1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học viết

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học
Thể loại Bài Giảng
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 52,09 KB

Nội dung

- Nêu được nhận xét khái quát về giá trị tác phẩm.- Nêu được nét riêng về chủ đề tác phẩm .- Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đền và các nhân vật trong tác phẩm chủ đề đã chi

Trang 1

PHẦN 3 VIẾT Tiết 9,10 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ

MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện)

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức

- Giới thiệu được những thông tin khái quát về tác phẩm, tác giả

- Nêu được nhận xét khái quát về giá trị tác phẩm

- Nêu được nét riêng về chủ đề tác phẩm

- Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đền và các nhân vật trong tác phẩm ( chủ đề đã chi phối sự lựa chọn miêu tả nhân vật như thế nào: nhân vật đã phát triển

và khơi sâu ra sao)

- Đánh giá khái quát về thành công hay hạn chế của tác phẩm nhìn từ mối quan hệ giữa chủ đề và nhận vật

- Phát triển được tác động của chủ đề tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm đối với bản thân

2 Về năng lực

2.1 Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp- hợp tác

2.2 Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

- Năng lực tiếp thu tri thức, biết được các yêu cầu đối với Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

3 Về phẩm chất

 HS có khả năng rút ra được bài học trong cuộc sống và liên kết với các yếu tố số hóa, công dân toàn cầu,…

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Phương tiện, thiết bị:

Trang 2

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ văn 10, thiết kế bài học, phiếu học tập…

+ Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập…

2 Học sinh

- Sách giáo khoa, bài soạn,

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 KHỞI ĐỘNG:

Hoạt động 1: Khởi động

a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học

tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học

b Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ

c Sản phẩm: Hs hoàn thành câu hỏi theo yêu cầu của GV.

d Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần đầu

trong SGK và trả lời câu hỏi: Văn

nghị luận, phân tích, đánh giá là

gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn

thành bài tập để trình bày trước

lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

và thảo luận

- GV mời 1-2 HS chia sẻ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

HS trả lời câu hỏi:

-Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng,quan điểm nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các lập luận

- Phân tích: là cách lập luận trình bày từng

bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng

- Đánh giá có nghĩa là nhận định giá trị Những từ có nghĩa gần với đánh giá là phê bình, nhận xét, nhận định, bình luận, xem xét

GV dẫn dắt bài mới: Bài văn nghị luận

phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học không phải đơn thuần chỉ là một bài văn nêu cảm nghĩ về tác phẩm Mà nó yêu cầu các lý lẽ, lập luận, câu văn phải mạch lạc

rõ ràng và sắc bén Ở bài này yêu cầu HS

Trang 3

- GV nhận xét, khen ngợi các HS

đã chia sẻ

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt

vào bài học mới

phải nắm rõ các đặc điểm về thể loại, nghệ thuật cũng như đặc sắc của tác phẩm từ đó

có thể thể hiện được góc nhìn cũng như cảm nhận của mình về tác phẩm Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm văn học

2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2 : Tìm hiểu các yêu cầu đối với văn bản nghị luận phân tích, đánh giá

một tác phẩm văn học

a Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu khi làm văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một

tác văn học

b Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên

quan đến bài học

c Sản phẩm học tập: HS phân tích,trả lời các yêu cầu khi làm văn bản nghị luận

phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

d Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- GV cho HS phân tích bài viết tham khảo

trong sách giáo khoa bằng phiếu học tập

số 1

- Yêu cầu cần đạt khi viết bài văn nghị

luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn

học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và

hoàn thành yêu cầu

- HS dựa vào phiếu học tậo để trình bày

các yêu cầu

Phân tích ngữ liệu SGK:

1 Bài nghị luận: Lại đọc Chữ người tử

tù của Nguyễn Tuân

Vấn đề chính được bàn luận là chủ đề và nhân vật của tác phẩm “Chữ người tử tù” -Nguyễn Tuân

- Nội dung: Bài nghị luận giúp chúng ta hiểu được thêm về nội dung truyện ngắn, thông tin tác giả, tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, tình huống, chủ đề truyện, trải nghiệm của người đọc và giá trị của tác phẩm

- Các câu hỏi định hướng:

Trang 4

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả

trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận

xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện

nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức,

Ghi lên bảng

+ Chủ đề của Chữ người tử tù được tác giả khái quát qua cây: Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc, tục tằn, của thiên lương đối với tội ác

+ Để tô đậm ý tưởng của bài viết, tác giả

đã dẫn dắt độc giả đi từ những hiểu biết về

phong cách nghệ thuật của nhà văn đến

việc nắm bắt các biểu hiện sinh động của

phong cách đó trong truyện ngắn Chữ

người tử tù; kết hợp phân tích tác phẩm với mở rộng bình luận về những giá trị

cao quý ở đời nhằm tạo điểm nhấn cho bài viết

+ Ý nghĩa của chủ đề và nhân vật được khẳng định qua bài viết: Muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: Cái tài, cái đẹp, cái thiên tính tốt đẹp của con người (thiên lương)

2.Yêu cầu càn đạt:

- Giới thiệu được những thông tin khái quát về tác phẩm, tác giả

- Nêu được nhận xét khái quát về giá trị tác phẩm

- Nêu được nét riêng về chủ đề tác phẩm

- Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đền và các nhân vật trong tác phẩm ( chủ đề đã chi phối sự lựa chọn miêu tả nhân vật như thế nào: nhân vật đã phát triển và khơi sâu ra sao)

- Đánh giá khái quát về thành công hay hạn chế của tác phẩm nhìn từ mối quan hệ giữa chủ đề và nhận vật

Trang 5

- Phát triển được tác động của chủ đề tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm đối với bản thân

3 THỰC HÀNH VIẾT:

Hoạt động 3: Chuẩn bị viết:

a Mục tiêu: HS biết được các bước viết bài văn nghị luận

b Nội dung: Quy trình viết, lựa chọn chủ đề viết.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Để thực hành viết một bài văn nghị luận

cần thực hiên bao nhiêu bước?

Lựa chọn tác phẩm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi hoàn thành yêu cầu

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả

trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận

xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện

nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến

thức, Ghi lên bảng

Chọn tác phẩm phân tích: Tác phẩm

Chí phèo của Nam Cao

Hoạt động 4: Tìm ý và lập dàn ý:

Chuẩn bị viết

Tìm ý, lập dàn ý

Viết bài

Chỉnh sửa, hoàn thiện

Trang 6

a Mục tiêu: HS biết cách viết bài văn nghị luận, biết cách tìm ý, lập dàn ý.

b Nội dung: Tìm ý, lập dàn ý tác phẩm Chí Phèo

c Sản phẩm học tập: ý, dàn ý của HS

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV-HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Những lưu ý khi tìm ý?

Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn

nghị luận phân tích, đánh giá tác

phẩm Chí Phèo

Các bước lập dàn ý?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

học tập

- HS nghe câu hỏi hoàn thành

yêu cầu vào phiếu học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt

động

- GV mời đại diện HS trình bày

kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp

nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả HS

thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại

kiến thức, Ghi lên bảng

1.Yêu cầu khi tìm ý:

-Có thể dựa vào bài viết tham khảo để học

hỏi kinh nghiệm lập ý và triển khai ý

-Bài viết cần khái quát được chủ đề của

truyện Có thể nêu chủ đề trước hoặc sau khi phân tích nhân vật

-Bài viết cần tập trung phân tích nét độc đáo của các nhân vật trong truyện cũng

như mối quan hệ giữa các nhân vật, qua

đó làm nổi bật chủ đề

-Bài viết cần tập trung phân tích những

nét đặc sắc của chủ đề, cách thể hiện chủ

đề của các nhân vật, vì điều đó tạo nên giá trị của truyện

2 Tìm ý:

Chủ đề:Người nông dân bị tha hoá Nhân vật: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến MQH Chủ đề và nhân vật: Chủ đề đã chi

phối đến việc lựa chọn nhân vật, nhân vật

đã khơi sâu pt chủ đề

3 Các bước lập dàn ý:

Sắp xếp lại các ý theo trật tự hợp lý Dàn ý cần phản ánh bố cục và nội dung chính

Trang 7

của bài viết

Mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

Thân bài:

Khái quát chủ đề của truyện

Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện

Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống

Kết bài: khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận

4 Lập dàn ý MB: Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo, tác

giả Nam Cao

TB:

- Chủ đề: Đời sống cùng quẫn, đen tối của người nông dân, bi kịch cự tuyệt quyền làm người, người nông dân bị tha hoá, thái

độ trân trọng, cảm thương của tác giả

- Đặc điểm nổi bất của nhân vật: tầng lớp

xã hội, ngoại hình, tính cách.(Chí Phèo,

Bá Kiến, Thị Nở) + Chí Phèo vốn là một anh chàng nông dân hiền lạnh, chấc phác

 Là một con người lương thiện: đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê

Trang 8

cuốc mướn để kiếm sống → làm ăn chân chính + Từng mơ ước giản dị

về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn… → Chí Phèo là một người lương thiện.(Có lòng tự trọng)… +Sau khi bước ra từ nhà tù trở về làng: trông đặc như thằng săng đá, đầu trọc, răng cạo trắng hớn, mặt thì đen, cơng cơng, hai mắt gườm gườm trong gớm, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy

- Vai trò của các nhân vật trong việc thực hiện chủ đề: Chí Phèo- nông dân tha hoá, Thị Nở- nhân tố cuối cùng đẩy Chí Phèo vào bi kịch, nhưng cũng cứu rỗi tâm hồn Chí Bá kiến- trực tiếp đẩy Chí Phèo đến

bi kịch

+Khi gặp Thị Nở, sự lương thiện lại một lần nữa quay lại trong Chí: + Nhận biết được âm thanh cuộc sống: Tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ + Mong muốn được làm hòa với xã hội, mong muốn có một mái ấm gia đình với Thị Nở

→ Ước muốn giản dị năm xưa quay trở lại với Chí Phèo → Bản chất con người Chí luôn là một người lương thiện

- Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng

Trang 9

được nhân vât điển hình để khơi sâu chủ

đề người nông dân bị tha hoá (Ngòi bút Nam Cao có những quan tâm, những khám phá riêng về số phận người lao động

bị chà đạp Hình tượng nhân vật Chí Phèo – một điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi Việt Nam – đã thể hiện cái nhìn đầy đủ mới mẻ, độc đáo có chiều sâu trong thể hiện nỗi khổ con người đó của Nam Cao.)

KB:

-Khẳng định vấn đề cần bàn luận -Bài học rút ra: Cảm thông với số phận con người, yêu thương con người, nhìn nhận sâu sắc về bản tính con người

Hoạt động 4: Viết

Hoạt động của GV_HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Viết bài văn nghị luận phân tích đánh

giá một tác phẩm văn học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS nghe câu hỏi hoàn thành yêu cầu

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS nộp bài

Bài viết về nhà của học sinh

(đảm bảo được các yêu cầu, theo dàn

ý, có sự so sánh, kết nối)

Trang 10

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện

nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa

Hoạt động 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện

HƯỚNG DẪN CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Nhiệm vụ: Rà soát lại bài viết theo những mục trong bảng sau:

1 Phần mở bài đã giới thiệu nhan đề tác

phẩm và tác giả chưa? Mở bài đã khái

quát được vấn đề cần bàn luận?

- Khoanh tròn vào tên bài thơ và tác giả

- Gạch chân dưới câu/ một số câu khái quát vấn đề cần bàn luận

2 Phần thân bài đã phân tích được nhân

vật và mối quan hệ giữa nhân vật với chủ

đề?

Đánh dấu vào từ khoá nêu lên mối quan

hệ đó

3 Mỗi đoạn văn trong phần thân bài có

nêu luận điểm của bài viết không?

- Gạch chân dưới câu nêu luận điểm của bài văn

- Nên chuyển câu nêu luận điểm lên vị trí đầu đoạn văn

4 Mỗi luận điểm có được làm sáng tỏ

bằng các dẫn chứng và lí lẽ không?

- Khoanh tròn vào dẫn chứng được trích

từ văn bản

- Gạch chân dưới các lí lẽ

- Nếu có thể, bổ sung thêm dẫn chứng, lí

lẽ để bài viết sâu sắc và thuyết phục hơn

5 Phần kết bài đã tóm tắt lại nội dung

chính đã phân tích chưa? Đã chỉ ra mối

liên hệ giữa tác phẩm và cuộc sống?

- Đánh dấu một ngôi sao bên cạnh câu khái quát

6 Bản thảo có mắc lỗi diễn đạt không? - Rà soát và sửa lại lỗi chính tả, lỗi diễn

đạt, dùng từ, đặt câu, sử dụng các từ nối liên kết… trong bài viết

Trang 11

Phụ lục 1: Phiếu tìm ý

PHIẾU TÌM Ý

Họ và tên:……… Lớp:

………

Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc

của nhân vật trong tác phẩm truyện

Em hãy đọc lại tác phẩm Chí Phèo, suy nghĩ và tìm ý để điền vào các ô sau:

Chủ đề của truyện

Nhân vật

Mqh nhân vạt và chủ đề

Phụ lục 2:Hướng dẫn chỉnh sửa bài viết

HƯỚNG DẪN CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Nhiệm vụ: Rà soát lại bài viết theo những mục trong bảng sau:

1 Phần mở bài đã giới thiệu nhan đề tác

phẩm và tác giả chưa? Mở bài đã khái

quát được vấn đề cần bàn luận?

- Khoanh tròn vào tên bài thơ và tác giả

- Gạch chân dưới câu/ một số câu khái quát vấn đề cần bàn luận

2 Phần thân bài đã phân tích được nhân

vật và mối quan hệ giữa nhân vật với chủ

đề?

Đánh dấu vào từ khoá nêu lên mối quan

hệ đó

3 Mỗi đoạn văn trong phần thân bài có

nêu luận điểm của bài viết không?

- Gạch chân dưới câu nêu luận điểm của bài văn

- Nên chuyển câu nêu luận điểm lên vị trí đầu đoạn văn

4 Mỗi luận điểm có được làm sáng tỏ

bằng các dẫn chứng và lí lẽ không?

- Khoanh tròn vào dẫn chứng được trích

từ văn bản

- Gạch chân dưới các lí lẽ

Trang 12

- Nếu có thể, bổ sung thêm dẫn chứng, lí

lẽ để bài viết sâu sắc và thuyết phục hơn

5 Phần kết bài đã tóm tắt lại nội dung

chính đã phân tích chưa? Đã chỉ ra mối

liên hệ giữa tác phẩm và cuộc sống?

- Đánh dấu một ngôi sao bên cạnh câu khái quát

6 Bản thảo có mắc lỗi diễn đạt không? - Rà soát và sửa lại lỗi chính tả, lỗi diễn

đạt, dùng từ, đặt câu, sử dụng các từ nối liên kết… trong bài viết

Ngày đăng: 14/04/2024, 00:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w