Ôn Thi Câu Hỏi Tự Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Trang 1Ôn thi câu hỏi tự luận môn Lý luận nhà nước và Pháp luậtBẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1 Một trong những cách xác định bản chất nhà nước là việc trả lời câu hỏi nhà nước của ai, do ai và vì ai
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Một trong những hình thức biểu hiện tính giai cấp của nhà nước là ý chí và lợi ích của giai cấp Nhìn chung, nhà nước thể hiện ý chí giai cấp và sự bảo vệ lợi ích giai
cấp trong tổ chức và hoạt động của nhà nước là một nội dung trả lời cho câu hỏi nhà nước
của ai, do ai và vì ai
2 Vì xã hội phân chia thành các giai cấp cho nên bản chất của nhà nước là của giai cấp thống trị, do giai cấp thống trị và vì giai cấp thống trị
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Sai: Bản chất của nhà nước bao hàm sự tồn tại của tính giai cấp và tính xã hội
3 Thực chất, nhà nước chỉ là công cụ, bộ máy trấn áp giai cấp của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và trấn áp giai cấp bị trị
Nhận định: SAI Gợi ý giải thích:
Sai: theo khái niệm nhà nước thì nhà nước là một tổ chức chính trị có quyền lực công cộng đặc biệt, được hình thành và bị quyết định bởi nhu cầu trấn áp giai cấp và nhu cầu quản lý các công việc chung của xã hội
4 Bản chất giai cấp của nhà nước thực chất chỉ là một giai cấp nhất định nắm quyền lực nhà nước
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Sai: theo quan điểm của Mác- Lênin bản chất nhà nước có hai nội dung cơ bản là: tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
5 Việc nhà nước bảo vệ lợi ích chung của xã hội chính là biểu hiện rõ nhất bản chất giai cấp của nhà nước
Nhận định: SAI
Trang 2Gợi ý giải thích: Sai: việc bảo vệ lợi ích chung của xã hội chính là biểu hiện rõ nhất của bản chất xã hội của
nhà nước chứ không phải là biểu hiện rõ nhất bản chất giai cấp của nhà nước 6 Tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước tỷ lệ nghịch với nhau trong nội dung của bản chất nhà nước
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Sai: xét về tính chất , mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội thể hiện sự mâu thuẫn và thống nhất giữa hai mặt của khái niệm bản chất nhà nước, chứ không phải hoàn toàn tỷ lệ nghịch với nhau
7 Một trong những đặc trưng của nhà nước là có quyền lực công cộng đặc biệt Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Đặc biệt bởi quyền lực này tách rời khỏi xã hội,thực hiện bởi bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý, độc quyền sử dụng sức mạnh,áp đặt với mọi chủ thể – quyền lực côn, nguồn lực kinh tế, chính trị và tư tưởng lớn nhất 8 Tính xã hội của nhà nước không chỉ thể hiện là ý chí chung của xã hội mà nó còn thể hiện trong vai trò bảo vệ lợi ích chung của xã hội
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Vì tính xã hội xuất phát từ NN đại diện cho ý chí chung , lợi ích chung NN ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội
9 Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước chính là quyền lực về kinh tế, chính trị và tư tưởng
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Sai: quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước bao gồm các điểm sau đây: quyền lực này tách rời khỏi xã hội,thực hiện bởi bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý, độc quyền sử dụng sức mạnh,áp đặt với mọi chủ thể – quyền lực côn, nguồn lực kinh tế, chính trị và tư tưởng lớn nhất
10 Tìm hiểu về bản chất của nhà nước chính là việc trả lời cho câu hỏi: tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước vì lợi ích của ai
Nhận định: SAI
Trang 3Gợi ý giải thích: Sai: tìm hiểu về bản chất nhà nước là khả năng thấy trước được những sự kiện sau này trên cơ sở những quy luật biến đổi đã được xác định rõ của nhà nước, là việc nắm được nguồn gốc phát sinh, phát triển của nhà nước, vạch ra con đường tạo lập nhà nước
11 Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi các tổ chức trong xã hội
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Sai: quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi nhà nước Vì pháp luật là chuẩn mực cho hành vi của toàn xã hội cho nên chỉ có nhà nước mới được ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật 12 Bản chất nhà nước phải là sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa các vấn đề về quyền lực nhà nước của ai, do ai và vì ai
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Sai: theo khái niệm bản chất nhà nước là toàn bộ những mối liên hệ , quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của nhà nước Và nội dung chính cơ bản của bản chất nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
13 Các tổ chức xã hội có thể phân chia cư dân thành các đơn vị hành chính lãnh thổ
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Sai : do sự thay đổi về kinh tế và xã hội dẫn đến sự thay đổi về cách tổ chức và quản lý xã hội đối với cư dân và sự thay đổi ở đây là nhà nước phân chia cư dân theo sự phân chia lãnh thổ để quản lý Cho nên chỉ có nhà nước mới có thể quản lý và phân chia cư dân và theo lãnh thổ
14 Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là hai khái niệm đồng nhất
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Sai: bản chất giai cấp của nhà nước và bản chất của nhà nước là hai khái niệm không thể
đồng nhất vì bản chất giai cấp chỉ là một trong những nội dung của bản chất nhà nước mà thôi
Trang 415 Nhà nước bảo vệ giai cấp thống trị nhưng trong chừng mực nhất định nó đồng thời bảo vệ lợi ích của xã hội nói chung
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Đúng: vì quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không chỉ chịu sự tác động của từng yếu tố mà còn chịu sự tác động của mối quan hệ tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hiện diện hai mặt, hai tính chất này của nhà nước
16 Bản chất giai cấp của nhà nước không chỉ là lợi ích của giai cấp thống trị mà trước hết là vì lợi ích của giai cấp thống trị
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Sai: bản chất giai cấp của nhà nước là bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trịvà bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị
17 Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cũng sự độc lập nhất định đối với cơ sở kinh tế
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một cách nhanh chóng hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế
18 Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Theo quan điểm của duy vật biện chứng , xã hội đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ với nhà nước và là tiền đề , cơ sở cho sự hình thành và phát triển nước nhà Sự thay đổi trong xã hội sẽ dẫn đến sự thay đổi của nhà nước Tuy nhiên NN cũng có sự độc lập nhất định và tác động trở lại đối với xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và ngược lại có thể kìm hãm ,cản trở sự phát triển của xã hội trong những giai đoạn nhất định
PHẦN 3: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1 Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Là cơ quan đại diện theo thành phần cư dân, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân, thực hiện chứ năng xây dựng pháp luật
2 Bộ máy nhà nước có tính hệ thống chặt chẽ
Trang 5Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Theo khái niệm BMNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung , thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ và các chức năng của nhà nước
3 Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Vì cơ quan đại diện là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra (hoặc bầu thông qua bằng trưng cầu ý dân) thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước Do vậy cơ quan đại diện lại thường thực hiện chức năng lập pháp, chứ không phải cơ quan đại diện chính là cơ quan lập pháp
4 Bộ máy nhà nước thay đổi do sự thay đổi của điều kiện xã hội Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của nhà nước như thế nào mà tổ chức ra bộ máy nhà nước tương ứng Sự thay đổi của của chức năng ,nhiệm vụ của nhà nước phụ thuộc vào nhận thức của con người và từ sự chuyển biến của thực tại xã hội Vì vậy, khi chức năng nhiệm vụ nhà nước thay đổi thì việc tổ chức bộ máy nhà nước cũng phải thay đổi
5 Các cơ quan nhà nước có tính hệ thống vì chúng được tổ chức theo các nguyên tắc nhất định
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước Đó là một tổ chức chính trị mang quyền lực nhà nước ,được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ , quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định
6 Tòa án phải độc lập khi xét xử Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Vì chức năng của tòa án là giải quyết tranh chấp và xét xử Trong hoạt động xét xử Tòa án chỉ căn cứ vào pháp luật và làm đúng theo các quy định của pháp luật, nghĩa là tòa án phải độc lập với các cơ quan khác
Trang 67 Trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Tư sản chỉ áp dụng một nguyên tắc là: Tam quyền phân lập
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Vì điểm đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước tư sản là nó được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước (tam quyền phân lập) có sự phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước một cách rõ ràng, cụ thể trên sơ sở quy định của pháp luật 8 Hầu hết tòa án trong bộ máy nhà nước phải độc lập khi xét xử
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Vì chức năng của tòa án là giải quyết tranh chấp và xét xử cho nên trong hoạt động xét xử luôn áp dụng theo pháp luật và làm đúng theo các quy định của PL Phải độc lập với các cơ quan khác, độc lập giữa thẩm quyền xét xử, giữa cấp sơ thẩm, phúc thẩm; độc lập giữa người trực tiếp xét xử (thẩm phán) với ông chánh án và thứ tư là thẩm phán, hội đồng xét xử có quyền độc lập là tự mình dựa vào pháp luật để quyết định
9 Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cũng sự độc lập nhất định đối với cơ sở kinh tế
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Cơ sở kinh tế quyết định đến việc tổ chức và hoạt động của BMNN Sự thay đổi của cơ sở kinh tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi của NN Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế hoặc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
10 Bộ máy nhà nước thực chất là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Theo khái niệm bộ máy nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương Không phải là tổng thể các cơ quan từ trung ương đến địa phương
11 Một trong những yếu tố căn bản phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội là thẩm quyền của nó
Nhận định: SAI
Trang 7Gợi ý giải thích: Đặc điểm cơ bản của cơ quan nhà nước phân biệt với các tổ chức khác trong xã hội đó chính là tính quyền lực của nhà nước Thẩm quyền chỉ là phạm vi thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi cơ quan được pháp luật quy định chặt chẽ
PHẦN 4: CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC
1 Sự biến đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự biến đổi chức năng của nhà nước Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Vì nhiệm vụ có trước và nội dung và tính chất của nhiệm vụ quyết định số lượng ,cách thức thực hiện chức năng để hoàn thành nhiệm vụ đó Sự thay đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự thay đổi của chức năng nhà nước tùy thuộc vào nhận thức của con người và sự chuyển biến của thực tại xã hội 2 Vì nhiệm vụ quyết định chức năng của nhà nước nên chức năng nhà nước không tác động đến nhiệm vụ
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Chức năng là những phương diện, mặt hoạt động cơ bản để thực hiện nhiệm vụ và do vậy ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ 3 Nhiệm vụ của Nhà nước xuất hiện do ý chí chủ quan của con người và sự vận động khách quan của xã hội
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Để xác định chức năng , nhiệm vụ nhà nước phải dựa trên những cơ sở khách quan, khoa học, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội không được mơ hồ,lý tưởng hóa và phải mang tính toàn diện,có khả năng trở thành hiện thực Trong từng thời điểm nhà nước phải xác định được nhiệm vụ nào là trước mắt, nhiệm vụ nào có tính chất lâu dài, chức năng nào là chủ yếu, chức năng nào là thứ yếu.
4 Chức năng của nhà nước và của cơ quan nhà nước hình thành là kết quả của quá trình thiết lập bộ máy nhà nước
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Cơ quan nhà nước nhà 1 bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước, chức năng của cơ quan nhà nước là phương diện hoạt động của cơ quan nhà nước đó và phụ thuộc vào chức năng nhà nước,không thể trái với chức
Trang 8năng nhà nước Đối với chức năng nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của bộ máy nhà nước, trên cơ sở chức năng nhà nước ,giai cấp thống trị thiết lập ra bộ máy nhà nước
5 Cơ quan nhà nước xuất hiện, sau đó chức năng được xác định cho cơ quan này và cuối cùng, nhiệm vụ được giao để nó thực hiện
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Sai: một quy trình đúng cho việc tổ chức và hoạt động của nhà nước là: Một: xác định mục tiêu của nhà nước (nhiệm vụ của NN) Hai: xác định hoạt động tương ứng thực hiện những mục tiêu đó (chức năng của NN) Ba: tổ chức bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước để đảm nhận các hoạt động đó (BMNN)
6 Chức năng nhà nước không thể thay đổi Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Theo tính khác quan của chức năng nhà nước thì cùng với sự phát triển của XH, có chức năng mất đi, có chức năng thay đổi về nội dung,có chức năng mới xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của tình hình mới.Chức năng nhà nước không phải là bất biến ngay cả khi bản chất nhà nước không thay đổi
PHẦN 5: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
1 Trong hình thức chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước nắm giữ cả ba quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Là hình chính thể trong đó người đứng đầu nhà nước nắm giữ toàn bộ hoặc một phần quyền lực nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thế tập( kế thừa, truyền ngôi) Tùy thuộc vào khả năng nắm giữ quyền lực nhà nước của nhà vua chính thể quân chủ được chia làm hai loại là: chính thể quân chủ tuyệt đối là người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn nắm giữ 3 quyển lập pháp- hành pháp- tư pháp Thứ hai là quân chủ hạn chế là bên cạnh người đứng đầu nhà nước còn có các thiết chế quyền lực khác
san se quyền lực với nhà vua
2 Mọi Chính phủ phải do Quốc hội hay Nghị viện thành lập Nhận định: SAI
Trang 9Gợi ý giải thích: Tùy theo hình thức tổ chức quyền lực NN cao nhất của mỗi nhà nước mà ta thành lập chính phủ cho phù hợp Nếu nhà nước theo chế độ cộng hòa tổng thống thì chính phủ do tổng thống thành lập Chế độ cộng hòa đại nghị thì chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện do thủ tướng đứng đầu Chế độ cộng hòa hỗn hợp thì chính phủ được thành lập kết hợp từ hai hình thức trên Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa lãnh đạo chính phủ, thủ tướng đứng đầu chính phủ.
3 Đặc điểm cơ bản nhất trong chính thể cộng hòa, quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về những cơ quan được bầu trong thời gian nhất định
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Chính thể cộng hòa có 3 đặc điểm sau: quyền lực tối cao của NN thuộc về một cơ quan hoặc một số cơ quan nhà nước Các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao này được hình thành bằng con đường bầu cử Cuối cùng cơ quan quyền lực tối cao nắm giữ quyền lực trong một thời hạn nhất định gọi là nhiệm ký
4 Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội là kiềm chế đối trọng trong chế độ đại nghị
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Vì chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện và chịu trách nhiệm trước nghị viện, trong trương hợp nghị viện không tín nhiệm chính phủ nữa thì chính phủ phải từ chức Tuy nhiên để hạn chế bớt quyền của nghị viện chính phủ cũng có quyền đề nghị nhà vua giải tán nghị viện, quyết định tổ chức bầu cử để nhân dân phán xét xung đột giữa hành pháp và lập pháp
5 Trong chính thể cộng hòa lưỡng hệ, thủ tướng là người nắm giữ quyền hành pháp
Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Phải nói là trong chính thể cộng hòa lưỡng hệ , thủ tướng và các bộ trưởng nắm quyền hành pháp và chịu trách nhiệm trước nghị viện 6 Chính phủ luôn luôn chịu trách nhiệm trước Quốc hội hay Nghị viện Nhận định: SAI
Trang 10Gợi ý giải thích: Tùy theo cách thức tổ chức quyền lực nhà nước cao nhất của mỗi nhà nước mà chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào Nếu theo chế độ cộng hòa tổng thống thì chính phủ chịu trách nhiệm trước tổng thống Theo chế độ cộng hòa đại nghị thì chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện, cuối cùng nếu theo chế độ cộng hòa hỗn hợp thì chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện
7 Trong cấu trúc nhà nước đơn nhất không thể tồn tại khu tự trị Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Nhà nước đơn nhất là NN mà lãnh thổ của nó được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất,lãnh thổ này được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc, nhà nước đơn nhất chỉ có 1 chủ quyền quốc gia duy nhất Chỉ có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương xuống địa phương, cho nên không tồn tại khu tự trị ở một nơi nào trong lãnh thổ
8 Cơ quan đại diện là cơ quan thiết lập cơ quan hành pháp Nhận định: SAI
Gợi ý giải thích: Tùy vào nhà nước mang hình thức chính thể, cấu trúc và chế độ chính trị như thế nào thì cơ quan hành pháp được thiết lập một cách thích hợp Nếu nhà nước mang hình thức chính thể cộng hòa tổng thống thì cơ quan hành pháp do tổng thống thành lập Nhà nước mang hình thức cộng hòa đại nghị và nhà nước mang hình thức quân chủ đại nghị thì cơ quan hành pháp do nghị viện lập ra Đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam thì cơ quan đại diện là quốc hội tổ chức ra cơ quan hành pháp ( chính phủ) để thực hiện
quyền hành pháp.
9 Trong cấu trúc nhà nước liên bang, các quốc gia thành viên đều có thẩm quyền riêng trên cơ sở phân chia quyền lực giữa trung ương liên bang với nhà nước thành viên
Nhận định: ĐÚNG
Gợi ý giải thích: Vì nhà nước liên bang là nhà nước được hợp thành từ hai hay nhiều nước thành viên cho nên nhà nước liên bang có hai loại chủ quyền quốc gia trong nhà nước liên bang và chủ quyền của nhà nước thành viên để tránh mâu thuẫn giữa hai loại chủ quyền này nhà nước liên ban đều có những cô chế