1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đường lối xây dựng nhà nước của đảng cộng sản việt nam tk đổi mới

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đường lối xây dựng nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới
Tác giả Phạm Thị Phương Nghi, Nguyễn Đoàn Thanh Trúc, Nguyễn Tấn Lâm, Bùi Thị Xuân Lương
Người hướng dẫn Ths. Lê Quang Chung
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Từ đó rút ra những bài học quý giá, kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng Nhà nước, bên cạnh đó đưa ra những biện pháp khắc phục mặt hạn chế góp phần nâng cao hiệu quả trong công

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT

THỜI KỲ ĐỔI MỚI

GVHD: Ths Lê Quang Chung

Trang 2

ĐIỂM SỐ

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

Ths Lê Quang Chung

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Phương Nghi

Nội dungchương 2Thuyết trình

Hoàn thành tốt

Thanh Trúc

Nội dung mởđầu và kết luậnChỉnh sửaword tiểu luận

Hoàn thành tốt

Xuân Lương

Nội dungchương 1Nội dungchương 3

Hoàn thành tốt

SoạnPowerPointthuyết trình

Hoàn thành tốt

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận 7

6 Kết cấu của tiểu luận 7

Chương 1 9

1.1 Giới thiệu về hệ thống chính trị Việt Nam 9

1.2 Vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam 10

Chương 2 13

2.1 Đường lối xây dựng Nhà nước từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến Đại hội lần thứ IX của Đảng 13

2.2 Đường lối xây dựng Nhà nước từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng 14

Chương 3 17

3.1 Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng Nhà nước từ năm 1986 đến nay 17

3.2 Những hạn chế trong quá trình xây dựng Nhà nước từ năm 1986 đến nay 18

3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng Nhà nước thời kỳ đổi mới 19

KẾT LUẬN 21

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay khi mà mức sống xã hội của người dân ngày càng cao và khoa học kỹthuật ngày càng phát triển thì đi kèm với đó chính là sự tự do thông tin cũng như dânchủ của mỗi người cũng sẽ càng lớn, lợi dụng điều đó nên các thế lực thù địch, phảnđộng sẽ có thể tung những thông tin sai lệch, kích thích tạo bạo động dựa trên lòng tincủa nhân dân Một đất nước muốn phát triển thì nhân dân phải đoàn kết, phải tin tưởngvào Nhà nước, niềm tin ở nhân dân cũng chính là cơ sở vững chắc để tạo nên sứcmạnh Vì thế việc xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch, đáp ứng được nguyệnvọng của nhân dân, cũng như là Nhà nước được nhân dân tin tưởng là điều kiện tiênquyết sau khi nước ta giành được độc lập Nhà nước được xem là trụ cột của hệ thốngchính trị, thể hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân quản lý đấtnước Vì Nhà nước có vai trò quan trọng như vậy nên Đảng ta phải có đường lối xâydựng Nhà nước đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Việcđưa ra đường lối xây dựng rõ ràng, hợp lý, được sự tin yêu của nhân dân sẽ giúp đấtnước phát triển ổn định, bền vững Trong thời kỳ hội nhập, đổi mới hiện nay thì nhữngđường lối, chính sách phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước ngày càng được hoànthiện, củng cố Mỗi người dân Việt Nam nói chung, cũng như là sinh viên nói riêngcần phải hiểu rõ được đường lối xây dựng Nhà nước của Đảng Cộng sản để thực hiệntheo yêu cầu của Đảng Bên cạnh đó, việc nắm rõ các thông tin này cũng giúp chochúng ta tránh việc bị những thành phần phản động dụ dỗ, lừa gạt, chống lại Đảng vàNhà nước Tác giả mong muốn tiểu luận sẽ góp phần giúp người đọc có thể hiểu rõhơn về đường lối xây dựng Nhà nước mà Đảng ta đã chọn, những thành tựu mà nước

ta đã đạt được, những hạn chế mà Nhà nước phải khắc phục Với những lý do trên tácgiả xin phép được chọn đề tài “Đường lối xây dựng Nhà nước của Đảng Cộng sản thời

kỳ đổi mới” để thực hiện tiểu luận kết thúc môn học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu và góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về Nhà nước vàđường lối xây dựng Nhà nước của Đảng thời kỳ đổi mới

Trang 6

- Tìm hiểu và mang lại cái nhìn rõ hơn về quá trình xây dựng Nhà nước của ĐảngCộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.

- Tổng kết những thành tựu mà Đảng ta đã đạt được, những mặt hạn chế cần xemxét Từ đó rút ra những bài học quý giá, kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựngNhà nước, bên cạnh đó đưa ra những biện pháp khắc phục mặt hạn chế góp phần nângcao hiệu quả trong công tác xây dựng Nhà nước

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, tiểu luận cần phải thực hiện được các nhiệm vụnhư sau:

- Trình bày đầy đủ, rõ ràng về Nhà nước Việt Nam, hệ thống các quan điểm, chủtrương, chính sách của Đảng về xây dựng Nhà nước trong thời kỳ đổi mới

- Trình bày quá trình Đảng Cộng sản thực hiện các chủ trương, chính sách đã đề

ra trong xây dựng Nhà nước thời kỳ đổi mới

- Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện xây dựng Nhànước của Đảng ta

- Rút ra những bài học quý giá trong quá trình xây dựng Nhà nước thời kỳ đổimới; đưa ra một số giải pháp để khắc phục những điểm hạn chế cũng như góp phầnnâng cao hiệu quả xây dựng Nhà nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về đường lối xây dựng Nhànước thời kỳ đổi mới được đưa ra trong các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc Bên cạnh

đó cũng nghiên cứu về thực tiễn thực hiện các chủ trương, chính sách đã đề ra củaĐảng về xây dựng Nhà nước trong thời kỳ đổi mới

Trang 7

Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề xây dựng Nhànước trong thời kỳ đổi mới

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện tiểu luận, tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứukhác nhau ví dụ như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp sosánh… Trong đó hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháplịch sử và phương pháp logic

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận

- Tiểu luận còn được xem như một tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu về đườnglối xây dựng Nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận được chialàm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu về nhà nước và đường lối xây dựng nhà nước của Đảng Cộngsản Việt Nam thời kỳ đổi mới

Chương 2: Nội dung của đường lối xây dựng nhà nước của Đảng Cộng sản ViệtNam thời kỳ đổi mới

Chương 3: Đánh giá về đường lối xây dựng nhà nước của Đảng Cộng sản ViệtNam thời kỳ đổi mới

Trang 8

Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM VÀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1.1 Giới thiệu về hệ thống chính trị Việt Nam

Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiệnbằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định Đó là hệ thống chính trị Hệthống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiệnđường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do hệ thống chính trị mang bản chất giaicấp của giai cấp cầm quyền

Việt Nam là một quốc gia mà chủ thể chân chính của quyền lực chính là giai cấpcông nhân và nhân dân lao động Chính vì lẽ đó mà hệ thống chính trị của nước ta là

cơ chế, là công cụ nhằm thực hiện hóa quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Dựa vào yếu tố trên, ta có thể nhận thấy được

hệ thống chính trị nước ta có những bản chất như sau:

- Một, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân Dưới

sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta mà dẫn đầu là giai cấp công nhân đã đứng dậychiến đấu, giành lấy quyền lực và xây dựng nên hệ thống chính trị của mình Hệ thốngchính trị đó tất yếu phải xoay quanh những lập trường quan điểm của giai cấp côngnhân

- Hai, hệ thống chính trị nước ta mang bản chất dân chủ, cụ thể như sau: Quyền

lực thuộc về tay nhân dân, Nhà nước được xây dựng nên là một Nhà nước của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

- Ba, hệ thống chính trị nước ta mang bản chất thống nhất không đối kháng Bản

chất đó dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, về sự thống nhấtgiữa những lợi ích cơ bản của giai cấp công nhânm nhân dân lao động và toàn thể dântộc

Hệ thống chính trị nước ta là một hệ thống có tổ chức mà ở đó các tổ chức, cácthành phần quyền lực chuyên biệt hóa về cách thức làm việc nhưng lại rất thống nhất

Hệ thống chính trị Việt Nam nhìn chung đang khá hoàn chỉnh và từng bước hoàn thiện

Trang 9

hơn để đẩy mạnh được vai trò của từng các thể nhỏ cũng như tăng cường sức mạnhcủa toàn bộ hệ thống.

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm như sau:

- Một là, tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị của nước ta đều sử dụng Chủ

nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh như là kim chỉ nam, là nền tảng tư tưởng

và chính trị cho mọi hành động của tổ chức

- Hai là, hệ thống chính trị nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo cảu Đảng Cộng sản

Việt Nam

- Ba là, hệ thống chính trị nước ta hiện nay được tổ chức và vận hành theo

nguyên tắc tập trung dân chủ

- Bốn là, hệ thống chính trị đảm bảo được sự thống nhất giữa bản chất giai cấp

công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi

Tổ chức hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay bao gồm:

- Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức gồm: Công đoàn Việt Nam, ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiếnbinh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam

- Công đoàn

- Các tổ chức chính trị - xã hội khác

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là một tổ chứcthành viên của Mặt trận, vừa là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là hạt nhân của

hệ thống chính trị Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị

1.2 Vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam

Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ýchí và quyền lực của nhân dân trong đời sống xã hội Đó là Nhà nước của dân, do dân

và vì dân Mặt khác, giai cấp công nhân cai trị đất nước và thực hiện đường lối chínhtrị của đảng Đảng lãnh đạo đất nước thực hiện và bảo vệ đầy đủ quyền chủ quyền củanhân dân

Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, là bộ máy chính trị,hành chính, vừa là tổ chức kiểm soát kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân Quyền lực

Trang 10

nhà nước là thống nhất và các cơ quan được phân chia và phối hợp chặt chẽ giữa cácquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nướccao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội do nhân dân bầu rathông qua bầu cử trực tiếp, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền công bố hiến pháp

và các đạo luật (lập hiến và lập pháp) Nghị viện quyết định những chính sách cơ bản

về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, những nguyên tắc trungtâm về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các quan hệ và hoạt động xã hội,hoạt động của công dân Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạtđộng của Nhà nước

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại Chính phủ là cơ quan chấp hành, chịu tráchnhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác trước Quốc hội Trên ý nghĩa đó,Chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp

Tòa án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí của Nhànước trong các vấn đề một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Tòa án là cơ quanduy nhất có quyền áp dụng hình phạt hình sự, không ai bị coi là có tội và phải chịuhình phạt cho đến khi bản án có hiệu lực

Để đảm bảo pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh, đúng người đúng tội, Việnkiểm sát nhân dân được tổ chức có hệ thống, tập trung và độc lập để thực thi quyền lựccủa mình đối với cơ quan nhà nước và các cơ quan khác Thực hành quyền công tố vàkiểm sát việc điều tra, truy tố Chính vì lẽ đó, các tổ chức của tòa án và cơ quan công

tố được gọi là cơ quan tư pháp

Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dụcnâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Vì vậy, cần tăng cường pháp chế

xã hội chủ nghĩa

Trang 11

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI: Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung

ương khoá VI chỉ đạo thực hiện thành công những nhiệm vụ đề ra trong Báo cáo chínhtrị và nhấn mạnh những nhiệm vụ về việc xây dựng nhà nước như sau: Nâng cao hiệulực quản lý của Nhà nước Nêu cao vị trí và vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhândân các cấp, tạo điều kiện cho các cơ quan dân cử thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ

và quyền hạn theo Hiến pháp quy định Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa vàquản lý xã hội bằng pháp luật Phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệmcủa cơ quan nhà nước từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt rõ chứcnăng quản lý hành chính - kinh tế với quản lý sản xuất - kinh doanh, kết hợp quản lýtheo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ Chấn chỉnh bộ máy quản lýnhà nước theo hướng tinh, gọn, có đủ năng lực thể chế hoá đường lối, chủ trương củaĐảng thành pháp luật, chính sách cụ thể; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạchnhà nước; quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động kinh tế; xã hội; giữ vữngpháp luật, kỷ cương và trật tự, an toàn xã hội

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây

dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh xác định quá độlên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường.Đường lối xây dựng Nhà nước của Đảng trong thời kỳ đổi mới được đề cập với nhữngphương hướng như sau: Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân

và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyềndân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành độngxâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng,

Trang 12

vượt mọi khó khăn, hăng hái phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII củaĐảng, đưa công cuộc đổi mới lên tầm cao mới, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc mà nhiệm vụ trung tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xãhội Để đạt được mục tiêu đó cần phải nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tếcủa Nhà nước Thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năngchủ sở hữu tài sản công của của Nhà nước Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xâydựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Để xây dựng,kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, trong 5năm tới, phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: Đổi mới, nâng cao chất lượng côngtác lập pháp và giám sát của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước; tiếnhành cải cách hành chính dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt:cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ,công chức hành chính; cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp; đẩy mạnh đấu tranhchống tham nhũng

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: Đại hội đã đề ra những phương hướng

nhằm đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăngcường pháp chế: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnhđốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Xâydựng bộ máy nhà nước tinh gọn; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng

và đảng viên trong các cơ quan nhà nước Cải cách thể chế và phương thức hoạt độngcủa Nhà nước Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế.Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực Đấu tranh chống thamnhũng

2.2 Đường lối xây dựng Nhà nước từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: Đại hội đã đề ra những phương hướng

nhầm nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước Nhà nước tập trung thực hiệntốt các chức năng nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w