Do vậy việc đầu tư xây dựng công trình thu, tuyến ống nước thô để đảm bảo nguồn nước thô ổn định cả về trữ lượng và chất lượng phục vụ cho việc xử lý và cung cấp nước sạch cho các nhà má
Trang 8MỞ ĐẦU
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung của dự án
Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ, nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta, chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Với chiều dài 102 km đường bờ biển ở đây có lợi thế phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau
Trong những năm qua với quá trình đô thị hóa, hệ thống hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, trở thành một trong các động lực phát triển kinh tế xã hội Ở tỉnh Thanh Hóa, mặc dù việc đầu tư hệ thống cấp nước sạch được thực hiện hàng năm nhưng tình trạng thiếu nước sạch vẫn xảy ra tại nhiều nơi Tại các địa bàn chưa có hệ thống nước sạch, nguồn nước được sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày là nước giếng khoan, nước giếng đào, Các nguồn nước này về cơ bản đều không đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt
Bỉm Sơn là một huyện nằm cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Bắc, cách thành phố Thanh Hóa 34 km về phía Nam, nằm trên mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi với tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A chạy qua, tạo nên mối giao thương rộng lớn với các tỉnh trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước Thị xã Bỉm Sơn được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế động lực, đồng thời là cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thanh Hóa Cùng với sự đô thị hóa là việc gia tăng dân số, mật độ, số lượng dân cư , theo đó lượng nước xả thải công nghiệp chưa được xử lý xả ra sông hồ cũng tăng, điều này đã làm suy giảm nguồn nước sông cả về lượng và chất Chính sách nâng cao chất lượng các đô thị ở Việt Nam với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một trong nhiều vấn để được chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ quan tâm Rất nhiều dự án vệ sinh môi trường đô thị, cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị đã và đang được thực hiện trên nhiều tỉnh thành trong cả nước Do vậy việc đầu tư xây dựng công trình thu, tuyến ống nước thô để đảm bảo nguồn nước thô ổn định cả về trữ lượng và chất lượng phục vụ cho việc xử lý và cung cấp nước sạch cho các nhà máy nước sạch tại thị
xã Bỉm Sơn và cấp cho hoạt động sản xuất của các dự án công nghiệp tại khu vực thị
xã Bỉm Sơn là cần thiết và hoàn toàn hợp lý
Dự án được thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của thị xã Bỉm Sơn và các vùng lân cận, mở ra cầu nối kinh tế giữa các vùng của tỉnh Thanh Hóa Đời sống của người dân trong khu vực dự án sẽ được cải thiện mọi mặt, giảm nguy cơ đối mặt với các bệnh liên quan đến nguồn nước không hợp vệ sinh
Dự án mở ra cũng góp phần tạo cơ hội phát triển các công trình cấp nước không chỉ cho các nhà máy xử lý nước sạch tại KCN Bỉm Sơn mà còn cho các nhà máy sản
Trang 9xuất công nghiệp tại KCN Bỉm Sơn Từ đó thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa nhiều hơn Đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, công nghiệp, thương mại dịch
vụ, đặc biệt là đời sống của địa phương ngày càng phát triển
Căn cứ luật BVMT năm 2014; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường “Xây dựng hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn” nằm trong danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, loại hình
dự án mới (Mục số 31, cột 2 - Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP) Căn cứ Điều
12, Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo
vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Các nhà đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng “Xây dựng hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn” thuộc huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để trình Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Dự án đầu tư “Xây dựng hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn” do Tổng công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát - Công ty cổ phần phê duyệt
1.3 Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản
lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
- Dự án phù hợp với phê duyệt quy hoạch cấp nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại quyết định số 4495/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
- Dự án phù hợp với phê duyệt quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại quyết định số 4493/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
- Dự án phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030 tại Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 của chủ tịch UBND của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
- Dự án phù hợp với điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/06/2015 của thủ tướng chính phủ
2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án
a Căn cứ các luật, nghị định, thông tư
Trang 10- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012
- Luật số 62/2020/QH 14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và
xử lý nước thải;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Nghị định số 19/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều thi hành của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuỷ lợi;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường;
- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phất triển Nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thuỷ lợi;
- Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng: Ban hành định mức xây dựng
Trang 11- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Quyết định số 4994/QĐ-UBND ngày 20/11/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
b Căn cứ các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường
b1 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 26:2016/BYT: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc
- QCVN 02:2019/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;
- QCVN 03:2019/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc
b2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn và độ rung
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung động;
- QCVN 24:2016/BYT: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn nơi làm việc;
- QCVN 27:2016/BYT: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc
b3 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
b4 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan khác
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
- QCVN 43:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích
Trang 122.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án
- Quyết định số 4634/QB-UBND ngày 29/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, tỉnh thanh Hóa tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn
- Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 21/06/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư
- Quyết định số 806/QĐ-UBND ngày 27/02/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Xây dựng hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn;
- Các bản vẽ, mặt cắt điển hình của dự án
2.4 Tài liệu khác
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh 6 tháng đầu năm 2024
và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2021 của huyện
Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn;
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh 6 tháng đầu năm 2024
và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2021 của các phường, xã bao gồm: xã Hà Ngọc, thị trấn Hà Trung, xã Yến Sơn, xã Hà Bình, xã Yên Dương, xã Quang Trung, các phường Ngọc Trạo, Bắc Sơn;
- Các số liệu khảo sát địa hình khu vực tuyến thực hiện dự án do Công ty cổ phần nước, môi trường và hạ tầng kỹ thuật thủ đô (THU DO WEICO) thực hiện tháng 5/2021
Trang 13+ Địa chỉ: 306, đường Bà Triệu, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa
+ Điện thoại: (0237)3718855
- Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM: Công ty TNHH Tư vấn và dịch vụ môi trường VinaGreen
+ Người đại diện: Nguyễn Phúc Hưng Chức vụ: Giám đốc công ty
+ Địa chỉ: Số nhà 06 ngõ 532 đường Hải Thượng Lãn Ông, P.Quảng Thắng, thành phố Thanh Hoá
+ Điện thoại: 0975.714.456
Bảng 1.0 Danh sách thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM
TT Họ tên Chuyên môn Chức vụ Nội dung thực hiện Chữ ký
A Đại diện chủ đầu tư
đốc
Chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo
2 Phạm Huy Tiến Cán bộ kỹ
thuật Nhân viên
Kiểm tra nội dung chương 1 và chương 4
B Cơ quan tư vấn
1 Nguyễn Phúc Hưng Th.s Môi
trường
Giám đốc Công ty Tổng hợp báo cáo
2 Vũ Thị Kim Chi KS Môi
trường
P.Giám đốc
Rà soát, đánh giá báo
cáo
3 Trần Thị Hồng KS môi
trường Nhân viên
Thực hiện chương 3, chương 4
4 Nguyễn Thị Hải KS Môi
trường Nhân viên
Thực hiện Mở đầu, chương 2, chương 6
5 Nguyễn Duy Tùng KS Môi
trường Nhân viên Thực hiện chương 1
6 Đỗ Ngọc Anh KS Xây dựng Nhân viên Thực hiện chương 5
Trang 14- Nội dung: Thu thập và xử lý các số liệu khí tượng, thủy văn, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án và các tài liệu kỹ thuật công nghệ đã được nghiên cứu trước đó
- Ứng dụng: Phương pháp được áp dụng tại chương 2 của báo cáo nhằm xử lý các số liệu để đưa ra một cách nhìn tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án Phân tích, đánh giá nội dung dự án để tổng hợp khối lượng, các yếu tố đầu vào phục vụ dự án
b Phương pháp đánh giá nhanh
- Nội dung: Dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993 thiết lập
- Ứng dụng: Phương pháp được áp dụng tại chương 3 của báo cáo nhằm xác định tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do các hoạt động của dự án gây ra, từ đó dự báo khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm
c Phương pháp bản đồ khu dân cư trên địa bàn
- Nội dung: Đây là phương pháp địa lý kinh điển phổ biến nhất nhằm tổng hợp
thông tin cần thiết về địa hình, cấu trúc của môi trường thực hiện dự án từ sự phân tích
và trắc lược bản đồ quy hoạchh, hiện trạng khu vực
- Ứng dụng: Phương pháp được áp dụng tại chương 1, chương 2 và chương 3
của báo cáo nhằm xác định các điểm nhạy cảm môi trường; tổng hợp hiện trạng và dự báo các điểm phát sinh ô nhiễm trong tương lai, từ đó xây dựng chương trình quan trắc môi trường tổng thể cho dự án
d Phương pháp so sánh
- Nội dung: Từ các số liệu đo đạc thực tế, các kết quả tính toán về tải lượng ô nhiễm và hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm áp dụng cho báo cáo ĐTM, so sánh với các TCVN, QCVN về môi trường để đưa ra các kết luận về mức độ ô nhiễm môi trường dự án
- Ứng dụng: Phương pháp được áp dụng tại chương 2, chương 3 và chương 4 của báo cáo 0nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm và hiệu quả của các giải pháp xử lý chất thải
e Phương pháp phân tích hệ thống
- Nội dung: Dựa trên cơ sở thông tin liên quan đến dự án, các số liệu đã thu thập, cập nhật được, các kết quả phân tích thu được từ quá trình đo đạc tại thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm… để đưa ra đặc điểm của tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong từng giai đoạn triển khai khác nhau của dự án
- Ứng dụng: Phương pháp được áp dụng tại chương 3 của báo cáo nhằm đưa ra các biện pháp giảm thiểu phù hợp với từng giai đoạn triển khai của dự án
f Phương pháp điều tra xã hội học
Trang 15- Điều tra xã hội học điều tra, phỏng vấn về môi trường khu vực dự án để phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến cộng đồng dân cư khu vực xung quanh
- Phương pháp này được tiến hành đồng thời cùng với đợt khảo sát chất lượng môi trường khu vực xây dựng dự án Chương trình khảo sát đánh giá tác động xã hội của dự án theo những hình thức sau: Tham khảo các số liệu hiện có, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nhanh có sự tham gia của cộng đồng (sử dụng trong các Chương 1 và
3 của báo cáo)
g Phương pháp kế thừa:
Sử dụng các tài liệu đã có của khu vực nghiên cứu do chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế tạo lập, các tài liệu được công bố và xuất bản… liên quan tới đánh giá tác động môi trường của dự án, làm cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu và đánh giá (sử dụng trong các Chương 1, 2 và 3 của báo cáo)
4.2 Các phương pháp khác
a Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa:
- Tổng hợp dữ liệu khí tượng, địa chất, thuỷ văn, động thực vật trong khu vực thực hiện dự án cần đánh giá
- Công tác điều tra khảo sát thực địa được áp dụng trong quá trình thành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua đợt khảo sát thực địa năm 2020, bao gồm các nội dung như sau:
+ Khảo sát, xác định vị trí nguồn gây ô nhiễm môi trường và các đối tượng chịu tác động
+ Điều tra và đo đạc một số chỉ tiêu quan trọng và đặc trưng, phản ánh chất lượng môi trường khu vực dự án
+ Tiến hành lấy mẫu nước ở các lưu vực trong khu vực và mẫu khí ở các vị trí có tính chất quan trọng trong việc phát sinh ô nhiễm môi trường trong khu vực (áp dụng tại chương II của báo cáo)
b Phương pháp đo đạc và phân tích môi trường:
- Thu thập các tài liệu quan trắc môi trường đã thực hiện tại khu vực
- Lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường ở các vị trí có tính chất quan trọng trong việc phát sinh ô nhiễm môi trường trong khu vực dự án (sử dụng trong Chương 2 của báo cáo)
c Phương pháp tham vấn cộng đồng:
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại ủy ban nhân dân cấp thị trấn để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM của dự án Cụ thể, giới thiệu cho họ những lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực có thể sảy ra của dự án đối với môi trường và đời sống của họ Trên cơ sở đó, tổng hợp những ý kiến phản hồi về dự án và nguyện vọng của người dân địa phương tại xã, phường, thị trấn vùng dự án
Trang 16Đồng thời phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với người dân địa phương và cán bộ địa phương về tình hình phát triển kinh tế xã hộ của địa phương
Trang 17Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Thông tin chung về dự án:
+ Đại diện: Ông Trịnh Văn Hiệu; Chức vụ: Tổng Giám đốc
+ Trụ sở chính: 306, đường Bà Triệu, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa + Điện thoại: (0237) 3718855
và đi qua khu vực phía Tây thị xã Bỉm Sơn Điểm đầu tuyến cấp nước cách thành phố Thanh Hóa 13km về phía Nam
- Tổng chiều dài khu vực tuyến cấp nước khoảng 18,41 km Có vị trí như sau:
+ Khu số I thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung:
Phía Đômg giáp đất hành lang cống thoát nước
Phía Nam giáp mép sông
Phía Tây giáp đất bãi bồi ven sông
Phía Bắc giáp đất hành lang đê
+ Khu số II thuộc các xã và phường: Thị trấn Hà Trung, xã Yến Sơn, xã Hà Bình, xã Yên Dương, các phường Quang Trung, Ngọc Trạo, Bắc Sơn
Phía Đômg giáp đất trồng lúa
Phía Nam giáp đất trồng lúa
Phía Tây giáp mương thủy lợi
Phía Bắc giáp đường giao thông nội đồng
- Ngoài ra còn bố trí trạm bơm nước thô tại khu vực xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung công suất 100.000m3/ngày đêm và hồ chứa nước thô kết hợp lắng tại đội 10, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn
+ Trạm bơm nước thô tại khu vực xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung
+ Hồ chứa nước thô cho khu A – KCN Bỉm Sơn tại vị trí hồ chứa nước hiện nay là
hồ đội 10 thuộc khu phố 10, phường Bắc Sơn
Trang 18Khu vực dự án được giới hạn bởi các điểm góc từ 1÷120 có toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 30 theo bảng sau:
Bảng 1.1.Toạ độ các điểm góc ranh giới khu vực dự án STT Tên mốc Toạ độ X Toạ độ Y STT mốc Tên Toạ độ X Toạ độ Y
I Tọa độ ranh giới GPMB
Trang 19Hình 1.1: Vị trí khu vực thực hiện dự án
Trang 201.1.4 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án
1.1.4.1 Các đối tượng tự nhiên
a Hiện trạng giao thông, hạ tầng kỹ thuật:
- Hiện trạng giao thông: Hệ thống đường giao thông tại khu vực khá thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng dự án, các tuyến đường dẫn tới dự án đã phần lớn được rải cấp phối đá hoặc bê tông hóa và bê tông nhựa hóa với chiều rộng lòng đường lớn thuận lợi cho việc vận chuyển Cụ thể:
+ Phía Đông dọc theo hướng tuyến dự án là tuyến đường QL 1A Đây là tuyến giao thông huyết mạch xuyên suốt Việt Nam, với tổng chiều dài tuyến đường là 2.301,34 km, tuyến QL1A được xếp là tuyến đường loại I với kết cấu bê tông nhựa chắc chắn, bề mặt đường rộng 26m Tuyến đường là điều kiện thuận tiện cho quá trình vận chuyển xuất nhập hàng khi nhà máy đi vào hoạt động
+ Tuyến QL 217 cắt ngang qua khu vực dự án Hiện trạng tuyến đường là tuyến bê tông nhựa hóa kiên cố với bề rộng mặt đường 18m, vỉa hè 2x1,5m, đây là tuyến đường chính liên huyện, tuyến đường có chức năng nối tuyến QL45 với đường Hồ Chí Minh đảm bảo giao thông thông suốt cho khu vực tỉnh Thanh Hóa
Ngoài ra cắt ngang qua khu vực dự án còn một số tuyến đường liên xã và các tuyến đường khu vực Hiện trạng các tuyến giao thông khu vực này đều đã được bê tông hóa kiên
cố một số tuyến đã được bê tông nhựa hóa thuận lợi cho việc giao thông khu vực cũng như quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng dự án cũng như quá trình kiểm tra bảo trì bảo dưỡng khi dự án đi vào hoạt động ổn định
b Hiện trạng sông suối, ao, hồ:
Khu vực thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn” có hệ thống sông, hồ phong phú cụ thể bao gồm:
- Hệ thống hồ chứa có công suất lớn (100.000 m 3 /ng.đ):
+ Hồ Bến Quân: là hồ chứa nước lớn nhất trên địa bàn xung quanh khu vực thị xã Bỉm Sơn Với dung tích 1,3 triệu m3 Tuy nhiên hiện tại hồ Bến Quân chỉ có thể đảm bảo chức năng trữ nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp cho khu vực thị xã Bỉm Sơn và không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của dự án
+ Hồ Cánh chim: Hồ Cánh Chim được đầu tư nâng cấp năm 2010 là công trình hồ cấp IV dung tích thiết kế ứng với mực nước dâng bình thường 893 nghìn m3 ứng với cao trình 31.4m, mực nước lũ thiết kế 1.307.000 m3 ứng với cao trình 33.10m Cống xả nước dưới đập 01 cống đường kính D40cm, cao độ lưng cống phía thượng lưu 22.8m Hiện tại hồ Cánh Chim chỉ có thể đảm bảo chức năng trữ nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp cho khu vực thị xã Bỉm Sơn và không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của dự án
Từ các đánh giá sơ bộ trên, có thể thấy nguồn nước mặt tại các hồ chứa thủy lợi chỉ có thể đảm bảo nhiệm vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp khu vực thị xã Bỉm Sơn, không thể đáp
Trang 21ứng được yêu cầu cấp nước thô cho dự án với công suất 100.000 m3/ngđ
- Hệ thống sông lớn:
+ Sông Tam Điệp: Sông Tam Điệp khởi nguồn từ vùng núi thành phố Tam Điệp tỉnh
Ninh Bình chảy qua xã Hà Long và trung tâm thị xã Bỉm Sơn rồi qua các xã Quang Trung,
Hà Lan, Hà Vinh rồi đổ vào dòng chung Tống - Hoạt tại xã Nga Thiện Sông nằm sát sườn núi Tam Điệp, có bề mặt khá rộng và là dòng sông quan trọng đối với thị xã Bỉm Sơn Nguồn nước sông tương đối dồi dào nhưng không có khả năng điều tiết nên bị thiếu nước nghiêm trọng vào mùa kiệt do không có nguồn bổ sung
+ Sông Báo Văn: Nối với sông Hoạt tại Tứ Thôn và đổ ra sông Lèn, sông dài khoảng 10km Lòng sông đã được thi công dự án, âu Mỹ Quan Trang và âu Báo Văn đã được xây dựng để ngăn mặn tạo nguồn nước cấp cho tưới Nguồn nước sông tương đối dồi dào nhưng không có khả năng điều tiết nên bị thiếu nước nghiêm trọng vào mùa kiệt do không có nguồn bổ sung
+ Sông Hoạt: Bắt nguồn từ dãy núi của huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn chảy qua
huyện Hà Trung về Tứ Thôn (là nơi giao lưu của sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Càn) Chiều dài sông khoảng 55km Lòng sông Hoạt hẹp, nông chủ yếu là phần bãi Cao độ đáy sông từ -0,5 ÷ 0,0m, khoảng cách lưu không giữa hai đê khoảng 200÷300m Qua kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy đây là vùng thiếu nước nghiêm trọng nhất trong vùng Bắc Sông Mã Nguyên nhân là do nguồn nước trên sông Hoạt và sông Tam Điệp không đủ cấp cho các hộ dùng nước Lượng nước thiếu diễn ra từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau, trong đó tháng thiếu nước nhất là tháng 1 giai đoạn làm ải cho lúa Đông Xuân
+ Sông Tống: Sông bắt nguồn từ độ cao 100m thuộc vùng đồi núi Tam Điệp chảy
theo hướng Bắc - Nam đến gần biên giới giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa đổ vào Hà Trung và chuyển hướng Tây Đông Sông này đổ vào sông Hoạt tại ngã ba Tứ Thôn thuộc
Tả ngạn sông Hoạt Nguồn nước sông tương đối dồi dào nhưng không có khả năng điều tiết nên bị thiếu nước nghiêm trọng vào mùa kiệt do không có nguồn bổ sung
+ Sông Càn: Từ Tứ Thôn qua Mỹ Quan Trang và đổ ra biển tại cửa Càn Đoạn từ Mỹ
Quan Trang đến cầu Điền Hộ, hai bên sông núi đá không thi công được nên hàng năm lũ bị
ứ tắc không tiêu thoát được Tại Mỹ Quan Trang đã xây dựng âu Mỹ Quan Trang để tách lũ núi của dãy Tam Điệp tiêu ra sông Càn không cho tràn vào nội đồng, đồng thời còn để tiêu tranh thủ khi mực nước lũ sông Càn thấp Nguồn nước sông tương đối dồi dào nhưng không
có khả năng điều tiết nên bị thiếu nước nghiêm trọng vào mùa kiệt do không có nguồn bổ sung
+ Sông Lèn: Là một phân lưu lớn của sông Mã, bắt đầu từ ngã ba Bông chảy qua
huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc và đổ ra biển tại cửa Lạch Sung Sông dài khoảng 40km, lòng sông quanh co uốn khúc Về mùa lũ lượng nước chảy từ sông Mã vào sông Lèn từ 1.500-2.000m3/s Mực nước về mùa lũ thường cao hơn trong đồng từ 2,5÷3,5m, nên các vùng dọc sông chỉ tiêu tranh thủ khi triều xuống hoặc có phải tiêu bằng động lực
Trang 22Sông Lèn cũng bị ảnh hưởng của chế độ thủy triều khá mạnh nên bị mặn xâm nhập sâu ảnh hưởng tới việc lấy nước Tuy nhiên hiện nay đã có dự án xây dựng đập ngăn mặn ở cửa sông Lèn, ngoài dụng ngăn mặn còn có tác dụng nâng cao mục nước sông Lèn đảm bảo trữ lượng nước vào mùa kiệt Sau khi xây dựng công trình ngăn mặn, trữ ngọt thì nước trong sông không bị mặn xâm nhập nên đảm bảo chất lượng để tưới Sông Lèn đoạn qua khu vực dự án có kích thước chiều rộng mặt sông là 72m, mực nước sông rồi dào, về trữ lượng tưới, lượng nước đến sông Lèn sẽ lớn hơn nhu cầu dùng nước cho tưới và các nhu cầu dùng nước khác Do đó nguồn nước mặt Sông Lèn hoàn toàn phù hợp và đảm bảo yêu cầu cấp nước cho dự án
Kết luận: Qua phân tích, khảo sát thực địa và đánh giá các nguồn nước tại khu vực
dự án, việc sẽ khai thác nước mặt tại sông Lèn để cấp nước thô cho thị xã Bỉm Sơn là hoàn toàn phù hợp Sông Lèn ở khu vực này được có trữ lượng ổn định, chất lượng tốt, rất phù hợp để làm nguồn nước thô cấp cho dự án Vị trí lấy nước dự kiến tại bờ tả sông Lèn thuộc,
xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Hình 1.2 Sông Lèn đoạn đặt trạm bơm lấy nước thô của dự án
1.1.4.2 Các đối tượng kinh tế - xã hội
a Khu dân cư
Hiện trạng dự án Hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn đi qua khu dân cư các xã phường bao gồm: Khu dân cư làng Kim Liên thuộc xã Hà Ngọc, khu dân cư thị trấn Hà Trung, khu dân cư xã Yến Sơn, khu dân cư xã
Hà Bình, khu dân cư xã Yên Dương, khu dân cư các phường Quang Trung, khu dân cư các phường Ngọc Trạo, khu dân cư các phường Bắc Sơn
Hiện trạng dân cư và lao động: Nghề nghiệp của người dân sinh sống trên địa bàn các phường xã dự án đi qua đang làm việc và sinh sống bằng các ngành nghề đa dạng phong phú bao gồm: Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, một số bộ phận dân
cư làm việc tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã, huyện, một số hộ làm công việc kinh doanh tại gia và buôn bán nhỏ lẻ
Trang 23b Đối tượng kinh tế, xã hội
- Cách dự án 500m về phía Tây đoạn qua thị trấn Hà Trung là trường Trung học phổ thông Hoàng Lệ Kha và Ủy ban nhân dân thị trấn Hà Trung
- Cách dự án 200m về phía Đông là bệnh viện đa khoa Hà Trung
- Cách dự án 600m về phía Đông là huyện ủy Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
- Cách dự án 500m về phía Đông là UBND huyện Hà Trung
- Cách dự án 500m về phía Đông đoạn qua xã Hà Bình là trường THPT Hà Trung
- Cách dự án 600m về phía Đông đoạn qua phường Quang Trung UBND phường Quang Trung
- Cách dự án 200m về phía Đông đoạn qua phường Quang Trung là bệnh viện ACA
- Dọc 2 bên tuyến đường QL1A cách tuyến dự án 200m-600m về 2 phía Đông và Tây tập trung nhiều đối tượng kinh tế xã hội bao gồm các Salon, shop thời trang, cửa hàng gia dụng, tạp hóa, cửa hàng dịch vụ ăn uống, ngâ hàng, chợ…
Bán kính 400m đến 1,8km khu vực cuối tuyến dự án thuộc thị xã Bỉm Sơn có một số công trình phúc lợi xã hội bao gồm: Cách điểm cuối tuyến về phía Đông 600m là đền cô Chín, đền Sòng Sơn
1.1.4.3 Hiện trạng khu vực thực hiện dự án
a Hiện trạng cao độ nền
- Hiện trạng cao độ nền dự án thuộc khu vực xã Hà Ngọc
+ Địa hình khu vực nghiên cứu lập quy hoạch khu vực thuộc xã Hà Ngọc chủ yếu là
đất vườn chuối, đất lưu không của các tuyến giao thông khu vực, ngoài ra có đất dân cư hiện trạng, riêng khu vực bờ kè nơi dự kiến xây dựng trạm bơm nước thô thuộc khu vực sông Lèn hiện trạng là nước mặt
Cao độ khu vực xây dựng đoạn tuyến cấp nước thô từ +3,36 đến +4,11m một số đoạn có cos cao +1,83m, riêng khu vực dự kiến xây dựng trạm bơm cấp nước thô có cao độ
từ -1,47m đến -4,02m
Hướng dốc thoát nước của khu vực qua xã Hà Ngọc chủ yếu là tự thấm, ngấm và chảy tự nhiên về các tuyến kênh mương khu vực
- Hiện trạng cao độ nền dự án thuộc khu vực thị trấn Hà trung
+ Địa hình khu vực nghiên cứu lập quy hoạch dự án đoạn qua thị trấn Hà Trung chủ
yếu là đất trồng cây hằng năm, đất lưu không của các tuyến giao thông khu vực, đất giao thông khu vực ngoài ra có đất dân cư hiện trạng
Cao độ khu vực xây dựng đoạn tuyến cấp nước thô qua khu vực này từ +1,86 đến +3,16m
Hướng dốc thoát nước của khu vực qua thị trấn Hà Trung chủ yếu là tự thấm, ngấm
và chảy tự nhiên về các tuyến kênh mương khu vực
- Hiện trạng cao độ nền dự án thuộc khu vực xã Yến Sơn
Trang 24+ Địa hình khu vực nghiên cứu lập quy hoạch dự án đoạn qua xã Yến Sơn chủ yếu là
đất lưu không, đất trống của các tuyến giao thông khu vực, đất giao thông khu vực, đất vườn của các hộ dân xã Yến Sơn, ngoài ra có đất mộ hiện trạng
Cao độ khu vực xây dựng đoạn tuyến cấp nước thô qua khu vực này từ +0,87 đến +2,65m
Hướng dốc thoát nước của khu vực qua xã Yến Sơn chủ yếu là tự thấm, ngấm và chảy tự nhiên về các tuyến kênh mương khu vực
- Hiện trạng cao độ nền dự án thuộc khu vực xã Hà Bình
+ Địa hình khu vực nghiên cứu lập quy hoạch dự án đoạn qua xã Hà Bình chủ yếu là
đất lưu không, đất trống của các tuyến giao thông khu vực, đất giao thông khu vực, đất kênh mương, bờ, cống, đất khu mộ hiện trạng
Cao độ khu vực xây dựng đoạn tuyến cấp nước thô qua khu vực này từ +0,85 đến +1,15m
Hướng dốc thoát nước của khu vực qua xã Hà Bình chủ yếu là tự thấm, ngấm và chảy tự nhiên về các tuyến kênh mương khu vực
- Hiện trạng cao độ nền dự án thuộc khu vực xã Yên Dương
+ Địa hình khu vực nghiên cứu lập quy hoạch dự án đoạn qua xã Yên Dương chủ
yếu là đất lưu không, đất trống của các tuyến giao thông khu vực, đất giao thông khu vực, đất kênh mương, bờ, cống
Cao độ khu vực xây dựng đoạn tuyến cấp nước thô qua khu vực này từ +0,64 đến +1,84m
Hướng dốc thoát nước của khu vực qua xã Yên Dương chủ yếu là tự thấm, ngấm và chảy tự nhiên về các tuyến kênh mương khu vực
- Hiện trạng cao độ nền dự án thuộc khu vực phường Quang Trung
+ Địa hình khu vực nghiên cứu lập quy hoạch dự án đoạn qua phường Quang Trung
chủ yếu là đất lưu không, đất trống của các tuyến giao thông khu vực, đất giao thông khu vực, đất ao trũng khu vực phường Quang Trung
Cao độ khu vực xây dựng đoạn tuyến cấp nước thô qua khu vực này từ +0,63 đến +0,86m, riêng khu vực các ao trũng có cos nền -0,47 đến -0,87m
Hướng dốc thoát nước của khu vực qua phường Quang Trung chủ yếu là tự thấm, ngấm và chảy tự nhiên về các tuyến kênh mương, ao trũng khu vực
- Hiện trạng cao độ nền dự án thuộc khu vực phường Ngọc Trạo
+ Địa hình khu vực nghiên cứu lập quy hoạch dự án đoạn qua phường Ngọc Trạo
chủ yếu là đất lưu không, đất trống của các tuyến giao thông khu vực, đất giao thông khu vực phường Ngọc Trạo
Cao độ khu vực xây dựng đoạn tuyến cấp nước thô qua khu vực này từ +0,81 đến +0,98m
Hướng dốc thoát nước của khu vực qua phường Ngọc Trạo chủ yếu là tự thấm, ngấm
và chảy tự nhiên về các tuyến kênh mương khu vực
Trang 25- Hiện trạng cao độ nền dự án thuộc khu vực phường Bắc Sơn
+ Địa hình khu vực nghiên cứu lập quy hoạch dự án đoạn qua phường Bắc Sơn chủ
yếu là đất lưu không, đất trống của các tuyến giao thông khu vực, đất giao thông khu vực phường Ngọc Trạo, riêng khu vực hồ chứa nước thô cho khu A – KCN Bỉm Sơn tại vị trí hồ chứa nước hiện nay là hồ đội 10 thuộc khu phố 10, phường Bắc Sơn hiện trạng hồ chứa đã được kè bờ và xây dựng kiên cố, mực nước hồ hiện trạng dao động từ 0,8 đến 2,58m
Cao độ khu vực xây dựng đoạn tuyến cấp nước thô qua khu vực này từ +0,81 đến +0,98m
Hướng dốc thoát nước của khu vực qua phường Bắc Sơn chủ yếu là tự thấm, ngấm
và chảy tự nhiên về các tuyến kênh mương khu vực
b Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất thực hiện Dự án:
Trên dọc hướng tuyến khu vực dự án đi qua có các hạng mục công trình kiến trúc, công trình xây dựng, và các thành phần sử dụng đất cụ thể như sau:
- Khu số I:
+ Đất dân cư hiện trạng:
Trên khu vực quy hoạch dự án hiện trạng có 3 hộ dân phía Tây Bắc, với diện tích đất dân cư hiện trạng là 1.487,11m2, các công trình nhà hiện trạng của người dân chủ yếu là các công trình nhà mái bằng, nhà cấp IV, phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Bắc dự án Các
hộ dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, trồng hoa màu và một số hộ đi làm xây dựng trên khu vực phường Hải Ninh, Bình Minh… Cuộc sống các hộ dân ở đây chủ yếu ở mức thu nhập trung bình và khá
Các công trình kiến trúc nhà ở dân cư chủ yếu là nhà bán kiên cố với tường xây gạch chịu lực, mái lợp tôn hoặc ngói hầu hết đã xây dựng từ khá lâu theo dạng nhà ở nông thôn
Nhìn chung hiện trạng công trình nhà ở dân cư chưa tạo được mỹ quan cho khu vực cũng như không có nhiều giá trị về kiến trúc cảnh quan Mặt khác do điều kiện sinh hoạt và
cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện nên vệ sinh môi trường và tính mỹ quan khu vực chưa được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải, nước thải…Cần sớm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các khu chức năng theo quy hoạch
Đây là cơ sở để chủ đầu tư có biện pháp bồi thường phù hợp cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án
Trong khu vực thực hiện dự án không có các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử nào
+ Đất trồng phi lao
Hiện trạng khu vực thực hiện dự án có 35.616,13m2 đất phi lao chắn sóng thuộc diện tích rừng phòng hộ biển chiếm phần lớn diện tích đất thực hiện dự án, đất phi lao phân bố chủ yếu khu vực phía Bắc và phía Nam của khu số I, hiện trạng phi lao chủ yếu có độ tuổi
từ 1-2 năm, mật độ cây phân bố không đều, khu vực phía Đông Bắc mật độ phi lao cao hơn các khu còn lại
+ Đất nghĩa địa
Trang 26Khu vực quy hoạch dự án khu số I có khu nghĩa địa hiện trạng ở trung tâm dự án, với tổng diện tích 28.943,51m2 Hiện trạng khu nghĩa địa có khoảng 482 ngôi mộ, các ngôi mộ đều
là mộ cát táng chôn cất đã lâu của các hộ gia đình phường Hải Hòa Do các ngôi mộ chôn cất đã lâu (mộ cát táng) do đó đây là điều kiện thuận lợi cho việc di rời khu vực nghĩa địa hiện trạng đến khu nghĩa trang thị xã Nghi Sơn, để thuận tiện cho việc thi công dự án cũng như tạo mặt bằng đẹp để xây dựng dự án chủ đầu tư sẽ tiến hành thương thảo và đền bù cho các hộ gia đình là chủ nhân các ngôi mộ để quá trình di rời diễn ra được thuận lợi và nhanh tróng
+ Đất giao thông
Đất giao thông nội đồng, bờ đất có diện tích 722,25m2, hiện trạng đây là các tuyến đường giao thông đường đất, các tuyến giao thông này do người dân khu vực tự đắp đất đầm nén và phát cây tạo nên để phục vụ cho việc đi lại thăm nom khu vực khi cần thiết
- Khu số II:
+ Đất nước mặt
Hiện trạng khu vực thực hiện dự án có 4.598,7m2 đất nước mặt, hiện trạng đất nước mặt khu vực là các ao, đầm, vũng trũng và tuyến mương đất hiện trạng, nước mặt phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam dự án và tuyến mương đất ở phía Tây dự án, mực nước mặt tại thời điểm khảo sát dao động khoảng 0,5 đến 0,7m
+ Đất trồng lúa
Hiện trạng khu vực thực hiện dự án có 9.692,2m2 đất trồng lúa, hiện trạng đất trồng lúa phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc dự án Tại thời điểm khảo sát lúa đang ở độ bắt đầu trổ bông, diện tích đất trồng lúa hiện tại đang do 7 hộ dân canh tác, các hộ dân phường Hải Hòa thực hiện canh tác dưới sự quản lý của UBND phường Hải Hòa
+ Đất trồng cây lâu năm
Hiện trạng khu vực thực hiện dự án có 3.664,6m2 đất trồng cây lâu năm, phân bố tập trung ở phía Tây Nam và Đông Nam dự án, hiện trạng khu đất đang trồng keo ở các nhóm tuổi 1-2 năm tuổi và 3-5 năm tuổi, theo thống kê của đơn vị tư vấn Công ty TNHH quy hoạch và xây dựng Tuấn Phát lập tháng 04/2020 thì số lượng keo có khả năng lấy gỗ là 182 cây Đất trồng cây lâu năm này hiện tại đang do các hộ dân phường Hải Hòa thực hiện canh tác dưới sự quản lý của UBND phường Hải Hòa
+ Đất nghĩa địa
Khu vực quy hoạch dự án khu số II có khu nghĩa địa hiện trạng phân bố tập trung ở phía Tây dự án, với tổng diện tích 520,4m2 Hiện trạng khu nghĩa địa có khoảng 13 ngôi mộ, các ngôi mộ đều là mộ cát táng chôn cất đã lâu của các hộ gia đình phường Hải Hòa Do các ngôi mộ chôn cất đã lâu (mộ cát táng) do đó đây là điều kiện thuận lợi cho việc di rời khu vực nghĩa địa hiện trạng đến khu nghĩa trang thị xã Nghi Sơn, để thuận tiện cho việc thi công dự án cũng như tạo mặt bằng đẹp để xây dựng dự án chủ đầu tư sẽ tiến hành thương thảo và đền bù cho các hộ gia đình là chủ nhân các ngôi mộ để quá trình di rời diễn ra được thuận lợi và nhanh tróng
+ Đất trống
Trang 27Hiện trạng khu vực thực hiện dự án có 34.382,8m2 đất trống chiếm đa số % diện tích đất thực hiện dự án, phân bố hầu khắp trên khu vực thực hiện dự án Hiện trạng khu vực đất trống không thực hiện canh tác các loại hoa màu mà cây cỏ bụi và các loại cây dại mọc lên như cỏ lông chuột, cỏ lau, cỏ may, cỏ gấu… hiện nay diện tích đất trống này dưới sự quản
lý của UBND phường Hải Hòa
c Hiện trạng công tác giải phóng mặt bằng:
Tổng diện tích cần GPMB để thực hiện dự án theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số
6420162551 thay đổi lần thứ 5 ngày 25/06/2020 của Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa và Quyết định số 2713/QĐ-UBND ngày 10/07/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500 khu II thuộc dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn cùng với Quyết định số 8634/QĐ-UBND ngày 05/08/2021 của UBND thị xã Nghi Sơn quyết định phê duyệt nhiệm
vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500 khu I - dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn tổng diện tích cần GPMB gồm 2 khu: Khu số I có diện tích 6,6769 ha, khu số II có diện tích 5,28 ha
Hiện trạng toàn bộ khu vực dự án bao gồm khu I và khu II bao gồm các đối tượng chịu tác động như sau:
- Tổng số hộ ảnh hưởng thu hồi đất liên quan đến đất ở là 3 hộ
- Tổng số hộ ảnh hưởng thu hồi đất liên quan đến đất sản xuất 217 hộ thuộc phường Hải Hòa
- Khu vực quy hoạch dự án có 2 khu đất nghĩa địa Hiện trạng khu nghĩa địa có khoảng
482 ngôi mộ tại khu số I và 13 ngôi mộ tại khu số II các ngôi mộ đều là mộ chôn cất đã lâu (mộ cát táng)
- Tại khu số I có 35.616,3m2 đất trồng phi lao chắn sóng và 3.664,6m2 đất trồng cây hằng năm
Hiện tại chủ đầu tư tiến hành phối hợp với chính quyền địa phương UBND phường Hải Hòa tiến hành kiểm kê, định giá rà soát, thống kê khối lượng đền bù, giải phóng mặt bằng cho các hộ dân bị mất đất ở, mất đất canh tác và đất sử dụng cho các mục đích khác để có phương án đền bù hợp lý Thời điểm hiện tại chủ đầu tư đã có tờ trình số 07/Ttr-HĐHH ngày 24/09/2018 về phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích thực hiện dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa của Công ty cổ phần Hiền Đức, ngày 25/09/2018 UBND tỉnh Thanh Hóa đã
có Quyết định số 3626/QĐ-UBND quyết định phê duyệt phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích thực hiện dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa của Công ty cổ phần Hiền Đức
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại cơ bản chủ đầu tư đã hoàn thiện công tác GPMB cho cả 2 khu vực dự án, các đối tượng hộ dân bị tác động bởi dự án đã đồng ý với phương
án bồi thường và hỗ trợ của chủ đầu tư đưa ra
Trang 28d Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật trong khu vực thực hiện dự án
d.1 Hiện trạng hệ thống cấp nước
- Hiện trạng cấp nước sạch:
Hiện tại khu vực lập quy hoạch dự án một số vị trí gần tuyến QL1A đã có hệ thống cấp nước sạch dọc tuyến QL1A, tuyến cấp nước sạch hiện trạng dọc tuyến QL1A bao gồm 2 ống D150 và 1 ống D110, một số vị trí cách xa tuyến QL1A chưa có hệ thống cấp nước sạch Dân
cư hiện trạng khu vực dự án đi qua hiện đang sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước chính dọc tuyến QL1A phía Đông dự án, nước sạch được lấy từ chi nhánh cấp nước Hà Trung và Bỉm Sơn của Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hóa tuy nhiên một số khu vực cách xa tuyến QL1A nơi dự án đi qua chưa có hệ thống cấp nước sạch đang sử dụng nước giếng khoan sau khi khai thác lên sẽ xử lý qua lớp vật liệu lọc sau đó đưa vào sử dụng
Chủ đầu tư dự kiến trong quá trình thi công xây dựng hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn sẽ tiến hành đấu nối đường ống cấp nước sạch T1 từ 2 ống D150 và 1 ống D110 dọc vỉa hè phía Đông tuyến QL1A đấu nối sang phía Tây tuyến QL1A để phục vụ cấp nước cho quá trình thi công dự án
- Hiện trạng cấp nước thụ khu vực thị xã Bỉm Sơn
Cấp nước cho thị xã gồm có 3 trạm cấp nước:
+ Trạm 1 là trạm cấp nước chính cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của thị xã, có công suất thiết kế 10.000m3/ng.đ Trạm được đặt tại đỉnh đồi khu vực phường Bắc Sơn, có cao trình 33,0m cấp nước tự chảy đến tất cả các đối tượng dùng nước trong khu vực thị xã Nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy nước là nước ngầm thông qua 3 giếng khoan, được đặt gần đền Chín Giếng tại phường Bắc Sơn Nước thô được bơm từ giếng khoan về trạm xử lý qua tuyến ống thép D400 chạy dọc hành lang phía Đông Nam đường Trần Hưng Đạo về trạm xử
Mạng lưới đường ống cấp nước:
- Mạng đường ống cấp I, II: Hệ thống mạng lưới đường ống cấp I, II của thị xã đã được đầu tư và khai thác có hiệu quả Mạng đường ống cấp nước cho thị xã sử dụng mạng vòng và cụt kết hợp, có một vòng còn chủ yếu là mạng cụt dạng tia cấp nước cho các khu vực dân cư thị xã
- Các tuyến ống có đường kính từ D150 – D400 vật liệu là ống gang và ống thép Các tuyến ống nhỏ hơn D150 là ống nhựa PVC
Trang 29- Tuyến ống cấp I, II được bố trớ đi trong hành lang kỹ thuật của cỏc tuyến đường chớnh như Trần Phỳ, Trần Hưng Đạo, Bà Triệu, Nguyễn Văn Cừ, QL 1A Trờn tuyến cú bố trớ cỏc van 2 chiều, van xả khớ tại cỏc vị trớ ống cao và van xả căn tại vị trớ ống thấp, cỏc trụ cứu hoả
- Cỏc tuyến ống tiờu thụ (tuyến ống cấp III) cú đường kớnh nhỏ hơn D100 tại cỏc tuyến đường phố trong thị xó đều đó được phủ kớn, đỏp ứng nhu cầu sử dụng của người dõn nội thị Trong thị xó hiện chỉ cũn khu vực xó Quang Trung là chưa được dựng nước sạch
- Cỏc tuyến ống được chụn trong hành lang kỹ thuật của cỏc tuyến đường, chiều cao chụn ống trung bỡnh đến đỉnh ống từ 50cm – 100cm
st t hạ ng mục đơn v ị k hối l ư ợ ng v ị t r í
1 Trạm cấp nư ớ c sạch trạm P Bắc Sơn; P Ba Đình; P Đông Sơn3
2 Tuyến ống D400 m 2,165 Từ trạm bơm về trạm x.lý
3 Tuyến ống D300 m 2,063 Đ Nguyễn V Cừ, Võ thị Sáu
4 Tuyến ống D200 m 6,002 QL1A, Bà Triệu, Trần H Đạo, Trần Phú
5 Tuyến ống D150 m 6,085 Đ Trần H Đạo, Trần Phú
6 Tuyến ống D100 m 11,520 Các tuyến ống cấp II, III
7 Tuyến ống D75 m 8,560 Các tuyến ống cấp III
8 Tuyến ống D50 m 1,810 Các tuyến ống cấp III
xử lý nước cần xử lý triệt để mới đảm bảo an toàn trong xử dụng
+ Cụng suất nhà mỏy nước Bắc Sơn (trạm 1) theo thiết kế là 10.000m3/ng.đ, nhưng hiện tại cụng suất tiờu thụ tối đa của nhà mỏy chỉ khoảng 5.000m3/ng.đ Nguyờn nhõn chủ yếu là do khu cụng nghiệp tỷ lệ lấp đầy thấp nờn chưa cú nhu cầu sử dụng nước theo tớnh toỏn thiết kế của nhà mỏy, nhà mỏy xi măng đó cú trạm cấp riờng cho cả nhu cầu sản xuất
và sinh hoạt của cụng nhõn, phần nữa là người dõn vẫn cũn sử dụng lượng lớn nước giếng khoan để giảm chi phớ sử dụng nước hàng thỏng Hiện tại mặt bằng nhà mỏy đủ diện tớch để
mở rộng nõng cụng suất trong tương lai, đỏp ứng nhu cầu phỏt triển
- Mạng lưới đường ống:
+ Mạng lưới cỏc tuyến ống cấp I, II, III đó được đầu tư tương đối đồng bộ tới cỏc đối tượng dựng nước, cỏc cụng trỡnh trờn tuyến cũng đó được đầu tư khai thỏc tốt, cú tớnh đến việc nõng cấp cụng suất trong tương lai
+ Phần lớn cỏc tuyến đường trong thị xó mới đầu tư được phần mặt ổn định, hố đường cũn chắp vỏ, cú nhiều tuyến vẫn chưa cú hố, vỡ vậy cỏc tuyến ống đa phần vẫn chưa
ổn định
d.2 Hiện trạng hệ thống thoỏt nước
Trang 30Khu vực quy hoạch dự án chủ yếu tận dụng hướng tuyến là các tuyến đất lưu không, đất trống, đất trồng cây hằng năm, đất vòng qua chân đồi, hạn chế tối đa hướng tuyến đi qua khu dân cư khu vực do đó vào những ngày mưa nước chảy tràn qua khu vực này sẽ tự thấm, ngấm và chảy tràn trên bề mặt, có hiện tượng rửa trôi ở khu vực này
+ Hệ thống thoát nước thải: Hiện trạng dân cư khu vực tuyến dự án đi qua, các hộ dân
sống tập trung ven các tuyến đường giao thông khu vực Hiện trạng các hộ dân sinh sống quanh khu vực gần hướng tuyến dự án một số khu vực chưa có hệ thống thoát nước thải chung như khu vực xã Hà Ngọc, xã Yến Sơn, xã Yên Dương, xã Hà Bình, một số khu vực đã
có hệ thống thoát nước thải chung bao gồm khu vực thị trấn Hà Trung, phường Quang Trung, phường Ngọc Trạo, phường Bắc Sơn Nước thải tắm, rửa tay chân từ các nhà dân được thải trực tiếp ra môi trường, nước thải vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại sau đó thải ra môi trường Nước thải sinh hoạt sau khi thải ra môi trường sau đó sẽ dẫn ra các kênh mương khu vực
- Hệ thống thoát nước mưa: Hiện tại khu vực dọc 2 bên tuyến QL1A cách hướng
tuyến dự án 120-800m về phía Đông đã có hệ thống thoát nước mưa riêng biệt bằng hệ thống cống hộp, đối với khu vực dọc theo hướng tuyến dự án chưa có hệ thống thoát nước mưa, hiện tại nước mưa vẫn đang tự thấm, ngấm và chảy tràn trên bề mặt của khu vực rồi
chảy vào các kênh, mương, vũng thoát nước hiện trạng
d.3 Hiện trạng về hệ thống cấp điện
Hiện trạng dọc theo tuyến dự án đều đã có các tuyến đường điện trung thế 10KV, 35KV, 110KV chạy dọc theo các tuyến giao thông khu vực cung cấp điện cho khu vực dân
cư hiện hữu và các khu dân cư khu vực xung quanh Riêng khu vực quy hoạch hồ chứa đội
10 và trạm bơm đẩy khu vực này hiện trạng đã có tuyến đường điện 220KV
Hệ thống cấp điện hiện trạng tại khu vực dự án tương đối thuận lợi cho hoạt động thi công cũng như sau này khi dự án đi vào họat động
d.4 Hiện trạng giao thông khu vực dự án:
Như đã trình bày ở trên khu vực dự án có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện với tuyến QL1A cách hướng tuyến dự án 120-800m về phía Đông và nhiều tuyến giao thông khu vực khác
Nhìn chung hệ thống giao thông khu vực thuận tiện cho quá trình vậy chuyển nguyên vật liệu phục vụ quá trình thi công cũng như khi dự án đi vào hoạt động
d.5 Hiện trạng thông tin liên lạc:
Toàn bộ khu vực dự án nằm trong vùng phủ sóng và thuộc quy hoạch phát triển ngành của viễn thông Thanh Hoá
Dưới đây là một số hình ảnh về hiện trạng khu vực thực hiện dự án được thể hiện như sau:
Trang 31Hình 1.1 Hiện trạng tuyến dự án đoạn qua xã Hà Ngọc
Hình 1.2 Hiện trạng tuyến dự án đoạn qua thị trấn
Hình 1.3 Hiện trạng tuyến dự án đoạn qua xã Yến Sơn
Hình 1.4 Hiện trạng tuyến dự án đoạn qua xã Hà Bình
Trang 32Hình 1.5 Hiện trạng tuyến dự án đoạn qua xã Yên Dương
Hình 1.6 Hiện trạng tuyến dự án đoạn qua phường Quang Trung
Hình 1.7 Hiện trạng tuyến dự án đoạn qua phường Ngọc Trạo
Hình 1.8 Điểm cuối tuyến dự án thuộc
phường Bắc Sơn
Hình 1.9 Hồ chứa nước đội 10 khu vực
phường Bắc Sơn
Trang 331.1.5 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án
a Mục tiêu của dự án
Xây dựng hệ thống cấp nước thô cung cấp cho hoạt động sản xuất của các dự án công nghiệp và các nhà máy nước sạch đảm bảo nguồn nước thô ổn định cả về trữ lượng và chất lượng phục vụ cho việc xử lý và cung cấp nước sạch cho các nhà máy nước sạch tại thị
xã Bỉm Sơn và cấp cho hoạt động sản xuất của các dự án công nghiệp tại khu vực thị xã
Bỉm Sơn
b Quy mô, công suất của dự án
b1 Quy mô của dự án
Quy mô xây dựng:
- Công trình thu: Trạm bơm nước thô Hà Ngọc công suất 100.000m3/ngàyđêm (diện tích khoảng 3.000m2), bao gồm các công trình:
+ Công suất thiết kế: 100.000m3/ngđ;
+ Sàn công tác của công trình thu: Bằng cao độ mặt đê hiện trạng;
+ Ngăn thu nước: Tổng kích thước hầm thu 4,5 m x 18 m, trong hầm thu nước bố trí song chắn rác;
+ Khoang thu nước: Đầu khoang thu nước bố trí lưới chắn rác
+ Gian bơm bố trí lắp đặt 5 bơm Trong đó 4 bơm hoạt động, 01 bơm dự phòng Thông số của 01 bơm: Q = 990 m3/h, H = 70m;
+ Xây dựng nhà clo hóa sơ bộ (dùng trong trường hợp nguồn nước khu vực có dịch bệnh hoặc định kỳ 3- 5 ngày/ lần;
+ Diện tích sử dụng đất dự kiến của công trình thu và trạm bơm nước thô là 0,3 ha; Giải pháp cấp điện cho trạm bơm nước thô: Nguồn điện cấp cho trạm bơm nước thô
dự kiến lấy tại đường dây 22 KV gần khu vực trạm bơm, cách trạm bơm khoảng 100m Xây dựng trạm biến áp treo công suất 2000 KVA, dự kiến nguồn cấp điện cho TBA này sẽ lấy từ
02 nguồn điện khác nhau (hoặc xây dựng và lắp đặt nhà đặt máy phát điện dự phòng)
- Hệ thống đường ống cấp nước thô:
Xây dựng tuyến ống nước thô từ công trình thu về cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà máy cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, chiều dài tuyến cấp nước L = 18,41 km
từ trạm bơm nước thô Hà Ngọc đến khu công nghiệp Bỉm Sơn (đi qua địa bàn các xã: Hà Ngọc, thị trấn Hà Trung, xã Yến Sơn, xã Hà Bình, xã Yên Dương, các phường Quang Trung, Ngọc Trạo, Bắc Sơn,
Các tuyến ống sử dụng là ống gang dẻo có đường kính D600, D800, D1000, một số
vị trí qua cầu sử dụng ống thép đen
- Hồ chứa nước đội 10:
Hồ chứa đội 10 dung tích 189.310m3, tiến hành cải tạo hồ chứa đội 10 hiện trạng và xây dựng vách ngăn hướng dòng để tăng khả năng lắng nước trong hồ Tại hồ chứa xây dựng trạm bơm ăng áp, trạm bơm tăng áp đặt tại khu vực hồ chứa công suất 100.000m3/ngày.đêm (diện tích khoảng 6.400m2); bao gồm các công trình:
Trang 34+ Công suất thiết kế: 100.000m3/ngđ;
+ Sàn công tác của công trình thu: Bằng cao độ mặt đường hiện trạng;
+ Ngăn thu nước: Tổng kích thước hầm thu 4,5 m x 18 m, trong hầm thu nước bố trí song chắn rác;
+ Khoang thu nước: Đầu khoang thu nước bố trí lưới chắn rác
+ Gian bơm bố trí lắp đặt 5 bơm Trong đó 4 bơm hoạt động, 01 bơm dự phòng Thông số của 01 bơm: Q = 990 m3/h, H = 70m;
+ Diện tích sử dụng đất dự kiến của trạm bơm tăng áp là 0,64 ha;
Giải pháp cấp điện cho trạm bơm nước tăng áp: Nguồn điện cấp cho trạm bơm tăng
áp dự kiến lấy tại đường dây 22 KV gần khu vực trạm bơm, cách trạm bơm khoảng 100m Xây dựng trạm biến áp treo công suất 2000 KVA, dự kiến nguồn cấp điện cho TBA này sẽ lấy từ 02 nguồn điện khác nhau (hoặc xây dựng và lắp đặt nhà đặt máy phát điện dự phòng)
b2 Phạm vi dự án:
Xây dựng hệ thống tuyến cấp nước thô từ xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung đến khu công nghiệp Bỉm Sơn với chiều dài tuyến cấp nước theo quy hoạch là L = 18,41 km, và xây dựng các công trình đi kèm bao gồm: Trạm bơm nước thô khu vực xã Hà Ngọc công suất 100.000m3/ngày.đêm và trạm bơm tăng áp công suất 100.000m3/ngày.đêm tại khu vực hồ chứa đội 10, phường Bắc Sơn
Dự án chia thành 2 giai đoạn thi công như sau:
Giai đoạn 1: Xây dựng công trình thu: Trạm bơm nước thô Hà Ngọc công suất 35.100m3/ngày đêm, trạm bơm tăng áp tại khu vực hồ chứa đội 10, phường Bắc Sơn công suất 35.100m3/ngày.đêm, tuyến ống nước thô từ trạm bơm nước thô Hà Ngọc đến đến khu công nghiệp Bỉm Sơn dài L = 18,41km Khởi công xây dựng tháng 02/2025
Giai đoạn 2: Nâng cấp công trình thu: Trạm bơm nước thô Hà Ngọc công suất 100.000m3/ngày đêm, trạm bơm tăng áp tại khu vực hồ chứa đội 10, phường Bắc Sơn lên công suất 100.000m3/ngày đêm, tuyến ống nước thô từ trạm bơm nước thô Hà Ngọc đến đến khu công nghiệp Bỉm Sơn dài L = 18,41km Khởi công xây dựng tháng 03/2025, hoàn thành đi vào hoạt động tháng 02/2025
b3 Sản phẩm đầu ra:
Hệ thống cấp nước thô từ xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung đến khu công nghiệp Bỉm Sơn dài L = 18,41km Cấp nước thô cho các nhà máy hoạt động sản xuất của các dự án công nghiệp và các nhà máy nước sạch đảm bảo nguồn nước thô ổn định cả về trữ lượng và chất lượng phục vụ cho việc xử lý và cung cấp nước sạch cho các nhà máy nước sạch tại thị xã Bỉm Sơn và cấp cho hoạt động sản xuất của các dự án công nghiệp tại khu vực thị xã Bỉm Sơn
Phạm vi cấp nước: Cấp cho các nhà máy nước sạch tại thị xã Bỉm Sơn và cấp cho hoạt động sản xuất của các dự án công nghiệp tại khu vực thị xã Bỉm Sơn
c Loại hình dự án: Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước thô
Trang 351.2 Các hạng mục công trình của dự án
1.2.1 Các hạng mục công trình chính:
Xây mới hoàn chỉnh hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, với các hạng mục chính tại 2 Giai đoạn đầu tư như sau:
a Khối lượng đầu tư giai đoạn 1 đến năm 2022, công suất 53.100 m 3 /ngày:
a.1 Công trình thu, trạm bơm nước thô Hà Ngọc
Xây dựng công trình thu và trạm bơm nước thô, phần xây dựng Trạm bơm đáp ứng công suất dự án là 100.000 m3/ngđ và phần thiết bị lắp đặt đáp ứng nhu cầu 53.100 m3/ngày Diện tích dự kiến là 0,3 ha (đáp ứng cho toàn bộ dự án) Công trình thu và trạm bơm nước thô được xây dựng tại bờ tả sông Lèn, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa Trạm bơm có hệ thống neo định vị giữ cho trạm bơm có thể lên xuống theo mực nước sông từng mùa mà không bị dịch chuyển khỏi vị trí lắp dựng Kết cấu trạm bơm nước thô sử dụng kết cấu thép
- Kích thước xây dựng trạm bơm: L x W = 5 x 15,6 m (cả phần mái và cửa hút);
- Lắp đặt 05 bơm ly tâm (04 hoạt động, 01 dự phòng), thông số mỗi bơm Q = 990
m3/h, H = 57 m;
- Lắp đặt hệ thống đường ống công nghệ;
- Hệ thống điện động lực, điều khiển, chiếu sáng;
- Xây dựng các công trình phụ trợ nhà quản lý, kho, hàng rào bảo vệ đáp ứng cho
cả giai đoạn sau
a.2 Hệ thống đường ống truyển tải nước thô
Xây dựng tuyến ống nước thô đáp ứng yêu cầu của giai đoạn 1 có đường kính DN600 - DN800 bằng gang dẻo, HDPE và ống thép đen có tổng chiều dài khoảng 18,41km từ trạm bơm nước thô Hà Ngọc đến Khu công nghiệp Bỉm Sơn Diện tích dự kiến thu hồi là 12,887 ha đất, dọc theo tuyến ống nước thô với bề rộng 7m để thi công và làm hành lang bảo vệ tuyến ống Chiều dài đường ống được sơ bộ như sau:
Đoạn 1: Tuyến đi từ khu vực trạm bơm nước thô Hà Ngọc theo tuyến giao thông khu vực làng Kim Liên, xã Hà Ngọc, tuyến ống thi công là DN1000-DI tại khu vực trạm bơm nước thô; L=0,45km;
Đoạn 2: Tuyến ống chạy dưới ruộng, qua đất lưu không, đất màu, đất vườn chuối, đất nghĩa trang, đất giao thông khu vực thuộc các xã phường: xã Hà Ngọc, thị trấn Hà Trung, xã Yến Sơn, xã Hà Bình, xã Yên Dương, các phường Quang Trung, Ngọc Trạo, đoạn này sử dụng tuyến ống DN800-DI đến Khu công nghiệp Bỉm Sơn; L=16,43 km
Đoạn 3: Tuyến ống chạy men theo tuyến đường Bà Triệu thuộc phường Bắc Sơn, đoạn này sử dụng tuyến ống DN800-DI đến Khu công nghiệp Bỉm Sơn; L=1,53 km
Đoạn 4: Tuyến ống chạy men theo tuyến đường Hồ Tùng Mậu thuộc phố 10 phường Bắc Sơn nối ra hồ chứa, đoạn này sử dụng tuyến ống nối vào hồ chứa HDPE - DN 450: L = 1Km
Trang 36Đoạn 5: Tuyến ống ra khỏi hồ chứa DN500 – DI: L = 1Km
a.3 Hồ chứa nước thô:
Hồ chứa được bố trí tại đội 10 phường Bắc Sơn, hồ có thông số kỹ thuật như sau:
Đường ống dẫn nước ra khỏi hồ bằng ống gang DN500 dài 1km dẫn ra khỏi hồ đấu nối vào đường ống DN600 để cấp đến các điểm chờ dùng nước
Ngoài ra, hồ chứa còn có cống xả đáy hiện có DN300-ST trong trường hợp gặp sự cố Chiều dài mái đập bê tông hiện có 86,26m
Tường ngăn hướng dòng từ vị trí đầu hồ đến vị trí gần cuối hồ để phục vụ cho qúa trình lắng trước khi nước trong sau lắng được dẫn vào trạm bơm tăng áp để bơm đẩy đến các điểm chờ cấp nước thô
Ngoài ra khu vực hồ chứa nước thô còn có các công trình đi kèm bao gồm; Nhà vận hành tủ điện, trạm biến áp phục vụ cho hoạt động của trạm bơm tăng áp
a.4 Trạm bơm tăng áp nước thô:
Được xây dựng ngay bên bờ Hồ chứa Trạm bơm xây kiểu nửa chìm, nửa nổi, kích thước mặt bằng là BxL = 7,5mx28,0m, sử dụng bơm ly tâm trục ngang Việc kết nối giữa
Hồ chứa nước thô và Trạm bơm bằng ống BTCT thông qua hầm thu nước
- Phần ngầm trạm bơm kết cấu bê tông cốt thép M250# (cấp bền B20) đổ tại chỗ
- Phần thân kết cấu khung BTCT toàn khối M200# (cấp bền B15) Tường gạch 220 chỉ có tác dụng làm nhiệm vụ bao che và ngăn cách không gian Sàn mái là bản BTCT đổ tại chỗ kết hợp với dầm mái theo hai phương
Kết cấu móng được thiết kế với giải pháp bê tông cốt thép toàn khối dạng móng bè kết hợp móng đơn dưới cột
Trong trạm bơm lắp đặt 5 máy bơm tăng áp nước thô, trong đó 4 máy hoạt động và 1 máy dự phòng Thông số kỹ thuật mỗi máy bơm lắp đặt là: Q = 1.045m3/h; H = 60m
b Khối lượng đầu tư giai đoạn 2 đến năm 2023, công suất 100.000 m 3 /ngày:
Nâng tổng công suất hệ thống cấp nước thô đạt 100.000 m3/ngày, đáp ứng nhu cầu cấp nước cho toàn bộ Khu công nghiệp Bỉm Sơn và nước để sản xuất nước sạch sinh hoạt cho thị xã Bỉm Sơn Khối lượng xây dựng trong giai đoạn này như sau:
b.1 Trạm bơm nước thô Hà Ngọc:
Trang 37Lắp đặt thêm máy bơm, các van khóa đi theo cũng như hệ thống điện phù hợp để nâng công suất trạm bơm nước thô Hà Ngọc lên 100.000 m3/ng.đ
b.2 Tuyến ống nước thô:
Xây dựng thêm 1 tuyến ống nước thô số 2 chạy song song và có cùng đường kính với tuyến ống nước thô số 1 để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn 2 có đường kính DN600 - DN800 bằng gang dẻo, HDPE và ông thép đen có tổng chiều dài khoảng 18,41 km từ trạm bơm nước thô Hà Ngọc đến Khu công nghiệp Bỉm Sơn Chiều dài đường ống được lấy bằng chiều dài của tuyến nước thô số 1:
Đoạn 1: Tuyến đi từ khu vực trạm bơm nước thô Hà Ngọc theo tuyến giao thông khu vực làng Kim Liên, xã Hà Ngọc, tuyến ống thi công là DN1000-DI tại khu vực trạm bơm nước thô; L=0,45km;
Đoạn 2: Tuyến ống chạy dưới ruộng, qua đất lưu không, đất màu, đất vườn chuối, đất nghĩa trang, đất giao thông khu vực thuộc các xã phường: xã Hà Ngọc, thị trấn Hà Trung, xã Yến Sơn, xã Hà Bình, xã Yên Dương, các phường Quang Trung, Ngọc Trạo, đoạn này sử dụng tuyến ống DN800-DI đến Khu công nghiệp Bỉm Sơn; L=16,43 km
Đoạn 3: Tuyến ống chạy men theo tuyến đường Bà Triệu thuộc phường Bắc Sơn, đoạn này sử dụng tuyến ống DN800-DI đến Khu công nghiệp Bỉm Sơn; L=1,53 km
Đoạn 4: Tuyến ống nối vào hồ chứa HDPE - DN 450: L = 1Km và đoạn 5: Tuyến ống ra khỏi hồ chứa DN500 – DI: L = 1Km
Vật liệu ống được sử dụng (tương tự như của tuyến ống nước thô số 1) là ống gang dẻo, tại các vị trí ống đi qua điểm đặc biệt (qua cầu, qua sông, qua đường sắt…) sẽ sử dụng ống HDPE hoặc ống thép đen với đường kính tương ứng
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ
a Hệ thống đường ống kỹ thuật phụ trợ:
Hệ thống đường ống đi qua cầu và một số công trình hạ tầng quan trọng của khu vực tuyến ống cấp nước sẽ sử dụng ống thép đen có kích thước tương ứng với kích thước các điểm đối nối tại vị trí tuyến ống đi qua có kích thước DN600, DN800, DN1000
b Nhà điều hành trạm bơm:
Dự án xây dựng 2 nhà điều hành: 1 nhà tại khu vực trạm bơm nước thô Hà Ngọc diện tích xây dựng 45,m2, kích thước xây dựng: LxW = 5,0 x 9,0 (m); 1 nhà tại khu vực trạm bơm đẩy khu vực hồ chứa độ 10, diện tích xây dựng 107m2 kích thước xây dựng: LxW
= 14,55x7,35 (m)
Công trình 1 tầng Chiều cao tầng 3,6m Kết cấu móng băng BTCT dưới hàng cột Phần thân dùng hệ kết cấu chính là hệ dầm khung không gian BTCT đổ liền khối cấp bền B15 (M200#) Tường gạch 220 chỉ có tác dụng làm nhiệm vụ bao che và ngăn cách không gian Sàn mái là bản BTCT đổ tại chỗ kết hợp với dầm mái theo hai phương
Trang 381.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
- Đối với khí thải từ quá trình thi công xây dựng: Chủ đầu tư sẽ trang bị các bộ bảo hộ lao động và các biện pháp giảm thiểu cụ thể trong qúa trình thi công để hạn chế tối đa khí pahst sinh từ quá trình này
- Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của công nhân được xử lý qua các nhà vệ sinh di dộng; định kỳ chất thải trong bể được chủ đầu tư thuê các đơn vị có chức năng đến hút và vận chuyển đi xử lý theo quy định
- Đối với chất thải rắn: Chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt thu gom vào các thùng đựng rác được trang bị tại khu vực lán trại Định kỳ thuê các đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển đi xử lý
- Đối với chất thải rắn nguy hại: Được phân loại và chứa trong các thùng chứa chất thải nguy hại dung tích 200l có nắp đậy, dán nhãn và định kỳ thuê đơn vị có chức năng tiến hành thu gom, xử lý theo quy định
1.2.4 Khối lượng thi công các hạng mục công trình của dự án
Khối lượng các hạng mục thi công trình của dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2: Khối lượng thi công các hạng mục công trình của dự án
Giai đoạn 1
1 Các công trình hạ tầng hiện trạng (cống, đường giao thông…), công trình xây dựng hiện trạng (nhà dân hiện trạng…) m3 102.865,8
2 Khối lượng phá dỡ từ cải tạo hồ chứa hiện trạng m3 265,56
Khối lượng công trình thi công xây dựng mới và cải tạo
I HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH
1 Hạng mục trạm bơm nước thô 100.000m
3 /ngày đêm và trạm bơm tăng áp 100.000m 3 /ngày đêm tại khu vực hồ chứa
- Trát tường ngoài, dày 1,5 cm, VXM M75, PC40 m2 416,6
- Trát tường trong, dày 1,5 cm, VXM M75, PC40 m2 541,6
- Đặt ống HDPE – DN450 dẫn vào hồ chứa m 1.000
- Đặt ống gang dẻo – DN500 dẫn ra khỏi hồ chứa m 1.000
Trang 39- Đặt ống gang dẻo D600-DI cung cấp đến các điểm chờ phục vụ m 1.530
- Lót cát đường ống và cát đầm bảo vệ xung quanh tuyến ống m3 9.991,1
- Gối đỡ tê, cút, trụ đỡ cống các loại cái 216
- Lót hố van, lót gối đỡ tê, cút, trụ đỡ cống bằng bê tông đá 1x2 m3 2.997,3
3 Cải tạo hồ chứa đội 10 và xây dựng vách ngăn hướng dòng tại hồ
- Xây tường thẳng gạch chỉ đặc (6,5x10,5x20) m3 409,5
- Trát tường ngoài, dày 1,5 cm, VXM M75, PC40 m2 5250
- Trát tường trong, dày 1,5 cm, VXM M75, PC40 m2 5250
II THI CÔNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ
1 Nhà điều hành 2 khu vực trạm bơm nước thô và trạm bơm đẩy tăng áp
- Đào đất hố móng và bể ngầm, bể tự hoại m3 65,4
- Bê tông móng, giằng móng, bê tông cột, xà dầm, giằng M200, PC40, đá 4x6, đá 1x2(bê tông tươi) m3 244,2
- Xây tường thẳng gạch chỉ đặc (6,5x10,5x20) m3 50,8
- Bê tông sàn mái (bê tông tươi) M250, PC40, đá 1x2 m3 21,8
- Trát tường ngoài, dày 1,5 cm, VXM M75, PC40 m2 416,6
- Trát tường trong, dày 1,5 cm, VXM M75, PC40 m2 541,6
- Lót cát đường ống và cát đầm bảo vệ xung quanh các tuyến ống kỹ thuật m3 18,9
- Đặt ống HDPE – DN450 dẫn vào hồ chứa m 1.000
- Đặt ống gang dẻo – DN500 dẫn ra khỏi hồ chứa m 1.000
- Đặt ống gang dẻo cung cấp đến các điểm chờ phục vụ m 1.530
- Lót cát đường ống và cát đầm bảo vệ xung quanh tuyến ống m3 9991,1
Trang 40- Đặt hố van BTCT đúc sẵn các loại cái 126
- Lót hố van, lót gối đỡ tê, cút, trụ đỡ cống bằng bê tông đá 1x2 m3 2997,3
II THI CÔNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ
- Hệ thống đường ống kỹ thuật phụ trợ
- Lót cát đường ống và cát đầm bảo vệ xung quanh các tuyến ống kỹ thuật m3 18,9
III CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiếp tục duy trì sử dụng các hạng mục công trình môi trường đã xây dựng tại GĐ 1)
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng hệ thống cấp nước thô Bỉm Sơn, tỉnh Thanh
Hóa tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn do công ty cổ phần nước môi trường và hạ tầng
kỹ thuật thủ đô lập tháng 4/2021)
Ghi chú:
Tại GĐ 1 chủ đầu tư xây dựng hoàn thiện 2 trạm bơm nước thô và trạm bơm tăng áp công suất phục vụ 100.000 m3/ngày.đêm, tuy nhiên tại GĐ1 chỉ lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động tại GĐ 1 với công suất 53.100 m3/ngày.đêm, tại GĐ 2 chủ đầu tư không thực hiện xây dựng chỉ lắp đặt thêm các máy bơm và các thiết bị đi kèm dẻ đáp ứng công suất phục vụ 100.000 m3/ngày.đêm
Bảng 1.3: Tổng hợp khối lượng thi công các hạng mục công trình của dự án
Giai đoạn 1
1 Các công trình hạ tầng hiện trạng (cống, đường giao thông…), công trình xây dựng hiện trạng (nhà dân hiện trạng…) m3 102.865,8
2 Khối lượng phá dỡ từ cải tạo hồ chứa hiện trạng m3 265,56
Khối lượng công trình thi công xây dựng mới và cải tạo
- Đặt ống gang dẻo D100 khu vực trạm bơm nước thô m 450,0
- Đặt ống HDPE – DN450 dẫn vào hồ chứa m 1.000,0
- Đặt ống gang dẻo – DN500 dẫn ra khỏi hồ chứa m 1.000,0
- Đặt ống gang dẻo D600 cung cấp đến các điểm chờ phục vụ m 1.530,0
- Lót cát đường ống và cát đầm bảo vệ xung quanh tuyến ống m3 10.010,0
- Xây tường thẳng gạch chỉ đặc (6,5x10,5x20) m3 511,1
- Trát tường ngoài, dày 1,5 cm, VXM M75, PC40 m2 6.083,2
- Trát tường trong, dày 1,5 cm, VXM M75, PC40 m2 6.333,2