Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi đƣợc sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thục. Kết quả nghiên cứu và số liệu trong đề tài này là trung thực, đƣợc trích nguồn và trích dẫn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Lê Thị Thúy
Trang 1UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THANH HÓA
Lê Thị Thúy
VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Thanh Hóa, 2023
Trang 2UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THANH HÓA
Lê Thị Thúy
VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thục
Thanh Hóa, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Văn hóa công vụ của công chức
cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” là đề tài nghiên cứu của riêng
tôi được sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thục Kết quả nghiên cứu và số liệu trong đề tài này là trung thực, được trích nguồn và trích dẫn đầy đủ
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Lê Thị Thúy
Trang 43 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Những đóng góp của đề tài 9
7 Bố cục luận văn 9
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ 10
1.1 Các khái niệm công cụ 10
1.1.1 Khái niệm văn hóa 10
1.1.2 Khái niệm công vụ 12
1.1.3 Khái niệm văn hóa công vụ 13
1.1.4 Khái niệm công chức, công chức cấp xã 13
1.1.5 Khái niệm văn hóa công vụ của công chức cấp xã 16
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa công vụ 16
1.2.1 Truyền thống dân tộc 16
1.2.2 Bối cảnh hội nhập quốc tế 18
1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 20
1.2.4 Năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức 21
Trang 51.3 Cơ sở chính trị, pháp lý của văn hóa công vụ 23
1.4 Nhận diện văn hóa công vụ của công chức cấp xã 25
1.4.1 Vị trí, vai trò của công chức cấp xã 25
1.4.2 Những nội dung triển khai thực hiện văn hóa công vụ của công chức cấp xã 26
Tiểu kết chương 1 30
Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA 31
2.1 Tổng quan về huyện Đông Sơn 31
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 31
2.1.2 Điều kiện kinh tế 32
2.1.3 Về văn hóa, phong tục, tập quán 34
2.2 Thực tiễn văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 36
2.2.1 Mức độ hiểu biết các quy định văn hóa công vụ 36
2.2.2 Mức độ thực hiện các nội dung chuẩn mực về văn hóa công vụ 38
2.2.3 Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn 51
2.2.4 Trang phục của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn 52
2.3 Đánh giá kết quả thực hiện văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 57
2.3.1 Những mặt tích cực về văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn 57
2.3.2 Hạn chế và những vấn đề đặt ra về văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn 66
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 66
Tiểu kết chương 2 67
Trang 6Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA
CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA 68
3.1 Quan điểm chung về nâng cao hiệu quả văn hóa công vụ 68
3.2 Giải pháp cụ thể 69
3.2.1 Nhóm giải pháp về tăng cường công tác lãnh đạo, điều hành của Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương 69
3.2.2 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm, năng lực thực thi thi công vụ của công chức cấp xã 72
3.2.3 Nhóm giải pháp về điều kiện làm việc của công chức cấp xã 77
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CHT BCHQS Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự
CSLĐ TB&XH Chính sách lao động thương binh và xã hội ĐC - XD Địa chính - xây dựng
TC - KT Tài chính - kế toán TP - HT Tư pháp - hộ tịch
VH - XH Văn hóa xã hội
VP - TK Văn phòng - Thống kê
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Ý kiến đánh giá của công chức và người dân về mức độ thực hiện “5 biết” của công chức cấp xã 39 Bảng 2.2: Ý kiến đánh giá của công chức và người dân về mức độ thực
hiện “3 không” của công chức cấp xã 41 Bảng 2.3: Ý kiến đánh giá của công chức và người dân về mức độ thực
hiện “4 thể hiện” của công chức cấp xã 42 Bảng 2.4: Ý kiến đánh giá của công chức về thái độ ứng xử với người
dân tại nơi làm việc 44 Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá của công chứcvề thái độ ứng xử với đồng nghiệp 45 Bảng 2.6: Ý kiến đánh giá của công chức về thái độ ứng xử của công
chứckhi làm việc với cấp trên 46 Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá của công chức về thái độ ứng xử của công
chức nơi công cộng 48 Bảng 2.8: Ý kiến đánh giá của công chức về thái độ ứng xử của công
chức trên các trang mạng xã hội 49 Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá của công chức về thái độ ứng xử của công
chức trong gia đình 50 Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của công chức trang phục và tác phong làm
việc của công chức 53 Bảng 2.11: Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của 14 xã,
thị trấn trên địa bàn huyện Đông Sơn 64
Trang 9Biểu đồ 2.4: Đánh giá của người dân về mức độ hài lòng của người dân
đối với công chức khi giao tiếp trong quá trình giải quyết công việc 58 Biểu đồ 2.5: Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc (14 xã, thị
trấn trên địa bàn huyện Đông Sơn) 65
Trang 10MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Có thể nói, văn hóa có một vị trí rất quan trọng, văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng và phát triển đất nước Trong đó có một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là xây dựng văn hóa công vụ Bởi văn hóa công vụ là yếu tố rất cần thiết, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trở nên trong sạch, vững mạnh, mà trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Nhất là trong bối cảnh hiện nay, trước tác động của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, việc đẩy mạnh xây dựng văn hóa công vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được đặt lên hàng đầu Trên thực tế làm tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước hoạt động liêm minh, trong sạch, hiệu lực, hiệu quả Đây là một đòi hỏi lớn đối với nền văn hóa công vụ của nước ta hiện nay, đó phải là nền công vụ của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Vì vậy, thực hiện tốt văn hóa công vụ trong các cơ quan hành chính Nhà nước là tiền đề quan trọng thúc đẩy mỗi cán bộ, công chức không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ… với tinh thần vì Nhân dân phục vụ
Văn hóa công vụ là nền văn hóa mà ở đó được dựng xây trên nền tảng các giá trị, các chuẩn mực của cơ quan công quyền; được đội ngũ cán bộ, công chức tôn trọng, xác lập, gìn giữ và phát huy; giúp nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực thực thi công vụ và đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra Đội ngũ cán bộ công chức thực thi công vụ chính là những hạt nhân quan trọng, là hình ảnh phản chiếu vai trò, trách nhiệm của cơ quan công quyền Đòi hỏi mỗi cán bộ công chức phải không ngừng nỗ lực phấn đấu về mọi mặt, để đẩy mạnh sự gia tăng giá trị trong hoạt động công vụ ở các cơ quan công
Trang 11quyền, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền hành chính công vụ ngày một tốt hơn, hiệu quả ngày một rõ nét hơn
Thời gian qua, việc thực hiện văn hóa công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được kết quả quan trọng trên các mặt, như: trang phục của công chức khi thực thi nhiệm vụ bảo đảm gọn gàng, lịch sự; khuôn viên các công sở, phòng làm việc của các cơ quan, đơn vị được bài trí khoa học, hợp lý, có sơ đồ phòng làm việc, có biển chỉ dẫn… thuận tiện cho tổ chức và công dân khi liên hệ công tác Tinh thần trách nhiệm, tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ công chức trong quá trình thực thi công vụ không ngừng được nâng cao; cán bộ, công chức khi giao tiếp với Nhân dân có thái độ nhã nhặn, lịch sự hơn; lắng nghe Nhân dân trình bày tâm tư, nguyện vọng; giải thích, hướng dẫn tận tình, chu đáo, rõ ràng, cụ thể hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu chính đáng của Nhân dân Cùng với đó, các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện đã đặt hòm thư góp ý tại nơi làm việc, lấy phiếu ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân… tạo điều kiện để Nhân dân phản ánh về thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ, tác phong lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vẫn còn những hạn chế nhất định, như: Một bộ phận công chức còn hạn chế về tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính; tác phong, lề lối làm việc chậm được đổi mới… Và để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiến hành công cuộc cải cách có hiệu quả, một yếu tố then chốt là phải xây dựng đội ngũ công chức hành chính vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng văn hóa công vụ ở các cơ quan công quyền nói chung, Chính quyền cấp xã nói riêng là hết sức cần thiết, qua đó tìm ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi,
Trang 12phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương nhằm không ngừng nâng cao chất lượng văn hóa công vụ để phục vụ tổ chức và công dân ngày
một tốt hơn Thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa công vụ trong giai
đoạn hiện nay, tôi chọn đề tài: “Văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở
huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên
ngành Quản lý công
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thời gian gần đây có khá nhiều nghiên cứu về văn hóa công vụ nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng văn hóa công vụ, điển hình có các công trình nghiên cứu sau:
Bài viết của Trần Thị Thanh Thủy: “Văn hóa tổ chức và một số giải
pháp phát triển văn hóa công sở”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 09/2006 đã
chỉ ra đặc điểm và những giá trị cơ bản của văn hóa công vụ và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng văn hóa công vụ [45]
Luận án tiến sĩ “Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính
trong tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước Việt Nam” của tác giả Đào
Thị Ái Thi, Hà Nội năm 2008 cho thấy khoa học hành chính đã góp phần quan trọng để làm nên những kỳ tích kỳ diệu của con người Theo tác giả: con đường hình thành giao tiếp là con đường nhận thức chân lý, cảm nhận thực tiễn của công chức và khả năng ứng dụng vào các công việc tình huống nghề
nghiệp cụ thể của họ [38]
TS Bùi Huy Khiên: Xây dựng khung giá trị văn hóa công vụ Việt Nam-
Cách tiếp cận từ quản trị nhà nước tốt, đăng trên Tạp chí điện tử Lý luận
chính trị, ngày 26 tháng 01 năm 2016 [31]
Bài viết đã cho thấy sự chuyển dịch các giá trị của quản trị tốt thành các giá trị văn hóa công vụ, qua đó đã tạo nên sự đồng thuận, tạo nên những ràng
Trang 13buộc hơn, trách nhiệm hơn từ phía các cơ quan Nhà nước Sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị của quản trị Nhà nước tốt là một trong những nền tảng, những dấu ấn quan trọng tạo ra những bước chuyển biến căn bản về văn hóa công vụ ở nước ta Và đây cũng là những cơ sở, tạo niềm tin để xây dựng khung giá trị, các chuẩn mực văn hóa công vụ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
ThS Đinh Ngọc Quý: Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng, phát
triển văn hóa Việt Nam đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị - số 10/2016 Bài viết
trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa, trong đó quan điểm “xây
dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng” là một nội dung quan trọng gắn
với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa công vụ ở nước ta hiện nay [36]
Đề tài khoa học cấp Nhà nước: Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay
do TS Huỳnh Văn Thới làm chủ nhiệm đề tài, Học viện Hành chính là cơ quan chủ trì và phối hợp với một số cơ quan khác: Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Viện Văn hóa và Phát triển, Viện Xã hội học, Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng Đề tài đã hệ thống hóa một cách logic những vấn đề lý luận về văn hóa công vụ, đồng thời làm rõ nội hàm khái niệm văn hóa công vụ, đặc điểm, cấu trúc và nội dung của văn hóa công vụ Đề tài còn luận giải những vấn đề lớn đang đặt ra đối với văn hóa công vụ Việt Nam và xây dựng các khung giá trị, các tiêu chí phát triển văn hóa công vụ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [40]
Cuốn Đạo đức công chức trong thực thi công vụ của Ngô Thành Can
viết: Gốc của Tổ quốc là Nhân dân Nhân dân là người sáng tạo, xây dựng và bảo vệ sự tồn vong của Tổ quốc Do đó, yêu Tổ quốc, yêu nước là yêu Nhân
dân Thực hiện công vụ là phục vụ Nhân dân Tác giả nhấn mạnh “Đạo đức
cao nhất của mỗi công chức là sống, làm việc vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trang 14Mỗi công chức biết kế thừa truyền thống đạo đức của dân tộc và coi đó là yếu tố nội sinh…Trong công việc có trách nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng lẽ phải và pháp luật” [10]
Bài viết: “Xây dựng văn hóa công vụ trong cán bộ, công chức, viên
chức” của tác giả Bích Huệ đăng trên Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh
Tuyên Quang, ngày 03/10/2020 đã khẳng định: Nâng cao văn hóa công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức là một trong những vấn đề quan trọng của cải cách hành chính Nhà nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, theo đó tác giả đề xuất các giải pháp như: Tăng cường
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, công chức, viên chức về tinh thần, thái độ làm việc, các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống, nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp; Sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức nhằm tạo cơ sở pháp lý ngăn ngừa một cách bài bản những vi phạm về văn hóa công vụ…Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, tạo sự đoàn kết, thống nhất, phát huy cao độ nguồn lực, sức mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp; niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính tại trụ sở nhằm làm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức được minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa công vụ; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có uy tín, có chuyên môn giỏi, thông
Trang 15thạo nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn gần dân, biết lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhân dân và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn [28]
Bài viết: “Xây dựng văn hóa công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức hiện nay” của tác giả Lê Thị Hồng Yến (Vụ Quản lý đào tạo- Học
viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) đăng trên tạp chí Lý luận chính trị ngày
27/4/2022 nêu rõ: Văn hóa công vụ là hệ thống các giá trị, chuẩn mực của
một nền công vụ, được cán bộ, công chức tôn trọng và chia sẻ, thực hành trong hoạt động công vụ, xác lập niềm tin, đạo đức, nếp sống, truyền thống, bản sắc của nền công vụ [57]
Để xây dựng nền văn hóa công vụ Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới mục tiêu chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả, thời gian tới, cần tiến hành một số giải pháp cơ bản như: Nghiêm túc quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó có văn hóa công vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; Tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức về vai trò quan trọng của việc xây dựng văn hóa công vụ đất nước; Nghiên cứu, hoàn thiện và triển khai đồng bộ nội dung văn hóa công vụ trong Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đề cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu các đơn vị, tổ chức, cơ quan trong quá trình xây dựng và thực thi văn hóa công vụ; Phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, trong xây dựng văn hóa công vụ
Các công trình nghiên cứu về văn hóa công vụ nêu trên đã đem đến những nhận thức rất quan trọng, những cái nhìn khá tổng thể về văn hóa công vụ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, chưa thực sự đi sâu nghiên cứu về văn hóa công vụ của công chức cấp xã Vì vậy, quá trình triển
Trang 16khai đề tài “Văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hóa” tác giả nhận thấy một số tài liệu nghiên cứu phù hợp với nội
dung của đề tài nên sẽ tiếp thu, kế thừa kết quả của các tác giả đi trước để vận dụng có hiệu quả về nội dung công trình nghiên cứu của mình Đây là những tiền đề lý luận rất đáng quý để tác giả có cơ sở nền móng triển khai đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, luận văn nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa công vụ, văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa công vụ của của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Phạm vi giới hạn nội dung nghiên cứu thực trạng
văn hóa công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đông Sơn, như: Tinh thần, thái độ làm việc của công chức; Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của công chức; Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của công chức; Trang phục của công chức
Trang 17- Phạm vi thời gian: Từ năm 2018 - 2022 (Đánh giá 5 năm, từ khi
huyện Đông Sơn về đích huyện nông thôn mới năm 2018)
- Phạm vi không gian: 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Sơn
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa công vụ làm cơ sở nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Hệ thống tài liệu, gồm: sách, báo, tạp
chí, các công trình nghiên cứu…qua đó, tác giả tổng hợp, đánh giá, bao quát được các vấn đề có liên quan đến đề tài đã được đề cập trước khi tác giả nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi: Trong Đề tài này, tác
giả sử dụng bảng hỏi để điều tra, khảo sát 24 công chức và 80 người dân (mỗi xã 03 công chức và 10 người dân) của 08 xã gồm: Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Thanh, Đông Tiến, Đông Yên, Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Quang Tác giả đã phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi các nội dung liên quan đến văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa Từ kết quả điều tra bằng bảng hỏi, đề tài có được những số liệu minh chứng cụ thể, mang tính thuyết phục cao
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 24 cán
bộ, công chức và người dân (mỗi xã 01 lãnh đạo, 01 công chức và 01 người dân) của 8 xã gồm: Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Thanh, Đông Tiến, Đông Yên, Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Quang Vận dụng phương pháp phỏng vấn sâu trong đề tài này giúp tác giả tìm hiểu tường minh, thấu đáo các vấn đề thông qua các quan điểm trả lời của người được phỏng vấn Là cơ sở đánh giá thực trạng, đưa ra các định hướng giải pháp khắc phục tồn tại hạn chế, nâng cao chất lượng văn hóa công vụ
Trang 18- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh: Ngoài các phương pháp
điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu và các phương pháp khác, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh Từ đó, có những nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan về mức độ thực hiện văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
6 Những đóng góp của đề tài
6.1 Về mặt khoa học
Đề tài chỉ ra hướng nghiên cứu, hướng tiếp cận với các luận cứ có cơ sở khoa học Từ đó có thể tiếp thu, vận dụng những luận cứ khoa học đó vào vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả
6.2 Về mặt thực tiễn
Đề tài góp phần giúp Chính quyền cấp xã nhận rõ tầm quan trọng của văn hóa công vụ, sự tác động của văn hóa công vụ đến hiệu quả hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, từ đó đề ra các giải pháp thiết thực Đề tài cung cấp nguồn tư liệu về văn hóa công vụ ở địa phương, có thể vận dụng những luận cứ khoa học và một số kinh nghiệm vào thực tiễn thực thi văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn cũng như một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tiếp theo
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về văn hóa công vụ của công chức cấp xã Chương 2: Thực trạng văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa công vụ của công chức cấp xã ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Có nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về văn hóa, cụ thể như:
Theo “Tuyên bố về những chính sách văn hóa” thông qua tại Hội nghị
quốc tế do UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp quốc) tổ chức tại Mexico năm 1982:
Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người những suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán những giá trị và thực thi những sự lựa chọn Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân [47]
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, thì: Văn hóa là
những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử [56]
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà
Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa, đó là:
Trang 20Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội
Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần
Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học [55]
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn
hóa - vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa [19]
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình [37]
Trong cuốn Hồ Chí Minh toàn tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa [1]
Như vậy có thể khẳng định rằng, mặc dù trên nhiều phương diện, góc độ tiếp cận khác nhau nên cách hiểu và quan niệm cũng khác nhau, song tựu chung, hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa đều có quan niệm văn hóa gắn với
Trang 21con người, là hệ thống những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra Là bộ phận cơ bản trong xã hội, nhằm tạo ra những giá trị chuẩn mực trong xã hội
1.1.2 Khái niệm công vụ
Để hiểu được khái niệm về công vụ, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm công và vụ: công được hiểu là là những hoạt động mang tính cộng đồng, công việc chung của toàn đất nước; vụ được hiểu là những vụ việc, công việc được giao phải thực hiện
Như vậy, công vụ hiểu đơn giản chính là hoạt động được tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao thuộc thẩm quyền của Nhà nước vì lợi ích chung của toàn thể quốc gia, dân tộc, lợi ích xã hội và những lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân Nhìn chung, đây là những hoạt động có tính bắt buộc và kỷ cương nghiêm khắc, bắt buộc những chủ thể thực hiện những nhiệm vụ được giao phải đảm bảo chính xác, công bằng Đây là những công việc được thực hiện liên tục để đảm bảo cho cơ chế Nhà nước được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục trên nguyên tắc sử dụng quyền lực Nhà nước và đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước Do đó mà những chủ thể thực hiện hành vi này chính là đội ngũ công chức chuyên nghiệp thực hiện
Hiện nay, để phù hợp với tình hình thực tế nền chính trị của nước ta thì công vụ sẽ có một số tính chất và đặc điểm cơ bản như: Mục đích của công vụ là phục vụ cho những lợi ích của Nhà nước và Nhân dân; Chủ thể thực thi nhiệm vụ chính là đội ngũ cán bộ, công viên chức đang làm việc trong bộ máy Nhà nước; Nguyên tắc hoạt động và làm việc của công vụ chính là theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được Nhà nước giao và tuân theo quy định của pháp luật
Trang 221.1.3 Khái niệm văn hóa công vụ
Với tư cách một lĩnh vực, một loại hình hoạt động của xã hội, hoạt động công vụ là hoạt động thể hiện khả năng sáng tạo của con người Chính ở hoạt động công vụ là môi trường tốt để cho văn hóa công vụ hình thành và phát triển Đó là sự khái quát sâu sắc chức năng căn bản, giá trị cốt lõi và sức mạnh to lớn của văn hóa Dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, văn hóa vật thể hay văn hóa phi vật thể, thì văn hóa - với ý nghĩa là những giá trị sáng tạo của con người, đều là nguồn lực nội sinh vô tận, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con đường phát triển của một quốc gia Trong đó, thành tố có ảnh hưởng sâu rộng, mạnh mẽ đến hướng đi của một dân tộc chính là văn hóa chính trị, mà nòng cốt là văn hóa lãnh đạo, quản lý Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý [2]
Từ khái niệm văn hóa đến tìm hiểu văn hóa công vụ, có thể hiểu: Văn
hóa công vụ chính là những giá trị tốt đẹp để tạo nên niềm tin tưởng, tự hào, lòng yêu nghề, sự gắn kết đội ngũ cán bộ, công chức Đó là nét đẹp trong giao tiếp ứng xử, đó là tinh thần, trách nhiệm, tác phong lề lối làm việc, là những chuẩn mực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức, góp phần xây dựng nền hành chính vì Nhân dân phục vụ
1.1.4 Khái niệm công chức, công chức cấp xã
Khái niệm công chức: Ở nước ta, khái niệm “công chức” có từ khá lâu,
nhưng chỉ đến năm 1950, sau 05 năm đất nước ta giành độc lập thì khái niệm
Trang 23đó mới xuất hiện trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Văn bản đầu tiên là Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định quy chế công chức Việt Nam Điều 1 của Sắc lệnh
ghi: Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một
chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong nước hay ở nước ngoài đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định [32]
Đến thời kỳ đổi mới (sau năm 1986), trước yêu cầu khách quan cải cách nền hành chính và đòi hỏi phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước, khái niệm công chức được sử dụng trở lại trong Nghị định 169/HĐBT
ngày 25/5/1991 của Chính phủ Nghị định nêu rõ: Công dân Việt Nam được
tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là
Là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp; những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng [12]
Trang 24Sau hai lần sửa đổi, năm 2003, Pháp lệnh Cán bộ, công chức cho khái
niệm gộp cả cán bộ, công chức (quy định tại Điều 1): Mặc dù tiến bộ hơn rất
nhiều so với Pháp lệnh năm 1998 và sửa đổi năm 2000, Pháp lệnh Cán bộ công chức sửa đổi năm 2003 đã phân định được đối tượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước được gọi là “viên chức” [54]
Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 Tại Khoản 2 Điều 4 quy định về công chức:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [33]
Khái niệm công chức cấp xã: Tại khoản 3, Điều 4 của Luật Cán bộ,
công chức năm 2008 quy định: Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được
tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [33]
Trang 25Theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP, ngày 10/6/2023 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/8/2023 thì công chức cấp xã có 6 chức danh, gồm: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội Như vậy so với quy định hiện hành, thì từ ngày 01/8/2023 công chức cấp xã không còn có chức danh Trưởng Công xã, do đã bố trí Công an chính quy ở xã [18]
1.1.5 Khái niệm văn hóa công vụ của công chức cấp xã
Như chúng ta biết, khái niệm văn hóa công vụ, khái niệm công chức, công chức cấp xã là cơ sở nền tảng chung, từ đó áp dụng với văn hóa công vụ của công chức cấp xã chính là đưa thêm những yếu tố đặc thù, những đặc trưng cơ bản của từng địa phương Vì vậy, quan điểm của tác giả Luận văn đưa ra khái niệm về văn hóa công vụ của công chức cấp xã đó là:
Văn hóa công vụ của công chức cấp xã là những chuẩn mực thi công vụ, những giá trị tốt đẹp trong giao tiếp ứng xử của của công chức với người dân trên cơ sở những chuẩn mực chung và phù hợp với đặc thù của từng địa phương Đó là tinh thần, trách nhiệm, tác phong lề lối làm việc gần dân, sát dân, biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin, góp phần xây dựng nền hành chính vì Nhân dân phục vụ
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa công vụ
1.2.1 Truyền thống dân tộc
Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam ta đã viết lên những trang sử hào hùng, oanh liệt, hun đúc nên một dân tộc với những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động sản xuất, những con người với tinh thần đoàn kết, yêu thương giống nòi,
Trang 26những con người với tinh thần bất khuất, tự lực tự cường, không cam chịu, không khuất phục trước mọi khó khăn thử thách
Truyền thống dân tộc còn là những phong tục, tập quán, tư tưởng, lối sống, lối nghĩ, hành vi được cộng đồng thừa nhận, duy trì và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Cùng với dòng chảy của thời gian, các giá trị đạo đức ấy được lưu truyền, trở thành truyền thống vô cùng tốt đẹp, là sức mạnh nội sinh to lớn của dân tộc ta Vì vậy, truyền thống dân tộc luôn trường tồn cùng năm tháng, luôn xuất hiện trong đời sống thường nhật của con người Việt Nam ta, Điều đó đã hình thành đặc trưng văn hóa con người Việt Nam ta
Và chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam vốn không phân biệt cụ thể ở từng lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội Vì vậy, giữa pháp luật và các giá trị đạo đức luôn có sự tác động qua lại và luôn ràng buộc, bổ trợ lẫn nhau Từ các triều đại phong kiến ở Việt Nam, chúng ta thấy vẫn tồn tại sự ràng buộc với việc ban hành các bộ luật, đó là tư tưởng “pháp trị” Song về cơ bản, vẫn chú trọng đề cao việc phát huy các chuẩn mực đạo đức để tham gia quản lý xã hội, và vì thế, tư tưởng “đức trị” được chú trọng một cách rõ nét Với những nền tảng đạo đức phong kiến như “trung quân, ái quốc”, “tôn sư trọng đạo”, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… đây là những chuẩn mực đạo đức, là cơ sở hết sức quan trọng, là công cụ để quản lý xã hội
Văn hóa truyền thống dân tộc ta vì thế có nhiều giá trị đặc trưng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam Đó là lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, với những chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Và trong thời đại ngày nay, lòng tự cường, tự tôn dân tộc đã tiếp tục được gìn giữ, phát huy, là động lực tạo nên sức mạnh to lớn để đưa đất nước hòa nhập công cuộc công
Trang 27nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam ta trên trường quốc tế
Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc của các thế hệ cha ông đi trước, đó là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên đặc trưng văn hóa công vụ của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan công quyền Đó là đội ngũ cán bộ công chức luôn có tinh thần đoàn kết, cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, thân thiện, tận tâm tận lực với công việc Là những người cán bộ công chức biết gìn giữ, phát huy yếu tố truyền thống dân tộc và thích ứng linh hoạt với yêu cầu đổi mới và hội nhập trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay để thực thi công vụ, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ
1.2.2 Bối cảnh hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi quốc gia dân tộc, bởi một quốc gia, dân tộc muốn phát triển thì phải có sự liên kết, hợp tác với các quốc gia, dân tộc khác Đối với Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Như chúng ta biết, khái niệm “hội nhập” được đề cập lần đầu tiên trong
Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (năm 1996): Xây dựng một nền kinh tế mở,
hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả [20]
Đến Đại hội IX (năm 2001), chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế tiếp
tục được nhấn mạnh: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh
thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường [21]
Trang 28Đại hội X của Đảng (năm 2006) tái khẳng định chủ trương chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và nêu định hướng “đồng thời mở rộng hợp
tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” Với định hướng này, hợp tác quốc tế
trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội được đẩy mạnh, nhất là trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và do ASEAN làm chủ đạo [22]
Đến Đại hội XI, sau 10 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta đã có
bước phát triển tư duy quan trọng với việc chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc
tế” sang “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” [23]
Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5-11-2016, “Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia
các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” [4]
Đại hội XIII của Đảng (tháng 1/2021) xác định: “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng” [25]
Như vậy, quá trình mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển đất nước, về những tác động tích cực, chúng ta thấy rõ là đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao Dân chủ được mở rộng, người dân được biết, được bàn, được kiểm tra, được giám sát các vấn đề của đời sống kinh tế xã hội Hoạt động công vụ Việt Nam trên cơ sở đó ngày càng trở nên công khai, minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu lực, quả hơn Mọi người dân đều có cơ hội tham gia, hiểu biết hơn về hoạt động quản lý Nhà nước, thậm
Trang 29chí có điều kiện để giám sát, có môi trường để thể hiện những băn khoăn, vướng mắc… Điều đó đã và đang tác động ngày càng tốt trong xây dựng văn hóa công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, dưới tác động của quá hội nhập quốc tế và mặt trái của cơ chế thị trường không tránh khỏi một số tác động tiêu cực Đó là việc không ít người đề cao lối sống thực dụng, lợi ích nhóm, đặt mục tiêu lợi nhuận kinh tế lên trên hết, trước hết Không ít trường hợp vì danh lợi, địa vị, tiền tài mà xem nhẹ tình cảm, luật pháp, …Vì vậy mỗi cán bộ công chức thực thi công vụ phải nắm vững các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” để chủ động trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, tinh thần, thái độ thực thi công vụ một cách chuyên nghiệp và hội nhập với xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và công cuộc chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay
1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước sẽ luôn là yếu tố tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động văn hóa công vụ Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh như việc xây dựng cơ chế, chính sách, chuẩn mực của nền văn hóa công vụ; việc đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, công sở văn minh, hiện đại, trang thiết bị phương tiện, điều kiện làm việc; việc trả lương, các chế độ phụ cấp, tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ
Đất nước ta từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội có sự phát triển ổn định, liên tục, đạt nhiều thành tựu quan trọng Đó là cơ sở để có thêm điều kiện dành nhiều nguồn lực hơn cho việc xây dựng văn hóa công vụ Nhờ vậy, nền công vụ ở Việt Nam theo định hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng Thể chế Nhà nước pháp
Trang 30quyền ngày càng thể hiện tính dân chủ, tiến bộ, Chính quyền ngày càng liêm chính, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân
Mối quan hệ, tương tác giữa khu vực tư và khu vực công ngày càng gần gũi hơn Công dân ngày càng được trao nhiều quyền hơn thông qua các hình thức như ủy quyền, phân quyền… nhiều nhiệm vụ hơn và cũng có nhiều sự tự do hơn khi họ áp dụng những nguyên tắc, hệ thống các quy tắc ngày càng linh hoạt hơn Sự cầm quyền được thể hiện ngày một khoa học, dân chủ, bằng Hiến pháp và pháp luật Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở công sở ngày càng đầy đủ, ngăn nắp, khoa học đã hỗ trợ tích cực cho cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, từ đó mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…
Tuy nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước dù phát triển nhanh nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu Điều đó được thể hiện rõ nét ở chính sách tiền lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tiễn Vì lương thấp, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của cuộc sống nên một bộ phận cán bộ công chức vẫn chưa thật sự chuyên tâm, vẫn còn tình trạng “chân trong, chân ngoài”, dẫn đến một số hiện tượng vòi vĩnh, tham nhũng, hối lộ… Thể chế văn hóa công vụ chưa được hoàn thiện, năng lực xây dựng và thực thi pháp luật, cơ chế chính sách chưa cao, một số văn bản pháp luật ban hành còn chậm, chưa phù hợp với thực tiễn; nhiều chính sách còn chồng chéo, chậm khắc phục
1.2.4 Năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước, là người xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật và là người thực hiện chính sách, pháp luật, là người đem chính sách, pháp luật vào cuộc sống, là người trực tiếp thực thi công vụ, mang lại hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ, là người thực hiện mối quan hệ Nhà nước với dân, phục vụ Nhân
Trang 31dân Do đó, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nền văn hóa công vụ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm, những tiêu chí về người cán bộ, về vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức, đó là “công bộc” của Nhân dân Với quan điểm đức là “gốc”, đức quyết định thành công của người cán bộ, công chức, viên chức giúp người cán bộ, công chức, viên chức vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho Đức của người cán bộ, công chức, viên chức được thể hiện ở sự trong sáng, trung thực, không cơ hội, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; biết đặt lợi ích của tập thể, lợi ích của Nhân dân lên trên hết, trước hết Đức của người cán bộ, công chức, viên chức còn biểu hiện ở sự gần gũi với quần chúng Nhân dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng chính đáng của quần chúng Nhân dân, là những người nói đi đôi với làm, luôn khiêm tốn, cầu thị, luôn sống giản dị, lành mạnh và luôn có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau
Bên cạnh phẩm chất đạo đức thì năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của nền văn hóa công vụ Năng lực cho thấy sự khác biệt quan trọng giữa công chức thực thi nhiệm vụ hiệu quả hay kém hiệu quả
Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 đã có quy định về quản lý cán bộ, công chức theo mô hình vị trí việc làm, đổi mới phương thức
tuyển dụng công chức: “Phù hợp vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, đảm
bảo lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ, năng lực” [34]
Với mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ phẩm
chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” [13]
Trang 32Thời gian qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm nâng cao chất lượng, từng bước được đào tạo, bồi dưỡng… đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực thi công vụ; tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những hạn chế, bất cập cần phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay
Vì vậy, đạo đức và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là yếu tố rất quan trọng, trực tiếp quyết định chất lượng cải cách hành chính, chất lượng thực thi công vụ của các cơ quan công quyền
1.3 Cơ sở chính trị, pháp lý của văn hóa công vụ
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, phát triển văn hóa công vụ Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước Vì vậy, đã có nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa công vụ:
Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong
đó nêu rõ phải “Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các
cơ quan Nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, gắn bó máu thịt với Nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân” [3]
Bộ Chính trị đã có Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, yêu cầu “Xác định rõ xây dựng và phát
triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ
Trang 33thống chính trị”; “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; “Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [7]
Các chủ trương, chính sách nêu trên đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước như: Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định về Văn hóa giao tiếp nơi công sở (Điều 16) và Văn hóa giao tiếp với Nhân dân (Điều 17) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ, xác định
rõ mục tiêu là “nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách
ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội” [43]
Gần đây, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 (kèm theo Nghị quyết số 76/NQ-CP
ngày 15/7/2021), trong đó nêu rõ quan điểm “cải cách hành chính phải gắn
với nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo; đổi mới lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại” [17]
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành
chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030, trong đó chỉ đạo rõ cần phải “xây dựng
hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ Nhân dân” [44]
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng Đảng về đạo
đức, tích cực đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí tiêu
Trang 34cực; ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy thật tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu Đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đi đôi với việc củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên” [25]
1.4 Nhận diện văn hóa công vụ của công chức cấp xã
1.4.1 Vị trí, vai trò của công chức cấp xã
Thực tế cho thấy, đội ngũ công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với Nhân dân và giữa công dân với Nhà nước Với vị trí là cấp cơ sở, trực tiếp và gần dân nhất, vai trò của công chức cấp xã được thể hiện qua một số điểm như sau:
Công chức cấp xã có vai trò quan trọng đã được Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách đảm bảo quyền và lợi ích trong quá trình làm việc Bởi lẽ, xuất phát từ vai trò của công chức cấp xã là người trực tiếp triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước từ lý luận vào thực tiễn Trong những năm qua, việc tăng cường hoạt động đổi mới và phát triển nền kinh tế theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được thực thi một phần lớn chính là có vai trò, vị trí của đội ngũ công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã là những người gần dân, trong giải quyết công việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với công dân, nhất là công chức thuộc bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Giữa cán bộ công chức cấp xã với người dân có sự tương tác hai chiều: Đối với cán bộ công chức là
Trang 35những người thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là những người thực thi công vụ; là những người có trách nhiệm lắng nghe và thực hiện những nhu cầu, lợi ích chính đáng cho người dân Đối với người dân được quyền yêu cầu cán bộ công chức hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ để người dân được tiếp cận với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và yêu cầu công chức thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân Vì vậy, giữa cán bộ công chức và người dân có sự tương tác qua lại, trong đó trách nhiệm, nghĩa vụ của đội ngũ cán bộ công chức thực thi công vụ là hết sức quan trọng, họ phải thực sự là những công bộc của dân
Vì vậy, có thể khẳng định rằng: Đội ngũ cán bộ công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng Xây dựng văn hóa công vụ của công chức cấp xã là nhằm góp phần củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Chính quyền cơ sở Đội ngũ công chức cấp xã là những người thực thi những gì pháp luật cho phép và phải tuân theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về quá trình thực thi công vụ của mình Nhận diện đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò của công chức cấp xã sẽ góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước ở địa phương hoạt động vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả
1.4.2 Những nội dung triển khai thực hiện văn hóa công vụ của công chức cấp xã
Xây dựng chuẩn mực văn hóa công vụ cho đội ngũ công chức cấp xã hiện nay là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng Hiện nay, các công sở hành chính trong cả nước nói chung, Chính quyền cấp xã nói riêng đang triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 -12 - 2018 về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ Quyết định này
quy định về bốn nội dung chuẩn mực văn hóa công vụ bao gồm:
Trang 36- Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, bao gồm: Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”; Phải có ý thức tổ chức kỷ luật; sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân; Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và
uy tín [43]
- Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
Trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ; Đối với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức; Đối với lãnh đạo cấp trên, cán bộ,
Trang 37công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng; Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu trong giao
tiếp, ứng xử [43]
- Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ; Cán bộ, công chức, viên chức không được đánh bạc, sa vào các tệ nạn xã hội; không được sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc lá đúng nơi quy định; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ; Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; không mê tín dị đoan và có những hành vi phản
cảm khi tham gia lễ hội [43]
- Trang phục của cán bộ công chức, viên chức
Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự đi giày hoặc dép có quai hậu Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Đối với những ngành có trang phục riêng thì phải thực hiện theo quy định
của ngành [43]
Đó là 04 nội dung cơ bản để đội ngũ cán bộ công chức xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm trong thực thi công vụ Đây được xem như là cẩm nang
Trang 38cơ bản để mỗi cán bộ công chức tự soi chiếu, tự điều chỉnh bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm không ngừng nâng cao văn hóa công vụ, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ
Như vậy, cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống chính trị cũng như hệ thống chính quyền của nước ta Đội ngũ công chức cấp xã đóng vai trò vô cùng quan trọng quan trọng mang tính quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương Cấp xã là cấp gần dân nhất, sát dân nhất, là cầu nối trực tiếp đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là người trực tiếp chứng kiến được những khó khăn, vướng mắc của Nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng Nhân dân…được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ, kỳ vọng Thế nên, mỗi cán bộ, công chức cấp xã phải luôn tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là tinh thần thái độ giao tiếp ứng xử với Nhân dân Vì vậy, việc xây dựng văn hóa công vụ của công chức cấp xã là một nhiệm vụ tất yếu khách quan, là yêu cầu quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ trong các cơ quan công quyền cấp xã hiện nay
Trang 39Tiểu kết chương 1
Như vậy, chương 1 đã khái quát một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, để từ đó tác giả tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước, vận dụng một cách hợp lý vào nội dung công trình nghiên cứu của mình Đây là những tiền đề lý luận rất đáng quý để tác giả có cơ sở nền móng triển khai đề tài
Chương 1 đã hệ thống hóa các lý luận, các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Khái niệm văn hóa; Khái niệm công vụ; Khái niệm văn hóa công vụ; Khái niệm công chức, công chức cấp xã
Chương 1 cũng đã xác định được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến văn hóa công vụ như: truyền thống dân tộc, bối cảnh hội nhập quốc tế, điều kiện kinh tế- xã hội, năng lực đạo đức của cán bộ công chức, viên chức Từ đó chỉ ra được cơ sở pháp lý của văn hóa công vụ và nhận diện được những nội dung cơ bản về văn hóa công vụ của công chức cấp xã như: vị trí vai trò của công chức cấp xã; văn hóa ứng xử của công chức cấp xã; Bốn nội dung chuẩn mực cơ bản về văn hóa công vụ mà công chức cấp xã phải thực hiện
Từ việc xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu như trên đã cho phép Đề tài tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo một cách cụ thể và khách quan
Trang 40Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA
2.1 Tổng quan về huyện Đông Sơn
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Đông Sơn là huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở trung tâm của tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía tây Được kiến tạo trên một địa hình tương đối ổn định, có cảnh quan rất đẹp và hài hòa, đất đai màu mỡ phì nhiêu, có hệ thống sông đào Nhà Lê, sông Hoàng, kênh Bắc và trên 200 ha ao hồ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có hệ thống núi đá vôi xen kẽ với nhiều chủng loại trữ lượng tương đối lớn và nguồn đất sét tốt tạo điều kiện cho việc phát triển ngành vật liệu xây dựng, chế tác đá và sản xuất gốm sứ Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như nghề làm đồ đá, khắc chạm đá mỹ nghệ, đúc đồng, làm gốm…nổi tiếng gần xa Sản phẩm từ đá của Đông Sơn không chỉ tham gia vào nhiều công trình thế kỷ Cố đô Huế, tượng đá ở núi Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam), Lăng Bác mà còn vươn ra thị trường thế giới Tiềm năng đất đai và con người, tạo cho Đông Sơn có vị trí quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Hóa [29]
Về vị trí địa lý: Về phía Đông giáp thành phố Thanh Hóa; về phía Bắc giáp huyện Thiệu Hóa; về phía Nam giáp huyện Quảng Xương và Nông Cống và về phía Tây giáp huyện Triệu Sơn Đông Sơn có Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, và đường sắt xuyên Việt chạy qua thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các địa phương trong cả nước Là cửa ngõ phía Tây của Thành phố Thanh Hóa, giao thông thuận lợi với Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, tỉnh lộ 517, 506 và đường sắt Bắc- Nam chạy qua Trên địa bàn huyện Đông Sơn có hệ thống sông nhà Lê, sông Hoàng và kênh Bắc Ngoài ra còn có hệ thống kênh tưới tiêu cấp I và trên nhiều ao hồ phân bố ở hầu hết các xã trong huyện