1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) pháp luật về bảo hộ tên thương mại thực tiễn tại việt nam

47 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 3,96 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI (16)
    • 1.1. Lý luận chung về tên thương mại (16)
      • 1.1.1. Khái niệm tên thương mại (16)
      • 1.1.2. Đặc điểm về tên thương mại (19)
      • 1.1.3. Phân biệt tên thương mại với tên doanh nghiệp và nhãn hiệu (21)
        • 1.1.3.1. Tên thương mại của doanh nghiệp và tên doanh nghiệp (21)
        • 1.1.3.2. Tên thương mại và nhãn hiệu (24)
    • 1.2. Quy định pháp luật về bảo hộ tên thương mại (26)
      • 1.2.1. Điều kiện bảo hộ tên thương mại (26)
      • 1.2.2. Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại (33)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN VỀ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (36)
    • 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ tên thương mại trong bản án (36)
    • 2.2. Phân tích và bình luận bản án (37)
      • 2.2.1. Yếu tố trùng hay gây nhầm lẫn của một tên thương mại (38)
      • 2.2.2. Yếu tố lĩnh vực kinh doanh (39)
    • 2.3. Đề xuất giải pháp (40)
      • 2.3.1. Yếu tố trùng hay gây nhầm lẫn của một tên thương mại (40)
      • 2.3.2. Yếu tố lĩnh vực kinh doanh (42)
  • KẾT LUẬN (44)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của báo cáo là: Thứ nhất, hiểu biết đầy đủ về pháp luật đối với tên thương mại của doanh nghiệp, từ khái niệm đến đặc điểm về tên thương mại của d

LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI

Lý luận chung về tên thương mại

1.1.1 Khái niệm tên thương mại

So với thế giới Pháp luật Việt Nam ghi nhận về tên thương mại chậm hơn Tên thương mại được ghi nhận lần đầu tiên tại Điều 8 trong Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Công ước Paris là văn bản pháp luật quốc tế áp dụng cho sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bằng tác giả sáng chế, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và chống cạnh tranh không lành mạnh): “Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu hàng hoá” Còn ở Việt Nam, Tên 1 thương mại lần đầu tiên xuất hiện trong Luật thương mại Việt Nam 1997 tại Điều 24 quy định về tên thương mại như sau: “Thương nhân phải có tên thương mại Tên thương mại có thể kèm theo biểu tượng Tên thương mại không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam Tên thương mại phải được viết bằng tiếng Việt Nam; tên thương mại có thể được viết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn Tên thương mại phải được ghi trong các hoá đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân.” Từ những quy định này có thể thấy 2 việc đề cập tên thương mại đầu tiên trong Luật thương mại 1997 ở nước ta vẫn chưa phải là một quy định nêu lên khái niệm rằng tên thương mại là gì mà chỉ đơn thuần là quy định về việc tạo ra chúng ra sao (tên thương mại có thể kèm theo biểu tượng; tên thương mại không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam; tên thương mại phải được viết bằng tiếng Việt Nam; tên thương mại có thể được viết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn) và

1 Văn kiện Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (thông qua ngày 20/3/1883, được sửa đổi tại Brussels ngày 14/12/1900, tại Washington ngày 2/6/1911, tại Lahay ngày 6/11/1925, tại London ngày 2/6/1934, tại lisbon ngày 31/10/1958 và tại Stockholm ngày 14/7/1967, và được tổng sửa đổi ngày 28/9/1979)

2 Luật Thương Mại (số: 58/L-CTN) ngày 10 tháng 5 năm 1997 việc sử dụng tên thương mại như thế nào (tên thương mại phải được ghi trong các hoá đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân)

Bên cạnh đó, trong văn bản pháp luật khác cũng có đề cập đến tên thương mại như: Nghị định 63/CP 1996 Điểm f, Khoản 1, Điều 6 về tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá: “ Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được công nhận có khả năng phân biệt là không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ” , tuy nhiên ở quy định 3 này cũng không làm rõ khái niệm về tên thương mại Cho đến khi Nghị định 54/2000/NĐ-CP ra đời ngày 03/10/2000 thì vấn đề về khái niệm tên thương mại được đề cập rõ ràng hơn tại Điều 14: “Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được; Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.” Đến nay, vẫn chứ có quy định các văn bản pháp luật chuyên ngành 4 liên quan đến doanh nghiệp cũng chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về tên thương mại của doanh nghiệp, tuy nhiên, quy định về khái niệm tên thương mại tại Nghị định 54/2000/NĐ-CP đã có một bước tiến làm nền Luật Sở hữu trí tuệ sau này đưa ra khái niệm về tên thương mại Tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định về khái niệm tên thương mại như sau: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.” 5

Từ quy định trên có thể hiểu tên thương mại là “tên gọi” của tổ chức, cá nhân dùng để “phân biệt” với chủ thể kinh doanh khác, khái niệm này còn chưa được cụ

3 Nghị định số: 63-CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp

4 Nghị định số: 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp thể vì “tên gọi” mà luật quy định thì doanh nghiệp tạo ra từ đâu? Nó tạo ra từ tên doanh nghiệp hay không từ tên doanh nghiệp hay nó được cấu tạo từ đâu, từ những thành phần nào? Trên thực tiễn ở Việt Nam có thể thấy đa số các doanh nghiệp sử dụng thành phần tên riêng trong tên của công ty khi đăng ký doanh nghiệp để làm tên thương mại cho công ty, ví dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên có tên thương mại là Trung Nguyên, Công ty Cổ phần FPT có tên thương mại là FPT, Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô có tên thương mại là Kinh Đô… Từ những ví dụ thực tiễn cho thấy tên thương mại của doanh nghiệp thường là thành phần tên riêng được lấy từ tên của doanh nghiệp, bởi lẽ theo quy định của luật doanh nghiệp về tên doanh nghiệp thì thành phần còn lại cấu tạo nên tên của doanh nghiệp thể hiện loại hình doanh nghiệp và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đó (ví dụ như Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,…) vì vậy mà những doanh nghiệp có loại hình doanh nghiệp giống nhau thì thành phần cấu tạo này cũng sẽ giống nhau nên thành phần tên riêng sẽ là thành phần phân biệt chủ yếu, bên cạnh đó, việc lấy thành phần tên riêng làm tên thương mại cho công ty để nhiều loại sản phẩm và dịch vụ của công ty dễ tiếp cận và thâm nhập vào thị trường khi doanh nghiệp đã có sức ảnh hưởng nhất định là điều nên làm Ngoài ra tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh tên riêng là để xưng danh khi hoạt động và nó được coi là tên thương mại kể từ thời điểm hoạt động

Như vậy từ những phân tích ở trên có thể hiểu về tên thương mại như sau: tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực, khu vực kinh doanh Do trong hoạt động kinh doanh ở những lĩnh vực và khu vực kinh doanh nhất định có rất nhiều chủ thể cùng tham gia vào hoạt động kinh doanh nên để tránh sự nhầm lẫn mà cần có tên thương mại nhằm phân biệt các chủ thể kinh doanh này Khi mà tên thương mại của chủ thể kinh doanh luôn gắn liền với uy tín, thương hiệu của chủ doanh nghiệp trên thị trường Thì tên thương mại là một yếu tố quan trọng của chủ thể kinh doanh trong hoạt động kinh doanh giúp cho khách hàng, đối tác có thể nhận diện được chủ doanh nghiệp manh tên thương mại đó từ đó thúc đẩy được hiệu quả kinh doanh tối đa

1.1.2 Đặc điểm về tên thương mại

Tên thương mại của doanh nghiệp có những điểm tương đồng như các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp, tuy nhiên vẫn có những đặc trưng riêng biệt như sau:

Thứ nhất về mặt đối tượng, như đã phân tích ở trên thì tên thương mại của một doanh nghiệp giữ chức năng định danh cho “doanh nghiệp” (do tên thương mại là tên gọi của cá nhân, tổ chức) nhằm giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Bên cạnh đó, tên thương mại còn 6 mang tính thương mại do gắn liền với uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp nên nó cũng có tính thương mại nhưng khác với nhãn hiệu là tên thương mại nhân diện chủ thể kinh doanh còn nhãn hiệu thì nhận diện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại để nhận biết trong khi đó thì một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều nhãn hiệu để phân biệt sản phậm dịch vụ của doanh nghiệp mình với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác trên thị trường

Thứ hai về mặt không gian, theo như khái niệm tên thương mại đã đề cập ở trên, tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác “trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”, như vậy thì phạm vi bảo hộ đối với tên thương mại của doanh nghiệp chỉ có hiệu lực trong một phạm vi không gian nhất định cụ thể được nêu trong khái niệm ở trên là cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Theo quy định thì tên thương mại mặc dù là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng và cũng không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử

6 Phạm Thị Thúy Liễu (2016), Pháp luật về Tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận án dụng trong hoạt động kinh doanh quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại sẽ được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó Như vậy, doanh nghiệp không cần phải đăng ký tên thương mại, chỉ cần đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định thì khi sử dụng tên thương mại này sẽ được bảo hộ Nếu việc bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp dựa trên sự kiện sử dụng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phạm vi bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp trên toàn bộ lãnh thổ của nước đó không phụ thuộc vào mức độ được biết đến của tên thương mại trong các lĩnh vực kinh doanh nhát định tại các vùng lãnh thổ khác nhau trong nước 7

Thứ ba về mặt thời gian, khác với các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp khác như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp bị hạn chế về mặt thời gian thì tên thương mại của doanh nghiệp lại không bị hạn chế về thời gian , như vậy khi doanh 8 nghiệp sử dụng tên thương mại để định danh trong lĩnh vực hoạt động thì doanh nghiệp có thể sử dụng nó mà không bị bất cứ hạn chế nào về mặt thời gian chừng nào doanh nghiệp còn tồn tại và đang sử dụng thì các chủ thể khác không được quyền xâm phạm trừ khi doanh nghiệp không còn tồn tại Ngoài ra, khi doanh nhiệp không còn hoạt động trong lĩnh vực hoặc khu vực kinh doanh ban đầu, thì doanh nghiệp khác có quyền sử dụng tên thương mại của doanh nghiệp đó trong lĩnh vực hoặc khu vực bị doanh nghiệp từ bỏ, đây cũng là đặc điểm khác biệt của tên thương mại so với tên của doanh nghiệp vì doanh nghiệp chỉ không được quyền sở hữu tên doanh nghiệp khi và chỉ khi doanh nghiệp đó không còn tồn tại nữa

Thứ tư, việc sử dụng tên thương mại không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh, nghĩa là chủ thể không những có quyền kinh doanh dưới tên thương mại mà còn có nghĩa vụ về việc sử dụng nó trong một số trường hợp Ví dụ: theo quy định tại Khoản 1 Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định về nhượng quyền thương mại: “Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo

7 Lê Anh Tuấn (2019), Bảo hộ Tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tr 15

8 Phạm Thị Thúy Liễu (2016), Pháp luật về Tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tr 30. cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền” và Khoản 4 cùng Điều này quy định:

Quy định pháp luật về bảo hộ tên thương mại

1.2.1 Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Chính vì vậy mà việc bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp cũng là một trong những việc quan trọng để phát triển nền kinh tế quốc gia Do đó mà pháp luật Việt Nam đã có những quy định về điều kiện bảo hộ tên Thương mại như sau Điều

76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ như sau: “tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.” Ở quy định này, 19 có thể thấy điều kiện bảo hộ tên thương mại là khả năng phân biệt của tên thương

17 Luật Sở hữu trí tuệ (số: 11/VBHN-VPQH) ngày 08 tháng 7 năm 2022

18 Luật Sở hữu trí tuệ (số: 11/VBHN-VPQH) ngày 08 tháng 7 năm 2022

19 Luật Sở hữu trí tuệ (số: 11/VBHN-VPQH) ngày 08 tháng 7 năm 2022 mại, như vậy cần phân tích sâu hơn về cụm từ “khả năng phân biệt” Về mặt nghĩa của từ thì cụm từ “khả năng phân biệt” được đặt trọng ngữ cảnh là phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, hiểu theo cách ngắn gọn hơn là phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, như vậy trong trường hợp này khả năng phân biệt là khả năng nhận biết sự khác biệt giữa hai chủ thể kinh doanh, nghĩa là hai chủ thể kinh doanh đó không phải là một Tuy nhiên căn cứ vào những tiêu chí nào để xác định được sự khác biệt thì ở quy định này không đề cập rõ vì đây là điều kiện chung về điều kiện bảo hộ tên thương mại Cho nên bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm

2009, 2019, 2022 quy định chi tiết về khả năng phân biệt của tên thương mại tại Điều

78 cụ thể như sau: “tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.” 20 Như vậy, tên thương mại được xen là có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh khi thỏa mãn cả ba điều kiện nêu trên

Về điều kiện thứ nhất, tên thương mại phải chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi khi sử dụng Như đã đề cập ở trên ,hiện nay, trong các văn bản pháp luật về Sở hữu trí tuệ không quy định nào định nghĩa tên riêng là gì Cho nên để phân định thành phần tên riêng trong tên thương mại cần xem xét luật chuyên ngành về loại hình kinh doanh của chủ thể Cụ thể trong trường hợp loại hình kinh doanh là doanh nghiệp thì sẽ xem xét các quy định trong Luật Doanh nghiệp Trong Luật Doanh nghiệp có quy định về tên thương mại tuy nhiên lại có quy định về việc đặt tên cho doanh nghiệp như đã đề cập ở trên là bao gồm hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng, theo đó, tại Khoản 3, Điều 37 Luật Doanh nghiệp

2020 quy định: “Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.” Thật ra quy định này cũng vẫn chưa quy 21 định rõ tên riêng là gì và các xác định tên riêng như thế nào Thông thường thì để xác định thành phần tên riêng thường dựa vào cách loại trừ các thành phần khác và thông thường là thành phần mô tả loại hình doanh nghiệp và thành phần mô tả lĩnh vực kinh doanh vì hai thành phần này không có mang khả năng phân biệt do hai hay nhiều chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh giống nhau Ví dụ, Công Ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Du Lịch Tripu thì cụm từ “Công Ty TNHH Một Thành Viên” là thành phần loại hình doanh nghiệp, cụm từ

“Dịch Vụ Du Lịch” là thành phần mô tả lĩnh vực kinh doanh, loại bỏ hai thành phần này ra còn lại cụm từ “Tripu” sẽ được xác định là thành phần tên riêng của doanh nghiệp Tương tự như vậy, Công Ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Du Lịch Đại Phát thì cụm từ “Công Ty TNHH Một Thành Viên” là thành phần loại hình doanh nghiệp, cụm từ “Dịch Vụ Du Lịch” là thành phần mô tả lĩnh vực kinh doanh, loại bỏ hai thành phần này ra còn lại cụm từ “Đại Phát” sẽ được xác định là thành phần tên riêng của doanh nghiệp này

Tuy nhiên theo cách xác định thành phần tên riêng này lại mang đến kết quả khác nếu áp dụng Luật Doanh nghiệp Theo Khoản 1,2,3, Điều 37 Luật Doanh nghiệp

2020 quy định: “Tên doanh nghiệp là tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ

21 Luật Doanh nghiệp (số: 59/2020/QH14) ngày 17 tháng 6 năm 2020 cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu”, căn cứ vào quy định này thì chỉ có hai thành phần là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, như vậy loại bỏ thành phần loại hình doanh nghiệp ra thì phần còn lại là tên riêng Lấy lại ví dụ ở trên, tên công ty là “Công Ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Du Lịch Đại Phát” thì cụm từ “Công

Ty TNHH Một Thành Viên” là thành phần loại hình doanh nghiệp, loại bỏ thành phần này ra còn lại cụm từ “Dịch Vụ Du Lịch Đại Phát” sẽ được xác định là thành phần tên riêng của doanh nghiệp, trong khi đó theo cách xác định ở trên thì cụm từ “Đại Phát” sẽ được xác định là thành phần tên riêng của doanh nghiệp, rõ ràng đây là hai kết quả khác nhau

Theo quan điểm của người viết thì người viết đồng tình với cách xác định tên thương mại theo cách đầu tiên vì thứ nhất, như đã nói phần mô tả lĩnh vực kinh doanh không mang khả năng phân biệt do hai hay nhiều chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn lĩnh vực kinh doanh giống nhau Thứ hai, trên thực tiễn các doanh nghiệp thường sử dụng tên thương mại chứa tên riêng được xác định theo cách đầu tiên vì thành phần tên riêng xác định theo cách này vừa mang tính phân biệt cao vừa ngán gọn, dễ nhớ đối với khách hàng Ví dụ, Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist lấy tên Thương mại của công ty là Saigontourist, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên có tên thương mại là Trung Nguyên, Công ty Cổ phần FPT có tên thương mại là FPT, Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô có tên thương mại là Kinh Đô,

Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ đó là cho dù tên riêng trong tên thương mại chỉ bao gồm các cụm từ chỉ sự vật, hiện tượng, tên gọi của một địa điểm, khu vực, được mọi người sử dụng thông thường, phổ biến , nhưng tên thương mại đó 22 đã tạo nên tính định danh cho công ty mang tên thương mại đó một cách sâu sắc trong tâm trí của khách hàng ở khu vực kinh doanh của công ty đó, tức là khi nhắc đến cái tên thương mại này thì ai cũng sẽ nghĩ đến công ty đó, ví dụ, Công Ty Cổ Phần Nước Giải Khát Chương Dương, mặc dù Chương Dương là tên ở khu vực được sử dụng rộng rãi nhưng tên thương mại “Chương Dương” của công ty này vẫn được bảo hộ vì nó đã được mọi người biết đến rộng rãi

Về điều kiện thứ hai, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Quy định này cũng tương tự như quy định đặt tên doanh nghiệp theo Khoản

1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định một trong những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp là đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký 23 Điều này cũng vô cùng hợp lý khi tên thương mại thường là một phần của tên doanh nghiệp Bên cạnh đó, điều kiện này cũng làm nổi bật chức năng định danh doanh nghiệp của tên thương mại, một khi tên thương mại của chủ thể kinh doanh này trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên thương mại của chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh thì tên thương mại đó không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác Để đáp ứng được điều kiện này cần xem xét đến bốn yếu tố được đề cập trong nội dung của quy định: xác định tên thương mại có trùng hay tương tự dẫn đến nhầm lẫn với tên thương mại khác không, xác định thời điểm sử dụng tên thương mại nào trước, xác định lĩnh vực kinh doanh trùng nhau hay không và xác định khu vực kinh doanh có cùng nhau không Bốn yếu tố này được xác định như sau: đối với việc xác định tên thương mại có trùng hay tương tự dẫn đến nhầm lẫn với tên thương mại khác không thì Điều 13, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 , đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có quy định như sau: “Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối

23 Luật Doanh nghiệp (số: 59/2020/QH14) ngày 17 tháng 6 năm 2020 với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ.” Nhưng quy định 24 này vẫn chưa được quy định rõ như thế nào là trùng, tương tự về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái nên việc xem xét này có thể cần tham khảo đến Khoản 1,2 Điều 41 Luật Doanh 2020 quy định về tên trùng và tên gây nhầm 25 lẫn Đối với xác định thời điểm sử dụng tên thương mại nào trước thì như đã đề cập ở trên, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về xác lập Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó, tuy nhiên quy định như vậy trên thực tiễn gây khó khăn cho việc xác định tên thương mại nào có trước vì không có căn cứ rõ ràng cho việc xác định sử dụng hợp pháp tên thương mại nên trong xét xử có thể dựa vào thời gian đăng ký doanh nghiệp vì tên thương mại thường lấy từ tên doanh nghiệp và cũng thường được sử dụng sau khi chủ thể kinh doanh đăng ký doanh nghiệp thành công Đối với việc xác định lĩnh vực kinh doanh trùng nhau hay không thì trong xét xử tòa án sẽ xem xét các ngành nghề mà các doanh nghiệp đăng ký nếu nhiều ngành nghề trong đó giống nhau thì sẽ được cho là các doanh nghiệp này kinh doanh cùng lĩnh vực Đối với việc xác định khu vực kinh doanh có cùng nhau không thì như đã đề cập ở trên thì khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng, khi xem xét yếu tố này cần xem xét hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thực tiễn thì mới có thể xác định chính xác được

THỰC TIỄN VỀ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ tên thương mại trong bản án

Tóm tắt tình tiết vụ án: Đây là vụ án tranh chấp về quyền Sở hữu trí tuệ của Công ty Secom Việt Nam (sau đây gọi là nguyên đơn) với Công ty Se Com (sau đây gọi là bị đơn) Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đòi bị đơn phải chấm dứt hành vi sử dụng tên thương mại đồng thời là tên doanh nghiệp "Công ty TNHH Se Com" dựa trên cơ sở phân tích 02 điều kiện cần có, đó là: tên thương mại (đồng thời là tên doanh nghiệp) của các bên; sản phẩm, dịch vụ mà các bên kinh doanh

Khi xét xử sơ thẩm, mặc dù lúc đó vẫn chưa có quy định nào điều chỉnh về việc hai tên thương mại khác nhau về thành phần chỉ dẫn khu vực địa lý trong thành phần tên riêng của tên thương mại thì có gây nhầm lẫn hay không, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng tên thương mại của bị đơn gây nhầm lẫn với nguyên đơn Và việc xem xét ngành nghề kinh doanh và đối tượng khách hàng của các bên thì Tòa án cấp sơ thẩm cho là khác nhau, nên không thể cho rằng bị đơn đã xâm phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn, do đó không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Cho nên, nguyên đơn kháng cáo phần nội dung của bản án sơ thẩm liên quan đến việc nhận định điều kiện thứ hai, tức là về sản phẩm, dịch vụ mà các bên kinh doanh

Trong quá trình giải quyết ở giai đoạn phúc thẩm, trên cơ sở yêu cầu đề nghị giám định của nguyên đơn, Tòa án cấp phúc thẩm đã ra quyết định trưng cầu giám định tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ

Tại Bản kết luận giám định số NH 230-12 TC/KLGĐ ngày 29/08/2012 của Viện khoa học Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ đã kết luật rằng dịch vụ A là “thiết bị an toàn và thiết bị môi trường”; và dịch vụ B là “thiết bị phòng cháy chữa cháy, camera quan sát, thiết bị báo động - báo cháy” đều có cùng một kênh tiêu thụ vì có cùng có đối tượng sử dụng: là người có nhu cầu sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn và có cùng được thực hiện theo cách chuyên biệt: thiết bị an toàn được bán tại một quầy riêng hoặc cửa hàng riêng, dịch vụ được thực hiện bởi những người có hiểu biết chuyên sâu về thiết bị và hệ thống an toàn

Với kết luận giám định trên thì có đủ cơ sở xác định bị đơn đã có hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn theo khoản 2 Điều 129, Điều

199, Điều 200, Điều 201 khoản 1 Điều 202 và khoản 3 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ

2005, vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn và sửa lại bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc bị đơn phải chấm dứt sử dụng tên thương mại đồng thời là tên doanh nghiệp “Công ty TNHH SE COM" và tên viết tắt "SECOM CO., LTD".

Phân tích và bình luận bản án

Theo Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 hiện hành cũng quy định tương tự) quy định:

“Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” Như vậy, có nghĩa là việc sử dụng tên thương mại trong thực tế chưa đủ để được pháp luật bảo hộ Trong vụ việc đã trình bày ở trên và với quy định vừa nêu, dấu hiệu để được bảo hộ như tên thương mại phải có “khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” và nếu một chủ thể sử dụng một tên thương mại nhưng tên thương mại không có dấu hệu có khả năng phân biệt với chủ thể kinh doanh khác thì tên thương mại được sử dụng cũng không được bảo hộ Để xác định tên thương mại có khả năng phân biệt căn cứ vào thì trong vụ việc trên tòa án đã căn cứ vào Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009,

2019, 2022 hiện hành cũng quy định tương tự) để xem xét một số điều kiện Nghĩa là xem xét tên Công ty Secom Việt Nam đã đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ tên thương mại theo Điều 76, 78 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Điều 76,78 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 hiện hành cũng quy định tương tự) trước khi tên thương mại Công ty Se Com được sử dụng sau đã xâm phạm đến tên thương mại Công ty Secom Việt Nam theo hai yếu tố: tên thương mại phải chứa thành phần tên riêng và tên thương mại phải trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

2.2.1 Yếu tố trùng hay gây nhầm lẫn của một tên thương mại

Trong bản án này thì cần tập trung vào yếu tố “tên thương mại phải trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.” Như đã phân tích ở trên thì một tên thương mại trùng hay gây nhầm lẫn với tên thương mại đã được pháp luật bảo hộ trước đó thì sẽ không được bảo hộ nếu cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Do đó, khi xem xét việc bảo hộ một tên thương mại, cần phải đánh giá việc trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại đã có trước Ở đây, phải có sự đối chiếu với tên thương mại đang được xem xét với tên thương mại đã được bảo hộ trước đó Theo nội dung bản án trên, tên thương mại được các nguyên đơn sử dụng “không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” ở thời điểm các nguyên đơn bắt đầu đăng ký sử dụng Trong vụ việc đã nêu trên thì ở đây thành phần tên riêng của của hai tên thương mại của bị đơn và nguyên đơn lần lượt là “Se Com” và “Secom Việt Nam” Phân tích về hai thành phần tên riêng của hai tên thương mại này thì về cấu tạo thì hai tên thương mại này chỉ khác nhau một chút về dấu cách giữa hai chữ

“se” và “com”, thêm vào đó tên thương mại của bị đơn không có cụm từ “Việt Nam” Mặc dù tên thương mại của bị đơn có dấu cách giữ hai chữ “se” và “com” tuy nhiên về cấu tạo, cách phát âm với chữ cái thì hai tên thương mại này gần như giống nhau tuyệt đối vì dấu cách đó không làm thay đổi ý nghĩa của cụm từ và cũng không làm thay đổi cách phát âm của nó điều này cũng phù hợp với quy định tại Điểm a, Khoản

3, Điều 13, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 (hiện tại quy định này vẫn còn hiệu lực): “Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái.”

Tuy nhiên tên của hai công ty này còn khác nhau bởi từ “Việt Nam” mà Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 cho đến nay có nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung vẫn chưa có quy định hướng dẫn về vấn đề này, liệu rằng tên thương mại có thêm cụm từ “Việt Nam” sẽ không gây trùng hoặc nhầm lẫn với tên thương mại khác không? Trong vụ việc trên tòa án đã áp dụng tương tự pháp luật theo Luật Doanh nghiệp 2005, Điều

34, Khoản 2, tên doanh nghiệp được xem là gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác nếu tên riêng của các doanh nghiệp chỉ khác nhau bằng các từ “miền Bắc”,

“miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” Mặc dù quy định như vậy chưa thực sự rõ đối với vụ việc được bình luận vì quy định chỉ đề cập đến các “miền” còn trong vụ việc này tên của bị đơn không có dấu hiệu về “miền” mà có dấu hiệu là

“Việt Nam” Tuy nhiên, theo nhận định của tòa án thì trong vụ việc thì ý nghĩa của từ

“Việt Nam” trong trường hợp này là chỉ khu vực địa lý nên có thể xem là có ý nghĩa tương tự như các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” là các từ cũng chỉ khu vực địa lý nên dù có tên thương mại có thêm cụm từ

“Việt Nam” thì cũng được xem là có thể dẫn đến gây nhầm lẫn Dù rằng đây là một lỗ hỏng trong Luật sở hữu trí tuệ khi chưa có quy định về vấn đề này nhưng hướng lý giải này của tòa án trong bản án cũng rất hợp lý

2.2.2 Yếu tố lĩnh vực kinh doanh

Bên cạnh việc xem xét tên thương mại có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước thì vẫn chưa đủ để chấp nhận bảo hộ tên thương mại Ở đây cần phải xem xét đến yếu tố thứ hai là hai tên thương mại đó có cùng cùng được sử dụng “trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh thì việc bảo hộ mới được diễn ra Nếu tên thương mại mới và tên thương mại cũ đã được bảo hộ cùng được sử dụng “trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” thì việc khởi kiện mới được chấp nhận.Vì vậy mà yếu tố về khu vực và lĩnh vực kinh doanh là một trong các yếu tố quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tên thương mại Tuy nhiên khái niệm “cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” còn khá trừu tượng Mặc dù khoản 21 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và cho đến nay khoản 21 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 cũng chỉ giải thích về khu vực kinh doanh là “khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”, tuy nhiên không quy định rõ khu vực địa lý đó có phạm vi như thế nào và cũng chưa có quy định để xem xét, phân định như thế nào là cùng lĩnh vực kinh doanh Điều này dễ dẫn đến sự không thống nhất trong việc áp dụng và giải thích luật trong thực tiễn gây khó khăn trong việc xét xử của tòa án

Trong vụ việc trên, tòa án sơ thẩm đã căn cứ căn cứ vào giấy phép đầu tư thì đã nhận định là ngành nghề kinh doanh của các bên là khác nhau hay được hiểu là lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên không thể cho rằng bị đơn đã xâm phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn thì chưa thật sự chính xác vì vậy mà Tòa án cấp sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Ngược lại, để xác định hai công ty trên có hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh hay không thì tòa án cấp phúc thẩm đã nhờ đến một cơ quan có chuyên môn để có thể đi sâu vào nhằm phân tích rõ sản phẩm, nội dung dịch vụ và đối tượng khách hàng của hai công ty này để từ đó có thể xác định được lĩnh vực kinh doanh của các bên một cách chính xác

Từ vụ việc này có thể thấy, việc xác định lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp trong thực tiễn còn nhiều hạn chế khi luật vẫn chưa có quy định rõ ràng Ở vụ việc trên, để xác định chính xác Lĩnh vực kinh doanh của hai công ty, tòa án cấp phúc thẩm đã trên cơ sở phân tích của cơ quan giám định và căn cứ vào đó để đánh giá tính tương tự trong lĩnh vực kinh doanh của các bên với nhau là hoàn toàn hợp lý.

Đề xuất giải pháp

2.3.1 Yếu tố trùng hay gây nhầm lẫn của một tên thương mại

Thứ nhất về yếu tố trùng hay gây nhầm lẫn của một tên thương mại Đối với việc có thêm cụm từ “Việt Nam” thì cũng không thể hiện rõ sự khác biệt giữa hai tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn vì mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ không quy định về những từ ngữ mang ý nghĩa khu vực địa lý Từ những phân tích vừa nêu có thể thấy rằng Luật Sở hữu trí tuệ vẫn còn chưa quy định rõ ràng, cụ thể trong vấn đề xem xét tên thương mại có trùng hay gây nhầm lẫn không Vì trên thực tế, những tên thương mại tương tự chỉ khác nhau về việc thêm vào thành phần tên riêng chỉ dẫn khu vực địa lý hoặc một số ký tự thật sự gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng vì có thể người tiêu dùng nghĩ các chủ thể kinh doanh này là một hay chúng cùng thuộc một tập đoàn Do đó việc luật quy định rằng: “một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ” nhưng không quy định về những từ ngữ mang ý nghĩa khu vực địa lý thì vẫn còn là thiếu sót trong pháp luật về bảo hộ tên thương mại

Trong trường hợp này để tránh sự áp dụng không đồng nhất thì cần hoàn thiện pháp luật Về vấn đề này có thể quy định thêm về các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên thương mại đã sự dụng hợp pháp hay nói cách khác là được bảo bộ trước đó như: Tên thương mại của chủ thể kinh doanh này chỉ khác với tên thương mại của chủ thể kinh doanh khác được sử dụng hợp pháp trước đó cùng bởi một cụm từ chỉ khu vực địa lý như: “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”,

“miền Đông”, “Việt Nam” và những từ ngữ mang ý nghĩa về mặt địa lý tương tự khác Ngoài ra, cũng cần quy định thêm dấu hiệu tương tự của tên thương mại khi tên thương mại của chủ thể kinh doanh này chỉ khác với tên thương mại của doanh nghiệp khác bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”; bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước thành phần tên riêng Quy định như vậy sẽ theo sát thực tiễn hơn tránh những chủ thể kinh doanh muốn lợi dụng sự nổi tiếng sẵn có của các doanh nghiệp nổi tiếng khác nhằm trục lợi cho mình vì vậy đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế thì tính cạnh tranh trên thị trường càng cao như hiện nay

2.3.2 Yếu tố lĩnh vực kinh doanh

Thứ hai về yếu tố lĩnh vực kinh doanh, yếu tố này là một trong những yếu tố khó xác định trong các vụ việc tranh chấp liên quan đến tên thương mại Trong vụ việc tranh chấp nêu trên có thể thấy ở cấp sơ thẩm Tòa án đã không thể xác định được lĩnh vực kinh doanh của hai công ty có trùng hay tương tự nhau hay không Việc xác định này thường dựa vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của các bên, tuy nhiên chỉ dựa vào những ngành nghề kinh doanh đã đăng ký này thì không thể xác định chính xác được các bên có kinh doanh trong cùng lĩnh vực hay không Theo như quy định của luật đã nêu trên về xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa vào căn cứ sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ, nhưng từ những quy định này làm cho Tòa án cấp sơ thẩm đã đưa ra nhận định là lĩnh vực kinh doanh của hai công ty này là khác nhau vì tòa án dựa trên việc so sánh sản phẩm, dịch vụ để đáng giá hai công ty có cùng kênh tiêu thụ hay không như luật định và nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa thật sự thuyết phục Khác với Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đã nhờ đến cơ quan có chuyên môn hơn để phân định liệu rằng hay công ty này có kinh doanh cùng lĩnh vực không Đây là việc làm thận trọng và cần thiết giúp cho việc phân định lĩnh vực kinh doanh chính xác hơn và tại cấp phúc thẩm Tòa án dựa vào phân tích của cơ quan giám định đã đưa ra đánh giá chính xác hơn đối với thực tiễn lĩnh vực kinh doanh của hai công ty hơn Từ đó cho thấy quy định pháp luật trong vấn đề này còn bất cập và chưa thỏa đáng làm cho việc bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam kém hiệu quả

Vì vậy theo kiến nghị của người viết, pháp luật cần quy định thêm về các căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh của tại Khoản 21, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 về giải thích từ ngữ “lĩnh vực kinh doanh” quy định trong khoản này, ví dụ như, xem xét về tính liên quan của các sản phẩm, dịch vụ; tính thay thế của sản phẩm dịch vụ mà các bên kinh doanh; đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các bên Theo quan điểm của người viết việc quy định trực tiếp như vậy thì việc xem xét về lĩnh vực kinh doanh của các bên tranh chấp sẽ có cơ sở pháp lý hơn và điều này giúp việc xem xét lĩnh vực kinh doanh chính xác hơn, vì trên thực tế rất khó phân định các ngành nghề do các ngành nghề thường chồng chéo hay bao trùng, sản phẩm có thể mang tính tương tự hay có chức năng thay thể bổ trợ nhau nên sẽ gây khó khăn cho việc phân định của tòa án

Từ thực tiễn xét xử thông qua bản án trên, có thể thấy, Luật sở hữu trí tuệ 2005 và cho đến nay Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 vẫn còn một số “lỗ hỏng” khiến cho việc xét xử vẫn còn nhiều bất cập cũng như việc thực thi về bảo hộ tên thương mại vẫn còn chưa mang tính hiệu quả cao Thứ nhất là quy định về yếu tố trùng hay gây nhầm lẫn của tên thương mại vẫn còn chưa hoàn thiện, do những cụm từ chỉ khu vực địa lý vẫn chưa có quy định để xác minh tính trúng hay tương tự gây nhầm lẫn Thứ hai là về căn cứ xác minh lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh vẫn còn bỏ ngỏ gây khó khăn cho việc xử lý vụ việc thực tế Đối với vấn đề xem xét về tính trùng hay gây nhầm lẫn của thành phần tên riêng trong tên thương mại thì ngoài việc xem xét cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái cần xem xét đến những ký hiệu, từ hay những cụm từ chỉ dẫn khu vực địa lý khi thêm vào vẫn có thể tạo ra sự nhầm lẫn giữa tên thương mại của chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác cho nên pháp luật về Sở hữu trí tuệ cần quy định thêm những yếu tố kể trên để việc xác định tên thương mại chính xác hơn

Thêm vào đó vấn đề xem xét về lĩnh vực kinh doanh của các bên tranh chấp là rất khó cho nên cần quy định rõ để việc đánh giá về tính liên quan, tính thay thế của sản phẩm, dịch vụ mà các bên kinh doanh, đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các bên sẽ được tính chính xác hơn, từ đó mà việc bảo hộ tên thương mại cũng hiệu quả hơn.

Ngày đăng: 14/04/2024, 07:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w