Hệ thống điện thân xe áp dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật cho hệ thống an toàn và tạo ra nhiều tiện ích cho người sử dụng. Các hệ thống điện thân xe giúp cho ô tô hoạt động ở những môi trường khác nhau. Hệ thống điện thân xe giúp cho tài xế biết được tình trạng của xe thông qua các đèn báo trên bảng tableau, từ đó tài xế sẽ có điều chỉnh kịp thời tránh hư hỏng và đảm bảo an toàn cho xe. Hệ thống điện thân xe bao gồm các hệ thống chia nhỏ như sau:
GIỚ I THI Ệ U V Ề H Ệ TH ỐNG ĐIỆ N THÂN XE Ô TÔ
Khái quát chung v ề h ệ th ống điệ n thân xe ô tô
Hệ thống điện thân xe áp dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật cho hệ thống an toàn và tạo ra nhiều tiện ích cho người sử dụng Các hệ thống điện thân xe giúp cho ô tô hoạt động ở những môi trường khác nhau Hệ thống điện thân xe giúp cho tài xế biết được tình trạng của xe thông qua các đèn báo trên bảng tableau, từ đó tài xế sẽ có điều chỉnh kịp thời tránh hư hỏng và đảm bảo an toàn cho xe
Hệ thống điện thân xe bao gồm các hệ thống chia nhỏnhư sau:
1.1.1 Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu là một bộ phận vô cùng quan trọng trên xe ô tô, đặc biệt là khi sự ưu tiên trong an toàn giao thông được đề lên hàng đầu Nó giúp tài xế và những người điều khiển phương tiện lưu thông khác trên đường nắm bắt được tình trạng của xe và đảm bảo an toàn giao thông
Hệ thống chiếu sáng bao gồm các đèn pha, đèn hậu, đèn báo trước và đèn báo lùi
Hệ thống tín hiệu bao gồm các loại tín hiệu khác nhau như tín hiệu rẽ trái, rẽ phải, tín hiệu còi, tín hiệu nguy hiểm,…
Hình 1.1 Cụm đèn pha Range Rover 2004
Khi ô tô di chuyển trong thời tiết xấu như mưa, gió,… sẽ làm cản trở rất lớn đến khả năng quan sát, tầm nhìn của người lái xe gây ảnh hưởng đến việc điều khiển ô tô cũng như ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông xung quanh Hệ thống gạt mưa rửa kính có nhiệm vụ lau sạch những vết bám của mưa để đảm bảo tầm nhìn rõ ràng cho người lái và hành khách
Hệ thống gạt mưa rửa kính bao gồm một bộ dẫn động gạt nước và hai cần gạt nước Bộ truyền động di chuyển hai cần gạt nước theo một góc nhất định trên kính chắn gió Môi lau cao su có hình dạng đặc biệt đảm bảo hiệu quả lau đạt mức tối ưu nhất a) b)
Hình 1.2 Hệ thống gạt mưa rửa kính (a) và mô tơ gạt mưa (b)
1.1.3 Hệ thống chỉnh và gập gương
Hệ thống chỉnh gập gương là một hệ thống an toàn nhằm đảm bảo cho người lái xe có thể quan sát được chứng ngại vật ở xung quanh khi điều khiển ô tô
Gương xe phản chiếu ánh sáng Điều này có nghĩa là người lái sẽ nhìn thấy được những hình ảnh khác nhau dựa vào góc độ đang nhìn Vì vậy kĩ năng điều chỉnh gương xe là một kĩ năng quan trọng mà người lái cần phải thành thạo để đảm bảo việc quan sát xung quanh được hiệu quả nhất
Có hai loại gương chủ yếu được sử dụng khi lái xe là gương cánh và gương chiếu hậu Gương cánh nằm ở hai bên phía trước cửa xe Gương chiếu hậu nằm cạnh người lái, gắn vào kính chắn gió ngang tầm b)
Hình 1.3 Điều chỉnh gương cánh (a) và gương chiếu hậu (b) a)
Hệ thống khóa cửa là một hệ thống an ninh của xe Nó cho phép bạn khóa cửa xe để tránh phải sự xâm nhập không mong muốn từ bên ngoài và chỉ được mở cửa xe khi bạn bấm công tắc từ bên trong xe hoặc công tắc điều khiển từ xa
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hệ thống khóa cửa xe đã trở nên đa dạng và phong phú Ta có thể mở khóa bằng chìa khóa, bằng nút bấm trên điều khiển từ xa hoặc bằng công tắc cơ ởphía bên trong xe,…
Hình 1.4 Mở khóa cửa xe bằng điều khiển từ xa
- Hệ thống đánh lửa là một phần của hệ thống điện thân xe, có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu – khí nén bên trong xi lanh đúng thời điểm
- Hệ thống đánh lửa bao gôm các bộ phận như: ắc quy, công tắc, cuộn dây đánh lửa, bugi đánh lửa và hệ thống dây điện
- Có nhiều loại hệ thống đánh lửa như: Hệ thống đánh lửa bằng pin, hệ thống đánh lửa điện tử,…
Hình 1.5 Công tắc khởi động điện tử
1.1.6 Hệ thống cung cấp điện
- Lượng điện năng mà ô tô sử dụng để cung cấp cho các thiết bị điện rất lớn Nếu chỉ sử dụng nguồn điện từ bình ắc quy thông thường sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt Vì vậy hệ thống cung cấp điện bao gồm một ắc quy và một hệ thống sạc giúp luôn nạp đầy năng lượng điện để ô tô có thể hoạt động một cách tốt nhất
- Ắc quy được sạc bằng máy phát điện được dẫn động bằng dây đai của động cơ Dòng điện tạo ra là dòng điện xoay chiều thông qua bộ chỉnh lưu biến đổi thành dòng điện một chiều để truyền tải tới các thiết bị điện.
Các b ộ ph ận cơ bả n c ủ a h ệ th ống điệ n thân xe
Trước khi đi vào tìm hiểu các bộ phận cơ bản của hệ thống điện thân xe, ta sẽ tìm hiểu trước về khái niệm Mass thân xe Trên ô tô, các cực âm của các thiết bị điện và âm ắc quy đều được nối với các tấm thép của thân xe tạo nên một mạch điện Chỗ nối các cực âm vào thân xe được gọi là Mass thân xe Nối Mass thân xe có tác dụng làm giảm số lượng dây điện cần sử dụng và tạo nên sự thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa
Các bộ phận cơ bản của hệ thống điện thân xe bao gồm:
Dây điện có chức năng nối các bộ phận điện của ô tô với nhau Bối dây được chia thành các nhóm sau:
- Dây điện được mã màu
- Các chi tiết nối: hộp nối, hộp rơ le a Dây điện
- Dây điện thấp áp (dây bình thường): Loại này được dùng phổ biến trên ô tô, gồm hai bộ phận chính là lõi dẫn điện và vỏ bọc cách điện
- Dây cao áp và cáp: Dùng trong hệ thống đánh lửa được cấu tạo gồm lõi dẫn điện và lớp cao su phủ cách điện bên ngoài nhằm ngăn cách không cho điện bị rò rỉ
- Dây cáp được thiết kế để bảo vệ nó khỏi những nhiễu điện từ bên ngoài Nó sử dụng làm cap ăng ten radio, cap mạng CAN,…
Hình 1.6 Cấu tạo của dây điện và cáp
Hình 1.7 Sơ đồ dây điện trên xe b Các chi tiết nối
- Hộp nối: Là một chi tiết mà ở đó các giắc nối của mạch điện được nhóm lại với nhau Thông thường nó bao gồm bảng mạch in liên kết các cầu chỉ, rơ le với các bối dây
- Các giắc nối, giắc nối dây và bu lông nối:
+ Giắc nối: được sử dụng giữa dây điện với dây điện hoặc giữa dây điện với bộ phận điện để tạo ra các kết nối Có 2 loại giắc kết nối là kết nối dây điện với dây điện và dây điện với bộ phận điện Các giắc nối được chia thành giắc đực và giắc cái tùy theo hình dạng các cực của chúng Giắc kết nối có nhiều màu khác nhau
+ Bulong nối Mass được sử dụng nối Mass dây điện hoặc các bộ phận điện với thân xe, không giống như bulong thông thường bề mặt của bulong nối Mass được sơn chống ô xy hóa màu xanh lá cây
1.2.2 Các chi tiết bảo vệ
Các chi tiết bảo vệ bảo vệ mạch khỏi dòng điện lớn quá mức cho phép chạy trong dây dẫn hay các bộ phận điện, điện tử khi bị ngắn mạch
Các chi tiết bảo vệ bao gồm các loại cầu chì Cầu chì được lắp giữa nguồn điện với các thiết bị điện Trong điều kiện tải bình thường, cầu chì giữ ở nhiệt độ ở mức dưới điểm nóng chảy Lúc đó dòng điện bình thường và không quá nóng Trong quá trình xảy ra lỗi và hư hỏng, phần tử trong cầu chì tăng vượt quá giới hạn Điều này sẽ làm tăng nhiệt độ dẫn đến làm tan chảy bộ phận nung chảy và làm ngắt kết nối cũng như bảo vệ mạch điện Độ lớn của dòng điện quá mức quyết định thời gian cần thiết để ngắt cầu chì Dòng điện càng lớn thì thời gian cần thiết để cầu chì nổ càng nhỏ
Hình 1.8 Cầu chì hoạt động bình thường (bên trái) và cầu chì đã bị nổ (bên phải) b Bộ ngắt mạch
Bộ ngắt mạch hay còn được gọi là cầu chì tự nhảy được sử dụng để bảo vệ mạch điện với tải có cường độ dòng lớn mà không thể bảo vệ bằng cầu chì như cửa sổ điện, mạch sấy kính, quat gió,…Khi dòng điện chạy qua vượt quá cường độ hoạt động một thanh lưỡng kim trong bộ ngắt mạch sẽ tạo ra nhiệt và giãn nở để ngắt mạch Thậm chí trong một số mạch nếu dòng điện thấp hơn cường độ hoạt động nhưng dòng lại hoạt động trong thời gian dài thì nhiệt độ thanh lưỡng kim cũng tăng lên và ngắt mạch Không giống như cầu chì, bộ ngắt mạch được sử dụng lại sau khi thanh lưỡng kim khôi phục Bộ ngắt mạch có 2 loại là tự khôi phục và khôi phục bằng tay
1.2.3 Công tắc và rơ le a Công t ắ c
Công tắc là bộ phận dùng để điều khiển một hệ thống, một thiết bị điện trên xe ô tô Mỗi công tắc có một nhiệm vụ khác nhau Dựa vào cấu tạo và chức năng mà người ta chia công tắc ra thành các loại sau:
- Công tắc cần b Rơ le
Rơ le được sử dụng để bảo vệ công tắc khi có dòng điện lớn chạy qua
Tùy vào cấu tạo và chức năng của rơ le, người ta chia làm ba loại: rơ le ba tiếp điểm, rơ le thường mở và rơ le thường đóng
Khôi ph ụ c b ằ ng tay T ự độ ng khôi ph ụ c
Trướ c khi ho ạt độ ng Sau khi hoạt động
TỔ NG QUAN V Ề H Ệ TH ỐNG ĐIỆ N THÂN XE TOYOTA VIOS
Gi ớ i thi ệ u dòng xe Toyota Vios 2017
Toyota Vios là dòng xe sedan 4 chỗ dân dụng đa nhiệm được thiết kế và chế tạo bởi tập đoàn Toyota Mẫu xe được sản xuất và phát triển phần lớn dành riêng cho thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc và Đại lục Đài Loan Dòng xe này nhanh chóng được người tiêu dùng ưa thích và được cho ra mắt thêm nhiều phiên bản mới và hiện đại hơn cho đến tận ngày nay
Toyota Vios 2017 chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 9/2016, phiên bản này có thiết kế hình dạng hoàn toàn đổi mới, sắc sảo và hiện đại hơn so với các phiên bản cũ hơn trước đó, nâng tầm mẫu xe này lên một tầm cao mới
So với các phiên bản trước, Toyota Vios 2017 được thiết kế gần như không thay đổivề mọi mặt Bên cạnh được trang bị độngcơ mới cho toàn bộ các phiên bản,điểm mới đáng chú ý nhất trên mẫu xe này chính là việc bên cạnh phiên bản 1.5G, phiên bản 1.5E ngoài số sàn nay đã được bổ sung thêm loại hộp số tự động CVT 7 cấp số ảo, giúp cải thiện cảm giác láivà tăng tính ổn định thân xe khi vận hành.
T ổ ng quan v ề h ệ th ống điệ n thân xe Toyota Vios 2017
Hệ thống điện thân xe là các chức năng được trang bị chạy bằng điện và được
11 phân bố khắp thân xe, mỗi hệ thống sẽ đem lại các chức năng với mục đích khác nhau Toyota Vios 2017 được trang bị hệ thống điện thân xe đầy đủ các chức năng an toàn cần thiết cùng với nó là sự tiện nghi giúp đem lại sự thuận tiện, an toàn, thoải mái cho tài xế khi tham gia giao thông
Sau đây là những hệ thống mà em đã nghiên cứu và làm báo cáo:
• Hệ thống gạt mưa, rửa kính
• Hệ thống khóa cửa trên xe
Hệ thống tín hiệu bao gồm hệ thống còi, hệ thống báo rẻ và báo nguy, hệ thống đèn phanh và hệ thống đèn lùi Ngoài ra còn có hệ thống đèn kích thước, bao gồm kích thước chiều rộng, chiều dài và chiều cao của xe.
2.2.1.1 Hệ thống rẽ và báo nguy a Cấu tạo
Hệ thống đèn xi nhan ô tô thường có cấu tạo cơ bản gồm ba cụm: giá đỡ bóng đèn, vỏ và thấu kính che
Hình 2.2 Công tắc xi nhan
Hình 2.3 Sơ đồ mạch điện hệ thống rẻ và báo nguy
1.Công tắc báo rẽ; 2 Cầu chì Hazard; 3 Cầu chì cấp nguồn sau công tắc máy;4 Cầu chì cấp nguồn trực tiếp; 5 Công tắc Hazard; 6 Bộ tạo nháy; 7 Công tắc Hazard;
8 Đèn xi nhan tích hợp trên gương trái; 9 Đèn xi nhan tích hợp trên gương phải; 10 Đèn xi phía sau xe bên trái; 11 Đèn xi phía sau xe bên phải; 12 Đèn xi nhan hông bên phải; 13 Đèn xi nhan hông bên trái; 14 Đèn xi nhan trước bên trái; 15 Đèn xi nhan trước bên phải
Hình 2.4 Sơ đồ mạch điện hệ thống rẽ và báo nguy (vẽ lại) c Nguyên lí hoạt động
Khi bật công tắc máy, có nguồn (+) chân IG ở bộ tạo nháy Khi rẽ trái thì công tắc đèn xi nhan rẽ trái dịch chuyển về bên trái đồng thời thì chân TL thông với EL ở công tắc báo rẻ, bộ tạo nháy đèn (6) nhận mass ở chân EL Dòng điện → Cầu chì (2)
→ Chân B, bộ tạo nháy (6) điều khiển chân LL, dòng điện từ Ắc quy qua bộ tạo nháy đến đèn làm sáng đèn xi-nhan rẽ trái và nhấp nháy
Có nguồn (+) chân IG ở bộ tạo nháy, khi rẽ phải thì công tắc đèn xi nhan rẽ phải dịch chuyển về bên phải đồng thời thì chân TR thông với EL ở công tắc báo rẽ, bộ tạo nháy đèn (6) nhận Mass ở chân ER Dòng điện → Cầu chì (2) → Chân B, bộ tạo nháy
(6) điều khiển chân LR, dòng điện từ Ắc quy qua bộ tạo nháy đến đèn làm sáng đèn xi nhan rẽ phải và nhấp nháy
Khi bật công tắc cảnh báo khẩn cấp, bộ tạo nháy nhận mass ở chân HAZ và cầu chì (4) được mắc sau công tắc máy nên luôn luôn có (+) cung cấp Dòng điện → Cầu
15 chì (2) → Chân LR, LL của bộ tạo nháy → Đến các bóng đèn → Mass, làm bóng đèn sáng và nhấp nháy
2.2.1.2 H ệ th ống đèn phanh a Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn phanh
Hình 2.5 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn phanh
1 Cầu chỉ; 2 Công tắc phanh; 3 Đèn phanh bên phải; 4 Đèn phanh bên trái
Hình 2.6 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn phanh (vẽ lại) b Nguyên lí hoạt động
Khi đạp phanh, công tắc chân phanh (2) đóng Thì lúc này (+) ắc quy qua cầu chì (1) → Công tắc chân phanh (2) → Đèn phanh (3) và (4)→ Mass và đèn phanh sáng
Khi nhả phanh công tắc chân phanh mở Thì công tắc chân phanh ngắt, dòng điện bị ngắt, đèn phanh không sáng
2.2.1.3 H ệ th ống đèn báo lùi a Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn báo lùi
Hình 2.7 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn báo lùi
1 Công tắc báo lùi; 2 Đèn lùi bên phải; 3 Đèn lùi bên trái
Hình 2.8 Sơ đồ mạch điện đèn báo lùi (vẽ lại) b Nguyên lí hoạt động
Khi vào số lùi, thì công tắc báo lùi được đóng lại, dòng điện từ công tắc máy → Cầu chì → Công tắc báo lùi → Đèn lùi → Mass, đèn báo lùi sáng
Khi không vào số lùi, thì công tắc báo lùi ngắt, nên không có dòng điện chạy qua, đèn báo lùi không sáng
2.2.1.3 H ệ th ống đèn kích thướ c a Sơ đồ mạch điện
Hình 2.9 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn kích thước
1 Rely; 2 Công tắc tổ hợp; 3 Đèn kích thước phía trước; 4 Đèn radio; 5 Đèn công tắc A/C; 6 Đèn sưởi; 7 Đèn kích thước phía sau bên trái; 8 Đèn kích thước sau bên phải; 9
Bật công tắc tổ hợp (2) ở vịtrí đèn kích thước (Tail), thì chân T sẽ thông với chân
EL Lúc đó, dòng điện (+) từ Ắc quy đến cầu chì (1) → Relay (2) làm Relay đóng tiếp điểm và dòng điện đến các đèn kích thước và các đèn phụnhư đèn radio, đèn công tắc A/C, đèn Taplo
2.2.2 Hệ thống gạt mưa, rửa kính a Yêu cầu làm việc của hệ thống gạt mưa rửa kính
Xe phải được trang bị hệ thống gạt nước để đảm bảo tầm nhìn của người lái qua kính chắn gió phía trước và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải có từ hai tần số gạt trở lên;
- Một tần số gạt có giá trị không nhỏ hơn 45 lần/phút;
- Một tần số gạt có giá trị nằm trong khoảng từ 10 đến 55 lần/phút;
- Chênh lệch giữa tần số gạt cao nhất với một trong những tần số gạt thấp hơn phải không nhỏ hơn 15 lần/phút b Các chếđộ làm việc
- OFF: Tắt hệ thống hay còn gọi là chế độ dừng;
- INT: Gạt nước gián đoạn, không liên tục;
- MIST: Gạt nước 1 lần hoặc đi trong điều kiện sương mù;
- LOW: Gạt nước ở chế độ chậm;
- HIGH: Gạt nước ở chế độ nhanh;
- Phun nước: Chếđộ rửa kính c Cấu tạo
Hệ thống gạt mưa rửa kính bao gồm các bộ phận cơ bản như: cùm công tắc điều khiển hệ thống, cụm mô tơ gạt nước và bơm nước, vòi phun nước, lưỡi gạt nước, bình nước rửa kính
Hình 2.10 Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa, rửa kính
1 Công tắc gạt nước; 2 Mô tơ gạt nước; 3 Mô tơ phun nước
Hình 2.11 Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa rửa kính (vẽ lại) e Nguyên lí hoạt động
* Công tắc gạt nước ở vị trí MIST:
Khi xoay công tắc ở chế độ MIST: Lúc này chân +B và chân (+1) của công tắc gạt nước (1) thông nhau Lúc này, dòng điện đi từ cầu chì IG 20A → chân +B và chân
(+1) của công tắc gạt nước (1) → Chân (+1) của mô tơ gạt nước (2) → Mass Lúc này mô tơ quay ở tốc độ thấp
* Công tắc gạt nước ở vị trí OFF:
Khi xoay công tắc ở chế độ OFF, lúc này chân (+S) và chân (+1) của công tắt gạt nước (1) thông nhau, dòng điện đi từ cầu chì IG 20A → Chân B của mô tơ gạt nước và chạy trực tiếp đến đĩa cam của mô tơ gạt nước Ngay lúc này, từ chân +S của mô tơ gạt nước, dòng điện chạy đến chân +S của công tắc gạt nước qua chân +1(1) → Chân (+1) của mô tơ gạt nước (2) → Mass Lúc này mô tơ gạt nước vẫn tiếp tục quay do được cấp điện thông qua đường đĩa cam, sau đó đến vị trí dừng thì mô tơ dừng hẳn
* Công tắc gạt nước ở vị trí INT:
Khi công tắc gạt nước xoay đến vị trí INT thì transitor TR bật trong một thời gian ngắn làm relay hoạt động, đóng ngắt tiếp điểm Ta có dòng điện: từ (+) sau công tắc máy → Cầu chì 20 A → Chân +B của công tắt gạt nước→ Qua bộ Transitor TR → Đóng tiếp điểm của Relay → Tiếp điểm INT công tắc gạt nước → Chân (+1) của công tắc gạt nước → Chân (+1) của mô tơ gạt nước (LOW) → Mass
* Công tắc gạt nước ở vị trí LOW:
KHAI THÁC HỆ TH ỐNG ĐIỆ N THÂN XE TOYOTA VIOS 2017
H ệ th ố ng chi ế u sáng và tín hi ệ u
3.1.1 Các hư hỏng thường gặp của hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
- Các đèn đầu ( bao gồm cả đèn chiếu xa và đèn chiếu gần) đều không hoạt động
- Đèn đầu ( bao gồm cả đèn chiếu và đèn chiếu gần) chỉ hoạt động một bên
- Đèn chiếu gần bên phải và bên trái đều cùng không hoạt động
- Đèn chiếu gần chỉ hoạt động một bên (phải hoặc trái)
- Cảđèn chiếu xa bên phải và bên trái đều không hoạt động
- Đèn chiếu xa chỉ hoạt động một bên (trái hoặc phải)
- Không thể điều chỉnh được chế độ chiếu xa và chiếu gần
- Đèn kích thước không hoạt động (đèn hậu vẫn hoạt động bình thường)
- Chế độ nhá đèn không thực hiện được
- Đèn kích thước bên trái và bên phải (bao gồm cả đèn gầm và đèn biển số) đều không hoạt động
- Đèn kích thước chỉ sáng một bên (bên trái hoặc bên phải)
- Đèn soi biển số không sáng (đèn kích thước vẫn sáng bình thường)
- Đèn báo dừng chỉ sáng một bên (bên phải hoặc bên trái)
- Đèn báo dừng trung tâm không hoạt động
- Tất cả cá đèn báo dừng đều không hoạt động
- Đèn sương mù phía trước không hoạt động
- Cả đèn sương mù phía trước bên trái và bên phải đều không hoạt động
- Một đèn sương mù phía sau không sáng
- Cả hai đèn sương mù phía sau đều không sáng
- Cả hai đèn dự phòng bên trái và bên phải đều không hoạt động
- Đèn báo rẻ không hoạt động (đèn cảnh báo nguy hiểm vẫn hoạt động bình thường)
- Đèn báo rẻ cùng hoạt động một lúc (sáng cả bên trái và bên phải cùng một lúc)
- Đèn báo rẻ một bên không chiếu sáng (đèn bên trái hoặc bên phải)
- Đèn báo rẻ phía sau một bên không hoạt động (bên trái hoặc bên phải)
3.1.2 Kiểm tra và sửa chữa
Bước đầu tiên chúng ta hãy quan sát bằng mắt xem cụm đèn đầu, đèn kích thức, đèn tín hiệu của xe có bị hư hỏng do va chạm mạnh hay không
3.1.2.1 Hệ thống chiếu sáng a Trường hợp đèn đầu (bao gồm cả chiếu xa và chiếu gần) không sáng
- Kiểm tra cầu chì chính có hoạt động bình thường hay không Nếu cháy thì ta thay cầu chì mới, còn nếu vẫn hoạt động bình thường thì ta sang bước tiếp theo – kiểm tra relay chiếu sáng
- Kiểm tra điện trở các chân của relay chiếu sáng
Hình 3.1 Relay chiếu sáng (đèn đầu)
+ Bước 1: Không cấp nguồn điện vào chân số 1 và chân số 2 Sau đó tiến hành đo điện trở cặp chân số 3 và số 5 Nếu kết quả cho ra giá trị điện trở đạt 10 k Ω hoặc
39 cao hơn thì thực hiện bước số 2 Còn nếu kết quả nhận được dưới 10 k Ω thì thực hiện thay relay mới
+ Bước 2: Tiến hành cấp nguồn điện vào chân số 1 và chân số 2 Đo điện trở cặp chân số 3 và số 5 Nếu giá trị điện trở cho ra dưới 1 k Ω thì relay vẫn hoạt động bình thường thì ta kiểm tra bộ phận tiếp theo – cụm công tắc điều khiển đèn, còn nếu giá trị cho ra trên mức 1k Ω thì ta thay relay mới
- Kiểm tra điện trở các chân của cụm công tắc điều khiển đèn
Hình 3.2 Công tắc điều khiển đèn
+ Bước 1: Tiến hành bật công tắc sang chế độOFF, sau đó kiểm tra điện trở hai chân 12 (EL) và 18 (T) Nếu kết quả đo điện trở cho ra lớn hơn hoặc bằng 10 kΩ thì tiến hành bước số 2 Còn nếu kết quả cho ra thấp hơn 10 kΩ thì tiến hành thay công tắc mới
+ Bước 2: Tiến hành bật công tắc sang chế độ TAIL, tiếp tục kiểm tra điện trở hai chân 12 (EL) và 18 (T) Nếu kết quả cho ra dưới 1 Ω thì tiến hành bước số 3 Còn nếu kết quả cho ra thấp hơn thì tiến hành thay công tắc mới
+ Bước 3: Chuyển công tắc sang chế độ HEAD, kiểm tra điện trở hai cặp chân 12 (EL) và 18 (T); 18 (T) và 20 (H) Nếu kết quả cho ra hai cặp chân đều dưới 1 Ω thì công tắc vẫn hoạt động bình thường, tiếp tục kiểm tra chi tiết tiếp theo – các giắc kết
- Kiểm tra các giắc kết nối có bị hỏng, điểm tiếp xúc giữa các giắc có bị lỏng hay không, hoặc dây điện có bị đứt hay không Nếu bị hỏng, đứt ta tiến hành thay mới b Trường hợp đèn đầu (bao gồm cảđèn chiếu xa và chiếu gần) chỉ sáng một bên
- Kiểm tra cầu chì đèn bên trái hoặc cầu chì đèn bên phải còn hoạt động bình thường hay không Nếu hỏng tiến hành thay cầu chì mới
- Kiểm tra bóng đèn có hoạt động bình thường hay không Nếu bóng đèn bị cháy thì tiến hành thay mới
- Kiểm tra các giắc kết nối và dây điện c Trường hợp đèn chiếu gần hoặc chiếu xa bên trái và bên phải đều cùng không hoạt động được
- Kiểm tra công tắc điều khiển đèn:
Hình 3.3 Công tắc điều khiển đèn
+ Bước 1: Chuyển công tắc sang chế độ HIGH FLASH, kiểm tra điện trở hai chân 12 (EL) và 17 (HF), nếu giá trị cho ra dưới 1 Ω thì tiến hành bước tiếp theo Còn nếu đo được giá trịcao hơn 1 Ω thì công tắc bịhư, ta tiến hành thay công tắc mới
+ Bước 2: Để công tắc ở chế độ HIGH FLASH, kiểm tra điện trở hai chân 11 (HU) và 12 (EL) Nếu kết quả cho ra dưới 1 Ω thì tiến hành bước tiếp theo Còn nếu đo được giá trị cao hơn 1 Ω thì công tắc bị hư, ta tiến hành thay công tắc mới
+ Bước 3: Để công tắc ở chế độ HIGH, kiểm tra điện trở hai chân 11 (HU) và 12 (EL) Nếu kết quả cho ra dưới 1 Ω thì công tắc vẫn hoạt động bình thường Còn nếu đo được giá trị cao hơn 1 Ω thì công tắc bị hư, ta tiến hành thay công tắc mới
- Kiểm tra các giắc kết nối, dây điện d Trường hợp đèn chiếu gần hoặc chiếu xa chỉ hoạt động một bên (phải hoặc trái)
- Kiểm tra bóng đèn có hoạt động bình thường hay không Nếu bị hỏng thì ta thay bóng đèn mới
- Kiểm tra các giắc kết nối và dây điện e Trường hợp không thể thay đổi được giữa chế độ chiếu xa và chiếu gần
- Kiểm tra cầu chì chính xem cầu chì còn hoạt động bình thường hay không Nếu hỏng thì ta tiến hành thay mới
- Kiểm tra relay công tắc điều khiển đèn:
+ Bước 1: Không cấp nguồn vào chân số 1 và chân số 2, kiểm tra điện trở hai chân số 3 và số 5 Nếu kết quả cho ra giá trị điện trở bằng 10 kΩ hoặc lớn hơn thì thực hiện bước thứ 2, còn nếu giá trị cho ra thấp hơn 10 kΩ thì có nghĩa relay công tắc điều khiển đèn bị hỏng và tiến hành thay mới
+ Bước 2: Cho nguồn điện vào chân số 1 và số 2, kiểm tra điện trở chân số 3 và số 5 Nếu giá trị cho ra dưới 1 Ω thì relay vẫn hoạt động bình thường, ngược lại nếu lớn hơn thì relay đã hỏng và ta tiến hành thay mới
Hình 3.4 Relay công tắc điều khiển đèn
- Kiểm tra các giắc kết nối, dây điện có bị hở hay đứt không Nếu có ta thay mới chi tiết g Trường hợp chếđộ“nhá đèn” không hoạt động
- Kiểm tra công tắc điều khiển đèn ( ở mục a)
- Kiểm tra các giắc nối và dây điện
3.1.2.2 H ệ th ố ng tín hi ệ u a Trường hợp đèn kích thước bên trái và bên phải đều không hoạt động
- Kiểm tra cầu chì đèn kích thước còn hoạt động hay không Nếu bị hỏng ta tiến hành thay cầu chì mới
- Kiểm tra relay đèn kích thước:
+ Bước 1: Không cấp nguồn vào chân số 1 và chân số 2, kiểm tra điện trở hai chân số 3 và số 5 Nếu kết quả cho ra giá trị điện trở bằng 10 kΩ hoặc lớn hơn thì thực hiện bước thứ 2, còn nếu giá trị cho ra thấp hơn 10 kΩ thì có nghĩa relay đèn kích thước bị hỏng và tiến hành thay mới
+ Bước 2: Cho nguồn điện vào chân số 1 và số 2, kiểm tra điện trở chân số 3 và số 5 Nếu giá trị cho ra dưới 1 Ω thì relay vẫn hoạt động bình thường, ngược lại nếu lớn hơn thì relay đèn kích thước đã hỏng và ta tiến hành thay mới
Hình 3.5 Relay đèn kích thước
- Kiểm tra công tắc điều khiển đèn kích thước (mục a) b Trường hợp đèn kích thước chỉ sáng một bên (trái hoặc phải)
- Kiểm tra đèn có bị hỏng, cháy hay không Nếu bị, ta tiến hành thay bóng đèn mới
- Kiểm tra ổ cắm đèn kết hợp ở phía sau và cụm dây phụ có hoạt động bình thường, có bị đứt gãy hay không
- Kiểm tra các giắc kết nối, dây điện c Trường hợp đèn biển số không sáng
- Kiểm tra đèn biển số có bị hỏng, cháy hay không Nếu có ta thay bóng đèn mới
- Kiểm tra các giắc nối, dây điện d Trường hợp đèn báo dừng không hoạt động
- Kiểm tra bóng đèn có bị hỏng hay không
- Kiểm tra ô cắm đèn kết hợp phía sau và cụm dây phụ
- Kiểm tra các giắc nối và dây điện
- Kiểm tra cầu chì đèn báo dừng có hoạt động bình thường hay không Nếu hỏng ta tiến hành thay cầu chì mới
- Kiểm tra công tắc đèn báo dừng:
+ Bước 1: Nhấn công tắc đo điện trở chân số 1 và số 2 Nếu giá trị cho ra là 10k
Ω hoặc cao hơn thì ta tiến hành bước tiếp theo Còn nếu giá trị đo được thấp hơn có nghĩa là công tắc đã bị hỏng
H ệ th ố ng g ạt mưa, rử a kính
3.2.1 Các hư hỏng thường gặp của hệ thống gạt mưa, rửa kính
- Hệ thống gạt nước và rửa kính phía trước không hoạt động
- Hệ thống gạt nước ở phía trước không hoạt động được ở chế độ LO hoặc HI
- Hệ thống gạt nước ở phía trước không hoạt động được ở chế độ INT
- Hệ thống rửa kính phía trước không hoạt động
- Cần gạt nước không trở lại vị trí ban đầu khi tắt công tắc gạt nước
- Hệ thống gạt nước, rửa kính phía sau không hoạt động được
- Hệ thống gạt nước phía sau không hoạt động
- Hệ thống rửa kính phía sau không hoạt động
- Gạt nước phía sau không trở lại vị trí ban đầu khi tắt công tắc gạt nước
3.2.2 Kiểm tra và sửa chữa a Trường hợp gạt nước và rửa kính phía trước không hoạt động
- Kiểm tra công tắc gạt mưa phía trước:
Hình 3.10 Công tắc điều khiển gạt mưa
(A - 1) và chân +1 (A – 3) Nếu kết quả đo được dưới 1 Ω thì tiến hành bước tiếp theo Còn nếu kết quả cho ra lớn hơn 1Ω thì chứng tỏ công tắc bị hỏng và phải thay mới + Bước 2: Bật công tắc lần lượt ở chế độ MIST và LO, kiểm tra điện trở chân +B
(A – 2) và chân +1 ( A – 3) Nếu kết quả đo được dưới 1 Ω thì tiến hành bước tiếp theo Còn nếu kết quả cho ra lớn hơn 1Ω thì chứng tỏ công tắc bị hỏng và phải thay mới
+ Bước 3: Bật công tắc ở chế độ HI, kiểm tra điện trở chân +B (A – 2) và chân +2 (A – 4) Nếu kết quả đo được dưới 1 Ω thì công tắc vẫn hoạt đồng bình thường Còn nếu kết quả cho ra lớn hơn 1Ω thì chứng tỏ công tắc bị hỏng và phải thay mới
- Kiểm tra công tắc gạt mưa phía sau:
+ Bước 1: Chuyển công tắc sang chế độ OFF, kiểm tra điện trở hai cặp chân WR
(A – 5), EW (B – 2) và +1R (B – 7), EW ( B – 2) Nếu điện trở đo được ở hai cặp chân này đều lớn hơn hoặc bằng 10 kΩ thì thực hiện bước tiếp theo Còn nếu giá trị đo được nhỏ hơn thì chứng tỏ công tắc bị hỏng và phải thay mới
+ Bước 2: Chuyển công tắc sang chế độ ON, đo điện trở chân +1R ( B – 7) và chân EW (B – 2 ) Nếu kết quả đo được dưới 1 Ω thì công tắc vẫn hoạt đồng bình thường Còn nếu kết quả cho ra lớn hơn 1Ω thì chứng tỏ công tắc bị hỏng và phải thay mới
- Kiểm tra công tắc rửa kính phía trước: Đo điện trở cặp chân EW (B – 2) và WF (B – 3) lần lượt ở chế độ ON và OFF Nếu ở chế độ ON đo được giá trị nhỏ hơn 1 Ω và ở chếđộ OFF đo được giá trị lớn hơn hoặc bằng 10 kΩ thì chứng tỏ công tắc vẫn hoạt động bình thường Còn nếu nhận được kết quả khác thì công tắc đã bị hỏng và phải thay mới
- Kiểm tra công tắc rửa kính phía sau:
+ Bước 1: Chuyển công tắc sang chế độ OFF, lần lượt đo điện trở hai cặp chân
WR (A – 5), EW (B – 2) và +1R (B – 7) , EW (B – 2) Nếu điện trở đo được ở hai cặp chân này đều lớn hơn hoặc bằng 10 kΩ thì thực hiện bước tiếp theo Còn nếu giá trị đo được nhỏ hơn thì chứng tỏ công tắc bị hỏng và phải thay mới
+ Bước 2: Chuyển công tắc sang chế độ WASH, đo điện trở chân WR (A – 5) và
EW (B – 2) Nếu kết quả đo được dưới 1 Ω thì tiến hành bước tiếp theo Còn nếu kết quả cho ra lớn hơn 1Ω thì chứng tỏ công tắc bị hỏng và phải thay mới
+ Bước 3: Chuyển công tắc sang chế độ WASH + ON, lần lượt đo điện trở hai cặp chân WR (A – 5), EW (B – 2) và +1R (B – 7) và EW (B – 2) Nếu kết quả đo được dưới 1 Ω thì công tắc vẫn hoạt đồng bình thường Còn nếu kết quả cho ra lớn hơn 1Ω thì chứng tỏ công tắc bị hỏng và phải thay mới
- Kiểm tra các giắc nối và dây điện có bị hỏng hóc, đứt gãy hay không b Trường hợp hệ thống gạt nước phía trước không thực hiện được chế độ HI hoặc LO
- Kiểm tra công tắc điều khiển gạt nước phía trước (mục a)
- Kiểm tra motor gạt nước phía trước:
+ Bước 1: Kiểm tra chế độ hoạt động gạt mưa của motor ở tốc độ chậm
Cho nguồn dương (+) của acquy vào chân +1 và nguồn âm ( - ) vào chân E và kiểm tra xem motor có quay ở tốc độ chậm hay không Nếu motor quay đều ở tốc độ
+ Bước 2: Kiểm tra chếđộ hoạt động gạt mưa của motor ở tốc độ nhanh
Cho nguồn dương (+) của acquy vào chân +2 và nguồn âm ( - ) và chân E Nếu motor quay ở tốc độ nhanh thì chứng tỏ vẫn hoạt động bình thường Còn nếu không thì motor đã bị hỏng và tiến hành thay mới
- Kiểm tra các giắc nối và dây điện c Trường hợp gạt mưa phía trước không hoạt động được ở chếđộ INT
- Kiểm tra cầu chì gạt nước phía trước có hoạt động bình thường hay không
- Kiểm tra chế độ hoạt động gián đoạn của công tắc:
Hình 3.12 Công tắc điều khiển gạt mưa
+ Bước 1: Cho chân dương (+) của vôn kế vào chân +1 (A – 3) và chân âm của vôn kế vào chân EW (B – 2)
+ Bước 2: Cho nguồn dương (+) acquy vào chân +B (A – 2) và âm ( - ) acquy vào chân EW ( B – 2)
+ Bước 3: Bật công tắc sang chếđộ INT
+ Bước 4: Nối nguồn dương (+) acquy vào chân +S (A – 1) khoảng 5s
+ Bước 5: Nối nguồn âm ( - ) của acquy vào chân +S (A – 1) Rơ le gạt nước gián đoạn hoạt động, kiểm tra điện áp hai chân +1 (A – 3) và EW (B – 2) Nếu giá trị đo được tương tự như hình bên dưới thì công tắc vẫn hoạt động bình thường Còn nếu khác hoàn toàn so với kết quả thì công tắc đã bịhư và tiến hành thay mới
- Kiểm tra các giắc kết nối và dây điện d Trường hợp rửa kính phía trước không hoạt động
- Kiểm tra cầu chì motor rửa kính
- Kiểm tra công tắc gạt mưa, rửa kính (mục a)
- Kiểm tra motor rửa kính (mục b)
- Kiểm tra các giắc kết nối, dây điện e Trường hợp gạt mưa và rửa kính phía sau không hoạt động được
- Kiểm tra công tắc điều khiển gạt mưa rửa kính (mục a)
- Kiểm tra các giắc kết nối, dây điện f Trường hợp gạt mưa phía sau không hoạt động được
- Kiểm tra cầu chì gạt mưa phía sau
- Kiểm tra công tắc gạt mưa, rửa kính (mục a)
- Kiểm tra các giắc kết nối, dây điện.
H ệ th ố ng ch ỉ nh g ậ p gương
3.3.1 Các hư hỏng thường gặp
- Gương hoạt động bất thường
3.3.2.1 Kiểm tra hoạt động di chuyển của gương
Hình 3.13 Hoạt động di chuyển của gương
- Bước 1: Cho nguồn điện dương (+) vào chân số 9 (MV) và nguồn điện âm (- ) vào chân số 8 (M+) Nếu gương di chuyển đi lên thì thực hiện bước tiếp theo Nếu không thì gương bị hỏng và ta tiến hành thay mới
- Bước 2: Cho nguồn điện dương (+) vào chân số 8 (M+) và nguồn điện âm ( - ) vào chân số 9 (MV) Nếu gương di chuyển đi xuống thì thực hiện bước tiếp theo Nếu không thì gương bị hỏng và ta tiến hành thay mới
- Bước 3: Cho nguồn điện dương (+) vào chân số 4 (MH) và nguồn điện âm ( - ) vào chân số 8 (M+) Nếu gương di chuyển sang trái thì thực hiện bước tiếp theo Nếu không thì gương bị hỏng và ta tiến hành thay mới
- Bước 4: Cho nguồn điện dương (+) vào chân số 8 (M+) và nguồn điện âm ( - ) vào chân số 4 (MH) Nếu gương di chuyển sang phải thì thực hiện bước tiếp theo Nếu không thì gương bị hỏng và ta tiến hành thay mới
3.3.2.2 Ki ể m tra ho ạt độ ng thu g ọ n c ủa gương
Ngắt kết nối acquy, giữgương tại vị trí cố dịnh sau đó kết nối acquy để kiểm tra hoạt động thu vào của gương
Hình 3.14 Hoạt động di chuyển của gương
56 số 2 (MF) Nếu gương bắt đầu dịch chuyển dần về E thì gương vẫn hoạt động bình thường và tiến hành bước tiếp theo Nếu không thì chứng tỏ gương bị hỏng
- Bước 2: Cho nguồn dương (+) vào chân số 2 (MF) và nguồn âm ( - ) vào chân số 7 (MR) Nếu gương không dịch chuyển thì gương vẫn hoạt động bình thường và tiến hành bước tiếp theo Nếu có dịch chuyển thì chứng tỏ gương bị hỏng
- Bước 3: Ngắt nguồn điện, dùng tay giữ gương ở khoảng giữa vị trí A và C (vị trí B) Sau đó cấp nguồn dương (+) cho chân số 7 (MR) và nguồn âm ( - ) cho chân số 2 (MF) Nếu gương chuyển động dần về E thì chứng tỏ vẫn hoạt động bình thường Còn nếu không thì gương đã bị hỏng và tiến hành thay mới
- Bước 4: Ngắt nguồn điện, dùng tay giữgương ở khoảng giữa vị trí A và C (vị trí B) Sau đó cấp nguồn dương (+) cho chân số 2 (MF) và nguồn âm ( - ) cho chân số 7 (MR) Nếu gương chuyển động dần về A thì chứng tỏ vẫn hoạt động bình thường Còn nếu không thì gương đã bị hỏng và tiến hành thay mới
- Bước 5: Ngắt nguồn điện, dùng tay giữ gương ở vị trí C Sau đó cấp nguồn dương (+) cho chân số 7 (MR) và nguồn âm ( - ) cho chân số 2 (MF) Nếu gương chuyển động dần về E thì chứng tỏ vẫn hoạt động bình thường Còn nếu không thì gương đã bị hỏng và tiến hành thay mới
- Bước 6: Ngắt nguồn điện, dùng tay giữ gương ở vị trí C Sau đó cấp nguồn dương (+) cho chân số 2 (MF) và nguồn âm ( - ) cho chân số 7 (MR) Nếu gương không chuyển động thì chứng tỏ vẫn hoạt động bình thường Còn nếu có thì gương đã bị hỏng và tiến hành thay mới
- Bước 7: Ngắt nguồn điện, dùng tay giữ gương ở vị trí D Sau đó cấp nguồn dương (+) cho chân số 7 (MR) và nguồn âm ( - ) cho chân số 2 (MF) Nếu gương chuyển động dần về E thì chứng tỏ vẫn hoạt động bình thường Còn nếu không thì gương đã bị hỏng và tiến hành thay mới
- Bước 8: Ngắt nguồn điện, dùng tay giữ gương ở vị trí D Sau đó cấp nguồn dương (+) cho chân số 2 (MF) và nguồn âm ( - ) cho chân số 7 (MR) Nếu gương
57 chuyển động dần về C thì chứng tỏ vẫn hoạt động bình thường Còn nếu không thì gương đã bị hỏng và tiến hành thay mới
- Bước 9: Thu gương lại về vị trí E Sau đó cấp nguồn dương (+) cho chân số 7 (MR) và nguồn âm ( - ) cho chân số 2 (MF) Nếu gương không chuyển động thì chứng tỏ gương vẫn hoạt động bình thường Còn nếu có thì gương đã bị hỏng và tiến hành thay mới
- Bước 10: Thu gương lại về vị trí E Sau đó cấp nguồn dương (+) cho chân số 2
(MF) và nguồn âm ( - ) cho chân số 7 (MR) Nếu gương di chuyển từ E đến C thì gương vẫn hoạt động bình thường Nếu không thì gương đã bị hỏng và tiến hành thay mới
3.3.2.3 Ki ể m tra công t ắ c ch ỉ nh, g ập gương
Hình 3.15 Công tắc điều chỉnh, gập gương a Kiểm tra hoạt động của công tắc khi nhấn gương trái
- Bước 1: Đo điện trở hai cặp chân 4 (VL), 8 (B) và 6 (M+), 7 (E)
58 tắc vẫn hoạt động bình thường Nếu lớn hơn thì công tắc đã bị hỏng và tiến hành thay mới
+ Khi không nhấn công tắc UP, điện trở đo được của hai cặp chân lớn hơn hoặc bằng 10 kΩ thì công tắc vẫn hoạt động bình thường Nếu bé hơn thì công tắc đã bị hỏng và tiến hành thay mới
- Bước 2: Đo điện trở hai cặp chân 4 (VL), 7 (E) và 6 (M+), 8 (B)
+ Khi nhấn công tắc DOWN , điện trở đo được của hai cặp chân bé hơn 1 Ω thì công tắc vẫn hoạt động bình thường Nếu lớn hơn thì công tắc đã bị hỏng và tiến hành thay mới
H ệ th ố ng khóa c ử a
- Chức năng mở/ khóa cửa chỉ dành cho người lái không hoạt động được
- Chức năng chỉ mở/ khóa cửa hành khách không hoạt động được
- Tất cả các chức năng khóa/ mở khóa đều không vận hành
- Hoạt động khóa vẫn tiếp tục ngay cả khi đã khóa cửa
- Chỉ cửa sau không mở được
3.4.2 Kiểm tra, sửa chữa a Trường hợp chức năng mở khóa cửa chỉ dành cho người lái không hoạt dộng được
- Kiểm tra hoạt động của motor khóa cửa bên trái
+ Bước 1: Cho nguồn dương (+) vào chân 4 (L) và nguồn âm ( - ) vào chân 1
(UL) Nếu cửa khóa thì tiến hành bước tiếp theo Nếu không khóa thì thay cụm khóa cửa mới
+ Bước 2: Cho nguồn dương (+) vào chân 1 (UL) và nguồn âm ( - ) vào chân 4 (L) Nếu cửa không khóa thì motor vẫn hoạt động bình thường Nếu không khóa thì tiến hành thay cụm khóa cửa
- Kiểm tra điện trở của công tắc phát hiện mở khóa bên trái
+ Đo điện trở của hai chân số 7 và số 8
+ Ở chế độ khóa cửa, điện trở hai chân đo được là 10 kΩ hoặc cao hơn thì công tắc vẫn hoạt động bình thường Nếu thấp hơn giá trị 10 kΩ thì chứng tỏ công tắc bị hỏng
+ Ở chế độ mở cửa, điện trở hai chân đo được là 1Ω hoặc thấp hơn thì công tắc vẫn hoạt động bình thường Nếu cao hơn giá trị 1 Ω thì chứng tỏ công tắc bị hỏng
Hình 3.16 Cụm mở khóa cửa bên trái
- Kiểm tra công tắc mở khóa cửa bên trái
+ Đo điện trở hai cặp chân số 9,7 và 10,7 lần lượt ở hai chế độ LOCKED và OFF
+ Nếu ở chếđộ LOCKED, điện trở đo được dưới 1 Ω thì công tắc vẫn hoạt động bình thường Còn nếu nhận được giá trị lớn hơn thì chứng tỏ công tắc đã bị hỏng
+ Ở chế độ OFF, điện trở đo được trên 10 kΩ thì công tắc vẫn hoạt động bình thường Còn nếu nhận được giá trị nhỏhơn thì chứng tỏ công tắc đã bị hỏng
- Kiểm tra dây điện và các giắc nối
- Kiểm tra hoạt động của motor khóa cửa bên phải
Hình 3.17 Cụm mở khóa cửa bên phải
+ Cho nguồn điện dương (+) và chân 4 (L) và nguồn âm ( - ) vào chân 1 (UL)
Nếu cửa khóa thì motor hoạt động bình thường Nếu cửa không khóa, motor bị hỏng và phải thay mới
+ Cho nguồn điện dương (+) và chân 1 (UL) và nguồn âm ( - ) vào chân 4 (L)
Nếu cửa không khóa thì motor hoạt động bình thường Nếu cửa khóa, motor bị hỏng và phải thay mới
- Kiểm tra diện trở của công tắc nhận biết mở khóa:
+ Đo điện trở hai chân số 7 và số 8
+ Nếu khi bật chế độ LOCKED, kết quả cho ra là 10 kΩ hoặc lớn hơn thì công tắc vẫn hoạt động bình thường Còn nếu đo được giá trịbé hơn thì công tắc bị hỏng + Khi bật về chế độ UNLOCKED, kết quả cho ra là nhỏ hơn 1 Ω thì công tắc vẫn hoạt động bình thường Còn nếu đo được giá trị lớn hơn thì công tắc bị hỏng
- Kiểm tra các giắc kết nối và dây điện.
Ứ NG D Ụ NG THI Ế T K Ế MÔ HÌNH ĐIỆ N THÂN XE TRÊN Ô TÔ
Ch ức năng và yêu cầ u thi ế t k ế c ủ a mô hình
- Có khả năng cung cấp đầy đủ ánh sáng, giúp tài xế quan sát rõ khi tham gia giao thông, góp phần đảm bảo an toàn giao thông
- Giúp các xe xung quanh nhận biết được sự hiện diện của xe cũng như phán đoán được tình huống xảy ra để tránh va chạm
- Giúp tài xế quan sát rõ đường đi khi gặp thời tiết xấu như mưa, gió lớn gây bụi bám vào cabin cản trở tầm nhìn
- Cung cấp cái nhìn khách quan nhất về mô hình hệ thống điện thân xe ô tô
- Mô phỏng như một hệ thống điện thân xe thật sự với những thao tác thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
L ự a ch ọ n linh ki ệ n và c ả m bi ế n phù h ợ p cho mô hình
Qua nhiều sự chọn lọc từ tài liệu và những kiến thức học được trong nhà trường, nhóm chúng em đã lựa chọn những linh kiện sau đây để thực hiện mô hình:
- Mô tơ xịt rửa kính
Xây d ự ng mô hình h ệ th ống điệ n thân xe
Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống, nhóm chúng em đã hoàn thiện mô hình hệ thống điện thân xe ô tô
Mô hình còn nhiều thiếu sót do hạn chế về chuyên môn cũng như kĩ năng, mong quý thầy cô thông cảm bỏ qua và góp ý thêm để nhóm chúng em có thể hoàn thiện được mô hình một cách hoàn chỉnh nhất
Xi nhan trái Ð? mi Phanh Ð? mi
C?m dèn tru ? c C?m dèn tru ? c Ðèn pha c?t Ðèn pha c?t
Cụm đèn trước Cụm đèn trước
Công tắc bàn đạp phanh
Cụm đèn sau Cụm đèn sau
KẾT LUẬN Điện thân xe Toyota Vios 2017 là hệ thống điều khiển vô cùng quan trọng và phực tap Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu đề tài, tìm kiếm tư liệu và lập kế hoạch xây dựng lắp ráp mô hình và sử dụng thì nhóm em đã phần nào đưa ra một cái nhìn tổng quát nhất đến mọi người về hệ thống điện thân xe nói chung và của Toyota Vios nói riêng Điều này sẽ giúp nhóm chúng em hình dung và nắm bắt một cách khái quát về cấu tạo hệ thống và cách sửa chữa khi hệ thống xảy ra lỗi trong quá trình hoạt động
Trong quá trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn như tài liệu của Toyota Vios chỉ lưu hành nội bộ, nếu tìm được cũng chỉ là tiếng Anh và phải dịch ra bằng tiếng Việt Cùng với đó là kiến thức còn hạn chế về việc lựa chọn linh kiện và lắp ráp mô hình nên chúng em phải liên tục thay đổi và tìm hiểu để cho ra được linh kiện cũng như cách lắp ráp mô hình ưng ý nhất
Nhưng sau tất cả, chúng em đã hoàn thành bài luận văn và mô hình về đề tài “ Khai thác mô hình hệ thống điện thân xa Toyota Vios Xây dựng mô hình hệ thống điện thân xe” đúng tiến độ Em xin chân thành cảm ơn thầy Dương Minh Thái đã hỗ trợ em một cách tận tình để hoàn thành nhiệm vụđược giao
Do kiến thức cùng với kĩ năng thực tế còn hạn hẹp, nếu có sai sót mong quý thầy cô thông cảm và góp ý đểđề tài của chúng em được hoàn thiện tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn.