1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận án tiến sĩ phân tích tài chính của các doanh nghiệp nhựa niêm yết tại việt nam

15 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRẦN PHƯƠNG THẢOPHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAMChuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾN

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



TRẦN PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



TRẦN PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS NGUYỄN NGỌC SONG 2 TS HỒ THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Tác giả

Trần Phương Thảo

Trang 4

1.1 Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp 27

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 27

1.1.2 Bản chất tài chính doanh nghiệp 28

1.1.3 Các quyết định trong tài chính doanh nghiệp 29

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp 30

1.2 Lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 37

1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 37

1.2.2 Vai trò phân tích tài chính 38

1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính 39

1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 44

1.3 Kinh nghiệm trong việc sử dụng công cụ phân tích tài chính doanh nghiệp tại các quốc gia và bài học cho Việt Nam 70

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 77

2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp nhựa niêm yết ở Việt Nam 77

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các DN nhựa niêm yết ở Việt Nam 77

2.1.2 Các DN nhựa niêm yết phân ngành nhựa bao bì ở Việt Nam 78

2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam 86

2.2 Phân tích thực trạng tài chính của các DN nhựa niêm yết ở Việt Nam 88

Trang 5

2.2.7 Phân tích rủi ro tài chính 151

2.2.8 Dự báo tài chính 156

2.3 Đánh giá thực trạng tài chính tại các DN nhựa niêm yết ở Việt Nam 161

2.3.1 Những thành tựu, kết quả đạt được: 161

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 163

Kết luận chương 2 169

CHƯƠNG 3 170

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA NIÊM YẾT VIỆT NAM 170

3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội và định hướng phát triển ngành nhựa tại Việt Nam 170

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 170

3.1.2 Triển vọng phát triển ngành nhựa thế giới và Việt Nam 171

3.1.3 Định hướng phát triển ngành Nhựa ở Việt Nam 173

3.2 Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại các DN Nhựa niêm yết ở Việt Nam 174

3.2.1 Giải pháp về huy động vốn 174

3.2.2 Giải pháp về sử dụng vốn 183

3.2.3 Giải pháp giảm thiểu chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh 191

3.2.4 Giải pháp cải thiện khả năng thanh toán 193

3.2.5 Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững 194

3.2.6 Giải pháp quản lý quỹ tiền mặt, cải thiện lưu chuyển tiền 194

3.2.7 Giải pháp hạn chế rủi ro tài chính 195

3.4 Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan liên quan 201

Kết luận chương 3 205

KẾT LUẬN 206

TÀI LIỆU THAM KHẢO 209

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Phân tích tài chính DN là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tình hình tài chính của DN, từ đó dự báo những tiềm năng và những rủi ro trong tương lai của DN Phân tích tài chính DN thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau từ những nhà quản trị DN đến các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp vật tư, người lao động trong DN và cơ quan của Chính phủ liên quan đến quản lý DN.v.v…Mỗi đối tượng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, vì vậy mỗi đối tượng sử dụng phân tích tài chính để đưa ra các quyết định nhằm thực hiện mục tiêu của mình Đối với các nhà quản trị DN, việc phân tích tài chính DN là vấn đề cực kỳ quan trọng nó giúp cho các nhà quản trị thấy được những điểm mạnh, những điểm yếu để đưa ra những quyết định điều chỉnh về đầu tư, về tài trợ, về quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả Phân tích tài chính còn là công cụ kiểm soát các hoạt động của DN và là cơ sở các dự báo tài chính

Trong những năm gần đây, ngành nhựa Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, vào giai đoạn 2015 - 2020 ngành nhựa là một trong số những ngành có tăng trưởng cao nhất Việt Nam Các DN nhựa ở Việt Nam đang đứng trước các cơ hội lớn từ việc hội nhập, đặc biệt là việc thực thi những hiệp định thương mại: Hiệp định thương mại tự do Việt - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)… sẽ mở ra cơ hội lớn xuất khẩu các sản phẩm nhựa cho DN Việt Nam Tuy vậy, hiện nay một phần lớn các DN nhựa Việt Nam còn hạn chế về năng lực tài chính và công nghệ dẫn đến sự hạn chế trong năng lực cạnh tranh Thực tế cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong giai đoạn 2012 – 2020 tại các DN nhựa chưa cao (<1), doanh thu bán hàng có xu hướng giảm liên tục từ năm 2019 với tỷ lệ giảm bình quân 6,7%/năm, điều này kéo theo sự giảm sút khả năng sinh lời với giá trị hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh BEP giảm bình quân 7,4%/năm Việc sử dụng đòn bẩy tài chính không hợp lý tại một số doanh nghiệp trong điều kiện BEP giảm khiến hệ số sinh lời ròng vốn chủ sở hữu ROE sụt giảm Có thể thấy một DN mạnh, có năng lực cạnh tranh cao cũng là DN có năng lực tài chính lớn, tình hình tài chính lành mạnh và hiệu quả kinh doanh cao Điều đó, đòi hỏi các nhà quản trị DN ngành nhựa nhất là các nhà quản trị tài chính phải thực hiện tốt việc phân tích tài chính DN để từ đó tiếp tục phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong tài chính góp phần tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mình

Từ thực trạng trên, nhận thấy việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính của các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam trong thời gian tới là một đòi hỏi cấp thiết, mặc dù số các công ty nhựa niêm yết tại Việt Nam là không nhiều, nhưng việc thực hiện hiệu quả hoạt động phân tích tài chính từ đó giúp các DN phát hiện ra những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân hạn chế sẽ làm cải thiện

Trang 7

tình hình tài chính của các DN nói riêng và toàn ngành nhựa Việt Nam nói chung, đưa các DN niêm yết trở thành những DN mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành Để có những giải pháp hữu hiệu cải thiện tình hình tài chính tại các công ty cổ phần nhựa trong giai đoạn hiện nay thì cần thiết phải phân tích tài chính tại các

công ty này Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài luận án “Phân tích tài chính của

các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực

tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát: Sử dụng khoa học phân tích để đánh giá tài chính tại các DN nhựa niêm yết và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam

2.2 Mục tiêu chi tiết

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án bao gồm:

- Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về tài chính DN, phân tích tài chính; các giải

pháp cải thiện tình hình tài chính; các nghiên cứu về các DN nhựa niêm yết trong và ngoài nước; kinh nghiệm cải thiện tình hình tài chính từ các nước trên thế giới từ đó rút ra nội dung có thể kế thừa và chỉ ra những khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu

- Hai là, sử dụng các phương pháp phân tích tài chính và mô hình hồi qui kinh tế

lượng để đánh giá thực trạng tài chính tại các DN nhựa niêm yết; từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế về tình hình tài chính DN

- Ba là, đề xuất hệ thống các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại các DN nhựa

niêm yết bên cạnh đó đưa ra kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện thực hiện cải thiện tình hình tài chính của các DN nhựa niêm yết

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Tài chính của các DN nhựa niêm yết - Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Phân tích tài chính phục vụ quản trị tài chính tại doanh nghiệp nhựa

niêm yết

Về không gian: nghiên cứu tại 14 DN nhựa niêm yết hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành nhựa bao bì tại Việt Nam

Về thời gian: nghiên cứu thực trạng tài chính doanh nghiệp nhựa niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2020 và khuyến nghị giải pháp từ giai đoạn 2021 trở đi

4 Xác định khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài trên cơ sở nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau, có thể mô tả qua sơ đồ sau:

Trang 8

Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu luận án

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo sơ đồ, phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử được dùng làm phương pháp luận, chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp hệ Theo đó, tác giả nghiên cứu DN trong quá trình vận động, phát triển không ngừng đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội thực tế; xem xét tài chính DN trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng liên quan; xem xét sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức trong mối quan hệ với quá trình sản xuất, phân phối lợi nhuận

Phương pháp hệ là nhóm các phương pháp bao gồm các phương pháp cụ thể, được sử dụng phối hợp để thực hiện quá trình nghiên cứu Trong luận án, tác giả sử dụng hai phương pháp hệ: (1) phương pháp thu thập dữ liệu; (2) phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Các số liệu về tài chính chi tiết dựa trên cơ sở những số liệu thực tế trong quá trình hoạt động của các DN nhựa niêm yết, được lấy từ các thông tin công bố trên website như báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị của các DN, các tài liệu nội bộ của các DN

- Việc chọn giai đoạn nghiên cứu từ 2012 – 2020 vì những năm này cùng chung bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế đi liền với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, trong giai đoạn này giá trị sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng, là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp luận Phương pháp phân tích hiện trạng

Trang 9

- Thu thập số liệu thứ cấp từ các tạp chí nghiên cứu khoa học, các văn bản pháp quy liên quan đến nội dung nghiên cứu, các công trình liên quan được lưu ở Thư viện quốc gia

- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu bằng việc sử dụng các phương pháp phù hợp, cụ thể:

Trong nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu cơ sở lý luận, tác giả sử dụng kết hợp

“Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết” với “Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết” để đánh giá các nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài

đã giải quyết được vấn đề gì, còn vấn đề gì chưa giải quyết được từ đó rút ra khoảng trống nghiên cứu của đề tài Trong nghiên cứu cơ sở lý luận, tác giả hệ thống hoá các vấn đề lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu, từ đó rút ra quan điểm cá nhân để làm rõ hơn lý luận vấn đề nghiên cứu

Trong nghiên cứu tài chính của các DN nhựa niêm yết, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng các phương pháp như diễn

giải, quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh để mô tả số liệu thống kê về tài chính của các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam Phương pháp này được tác giả sử dụng để đối chiếu về mặt định lượng của các chỉ tiêu liên quan đến thực trạng tài chính của DN Qua đó, thấy được xu thế, sự biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các con số về số tuyệt đối và số tương đối Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính trong các công trình nghiên cứu đã được công bố

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phần mềm STATA 20 trong

phân tích định lượng để kiểm định, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời, tỷ lệ tăng trưởng bền vững, rủi ro tài chính và dự báo khả năng sinh lời trong trung hạn của các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam

* Xử lý dữ liệu nghiên cứu:

Tác giả sử dụng phần mềm Excel để xử lý dữ liệu cơ bản để tính toán và tạo ra giá trị của những biến số cần phân tích trong mô hình Từ đó xây dựng một bảng dữ liệu thông qua việc kết hợp các chuỗi dữ liệu theo thời gian (từ 2012 – 2020) của các quan sát theo không gian (các DN nhựa niêm yết)

Bằng việc kết hợp những chuỗi quan sát theo thời gian và không gian, dữ liệu bảng hạn chế được hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến số độc lập, bậc tự do được tăng thêm và hiệu quả hơn Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường một cách tốt hơn sự tác động không thể quan sát được theo dữ liệu chỉ theo thời gian hoặc chỉ theo không gian thuần túy, tránh được phần nào việc bỏ sót các biến số có ý nghĩa

Trang 10

trong mô hình Dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa độ chệch (bias) có thể phát sinh nếu kết hợp các cá thể thành nhóm

Thống kê mô tả bằng phần mềm chuyên dụng STATA 20 được sử dụng để mô tả đặc trưng dữ liệu nghiên cứu thông qua các giá trị của các biến số trong mô hình Nghiên cứu sử dụng phần mềm chuyên dụng STATA 20 để tạo lập ma trận hồi quy tương quan và ước lượng hồi quy

* Phương pháp ước lượng hồi quy:

Mô hình hồi quy dữ liệu bảng có dạng tổng quát như sau:

Yit = it + itXit + it

Trong đó:

- i = 1,2, ,N: Là đơn vị chéo thứ i - t=1,2, ,T: Là thời đoạn thứ t

- Yit là giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t - Xit là giá trị của X cho đối tượng i ở thời điểm t - it Là sai số của đối tượng i ở thời điểm t

- it là hằng số cần ước lượng

- it là độ dốc, hệ số hồi quy cần ước lượng và tác động cá nhân i lên Y tại thời điểm t Đối với mô hình hồi quy dữ liệu bảng, ba phương pháp được sử dụng phổ biến là: Phương pháp bình phương nhỏ nhất cổ điển gộp (Pooled OLS), phương pháp tác động cố định (FEM), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) Sau đó, căn cứ vào từng phương pháp hồi quy và kết quả kiểm tra tính khuyết tật của mô hình thông qua các kiểm định, luận án sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp hơn

Hồi quy Pool (OLS cho dữ liệu bảng) là phương pháp hồi quy cơ bản, đơn

giản và dễ sử dụng nhất Tuy nhiên, nếu tác động của các biến độc lập quá cách biệt nhau giữa các công ty, thì ước lượng sẽ bị chệch Đối với mô hình này, hàm hồi quy chung (cho tất cả các công ty) có độ dốc trung bình giống với độ dốc của hàm hồi quy riêng (từng công ty) Mô hình nghiên cứu được trình bày tổng quát như sau:

Yit = β0 + β1Xlit + β2X2it + β3X3it + … + β4Xkit + uit

Phương pháp hồi quy tác động cố định - Fixed Effect Model (FEM): Phương

pháp này phù hợp với dữ liệu nghiên cứu có số lượng đối tượng (firm) nghiên cứu lớn hơn số năm (year) nghiên cứu (Gujarati,2004)

Phương pháp ước lượng hồi quy FEM có xét đến các yếu tố thời gian (time) và cross- section (individuals, firm, countries, etc) Với phương pháp FEM, xét một mối quan hệ kinh tế, với biến phụ thuộc, Y, và hai biến giải thích quan sát được X1, X2,…,Xk, và một hoặc nhiều biến không quan sát được Chúng ta có dữ liệu bảng cho Y, X1, X2,…,Xk Dữ liệu bảng bao gồm N - đối tượng và T - thời điểm, và vì vậy chúng ta có NxT quan sát Mô hình hồi quy tuyến tính được xác định như sau:

Yit = 1i + β1Xlit + β2X2it + β3X3it + … + βkXkit + μit

Ngày đăng: 14/04/2024, 14:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w