóa cửa, hệ thống nâng hạ kính ❖ Chương 3: Hệ thống điện thân xe Honda Civic 2022

Cấu tạo, yêu cầu, vai trò,sơ đồ mạch điện của hệ thống điện thân xe Honda Civic 2022

❖ Chương 4: Quy trình tháo lắp bảo dưỡng, kiểm tra hư hỏng, sửa chữa,thay thế hệ thống điện thân xe Honda Civic

Nắm rõ những lưu ý khi bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện thân xe ❖ Chương 5: Thi công mô hình

Triển khai tính toán, thiết kế, thực nghiệm mô hình ❖ Chương 6: Kết luận và hướng phát triển đề tài

Rút ra được kết luận cho đề tài và từ đó đưa ra phương hướng phát triển mới cho đề tài

Trang 17

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây khi xã hội phát triển kéo theo mọi thứ hiện đại thì ôtô cũng trở nên phát triển theo một hướng tích cực, vượt bậc hơn so với thời kỳ đã qua Các tập đoàn trên giới cũng đã phát triển và tạo những chiếc xe ôtô không những hoàn hảo về mặt kỹ thuật mà còn về độ an toàn cao, tiện nghi khi sử dụng Trong đó, hệ thống điện thân xe là một trong những hệ thống được mong đợi sự nâng cấp sao cho thực tiễn phù hợp tiện nghi, an toàn và đây cũng là hệ thống quan trọng nhất của xe Ngày nay hệ thống điện thân xe đã và đang phát triển rất mạnh mẽ để đem lại sự phục vụ tốt nhất cho nhu cầu người sử dụng Cho nên, việc tìm ra những hư hỏng hệ thống điện thân xe không phải là việc làm đơn giản Chính vì vậy, đề tài “Sửa chữa hệ thống điện thân xe Honda Civic 2022 xây dựng mô hình hệ thống điện thân xe ” có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn cho sinh viên hiểu được nguyên lý từ đó làm cơ sở để tìm ra các hư hỏng và biện pháp khắc phục và sửa chữa Xây dựng mô hình hệ thông điện thân xe: hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, hệ thống gạt mưa, rửa kính, hệ thống khóa điện, hệ thống nâng hạ kính Để cho ta hiểu sau hơn qua đó, áp dụng vào thực tiễn để cho dễ dàng hơn

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài này giúp cho mọi người có cái nhìn bao quát về hệ thống điện thân xe trên ô tô Hiểu được khái quát về chức năng, nguyên lí vận hành, kết cấu sơ bộ, kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng của những hệ thống con trên hệ thống điện thân xe nói chung Đồng thời nhận ra những lỗi thường gặp, mắc phải của các hệ thống và cách khắc phục cũng như ứng phó khi gặp phải

1.3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu: + Hệ thống khởi động

+ Hệ thống chiếu sáng tín hiệu + Hệ thống phun và gạt nước + Hệ thông nâng kính khóa cửa

+ Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu

Trang 18

+ Hệ thống thông tin trên ôtô

+ Bảo dưỡng, kiểm tra hư hỏng và sửa chữa hệ thống điện trên xe ô tô + Ứng dụng nghiên cứu trên dòng xe Honda Civic 2022

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Hoàn thành đề tài này, em đã kết hợp hai phương pháp nguyên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm và tra cứu tài liệu về sơ đồ mạch điện của hãng xe Honda Civic 2022, nguyên lý hoạt động, làm việc của từng hệ thống

+ Phương pháp thực nghiệm: thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống điện thân xe

Trang 19

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE 2.1.Giới thiệu các hệ thống cơ bản trên ôtô

2.1.1 Hệ thống khởi động

2.1.1.1 Công dụng

Hệ thống khởi động có nhiệm vụ cung cấp năng lương bên ngoài, quay động cơ đến một tốc độ tối thiểu nào đó để có thể đưa nhiên liệu vào động cơ có thể đốt cháy được sau đó động cơ có thể tự làm việc

2.1.1.2 Yêu Cầu

- Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể hoạt động được

- Moment truyền động phải đủ để khởi động động cơ - Phải bảo đảm khởi động lại được nhiều lần

- Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép

2.2 Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu

2.2.1 Hệ thống chiếu sáng

2.2.1.1 Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống chiếu sáng

a Công dụng

Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lái ô tô nhất là vào ban đêm hoặc những nơi có tầm nhìn hay ánh sáng kém để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông

b Yêu cầu

Đèn chiếu sáng phải đáp ứng được các nhu cầu: - Có cường độ sáng lớn nhưng không gây chói - An toàn cho người điều khiển

- Đảm bảo hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, khi hậu khó khăng - Tiêu thụ ít điện năng, tuổi thọ và độ bền cao

Trang 20

- Số lượng, kích thước và màu sắc phải phù hợp c Phân loại

- Theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng người ta phân thành 2 loại hệ thống chiếu sáng đó là: hệ thống chiếu sáng theo châu Âu và hệ thống chiếu sáng theo châu Mỹ

- Hệ thống chiếu sáng theo châu Âu: Dây tóc ánh sáng gần (đèn cốt) gồm có dạng thẳng được bố trí phía trước tiêu cự, hơi cao hơn trục quang học và song song trục quang học, bên dưới có miếng phản chiếu nhỏ ngăn không cho các chùm ánh sáng phản chiếu làm loá mắt người đi xe ngược chiều

Hình 2.1 Hệ thống chiếu sáng theo châu Âu

- Hệ thống chiếu sáng theo châu Mỹ: Đối với hệ này thì hai dây tóc ánh sáng xa và gần có hình dạng giống nhau và bố trí ngay tại tiêu cự của chóa, dây tóc ánh sáng xa được đặt tại tiêu điểm của chóa, dây tóc ánh sáng gần nằm lệch phía trên mặt phẳng trục quang học để cường độ chùm tia sáng phản chiếu xuống dưới mạnh hơn

Hình 2.2 Hệ thống chiếu sáng theo châu Mỹ

Trang 21

2.2.1.2 Một số đèn chiếu sáng quan trọng trên ô tô

- Đèn kích thước trước và sau ô tô (Side & Rear lamps)

- Đèn đầu (Head lamps): Dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế

- Đèn sương mù (Fog lamps): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước

- Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard): Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn hạn chế Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt (Dipped beam) Một đèn báo được gắn vào tap lô để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt động

- Đèn lái phụ trợ (Auxiliary driving lamps): Đèn này được nối với nhánh đèn pha chính, dùng để tăng cường độ chiếu sáng khi bật đèn pha Nhưng khi có xe đối diện đến gần, đèn này phải được tắt thông qua một công tắc riêng để tránh gây lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều

- Đèn chớp pha (Headlamp flash switch): Công tắc đèn chớp pha được sử dụng vào ban ngày để ra hiệu cho các xe khác mà không phải sử dụng đến công tắc đèn chính - Đèn lùi (Reversing lamps): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường

- Đèn phanh (Brake lights): Dùng để báo cho tài xế xe sau biết để giữ khoảng cách an toàn khi đạp phanh

- Đèn báo trên tap lô: Dùng để hiển thị các thông số, tình trạng hoạt động của các hệ thống, bộ phận trên xe và báo lỗi (hay báo nguy) khi các hệ thống trên xe hoạt động

Trang 22

- Cấu tạo đèn Halogen bao gồm: dây tóc Vonfram (chất hiếm) đặt trong bầu thuỷ tinh nhỏ Bên trong chứa một số lượng khí Halogen nhỏ như Brom, Iot và hỗn hợp khí trơ Những khí này khi gặp dây tóc Vonfram sẽ phản ứng hoá học giúp bổ sung thêm Vonfram cho dây tóc, từ đó duy trì độ trong suốt cũng như kéo dài tuổi thọ của bóng đèn

Hình 2.3 Đèn Halogen

b Đèn Xenon (HID)

- Đèn Xenon hay còn gọi là đèn HID (High Intensity Discharge) là một loại đèn cho ánh sáng cường độ cao hay còn gọi là đèn siêu sáng

- Cấu tạo của đèn Xenon gồm 2 điện cực đặt trong một ống thuỷ tinh thạch anh chứa khí Xenon và muối kim loại Khi dòng điện đi qua, 2 điện cực sẽ phóng điện, tia lửa sinh ra kích thích những phân tử khí Xenon phóng thích năng lượng, bức xạ ánh sáng

Trang 23

Hình 2.4 Đèn Xenon (HID)

c Đèn LED

- Là loại đèn được phát triển dựa trên công nghệ chất bán dẫn

- Cấu tạo của đèn LED: Đèn LED cấu tạo từ nhiều chip LED Mỗi chip LED là một Diod (điốt) bán dẫn, cấu tạo gồm khối bán dẫn loại N ghép với khối bán dẫn loại P, nối với 2 chân ra Cathode và Anode, cho phép dòng điện đi qua một chiều

Hình 2.5 Đèn LED

d Đèn Lazer

- Đèn Lazer là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất nhưng cũng là đắt đỏ nhất, hiện chỉ được ứng dụng trên một số mẫu xe cao cấp

Trang 24

- “Cấu tạo đèn Laser gồm: buồng cộng hưởng có hoạt chất Laser, hệ thống dẫn quang và nguồn nuôi Hoạt chất Laser là một chất có khả năng khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức Nguyên lý hoạt động của đèn Laser dựa vào việc các hạt photon va chạm liên tục vào hoạt chất laser tạo mật độ photon lớn Cường độ chùm Laser khuếch

Công tắc đèn báo rẽ được bố trí trong công tắc tổ hợp nằm dưới tay lái, gạt tay cầm lên hoặc xuống sẽ làm đèn báo rẽ phải hay trái

Hình 2.7 Công tắc đèn báo rẽ

b Công tắc đèn báo nguy (Hazard)

Khi bật công tắc đèn báo nguy nó sẽ làm cho tất cả các đèn báo rẽ đều nhấp nháy cảnh báo cho người khác biết

Trang 25

Hình 2.8 Công tắc đèn báo nguy

c Bộ tạo nháy

Bộ tạo nháy làm cho các đèn báo rẽ nháy theo một tần số nhất định Bộ tạo nháy dùng cho cả đèn báo nguy và báo rẽ

2.3 Hệ thống rửa kính

2.3.1 Giới thiệu chung

Các kiểu hệ thống gạt nước, rửa kính sau thường dùng trên các xe ôtô:

2.3.1.1 Gạt nước:

- Gạt nước ở chế độ low - Gạt nước ở chế độ hight

- Gạt nước ở chết độ gián đoạn INT

- Gạt nước gián đoạn có hiệu chỉnh thời gian gián đoạn - Gạt nước có kết hợp với rửa kính

2.3.1.2 Rửa kính

- Môtơ rửa kính trước và môtơ rửa kính sau riêng biệt - Môtơ rửa kính trước và sau sài cùng một môtơ

Trang 26

Hình 2.9 Công tắc điều chỉnh gặt nước trước sau

2.3.2 Các bộ phận:

Cấu tạo của môtơ gạt nước

Hình 2.10 Cấu tạo của môtơ gạt nước

2.4.1.2 Chức năng của hệ thống khóa cửa

Hệ thống khóa và mở tất cả cửa khi công tắc khóa cửa được sử dụng - Việc mở khóa bằng điều khiển công tắc từ xa khóa cửa

- Chức năng mở và khóa bằng chìa - Chức năng mở bằng hai bước

Trang 27

- Chức năng an toàn

2.4.1.3 Cấu tạo của các bộ phận

- Công tắc điều khiển khóa cửa trái - Công tắc mở

- Công tắc đèn cửa - Cụm khóa cửa

- Công tắc điều khiển khóa cửa phải - Relay điều khiển khóa

Hình 2.11 Cấu tạo của các bộ phận khóa cửa

Sử dụng năm châm vĩnh cửu, môtơ nhỏ, gọn, dễ lắp ráp, bố trí môtơ quay được cả hai chiều khi ta đảo dòng điện Cửa có thể nâng cao hoặc hạ tùy theo ý người sử dụng

2.5.1.3 Cấu tạo

Là mô tơ điện một chiều kích từ bằng năm châm vĩnh cửu

Trang 28

Hình 2.12 Cấu tạo cửa môtơ nâng hạ kính

2.5.2 Hệ thống điều khiển

Gồm một công tắc nâng hạ kính đươc bố trí bên trái người lái - Công tắc chính

- Công tắc nâng hạ kính bên trái tài xế - Công tắc nâng hạ kính bên phải tài xế - Công tắc phía sau bên trái

- Công tắc phía sau bên phải

Trang 29

Chương 3: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE HONDA CIVIC 2022 3.1 Giới thiệu về dòng xe Honda Civic 2022

Honda Civic 2022 chính thức ra mắt vào đầu tháng 8/2021 tại Thái Lan, nhà Honda cụ thể là Honda Civic đã chính thức bước sang một thế hệ mới Các mẫu sedan hạng C tiếp tục được nhập vào Việt Nam (nhập khẩu từ Thái Lan) với các mức giá ưu đãi

Hình 3.1 Honda Civic 2022

Ngoài trang bị được nâng cấp, Honda Civic còn mang nhiều thiết kế khác biệt so với thế hệ cũ Mẫu xe này trong thanh lịch, hòa nhã hơn, giảm đi một số chi tiết thể thao

3.2 Giới thiệu hệ thống điện thân xe Honda Civic 2022

Hệ thống điện thân xe lắp đặt trên các ô tô ngày nay là một hệ thống vô cùng quan trọng và phức tạp Điện cơ thể trải dài trên tất cả các bộ phận khác nhau của xe và mỗi bộ phận sẽ đảm nhận các vai trò, nhiệm vụ và chức năng khác nhau để hoạt động tối ưu

Honda Civic 2022 được trang bị hệ thống điện với nhiều ưu điểm vượt trội Hệ thống an toàn được nâng cấp đảm bảo an toàn cho người sử dụng (gói công nghệ an toàn Honda Sensing) và sự thoải mái thông qua nhiều công nghệ được ứng dụng và phát triển trên xe (Camera quan sát làn đường, đèn pha thích ứng, ga tự động…)

Trang 30

Sau đây những hệ thống mà em nghiên cứu làm báo cáo:

Hệ thống khởi động có nhiệm vụ cung cấp nguồn năng lượng, quay động cơ đến một tốc độ nhất định để, tối thiểu nào đó để đưa nguyên liệu vào đốt cháy nhiên liệu và sau đó động cơ có thể tự hoạt động được

* Cấu tạo máy phát

Máy khởi động được dùng cho xe Honda Civic là loại máy giảm tốc dùng mô tơ tốc độ cao.Máy khởi động loại giảm tốc này làm tăng momem xoắn bằng cách giảm tốc độ quay nhờ đến bộ truyền giảm tốc Piston của công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ động đặt lên trên cùng một trục ăn khớp với vành răng

Hình 3.2 Cấu tạo của máy khởi động

Trang 31

1 phần cứng; 2 Vỏ máy khởi động; 3 Chổi than và giá đỡ chổi than; 4 Công tắc từ; 5 Ly hợp khởi động; 6 Bánh răng khởi động và then xoắn; 7 Bánh răng giảm tốc

* Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động

Hình 3.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động

* Nguyên lý hoạt động:

Khi khởi động→ accquy 12v cấp nguồn→ hộp cầu chì(cường độ 40A, ký hiệu A5-7) →hộp center junction Box J→ bộ điều khiển trung tâm→ tiếp điểm (10-5) công tắc được nối mass→ bộ điều khiển trung tâm suất tinh hiệu →đóng relay chuyển mạch (kí hiệu IG1B) →dòng điện chạy qua tiếp điểm relay (IG1B) → công tắc thắng →lúc này ta đạp phanh→ dòng điện qua công tắc thắng→ hộp PCM→lúc này hộp PCM sẽ nối mass→ đóng relay 1→ dòng điện chạy về chân số 19 →cần số ở P→ cấp mass chân 67→ hộp PCM→ cấp mass cho chân 23→ đóng relay 2→ dòng điện chạy qua relay 2→ Bộ khởi động→ Xe khởi động

3.4 Hệ thống chiếu sáng tín hiệu

Hệ thống chiếu sáng - tín hiệu trên ô tô là một phương tiện cần thiết giúp người lái có thể nhìn thấy trong điều kiện hoạt động vào ban đêm hoặc những nơi có tầm nhìn hạn chế, hệ thống chiếu sáng tín hiệu còn dùng để báo các tình huống di chuyển để mọi người xung quanh nhận biết Ngoài ra, còn hiển thị lên hệ thống trên ô tô đến người lái thông qua bảng táplô và soi sáng không gian trong xe khi sử dụng phương tiện

Trang 32

3.4.1 Hệ thống chiếu sáng

3.4.1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại

* Nhiệm vụ

Hệ thống chiếu sáng có nhiệm vụ đảm bảo ánh sáng tốt cho người sử dụng xe quan sát khi tham gia giao thông, đặc biệt là buổi tối hoặc những nơi có tầm nhìn hạn hẹp thiếu anh sáng Đảm bảo sự an toàn giao thông cho người sử dụng xe

+ Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ

Bảng 3.1 Quy định về đèn trên ô tô công suất tiêu thụ trên mỗi bóng đèn

STT Chế Độ Công suất tiêu thụ

3.4.1.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động đèn chiếu xa và chiếu gần

* Sơ đồ mạch điện hoạt động của đèn chiếu xa và chiếu gần

Hình 3.4 Sơ đồ mạch điện đèn chiếu xa và chiếu gần

Trang 33

* Nguyên lý hoạt động :

Khi bật đèn theo chế độ ON/OFF (0 = Tắt, 1 = Tự động, 2 = Sương mù, 3 = Bật) : Mở khóa → Điện nguồn acquy 12V → hộp cầu chì trên bảng điều khiển → cấp nguồn cho các thiết bị điện (cảm biến đèn tự động, đèn phải và trái theo từng chế độ, modun điều khiển relay) → công tắc điều chỉnh theo nhiều chế độ ở bộ công tắc tổ hợp với 4 chế độ (bộ điều khiển trung tâm cấp tín hiệu vào công tắc, tùy theo chế độ 1,2,3 mà tín hiệu được truyền về lại hộp điều khiển trung tâm để xử lí → đồng thời tín hiệu được truyền qua dây dẫn qua hộp nối giắc trung tâm nếu ở chế độ 3 → hai đèn pha trước→ tùy theo chế độ chiếu sáng mà nguồn điện được cấp vào đèn ( high, low và passing) → các thiết bị điện và đèn có dây về mass

Khi bật đèn theo chế độ chiếu sáng (0 = Yếu, 1 = high, 2 = Điều chỉnh độ sáng, (3) = Nháy đèn) : Mở khóa → Điện acquy 12V → hộp cầu chì ở trên bảng điều khiển → cấp nguồn cho các thiết bị điện (cảm biến đèn tự động, đèn phải và trái theo từng chế độ, modun điều khiển relay) → công tắc điều chỉnh theo nhiều chế độ ở bộ công tắc tổ hợp với 3 chế độ (bộ điều khiển trung tâm cấp tín hiệu vào công tắc, tùy theo chế độ mà tín hiệu được truyền về lại hộp điều khiển trung tâm để xử lí → tín hiệu được truyền qua dây dẫn qua hộp nối giắc trung tâm → hai đèn pha trước→ tùy theo chế độ chiếu sáng mà nguồn điện được cấp vào đèn ( high, low và passing) → các thiết bị điện và đèn có dây về mass

3.4.2 Hệ thống tín hiệu

Hệ thống tín hiệu bao gồm những hệ thống như là hệ thống còi, hệ thống báo rẽ và báo nguy, hệ thống đèn phanh và hệ thống đèn lùi Ngoài ra còn có hệ thống đèn kích thước, bao gồm kích thước chiều rộng, chiều dài và chiều cao của xe

3.4.2.1 Hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy

* Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ, báo nguy hiểm, xinhan, định vị, biển số

Trang 34

Hình 3.5 Sơ đồ đồ mạch điện đèn báo rẽ, báo nguy hiểm, xinhan, định vị, biển số

* Nguyên lý hoạt động:

Đèn kích thước “Daytime running time Lights”: khởi động → cấp nguồn vào hộp cầu chì → bộ điều khiển đèn → thông mass→ đèn kích thước sáng

Đèn biển số “License Plate Lights”: Khởi động → cấp nguồn vào hộp cầu chì → cấp nguồn cho bộ điều khiển relay → tín hiệu điện truyền đến đèn bản số → nối mass → đèn biển số sáng

Đèn “Turn Signal”: Khởi động → cấp nguồn vào hộp cầu chì → cấp nguồn cho các đèn trước trái, phải và công tắc đèn tổ hợp → công tắc xinhan ở vị trí (L) là trái ở giắc số (3) và (R) giắc số (4) → bộ điều khiển trung tâm → tín hiệu điện ra ở lần lượt giắc (66,65) → hộp nối giắc trung tâm → đèn ở hai gương trái, phải sáng lên (tùy theo hướng người lái xinhan) → đồng thời từ hộp nối giắc trung tâm →đèn trước trái và đèn trước phải → đồng thời bộ điều khiển trung tâm → tín hiệu điện hai đèn xinhan phía sau (“Left rear turn signal light” và “ Right rear turn signal light”)→ nối mass

Đèn “Hazard Warning Lights”: Khởi động → cấp nguồn vào hộp cầu chì → cấp nguồn cho các đèn trước trái, phải và công tắc đèn tổ hợp →công tắc cảnh báo tín hiệu bật (0) sang (1) → bộ điều khiển trung tâm → tín hiệu điện ra ở lần lượt giắc (66,65) → hộp nối giắc trung tâm → đèn ở hai gương trái, phải sáng lên → đồng thời từ hộp nối giắc trung tâm →đèn trước trái và đèn trước phải → đồng thời bộ điều khiển trung tâm → tín hiệu điện hai đèn xinhan phía sau (“Left rear turn signal light” và “ Right rear turn signal light”) → nối mass

3.4.2.2 Hệ thống đèn phanh

Trang 35

* Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn phanh

* Nguyên Lý hoạt động:

Khi khởi động → acquy 12V cấp nguồn → hộp cầu chì → người lái nhấn bàn đạp ( vị trí số (0) sang vị trí (1) → cấp nguồn cho PCM và bộ điều khiển trung tâm → bộ điều khiển trung tâm phát tín hiệu điện là đóng mạch relay ( ký hiệu IG1B) → kín mạch → giắc nối hộp người lái B → mạch chuyển relay đóng → nối mass → đèn hậu trái, phải sáng

3.4.2.3 Hệ thống đèn báo lùi

* Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn báo lùi

Hình 3.6 Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn phanh

Trang 36

Hình 3.7 Sơ đồ mạch điện đèn báo lùi

* Nguyên lý hoạt động:

Khi khởi động → điện acquy 12V → cầu chì dưới mui xe (cường độ 30A, kí hiệu A7) → bộ điều khiển trung tâm truyền tín hiệu → relay chuyển mạch hoạt động( ký hiệu IG1B) → đóng mạch → người lái lùi xe (số R) → thông mass→ relay chuyển mạch ngược đóng → hai đèn hậu được thông mass → đèn hậu sáng

3.4.2.4 Hệ thống đèn kích thước

* Sơ đồ mạch điện đèn kích thước

Hình 3.8 Sơ đồ mạch điện đèn kích thước

* Nguyên lý hoạt động:

Trang 37

Đèn kích thước phải sáng : Khởi động → điện từ acquy 12V → cầu chì dưới mui xe → cấp nguồn vào “Right Headlight” → dưới sự phân bổ nhánh điện của bộ

điều khiển đèn “Lighting Control Unit” → mass → đèn luôn sáng

Đèn kích thước trái sáng : Khởi động → điện từ acquy 12V → cầu chì dưới mui xe → cấp nguồn vào “Left Headlight” → dưới sự phân bổ nhánh điện của bộ điều khiển đèn “Lighting Control Unit” → mass → đèn luôn sáng

_ Xe phải được trang bị hệ thống gạt nước để đảm bảo tầm nhìn của người lái qua

kính chắn gió phía trước và phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Phải có từ hai tần số gạt trở lên

+ Một tần số gạt có giá trị không nhỏ hơn 45 lần/phút

+ Một tần số gạt có giá trị nằm trong khoảng từ 10 đến 55 lần/phút

* Các chế độ làm việc

OFF: Tắt hay còn gọi là chế độ dừng hoạt động INT: Chế độ gạt nước gián đoạn không liên tục

MIST: Chế độ gạt 1 lần hoặc đi trong điều kiện thời tiết sương mù LOW: Chế độ gạt nước chậm

HIGH: Chế độ gạt nước nhanh Phun nước: Chế độ rửa kính

3.5.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống gạt nước, rửa kính

* Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt nước rửa kính

Trang 38

Hình 3.9 Sơ đồ mạch điện gạt nước, rửa kính

* Nguyên lý hoạt động:

Khởi động → dòng điện 12V từ acquy → cầu chì trong hộp cầu chì dưới mui xe

→ cấp nguồn cho các thiết bị trong mạch (moto, cảm biến, đèn, modun đo)

Công tắc phun được mở khi từ vị trí (0) sang (5) → bộ điều khiển trung tâm →hộp cầu chì dưới mui xe, đồng thời điện từ acquy 12V → relay đóng → moto phun sương quay→ mass (một giắc khác từ hộp cầu chì dưới mui xe → modun điều khiển

relay → thiết bị giao tiếp)

Công tắc gạt mưa được điều chỉnh tùy chế độ (1) là gạt sương mù, (0) là tắt, (2) là tự động, (3) là chậm, (4) là nhanh → bộ điều khiển trung tâm theo từng chế độ→ tính hiệu truyền đến moto gạt mưa theo từng chế độ và tín hiệu đèn báo và cảm biến

Gương chiếu hậu trên ô tô được lắp ở hai bên thân xe và gương chiếu hậu lắp phía trên của kính chắn gió Gương chiếu hậu được xem là một thiết bị an toàn thiết yếu của xe ô tô Nó giúp cho người lái quan sát phía sau và bên hông xe đảm bảo an toàn khi

Trang 39

lưu thông trên đường

* Yêu cầu kỹ thuật:

_ Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát

_ Giá lắp gương lên xe phải được thiết kế như một hình ống, mà đường trục của

nó là trục quay của chốt hoặc khớp quay, đảm bảo cho gương chiếu hậu dịch chuyển theo hướng va chạm tới sát gần bề mặt lắp giá gương

_ Gương chiếu hậu được lắp trên một mặt đỡ phẳng, tất cả các chi tiết, ở các vị trí có thể điều chỉnh của giá đỡ, bao gồm các chi tiết vẫn gắn với vỏ bảo vệ có khả năng tiếp xúc quả cầu có đường kính 100 mm

3.6.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống chỉnh gập gương

* Sơ đồ mạch điện của hệ thống chỉnh và gập gương

Hình 3.10 Sơ đồ mạch điện hệ thống gập và chỉnh gương

* Nguyên lý hoạt động:

Khi khởi động → dòng điện từ acquy 12V cấp vào dây dẫn → hộp cầu chì dưới mui xe → cấp nguồn cho các thiết bị điện (bộ điều khiển trung tâm, tổ hợp

công tắc, công tắc bên phải người lái, moto nâng hạ gương điện)

Khi gập và mở gương: điện cấp vào từ acquy 12V → qua hộp cầu chì dưới mui xe → hộp cầu chì dưới bản điều khiển → bộ điều khiển trung tâm truyền tín hiệu qua relay → kín mạch → Retract mở (công tắc gương) → công tắc

chính → moto động cơ gập và mở gương (gập) và ngược lại

Khi điều chỉnh hướng kính (lên, xuống): kính hướng lên khi mũi tên hướng xuống (1) → moto (A) quay → (3) được đẩy qua phải thông mạch → bộ điều

Trang 40

khiển trung tâm (thông qua công tắc điều khiển gập và mở kính) Kính hướng lên khi mũi tên hướng lên (2) → (3) qua phải → thông mạch về bộ điểu khiển

trung tâm Dây đen còn lại được nối mass

Khi điều chỉnh hướng kính (trái, phải): kính hướng bên phải khi mũi tên (5) hướng lên → (4) sang phải → moto (B) quay → (3) sang phải → mặt kính được điều chỉnh sang bên phải → thông về bộ điều khiển trung tâm Kính hướng bên trái khi mũi tên (2) hướng lên → (3) mũi tên sang phải → moto (B) quay → mũi tên (4) sang phải → mũi tên (5) hướng lên → bộ điều khiển trung tâm Dây mass được nối

3.7 Hệ thống khóa cửa

3.7.1 Chức năng

Khóa cửa là một chức năng không thể thiếu đối với ô tô, mỗi dòng xe đều có hệ thống khóa cửa khác nhau nhưng công dụng chính là bảo vệ các tài sản trên xe, cũng như tính mạng người ngồi trên xe

Hệ thống khóa cửa xe là một chức năng được trang bị trên ô tô có công dụng ngăn không cho cửa xe được mở ra bằng cách thông thường, mà phải mở ra bằng cách thao tác nút bấm bên trong xe, thông qua một công cụ như chìa khóa hoặc remote để có thể mở được cửa xe

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:30

Xem thêm: