Thực tiễn áp dụng pháp luật về trợ cấp của một số thành viên WTO
Các thành viên WTO khá thống nhất trong các cam kết xoá bỏ trợ cấp xuất khâu công nghiệp và trợ cấp nội địa hoá ngay từ thời điểm gia nhập, trong đó bao gồm cả các thành viên đang phát triển Thực tiễn này cho thấy các nước đang phát triển và kém phát triển không được hưởng quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt trong việc duy trì và áp dụng trợ cấp xuất khẩu như quy định của Hiệp định SCM Và như một thông lệ, các thành viên gia nhập WTO sau ngày thành lập 1.1.1995 đều đưa ra cam kết xoá bỏ hoàn toàn trợ cấp bị cắm theo Hiệp định SCM. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, các thành viên đều được yêu cầu phải đưa ra cam kết về trợ cấp xuất khâu với Uỷ ban nông nghiệp Các nước duy trì trợ cấp xuất khâu nông nghiệp theo AOA phải đưa ra cam kết được thé hiện trong Bang thông báo ES:1, theo đó chỉ rõ các khoản chi tiêu ngân sách và số lượng trợ cấp Các nước không có cam kết về trợ cấp xuất khâu hàng năm cần chỉ rõ họ không cung cấp trợ cấp xuất khâu Tuy nhiên một vài thành viên không có cam kết về trợ cấp xuất khâu cũng cần phải nộp Bang thông báo bổ sung ES:2 Bảng thông báo này liệt kê các khoản trợ cấp xuất khâu đối với hoạt động tiếp thị hàng nông sản và cước phí vận tải nội địa để vận tải hàng xuất khâu mà nước này đã cung cấp theo Điều 9.4, ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong AOA Ưu đãi này dành cho tất cả các nước đang phát triển, dù là nước có cam kết trợ cấp xuất khẩu hay không có cam kết Nhưng ưu đãi này chỉ áp dụng trong giai đoạn thực hiện là sáu năm kế từ khi WTO được thành lập, có nghĩa sẽ chấm dứt vào cuối năm 2000 Bat kê việc hết hiệu lực của Điều 9.4 - AOA, một vài nước đang phát triển van cho rằng Điều 9.4 van được áp dụng và tiếp tục cung cấp trợ cấp xuất khẩu trong nhiều năm Bởi trong Tuyên bồ bộ trưởng tại Hồng-Kông năm 2005 đã nêu: “Các nước nước đang phát triển có thê tiếp tục hưởng lợi từ Điều9.4 của AOA trong 5 năm sau khi kết thúc thời hạn xoá bỏ tất cả các hình thức trợ cấp xuất khẩu” Các văn bản giải thích tuyên bố này đã không giải thích rõ nội dung trên, đặc biệt khi nhìn từ thực tiễn, các nước vẫn chưa thống nhất về thời điểm chấm dứt tất cả hình thức trợ cấp xuất khẩu Đồng thời cũng không rõ ràng là căn cứ pháp lý nao trong Tuyên bố Hồng Kong liên hệ đến nội dung trên trong AOA Nên nhiều nước như Mexico, An độ và Hàn Quốc đã cho rằng Tuyên bố Hồng Kong đã cho phép các thành viên tiếp tục áp dụng Điều 9.4 [38] Tại Tuyên bố Nairobi (2015) đã chính thức thừa nhận một cách rõ ràng, các khoản trợ cấp xuất khẩu theo Điều 9.4— AOA sẽ tiếp tục được duy trì ở các nước đang phát triển và kém phát triển tới năm 2023 và 2030.
Như vậy, cam kết trợ cấp của các thành viên được tiếp cận theo hai nhóm: (1) nhóm các thành viên có cam kết trợ cấp xuất khâu như Canada, EU, Norway, Switzerland, Hoa Kỳ (thành viên phát triển) và Brazil, Mexico, Nam Phi và Thổ Nhĩ
Kỳ (thành viên đang phát triển) và (2) nhóm các thành viên không có cam kết trợ cấp xuất khâu như An độ, Thái Lan, Philippines Đáng kể là trong nhóm 32 thành viên gia nhập từ năm 1995 đến 2014, chỉ có Bulgaria và Panama đưa ra cam kết trợ cấp xuất khâu, trong khi các nước vẫn được đánh giá là bao cấp lớn như Trung Quốc, Nga hay Việt Nam đều không có cam kết trợ cấp xuất khẩu.
Nhiều nước dang phát triển không có bảng cam kết duy trì trợ cấp xuất khâu, nói cách khác các thành viên này đã xoá bỏ hoan toàn trợ cấp xuất khâu nông nghiệp và cũng thông báo về việc không áp dụng trợ cấp xuất khẩu trên thực tế, như các nước: Argentina, Trung Quốc, Philippines, Nga, Thái Lan và Việt Nam Bên cạnh đó cũng có những thành viên, dù đưa ra cam kết về việc duy trì trợ cấp xuất khẩu song trên thực tế lại không cung cấp những khoản trợ cấp trong cam kết như Brazil, Indonesia và Nam Phi Ngược lại có những thành viên không có cam kết về trợ cấp xuất khẩu nhưng đã báo cáo WTO về việc trên thực tế đã áp dụng trợ cấp xuất khẩu trong nhiều năm từ 2008 như Án độ và Hàn Quốc, hay trợ cấp xuất khâu vượt quá mức cam kết như Mexico Trường hợp cuối cùng này là trường hợp các thành viên viện dẫn Điều 9.4— AOA đã gây nhiều tranh cãi [33, tr 21]
Trong lĩnh vực công nghiệp, ngoài trợ cấp xuất khâu và trợ cấp nội địa hoá, các thành viên không có nghĩa vụ phải đưa ra cam kết cắt giảm hay xoá bỏ các trợ cấp khác, ngoại trừ những trợ cấp gây ra tác động bat lợi đến thành viên khác Trong từng biện pháp trợ cấp nếu có tranh chấp, các thành viên sẽ đưa ra các cam kết cụ thể trong từng tình huống.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài cam kết về trợ cấp xuất khâu theo AOA và trợ cấp nội địa hoá theo Hiệp định SCM, các thành viên phải đưa ra cam kết về các
84 khoản hỗ trợ trong nước theo AOA - “mức cam kết rang buộc AMS” (Bound Total AMS), và có nghĩa vu đảm bảo áp dụng hỗ trợ trong nước cụ thé hàng năm không vượt quá mức cam kết ràng buộc này Nếu không đưa ra mức cam kết ràng buộc AMS thì hỗ trợ trong nước được phép áp dụng của thành viên này không vượt quá mức tối thiểu theo Điều 6.4 Trên thực tế, hơn 100 thành viên đã không đưa ra cam kết về mức cam kết rang buộc AMS trong Biéu cam kết, trong đó có 95 nước dang phát triển, bao gồm ca Trung Quốc Trong số 32 thành viên duy trì mức cam kết ràng buộc AMS thì có 15 nước phát triển và 17 nước đang phát triển [76]
Cam kết về trợ cấp của mỗi thành viên vừa thé hiện sự tuân thủ nghĩa vụ của các thành viên, vừa có ý nghĩa tương tự các ràng buộc của Hiệp định mà các thành viên phải tuân thủ Tuy nhiên, cam kết về trợ cấp chỉ là một phần của việc thực thi các Hiệp định, các thoả thuận VỀ trợ cấp của WTO Thực tiễn pháp luật về trợ cấp của từng thành viên sẽ phản ánh rõ hơn việc thực thi pháp luật về trợ cấp của WTO Qua việc nghiên cứu pháp luật về tro cấp của một số nước thành viên WTO điền hình cũng như tranh chấp về trợ cấp liên quan đến những thành viên này là một phương pháp cho phép tiếp cận nghiên cứu pháp luật WTO về trợ cấp dưới góc độ thực tiễn.
3.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về trợ cấp của Trung Quốc
3.2.1.1 Trợ cấp của chỉnh phủ theo pháp luật về trợ cấp của Trung Quốc a Các hình thức đóng góp tài chính
Dưới góc độ tài chính, trợ cấp của Trung Quốc được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả trợ cấp trực tiếp và trợ cấp gián tiếp.
Thứ nhất, các khoản vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp.
Với thế mạnh năm giữ ngân hàng, thị trường chứng khoán và việc phát hành trái phiếu, Chính phủ Trung Quốc có khả năng thực hiện các khoản cho vay rất lớn đối với doanh nghiệp trong nước Từ năm 2002 — 2004, sau khi Trung Quốc gia nhập
WTO, các khoản vay tang 58% ở mức 785 tỷ đô la Mỹ Trong năm 2003, các khoản vay mới chiếm gần 1⁄4 GDP Một nửa các khoản vay ngân hàng là đành cho các doanh nghiệp nhà nước và gần như không hoàn trả Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, có ba dạng cho vay chính: chấp phiếu ngân hàng, cho vay chỉ định hay cho vay uỷ thác và các khoản vay bởi công ty tín thác Trong đó chấp phiếu ngân hàng là hối phiếu do doanh nghiệp phát hành được ngân hang đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “chấp nhận” lên hối phiếu Đối với cho vay chỉ định hay cho vay uỷ thác, các công ty phi tài chính vay tiền trực tiếp với nhau, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian và thu phí [74]
Tứ hai, ưu đãi thuế trong nước.
Uu đãi thuế trong nước là việc Chính phủ Trung Quốc giảm hoặc bỏ qua những khoản đáng lẽ phải thu đối với doanh nghiệp trong nước Trong số 86 chương trình trợ cấp được công khai trong giai đoạn 2009-2014, có khoảng 40/86 trợ cấp là ưu đãi thuế trong nước, chiếm 46.5%. Ưu đãi thuế trong nước được áp dụng trong nhiều lĩnh vực dưới nhiều hình thức đa dạng, như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hoàn thuế giá trị gia tăng Mức ưu đãi thuế trong nước có sự khác biệt trong các chương trình trợ cấp cho các đối tượng hưởng lợi khác nhau, trong các lĩnh vực đặc thù Đề thu hút đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, theo nguyên tắc “2 năm miễn trừ và 3 năm giảm một nửa” Hay hoàn thuế giá trị gia tăng 100% trong năm 2009 và 80% từ năm 2010 đến nay đối với sản phẩm gỗ (tre, cây rơm) ván sợi ép, gỗ (tre, cây rơm), than hoạt tính, chiết xuất tanin, rượu thủy phân và que carbon được làm từ nguyên liệu như ba còn lại, chất lượng kém và ít củi, và cây rơm ra; và giấy các tông lam từ Salix mongolica (G/SCM/N/220/CHN; G/SCM/N253/CHN;
G/SCM/N284/CHN) Ưu đãi thuế trong nước cũng được sử dung như một hình thức trợ cấp xuất khẩu Chang hạn trước năm 2008, khi doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc xuất khâu hơn 70% sản phẩm thì được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp Nếu hoạt động trong một số khu vực kinh tế đặc biệt, các doanh nghiệp thậm chí được hưởng mức thuế thấp hơn Trợ cấp này được gọi là “trợ cấp xuất khâu thuần”. [36]
Thứ ba, quỹ tài trợ.
Quỹ tài trợ là một khoản tài chính cô định trong một giai đoạn nhất định được xây dựng từ ngân sách nhà nước dành cho các nhà sản xuất trong nước Trong số 86 chương trình trợ cấp được công khai trong giai đoạn 2009-2014, có khoảng 32/86 trợ cấp dưới dạng quỹ tai trợ, chiếm 37.2% Quy tài trợ thường được xây dựng dé thực hiện các khoản trợ cấp cho nghiên cứu và phát trién và thường liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, phát triển bền vững hay trợ cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
Chăng hạn, theo mục 36 trong thông báo về trợ cấp của Trung Quốc, TrungQuốc duy trì trợ cấp cho các SMEs từ năm 2009-2014 dưới hình thức quỹ phát triển.Theo đó, trợ cấp và ưu đãi đầu tư cho SMEs sẽ được thực hiện: một /à, trợ cấp được cung cấp cho các dự án sáng tạo khoa học và công nghệ của các SMEs không quá40% chi phí nghiên cứu và phát triển liên quan ở mức không quá 3 triệu nhân dân tệ