Đề tài thảo luận chủ nghĩa xã hội khoa học dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ trên thế giới liên hệ vào thực tiễn

21 0 0
Đề tài thảo luận chủ nghĩa xã hội khoa học dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ trên thế giới  liên hệ vào thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tóm lại, việc chọn đề tài về dân chủ không chỉ là việc nghiên cứu lịch sử và chính trị, mà còn là một cách để nhóm hiểu sâu hơn về giá trị của quyền tự do và tầm quan trọng của việc duy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:

DÂN CHỦ VÀ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA DÂN CHỦ TRÊN THẾGIỚI LIÊN HỆ VÀO THỰC TIỄN.

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 6

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

II Địa điểm

 Họp qua google meet.

III Thành phần tham gia

 Tham gia: Thành viên nhóm 6 Chủ nghĩa xã hội khoa học  Vắng: 2 ( có phép )

 Muộn: 0

 Chủ tọa: Nguyễn Hoàng Sơn  Thư kí: Cù Thị Ý Thu

IV Nội dung cuộc họp

1 Thông báo lại nội dung yêu cầu đề tài cần làm của nhóm 2 Phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên

THƯ KÝ NHÓM TRƯỞNG

PAGE \* MERGEFORMAT 4

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 6

Chương 1: DÂN CHỦ VÀ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦADÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI 6

I, QUAN NIỆM VỀ DÂN CHỦ 6

1, Nguồn gốc 6

2, Quan niệm dân chủ theo chủ nghĩa Mác - Lenin 6

3, Quan niệm dân chủ theo chủ tịch Hồ Chí Minh 7

II, SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI 9

1, Quá trình ra đời của nền dân chủ trên thế giới 9

2, Quá trình phát triển của nền dân chủ trên thế giới 10

Chương 2: DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 12

I, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 12

1, Lịch sử hình thành nền dân chủ ở Việt Nam 12

2, Quá trình phát triền nền dân chủ ở Việt Nam 13

II, NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA NỀN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 13

1, Thành tựu 13

2, Hạn chế 16

3, Nguyên nhân 18

III, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀTIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NỀN DÂN CHỦ VIỆT NAM TRONG THỜIGIAN TỚI 19

1, Phương hướng 19

2, Một số giải pháp khắc phục hạn chế và tiếp tục phát triển nền dân chủ ở Việt Nam trong thời gian tới 21

KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PAGE \* MERGEFORMAT 4

Trang 5

A.PHẦN MỞ ĐẦU1, Lý do chọn đề tài

Dân chủ là một chủ đề hết sức quan trọng và hấp dẫn đối với chúng ta vì nó liên quan trực tiếp đến sự tự do và quyền con người Việc chọn đề tài về dân chủ là kết hợp giữa sự quan tâm của nhóm và tầm quan trọng của chủ đề này trong lịch sử thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng Đầu tiên, dân chủ đại diện cho một tôn chỉ cốt lõi của xã hội nhân loại - quyền tự do và quyền tham gia trong quyết định chung của cộng đồng Điều này thể hiện sự đoàn kết của con người trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho chính họ, đất nước và thế giới Việc nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của dân chủ có thể giúp hiểu rõ hơn về quá trình này qua các thời kỳ lịch sử, từ các cuộc cách mạng và cuộc chiến tranh dân tộc cho đến các biến cố xã hội và chính trị Thứ hai, việc tìm hiểu về dân chủ là một cách để nhóm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc duy trì và bảo vệ quyền con người Chúng ta sống trong một thế giới đầy thách thức, và dân chủ có thể là một phương tiện quan trọng để đối mặt với những thách thức này và tạo ra những giải pháp bền vững cho tương lai Cuối cùng, việc nghiên cứu về dân chủ cũng đòi hỏi sự phân tích, suy tư và phê phán Đây là một cơ hội để nhóm nắm vững hơn về cách các nước XHCN nói chung và Việt Nam nói riêng đã tiến hành và duy trì hệ thống dân chủ như thế nào, đồng thời cũng cần xem xét các thách thức và rủi ro mà dân chủ có thể đối diện trong tương lai Tóm lại, việc chọn đề tài về dân chủ không chỉ là việc nghiên cứu lịch sử và chính trị, mà còn là một cách để nhóm hiểu sâu hơn về giá trị của quyền tự do và tầm quan trọng của việc duy trì mô hình dân chủ trong xã hội ngày nay.

2, Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ trên toàn thế giới Liên hệ về nền dân chủ ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp cơ bản để xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay.

3, Mục đích nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu với 3 mục đích chính sau:

- Nắm vững cơ bản lịch sử ra đời, phát triển và bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng.

- Khẳng định sự tiến bộ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Nhìn nhận những thành tựu, hạn chế và điều chưa đúng chưa tốt đang diễn ra ở nền dân chủ Việt Nam để đưa ra những giải pháp nhất định.

4, Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu vào:

- Sự ra đời và phát triển của dân chủ thế giới trong xuyên suốt quá trình lịch sử của nhân loại.

- Nền dân chủ Việt Nam trong Đảng, nhà nước, xã hội.

PAGE \* MERGEFORMAT 4

Trang 6

5, Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận chung nhất.

- Phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử.6, Phạm vi áp dụng

Từ đề tài nghiên cứu đưa ra giải pháp cho sự phát triển của nền dân chủ Việt Nam trong hiện tại và tương lai

B.PHẦN NỘI DUNGChương 1:

DÂN CHỦ VÀ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦADÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.I, QUAN NIỆM VỀ DÂN CHỦ.

1, Nguồn gốc.

Nguồn gốc: thuật ngữ dân chủ ra đời vào thề kỉ VII-VI TCN, các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “demoskratos” để nói về dân chủ mang nghĩa “quyền lực thuộc về nhân dân” trong đó “demos” mang nghĩa là nhân dân còn “skratos” mang nghĩa cai trị.

Theo đó dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị gọi giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân.

2, Quan điểm dân chủ theo chủ nghĩa mac- lênin.

 Theo chủ nghĩa Mác - Lenin, dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh gia cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền và là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.

 Một số nội dung cơ bản của quan điểm dân chủ theo chủ nghĩa mac lenin:

- Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân

dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước Dân chủ là quyền lợi của nhân dân -quyền dân chủ được hiểu theonghĩa rộng Quyền lợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ Và do vậy, chỉ khi mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì khi đó, mới có thể đảm bảo về căn bản việc nhân dân được hưởng quyền làm chủ với tư cách một quyền lợi.

- Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ

là một hình thức hay hình thái nhà nước là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ.

- Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lí xã hội dân chủ là một nguyên

tắc – nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lí xã hội.

PAGE \* MERGEFORMAT 4

Trang 7

Theo chủ nghĩa Mác - Lenin dân chủ với nội dung trên được coi là mục tiêu là tiền đề và là phương tiện vươn tới tự do giải phóng con người giả phóng gia cấp và giải phóng xã hội.

Chủ nghĩa Mác - Lenin còn cho rằng dân chủ với tư cách là một tổ chức thiết chế chính trị hay hình thức , hình thái nhà nước sẽ mất đi khi nhà nước tiêu vong còn dân chủ với tư cách là một giá trị xã hội, nó là một phạm trù vĩnh viễn , phát triển và tồn tại cùng vời sự phát triển và tồn tại của loài người

3, Quan điểm dân chủ theo chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng Dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung Và khi coi dân chủ là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại, Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là “chủ” Khi coi dân chủ là một thể chế chính trị,một chế độ xã hội, Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân” , “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”; và một khi nước ta đã trở thành một nước dân chủ, “chúng ta là dân chủ” thì dân chủ là “dân làm chủ” và “dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này khác, làm đầy tớ Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là quan cách mạng”.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân chủ là một giá trị nhân loại chung, là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại Người khẳng định: “dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ” Dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội.

 Một số nội dung cơ bản về quan điểm dân chủ theo chủ tịch Hồ ChíMinh:

- Thứ nhất, dân chủ là một giá trị nhân loại chung, là một giá trị xã hội mang

tính toàn nhân loại người khẳng định “dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ “ dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về dân Dân phải thực sự làm chủ thể của xã hội , phải làm chủ một cách toàn diện: làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình.

- Thứ hai, dân chủ phải bao quát tất cả lĩnh vực của đời sống như kinh tế - xã

hội, văn hóa , kinh tế , tính thần và quan trọn nhất là 2 lĩnh cực là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị bởi vì 2 lĩnh vực trên thể hiện trục tiếp quyền con người “nhân quyền” và quyền công dân “nhân quyền” của người dân.

 Qua các cách tiếp cận trên ta có thể hiểu :

Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người , là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền , có quá trình ra đời , phát triển cùng với lịch sử xã hội của nhân loại.

PAGE \* MERGEFORMAT 4

Trang 8

II, SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾGIỚI.

1, Quá trình ra đời của nền dân chủ trên thế giới.

Dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại Athena, Hy Lạp trong thế kỷ thứ V TCN với cụm từ δημοκρατία, "quyền lực của nhân dân” được ghép từ chữ δήμος (dēmos), "nhân dân" và κράτος (kratos), "quyền lực" vào khoảng giữa thế kỷ thứ V đến thứ IV trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN Tương truyền, hình thức nhà nước này được Quốc vương Theseus vị vua khai quốc của thành bang Athena -áp dụng lần đầu tiên trong thời kỳ thượng cổ Chính phủ đó được xem là hệ thống dân chủ đầu tiên Tại đó, người dân bầu cho mọi việc Nhiều người xem hệ thống tại Athena chỉ diễn tả một phần của nền dân chủ vì chỉ có một thiểu số được bầu cử, trong khi nữ giới và dân nô lệ không được phép bầu Các nền văn hóa khác cũng có đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của dân chủ như Đông Á, Ấn Độ cổ đại, La Mã cổ đại, Châu Âu, và Nam Bắc Mỹ

- Nền dân chủ cộng sản nguyên thủy: Nhu cầu về dân chủ xuất hiện sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc.

- Nền dân chủ chủ nô: Do trình độ lực lượng sản xuất phát triển làm ra đời chế độ tư hữu, giai cấp khiến hình thức “dân chủ nguyên thủy” tan rã và nền dân chủ chủ nô ra đời.

- Nền dân chủ phong kiến: Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, lịch sử xã hội loài người bước vào thời kỳ đen tối với sự thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến, chế độ dân chủ chủ nô đã bị xóa bỏ và thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chế phong kiến Sự thống trị của giai cấp trong thời kỳ này được khoác lên chiếc áo thần bí của thế lực siêu nhiên - Nền dân chủ tư sản: Vào cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV chế độ dân chủ tư

sản đã ra đời, xuất hiện do giai cấp tư sản với tư tưởng tự do, công bằng, dân chủ; là nền dân chủ của thiểu số người nắm tư liệu sản xuất – xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu.

PAGE \* MERGEFORMAT 4

Trang 9

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ Công xã Paris năm 1871 Tuy nhiên chỉ đến khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập Sự ra đời nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ

2, Quá trình phát triển của nền dân chủ trên thế giới.

- Nền dân chủ cộng sản nguyên thủy: Cuối xã hội CSNT đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ (dân chủ nguyên thủy) nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua “đại hội nhân dân” Trong đại hội mọi người đều có quyền phát biểu và tham gia bằng cách giơ tay hay hoan hô qua đó thể hiện quyền của nhân dân từ đó có thể thấu nhân dân đã có quyền có nghĩa là đã có dân chủ.

- Chế độ chiếm hữu nô lệ: Nền dân chủ này được tổ chức thành nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra nhà nước tuy nhiên “dân” là gồm giai cấp chủ nô và phần nào thuộc về giai cấp tự do (tăng lữ, thương gia và một số trí thức) còn “nô lệ” không được tham gia vào công việc nhà nước Do đó thực chất dân chủ chủ nô cũng chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của nhân dân đã bó hẹp nhằm duy trì và bảo vệ, thực hiện lợi ích của “dân”.

Ví dụ: Nhà nước dân chủ chủ nô biểu hiện ở mức độ điển hình trong nhà nước Aten – Hy Lạp Nhà nước Athen được xây dựng trên cơ sở tư hữu và quan hệ bóc lột nô lệ Anten bảo vệ, phục vụ lợi ích và bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp chiếm hữu nô lệ Một “Nền dân chủ thiểu số người áp bức, thống trị đa số người” trong đó phần lớn giai cấp bị áp bức là giai cấp nô lệ [chiếm đến 8/10 dân cư của thành bang] Chỉ có chủ nô và rất ít người lao động tự do được hưởng các quyền chính trị còn phụ nữ, người nhập cư và nô lệ bị loại khỏi các hoạt động chính trị

- Nền dân chủ phong kiến: chế độ độc tài chuyên chế phong kiến lên ngôi , họ xem việc tuân thủ theo ý chí của gia cấp thống trị là bổn phận của mình trước sức mạnh của đấng tối cao, vì vậy ý thức về dân chủ và đấu tranh để thực hiện PAGE \* MERGEFORMAT 4

Trang 10

quyền làm chủ đã không có bước tiến nào, có thể nói ở thời kì này không có dân chủ.

Ví dụ: Nhà Hán là hoàng triều thứ hai trong lịch sử Trung Quốc, do thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Lưu Bang thành lập và được cai trị bởi gia tộc họ Lưu Hoàng đế là người có địa vị cao nhất trong hệ thống thứ bậc xã hội nhà Hán Ông nắm quyền tối cao trong bộ máy chính quyền nhà Hán, chia sẻ quyền lực với giới quý tộc và các đại thần phần lớn xuất thân từ tầng lớp học giả thân sĩ Trong thời kỳ triều đại Hán, nhân dân thường dưới thế và nông dân phải làm việc chăm chỉ để sản xuất thực phẩm và đóng thuế cho quý tộc và triều đại Họ không có quyền tham gia vào quyết định chính trị và thường phải tuân thủ các luật lệ được thiết lập bởi tầng lớp quý tộc và hoàng gia.

- Nền dân chủ tư sản: Theo chủ nghĩa Mac - Lenin dân chủ tư sản ra đời là bước tiến lớn của nhân loại với những giá trị về quyền tự do bình đẳng, dân chủ Tuy nhiên do được xây dừng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên thực tế nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất với đại đa số nhân dân lao động.

- Chế độ xã hội chủ nghĩa: Với nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lực của nhân dân - tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân Quá trình phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện với sự kế thừa giá trị của nền dân chủ trước và bổ sung, làm sâu sắc giá trị của nền dân chủ mới.

Ví dụ: Sau khi Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa được ban hành năm 1976, được thông qua mà không cần tuân thủ các quy tắc do Hiến pháp năm 1940 đề ra, Cộng hòa Cuba đã được xác định là một nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuba theo đuổi nền “dân chủ của nhân dân”, ở đó sự tham gia năng động của nhân dân vào đời sống chính trị - xã hội của đất nước vẫn được bảo đảm Trong đó, quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện rõ nét thông qua việc bầu đại diện vào hệ thống cơ quan dân cử Nhân dân Cuba thực hiện quyền làm chủ của mình không chỉ PAGE \* MERGEFORMAT 4

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan