1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) báo cáo cuối kỳ dự án nhà hàng chay vegan garden

63 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà hàng chay - Vegan Garden
Tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi, Nguyễn Đăng Khoa, Hồ Thị Trâm Thảo, Mai Bùi Thanh Tâm, Trần Thị Bích Phượng
Người hướng dẫn TS. Phạm Quốc Hải
Trường học Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thiết lập và thẩm định dự án
Thể loại Báo cáo cuối kỳ dự án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 5,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN (13)
    • I. Sự hình thành dự án (13)
    • II. Phân tích thị trường và sản phẩm (15)
      • 1. Phân tích thị trường (15)
      • 2. Phân tích sản phẩm (19)
    • III. Sơ lược về dự án (19)
      • 1. Mục tiêu ngắn hạn (19)
      • 2. Mục tiêu dài hạn (19)
      • 3. Hình thành đầu tư (20)
      • 4. Tầm nhìn và sứ mệnh (20)
    • IV. Đối thủ cạnh tranh (20)
      • 1. METTA Vegetarian (Tú Xương, quận 3) (20)
      • 2. Nhà hàng chay Tâm Vị (21)
      • 3. Chay Garden Vegetarian Restaurant & Coffee (21)
      • 4. Việt Chay (21)
      • 5. Lợi thế cạnh tranh (22)
    • V. Tính khả thi của dự án (23)
      • 1. Địa điểm đặt nhà hàng (23)
      • 2. Kết cấu nhà hàng (24)
      • 3. Sản phẩm của nhà hàng (25)
      • 4. Lợi thế cạnh tranh (28)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN (29)
    • I. Kế hoạch đầu tư (29)
    • II. Kế hoạch khấu hao của MMTB (32)
    • III. Kế hoạch lãi lỗ và trả nợ (32)
    • IV. Kế hoạch doanh thu (33)
      • 1. Năng lực sản xuất và kế hoạch công suất huy động của dự án (33)
      • 2. Kế hoạch doanh thu của sản phẩm Combo 6-10 người (35)
      • 3. Kế hoạch doanh thu của sản phẩm Combo 2-4 người (37)
    • V. Kế hoạch chi phí (38)
      • 1. Kế hoạch chi phí hoạt động của dự án (38)
      • 2. Kế hoạch giá vốn hàng bán của dự án (46)
    • VI. Kế hoạch lãi lỗ (47)
    • VII. Các khoản phải thu (48)
    • VIII. Các khoản phải trả (49)
    • IX. Kế hoạch tồn trữ tiền mặt (49)
    • X. Kế hoạch ngân lưu (50)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN (51)
    • I. Suất chiết khấu dự án (51)
    • II. Hiện giá thu nhập thuần - NPV (52)
    • III. Tỷ suất hồi vốn nội bộ - IRR (53)
    • IV. Thời gian hoàn vốn (54)
    • V. Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C) (54)
  • CHƯƠNG 4: LẠM PHÁT CỦA DỰ ÁN (54)
    • I. Tác động của lạm phát đến tồn quỹ tiền mặt (55)
    • II. Tác động của lạm phát đến các khoản phải thu (55)
    • III. Tác động của lạm phát đến các khoản phải trả (56)
    • IV. Tác động của lạm phát đến thuế (57)
  • CHƯƠNG 5: RỦI RO DỰ ÁN (58)
    • I. Phân tích độ nhạy (58)
      • 1. Ảnh hưởng của doanh thu đến chỉ số NPV và IRR (58)
      • 2. Ảnh hướng của chi phí bán hàng đến chỉ số NPV và IRR (58)
      • 3. Ảnh hưởng của chi phí đầu vào trực tiếp đến chỉ số NPV và IRR (59)
      • 4. Ảnh hưởng của hàng tồn kho đến chỉ số NPV và IRR (60)
    • II. Phân tích tình huống (60)
  • KẾT LUẬN (61)

Nội dung

cũng đã cho thấy sự thành công, sự đáp lại đối với những công sức, tâm huyết mà nhóm đã bỏ ra.Ngoài ra, phải kể đến trải nghiệm thức xuyên đêm, họp nhóm online để chuẩn bị và hoàn thành

GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Sự hình thành dự án

Ăn chay ngày nay không còn giới hạn trong tôn giáo hay với những người giảm béo, chữa bệnh mà đã trở thành xu hướng của thời đại Giữa cuộc sống hối hả, bộn bề, nhiều người thích rủ nhau đến những quán cơm chay để tìm cho mình những giây phút bình yên, thư giãn, hay tự chế biến những món ăn chay giàu dinh dưỡng, ấm cúng tại nhà để cùng thưởng thức với bạn bè và người thân Ngày nay, chế độ ăn uống chủ yếu từ thực vật được công nhận không chỉ đủ dinh dưỡng mà còn là cách giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, “chế độ ăn chay được lên kế hoạch phù hợp, bao gồm chế độ ăn chay hoàn toàn hoặc thuần chay, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và có thể mang lại lợi ích sức khỏe trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh” Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, chế độ dinh dưỡng chay sẽ giúp cho việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, trước hết là bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành, những người ăn chay có chỉ số xơ vữa mạch máu thấp Trong thức ăn chay có ít cholesterol, ít axit béo, nhiều vitamin, có tác dụng chống oxy hóa, nên các món chay rất thích hợp cho bạn nào muốn có hình dáng thon gọn và trẻ lâu Thêm vào đó, để sản xuất đạm động vật, ta phải tiêu tốn từ 3-15 lần lượng nước so với sản xuất đạm thực vật, để sản xuất 1 calorie thịt bò thì mất khoảng 78 calorie năng lượng nhiên liệu hóa thạch; 1 calorie thịt heo mất 35 calorie năng lượng nhiên liệu hóa thạch… nhưng 1 calorie đậu nành thì chỉ bằng 1 calorie năng lượng nhiên liệu Do đó, việc ăn chay sẽ giúp tiết kiệm nguồn nước cũng như nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ ) Nếu chỉ trồng rau, quả, ngũ cốc cho người ăn thì 1 hecta đất có thể nuôi 30 người trong khi nếu sử dụng đất để trồng thức ăn cho chăn nuôi để sản xuất ra thịt, trứng, sữa thì 1 hecta chỉ nuôi được từ 5 đến 10 người dân Ẩm thực Việt từ xưa đến nay không chỉ là một nghệ thuật mà nó còn hàm chứa tính triết lý trong đó: Thức ăn là phải đủ tính âm dương, ngũ hành thì mới giữ được quân bình Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ được thể hiện trong ngũ sắc của các món ăn:trắng, vàng, xanh, đỏ, nâu; hay trong ngũ vị: chua, cay, mặn, ngọt, bùi Tính âm dương và ngũ hành phần lớn là do các loại rau củ hoa quả, các loại rau thơm như húng quế, tía tô, kinh giới, bạc hà và các gia vị như hành, tỏi, ớt, gừng, sả, chanh… tạo ra, mà những thứ này đồng thời cũng là những vị thuốc dân gian Vì vậy các món ăn Việt không chỉ bắt mắt, giàu hương vị mà còn bổ dưỡng trong việc cung cấp đủ các thành phần như đạm, khoáng, chất béo không bão hòa, chất chua và chất xơ rất cần cho tiêu hóa Thực đơn chay như vậy quả là một truyền thống ẩm thực Việt mà ít dân tộc nào có được, và vì thế rất được nhiều người trên thế giới ưa chuộng Một số nghiên cứu thị trường được thực hiện trong thời gian qua cho thấy, xu hướng ăn chay ở Việt Nam đang ngày càng phát triển Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ người thường xuyên ăn chay chiếm 14,7%, thỉnh thoảng có ăn chay chiếm 58,9% và rất hiếm khi ăn chay chiếm 26,4% Xu hướng ăn chay cũng đang ngày càng trẻ hóa, nếu trước đây nhóm người ăn chay chủ yếu tập trung chủ yếu ở những người lớn tuổi ăn chay theo đạo Phật, thì hiện nay đối tượng này lại chủ yếu là giới trẻ có độ tuổi từ 18-25 tuổi, chiếm 58,5% Độ tuổi từ 26-40 tuổi cũng chiếm phần trăm khá cao là 26%.

Không thể phủ nhận một phần thực phẩm chay ngày nay được chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, đa dạng và ngon miệng hơn Các cửa hàng, nhà hàng bán đồ chay ngày càng phát triển, từ bình dân cho đến hạng sang Từ giá vài chục nghìn cho đến vài trăm nghìn cho một phần ăn, cũng thể hiện rõ sự phổ biến và đa dạng của “văn hóa ăn chay” trong nền ẩm thực của người Việt Ăn chay đang dần dà trở thành một phần của ẩm thực thời thượng trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt trong giới trẻ, nghệ sĩ và trí thức Vì vậy,hiện nay có rất nhiều nhà hàng chọn “thử sức” với mô hình kinh doanh đồ ăn chay.Các món chay được phục vụ với mức giá không thua kém gì các món mặn Tuy nhiên giá nguyên liệu đầu vào lại rẻ hơn rất nhiều Việt Nam lại là đất nước có khí hậu nhiệt đới đa dạng, các loại rau củ quả rất phong phú và dễ kiếm nên giá nguyên liệu khá rẻ.Bởi vậy, mở nhà hàng chay sẽ mang lại tiềm năng phát triển nhanh hơn so với mở nhà hàng thông thường Mặc dù có lợi nhuận cao, tuy nhiên các nhà hàng chay hiện nay vẫn còn rất khan hiếm, ít có nhà hàng nào thực sự tên tuổi Do đó vẫn chưa có sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Từ xu thế phát triển đó, rất nhiều doanh nghiệp đã gia nhập lĩnh vực F&B nói chung và kinh doanh thực phẩm chay nói riêng Nhóm nhận định được tiềm năng phát triển lớn trong ngành hàng này, do đó nhóm đã tiến hành thiết lập dự án khởi nghiệp nhà hàng chay với tên gọi: VEGAN GARDEN Nhóm tin rằng nếu có kế hoạch kinh doanh bài bản, dự án của nhóm hoàn toàn có thể bứt phá,vươn lên dẫn đầu thị trường.

Phân tích thị trường và sản phẩm

Hiện tại, ngành nhà hàng chay tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, đặc biệt là tại các thành phố lớn và các khu du lịch Ngày càng có nhiều người tiêu dùng có ý thức quan tâm đến sức khỏe và môi trường, khiến chế độ ăn chay ngày càng trở nên phổ biến Do đó, các nhà hàng chay ngày càng mở rộng hoạt động và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đưa ra thực đơn đa dạng và hấp dẫn cho khách hàng.

Xu hướng kinh doanh nhà hàng chay đang tăng lên tại Việt Nam, với một bộ phận đáng kể giới trẻ chọn ăn chay như một lối sống Điều này tạo cơ hội cho ngành công nghiệp thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các lựa chọn ăn chay, biến nó thành một cơ hội kinh doanh sinh lời tiềm năng.

Thị trường F&B Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn ở cả hai hình thức dùng tại quán và mang đi Theo thống kê, cả nước hiện có trên 550.000 cơ sở kinh doanh, với khoảng 430.000 cơ sở kinh doanh truyền thống, hơn 82.000 nhà hàng thức ăn nhanh, trên 22.000 quán cà phê, quán bar và hơn 16.000 cơ sở kinh doanh ăn uống khác, trong đó có nhà hàng chay Mặc dù nhu cầu ngày càng tăng đối với các lựa chọn ăn chay và số lượng nhà hàng chay ngày càng tăng, ngành công nghiệp này vẫn phải đối mặt với những thách thức Cạnh tranh có thể khốc liệt và việc đảm bảo độ tươi ngon cũng như an toàn của các nguyên liệu có thể khó khăn Bên cạnh đó, quy định quản lý ngành chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều cơ sở không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của ngành và xu hướng ăn chay ngày càng tăng ở Việt Nam khiến ngành này trở thành một ngành thú vị để quan tâm. 1.2 Xu hướng ăn chay Ở Việt Nam, ăn chay không phải là khái niệm quá xa lạ với nhiều người Đặc biệt trong thời gian gần đây, ăn chay, sống “xanh” đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại Ăn chay không còn là chuyện ăn uống của một thiểu số mà đã thành một xu hướng đại chúng, hình thành nên một nền ẩm thực lành mạnh.

Cuộc sống ngày càng hối hả và bận rộn, nhất là với giới trẻ Áp lực cuộc sống, sự nghiệp, tình cảm khiến họ muốn tìm đến những nơi thanh tịnh Họ tìm đến quán ăn chay để tâm hồn trở nên thư thái, để có khoảng lặng giữa cuộc sống bộn bề.Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp là lựa chọn hàng đầu cho cuộc sống bận rộn Tuy nhiên, điều đó lại gây hại lên chính sức khỏe của con người Chính vì vậy, nhiều người đã tìm đến chế độ ăn chay, vừa nhanh – gọn – nhẹ, tốt cho sức khỏe lại còn có trách nhiệm đối với môi trường. Ăn chay là chế độ ăn uống thuần thực vật, không sử dụng thịt hay chế phẩm từ động vật Ăn chay cũng sẽ giúp bạn trẻ góp phần vào việc bảo vệ động vật, tái tạo môi trường sống, hướng tới cuộc sống xanh và khỏe.

Giới trẻ cũng nhận thức được ăn chay có lợi cho sức khỏe Một chế độ ăn với nhiều rau, củ, quả và không có thịt động vật, chất béo, đường …sẽ mang lại cho con người một thân hình khỏe mạnh và cân đối.

Năm 2019, một công ty tại Việt Nam đã khảo sát để tìm ra xu hướng ăn chay của người Việt Kết quả khá bất ngờ là 55% số người trả lời khảo sát cho biết họ đang ăn chay Trong đó, 28,5% ăn chay thường xuyên, 29% thỉnh thoảng ăn chay, còn lại 42,5% ít khi ăn chay.

Trong chiến lược phát triển thị trường, cửa hàng chọn thị trường trọng tâm để phục vụ là quận 3, TP HCM Bởi vì người dân nơi đây họ có thu nhập cao, có nhiều bệnh viện, văn phòng làm việc, người dân rất chú trọng đến sức khỏe và họ có sự hiểu biết nhiều hơn về đồ ăn chay, đó sẽ là một lợi thế giúp cửa hàng dễ dàng chiếm được sự tin tưởng, yêu thích của khách hàng.

1.4 Khách hàng mục tiêu Đối tượng khách hàng mục tiêu bao gồm những người có thói quen ăn chay, rèn luyện chế độ ăn kiêng, quan tâm đến sức khỏe và muốn có lựa chọn ăn uống lành mạnh, cũng như và các hộ gia đình có thu nhập khá trở lên mong muốn trải nghiệm không gian nhà hàng thoải mái như ăn ở nhà, và các tổ chức có nhu cầu, đàm phán, chiêu đãi, Theo nghiên cứu, khách hàng có thể được phân loại thành các nhóm như: ăn chay toàn phần, ăn chay trong 1-2 ngày/tuần.

Do nhà hàng của chúng tôi là công ty chuyên về cung cấp thực phẩm nên rất chú trọng an toàn trong vệ sinh thực phẩm Vì vậy, việc lựa chọn nhà cung ứng nguồn nguyên liệu phải sạch, tươi sống, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ uy tín với khách hàng Một lưu ý quan trọng là nguồn nguyên liệu chủ yếu cửa hàng sử dụng là nấm nên nguồn cung ứng phải ổn định và đa dạng Vì thế, để đảm bảo thỏa mãn các yếu tố trên cửa hàng đã xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng như sau: Nguồn cung ổn định, nguyên liệu đa dạng, chất lượng tốt, giá cả phù hợp, chi phí vận chuyển, lượng hóa các tiêu chuẩn, nguồn cung ổn định, nguyên liệu đa dạng, chất lượng tốt, giá cả phù hợp, chi phí vận chuyển.

Qua quá trình khảo sát thị trường, đọc báo, tìm hiểu trên internet…và nhiều nguồn thông tin khác cửa hàng chúng tôi bước đầu đã tìm được một số nhà cung ứng tiềm năng như sau:

● Công ty TNHH Thực phẩm và Rau quả Anh Đào

Nguồn cung ứng đa dạng, ổn định, chi phí vận chuyển thấp Chất lượng nguồn cung tốt Công ty sẽ hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển Khi khách hàng mua với số lượng lớn sẽ được hưởng mức chiết khấu hấp dẫn Ngoài ra, tác phong làm việc của công ty rất tận tâm và hiệu quả Công ty cung cấp đa dạng các loại rau quả với số lượng lớn, nguồn cung ổn định và giao hàng tận nơi Địa chỉ: thành phố Đà Lạt, điện thoại: (0710)

● Công ty TNHH ™ SX TT Nấm Khỏe

Với mong muốn cung cấp đến tất cả khách hàng các sản phẩm phong phú từ nấm tươi. Tất cả các sản phẩm nấm có "xuất thân" từ Nấm Khỏe đều được tuyển chọn trực tiếp kỹ lưỡng tại trang trại bởi các kỹ sư giàu kinh nghiệm.

Trang trại luôn không ngừng hoàn thiện mọi công đoạn từ chuẩn bị phôi, đóng hàng, giao hàng, hậu mãi Bên cạnh đó, Nấm Khỏe luôn chuẩn bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn trồng nấm và luôn sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc khi trồng phôi nấm tại nhà của Quý Khách hàng các ngày trong tuần Địa chỉ: 385/75 Lê Văn Thọ, Phường 9, Gò Vấp, Tp

Metro có khả năng cung ứng đa dạng, ổn định các nguyên liệu mà cửa hàng yêu cầu, chi phí vận chuyển cũng không cao vì Metro cách vị trí cửa hàng không xa Mặt khác, các mặt hàng cung ứng của Metro có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng Metro được đánh giá là làm ăn có uy tín, có tinh thần hợp tác lâu dài Tuy nhiên, chi phí vận chuyển siêu thị không hỗ trợ Có khả năng cung cấp nguồn thực phẩm và rau quả bán bán sỉ và bán buôn Đặc biệt, Metro chuyên bán sỉ và có chương trình chiết khấu khi đặt mua với số lượng lớn. Địa chỉ: Khu Dân Cư Bình Phú, Phường 11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh.

● Canh chua chay: Canh chua chay là một món ăn truyền thống của Việt Nam, được làm từ rau củ, nấm, cà chua và các vị như me và rau răm Đây là một món ăn ngon và dinh dưỡng, phù hợp cho những người muốn ăn uống lành mạnh.

Sơ lược về dự án

● Cung cấp cho người dùng các thực phẩm thuần chay

● Xây dựng một nhà hàng mang lại cảm giác thân quen , ấm cúng cho khách hàng

● Đầu tư các thiết bị máy máy móc hiện đại chất lượng tốt

● Ổn định doanh thu trong năm đầu tiên , thu được lợi nhuận trong vòng nửa năm đầu

● Được nhiều khách hàng biết đến

● Ổn định tất cả các hoạt động để tiến hành kinh doanh

● Đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của bộ y tế

● Hoàn vốn trong năm đầu

Nhằm phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh, chúng tôi đang lên kế hoạch xây dựng và đầu tư mở thêm các chi nhánh của Vegan Garden tại các quận trên Sài Gòn và các tỉnh trên toàn quốc Chúng tôi tin rằng việc mở rộng mạng lưới kinh doanh sẽ giúp chúng tôi tiếp cận được nhiều khách hàng mới và tăng doanh thu cho công ty. Đồng thời, đặt mục tiêu tạo dựng một thương hiệu VEGAN GARDEN - với phương châm “Ăn Chay Sống Xanh” được người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích Cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời, đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt uy tín, hiệu quả, chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chúng tôi sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng thực phẩm, đồng thời đầu tư xây dựng một không gian sang trọng và thoải mái để khách hàng có thể thưởng thức các món ăn chay đậm đà hương vị, tinh tế và đầy sáng tạo Với những kế hoạch và cam kết này, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, từ đó tạo nên sự hài lòng và niềm tin của khách hàng.

Nhóm gồm 5 thành viên và quyết định đầu tư dự án theo hình thức vay vốn và góp vốn.

4 Tầm nhìn và sứ mệnh

Trở thành một trong những chuỗi nhà hàng chay được mọi người biết đến trong khu vực TP Hồ Chí Minh

Mang lại cho mọi người nguồn thức ăn sạch, tốt cho sức khỏe Không chỉ vậy chúng tôi còn muốn giới thiệu nền ẩm thực đa dạng của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế Mang đến cho mọi nhà những bữa ăn tốt cho sức khỏe và cảm giác thanh tịnh, yên tĩnh cho mỗi người khi ghé đến nhà hàng của chúng tôi Cùng với phương châm mà nhà hàng chúng tôi hướng đến “Ăn Chay Sống Xanh”.

Đối thủ cạnh tranh

1 METTA Vegetarian (Tú Xương, quận 3)

Nhà hàng chuyên phục vụ ẩm thực thuần chay, mang đậm hương vị Việt truyền thống pha lẫn hương vị của món Thái, vị cay nồng của đồ Ấn Độ.

● Ưu điểm: không gian ấn tượng, riêng tư (phố cổ Hội An, đèn lồng đủ sắc, giàn hoa giấy rực rỡ tạo nên điểm hẹn bình yên và dễ chịu), thực đơn healthy, phong phú, từ nhiều quốc gia (Việt, Ấn, Hàn, Thái và phương Tây), cách trình bày chỉn chu kích thích vị giác.

● Nhược điểm: giá khá cao so với các nhà hàng cùng ngành (50.000 - 260.000 đồng/món), hương vị món ăn chưa gây được ấn tượng, sắp xếp thực đơn khá lộn xộn, chất lượng phục vụ chưa chuyên nghiệp.

2 Nhà hàng chay Tâm Vị

Chuyên phục vụ ẩm thực chay với các bữa ăn nhẹ nhàng, thanh tao với không gian ấm cúng, chủ quán như truyền thêm một nhịp chậm giữa Sài Gòn xô bồ.

● Ưu điểm: thực đơn phong phú đa dạng, chất lượng cao, không gian yên tĩnh thoải mái, chất lượng phục vụ tốt, trình bày món ăn khá “bắt mắt” lại có hương vị đậm đà, thơm ngon, nguyên liệu 100% organic.

● Nhược điểm: giá thành còn khá cao (50.000 - 450.000 đồng/món), không gian bị giới hạn về số lượng.

3 Chay Garden Vegetarian Restaurant & Coffee

Một trong những nhà hàng chay được nhiều người yêu thích với không gian sang trọng, đẹp mắt Với tiêu chí “Ăn chay vì sức khỏe, thực dưỡng” nhà hàng mang đến thực đơn chay đa dạng được làm từ những nguyên liệu tươi ngon.

● Ưu điểm: Không gian sang trọng, trang trí đẹp Nhân viên tận tình.

● Nhược điểm: Nằm trong hẻm nên hơi khó tìm Không có thanh toán quẹt thẻ nên bất tiện với một số người, giá khá cao 200.000đ - 400.000đ/người.

4 Việt Chay Đối với nhiều tín đồ ăn chay thì Việt Chay đã trở thành cái tên quen thuộc và không còn xa lạ Các món ăn ở đây đều được chế biến từ những nguyên liệu sạch, tươi ngon và được chế biến kỹ lưỡng nhằm mang đến một món ăn không chỉ ngon về hương vị mà còn đẹp về hình thức.

● Ưu điểm: Không gian sạch sẽ, lịch sự Giá cả hợp lý 10.000 - 200.000 đồng)

● Nhược điểm: Thái độ phục vụ chưa chuyên nghiệp

Bên cạnh đó, Vegan Garden còn đối mặt với các đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các quán ăn, nhà hàng mặn như: Nhà hàng cơm niêu Sài Gòn, An Nam quán, Tuy nhiên, các đối thủ này hiện tại có cạnh tranh với cửa hàng nhưng không quyết liệt Mặc dù kinh doanh trên cùng lĩnh vực nhưng có nhiều điểm khác biệt nhau nên không gây sức ép quá lớn cho Vegan Garden Ngoài ra, VEGAN GARDEN cũng quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh là các quán lề đường, vỉa hè cùng cung cấp món ăn chay Tuy nhiên, nhóm khách hàng của họ là những sinh viên, người bình dân có thu nhập thấp, một phần nữa là chất lượng thức ăn của họ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên không đáng lo ngại.

● Chất lượng cao - mức giá hợp lý: “Ăn chay sống xanh” với phương châm Chất lượng - An toàn - Hấp dẫn”

○ Hương vị mang đậm phong cách ẩm thực Việt Nam, thực đơn luôn được cập nhật để hợp khẩu vị khách hàng.

○ Nguyên liệu được nhập từ các nguồn uy tín, đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm Được các cơ quan thẩm quyền kiểm tra và đảm bảo chất lượng Kết hợp với nguồn thực phẩm organic từ các trang trại.

● Không gian thoải mái, yên tĩnh:

○ Không gian sẽ được thiết kế theo lối kiến trúc của các nhà hàng phương Đông cổ điển hòa mình với thiên nhiên mang đến cho thực khách không gian thưởng thức thư giãn,

○ Phòng máy lạnh, rộng rãi, sạch sẽ Chia gian cho thực khách đi theo nhóm, gia đình muốn sự riêng tư và khu vực cho khách lẻ hoặc đi theo nhóm nhỏ

○ Trang trí theo từng dịp đặc biệt để đáp ứng thị hiếu khách hàng và để thu hút khách hàng.

○ Địa điểm gần trung tâm, dễ tìm.

○ Có nhiều chương trình khuyến mãi vào các dịp đặc biệt

○ Tổ chức buffet chay 1-2 buổi trong tuần (sau khi quán đi vào hoạt động ổn định)

○ Tặng voucher trên fanpage, mở điểm tích lũy để giữ chân khách hàng

● Nhân viên thân thiện, nhiệt tình phục vụ

○ Khách hàng không chỉ là thượng đế, khách hàng còn là người bạn thân thiết.

○ Luôn luôn lắng nghe khách hàng, từ đó hết mình phục vụ khách hàng nhằm đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.

Tính khả thi của dự án

1 Địa điểm đặt nhà hàng

● Ngay Ngã tư Tú Xương , Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

Bản đồ khu vực đặt nhà hàng chay VEGAN GARDEN

● 500m 2 bao gồm 1 trệt và 1 lầu

● 60tr/tháng với thời hạn thuê là 3 năm Đặt cọc 3 tháng tương đương với tiền cọc là 180 triệu đồng

● Chúng tôi đã quyết định thuê mặt bằng ở đây gồm 1 trệt, 1 lầu có diện tích sử dụng là 500m 2 Giá tiền chúng tôi thuê là 60tr/1 tháng ( phải cọc trước 3 tháng), thành tiền là 720 triệu đồng/năm.

Với mục tiêu hướng con người đến với thiên nhiên, chất liệu dùng để thiết kế nội thất nhà hàng chay của chúng tôi là chất liệu tự nhiên Các chất liệu tự nhiên khác như tre, nứa, mây…được sử dụng để làm nội thất nhà hàng chay Thiết kế nhà hàng chay bố trí ánh sáng đủ đầy vì địa điểm nhà hàng tại vị trí thông thoáng, nhiều ánh sáng tự nhiên Tận dụng ánh sáng mặt trời khiến không gian nhà hàng bừng sáng, có sinh cơ Khi trời tắt nắng chắc chắn cần dùng ánh sáng nhân tạo để nhà hàng luôn sáng sủa.Thiết kế đèn chiếu ánh sáng vàng nhẹ để tạo sự ấm cúng cho không gian Đồng thời cũng tăng vị giác cho khách hàng thưởng thức món ăn.

Mỗi bàn ăn sẽ được đặt một lọ hoa đẹp, một góc phong thủy gồm chậu sen cảnh, các loại đá, tranh thư pháp cùng dãy trúc cảnh Màu chủ đạo sử dụng những màu trầm như vàng đất, vàng cánh gián, để tô điểm thêm màu sắc cho quán ăn chay và sử dụng thêm các cây cảnh, hoa lá hoặc ảnh canvas trang trí Những hình ảnh, biểu tượng đặc trưng nơi cửa Phật như hoa sen, tượng Phật, hoạ tiết chữ vạn, các bức thư pháp…được dùng phổ biến.

● Tầng trệt: Bãi xe, cửa chính, quầy thu ngân, nhà bếp chính, nhà vệ sinh Được bố trí 12 bàn dành cho nhóm khách 2 người

● Tầng 1: Gồm có 2 phòng Vip, phòng dành cho gia đình (chứa được 10 người). Không gian bên ngoài được bố trí 14 bàn dành cho nhóm khách 4 người và 4 bàn dành cho nhóm khách 6 người.

3 Sản phẩm của nhà hàng

Nhà hàng dự tính sẽ phục vụ 2 loại sản phẩm chính: sản phẩm COMBO 6-10 người (lượt khách gồm 6 đến 10 người), sản phẩm COMBO 2-4 người (lượt khách gồm 2 đến 4 người) 5 món đại diện cho 1 combo (Mỗi combo có menu khác nhau), dưới đây là thông tin giới thiệu về 1 menu món ăn trong mỗi combo:

● Gỏi củ hủ dừa: là một món ngon hấp dẫn thực khách với vị giòn ngọt đặc trưng của củ hủ dừa, vị chua dịu man mác của mắm chấm chay Phù hợp với mọi lứa tuổi, rất thích hợp để làm món khai vị trong các bữa tiệc chay hoặc trong thực đơn của những ngày ăn chay.

● Canh hạt sen nấm:là món ăn thơm ngon hấp dẫn, thanh mát lại bổ dưỡng thích hợp cho mọi lứa tuổi và đặc biệt là những người thích ăn chay Thường ngày chúng ta đã ăn quá nhiều món dầu mỡ khiến bạn cảm thấy chán ngấy và dễ bị nhiệt thì lựa chọn canh hạt sen nấm chay vừa thanh mát vừa đầy đủ dưỡng chất này sẽ vô cùng hợp lý Hạt sen được coi là vị thuốc quý của đông y có tác dụng chữa mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước.

● Nước ép:nước ép trái cây là một loại thức uống được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị tuyệt vời mà nó sở hữu Điều đáng nói hơn là thứ thức uống này còn là người bạn thân thiết Trong mỗi loại trái cây đều chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin vô cùng dồi dào, mang lại các tác dụng khác nhau đối với sức khỏe Tác dụng của nước ép trái cây với sức khỏe, bổ sung khẩu phần cho rau củ bị thiếu, phòng ngừa một số bệnh lý,…

● Lẩu Trường Thọ: hay còn gọi là lẩu Collagen đượcđặc biệt chế biến với những chiết xuất collagen từ thiên nhiên, dễ dàng hòa tan và ngấm vào nước dùng, giúp nồi lẩu thêm phần bổ dưỡng với các loại nấm tiêu biểu bổ dưỡng cho da. Bên cạnh đó thành phần nước lẩu cộng với công dụng chống lão hóa của nấm, góp phần giúp cho làn da mịn màng, tươi trẻ Lẩu nấm collagen không dừng lại ở những công dụng bổ dưỡng, mà còn đáp ứng nhu cầu chinh phục vẻ đẹp toàn diện của chị em phụ nữ: tôn dáng, dưỡng da, đẩy lùi lão hóa Với món lẩu nấm collagen, chị em phụ nữ có thể an tâm bồi bổ và chăm sóc cho nhan sắc của mình không chỉ vậy món ăn ngày còn là món ăn thuần chay rất tốt cho những người lớn tuổi, mọi người có thể thưởng thức ngay trên bàn tiệc lẩu nấm thơm ngon và không gian ấm cúng yên tĩnh cùng với sự phục vụ nhiệt tình của nhà hàng Vegan Garden chúng tôi.

● Trứng chay chiên giòn: Trứng chiên chay là một món chay vô cùng lạ miệng với cách chế biến độc đáo mang đến cho bạn một món ăn hoàn hảo cho những ngày ăn chay thanh đạm.

● Chất lượng cao - mức giá hợp lý.

● Với đội ngũ nhân viên phục vụ hòa nhã, nhanh nhẹn, am hiểu về thực phẩm chay, nhiệt tình, có tác phong chuyên nghiệp và khả năng giao tiếp tốt sẽ làm thực khách hài lòng khi tới nơi đây.

● Không gian thoải mái, yên tĩnh.

● Khi chi phí đã ổn định thì những ngày cuối tuần nhà hàng sẽ tổ chức tiệc buffet để thực khách có cơ hội thưởng thức những thực đơn mới lạ.

● Lắng nghe ý kiến và thường xuyên thay đổi thực đơn mới theo yêu cầu của khách hàng Sẽ thay đổi và đón nhận những ý kiến mà khách hàng mong muốn.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

Kế hoạch đầu tư

Khoản mục đầu tư (triệu VND) Năm 0

Tiền Cọc Thuê MB (3 tháng) 180,00

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm 25

Bảng 1 Bảng kế hoạch đầu tư của dự án Với dự định mở nhà hàng chay ở ngay Ngã tư Tú Xương, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM, kết cấu gồm 1 trệt 1 lầu với tổng diện tích gần 500m Nhóm chúng tôi quyết 2 định đầu tư chi phí thiết kế lại mặt bằng cho phù hợp với không gian của một quán chay thuần túy và đầu tư các máy móc thiết bị cần thiết mà bất cứ một quán ăn nào cũng cần có.

Chi phí thiết kế tham khảo ở các website uy tín hàng đầu thì với 500m 2 ở mặt bằng sẵn có thì chi phí cho mỗi m là 170.000 VNĐ Vì vậy, tổng chi phí đầu tư cho thiết kế 2 lại mặt bằng là 85 triệu VNĐ.

● Thiết kế ban đầu: Chúng tôi không xây hay sửa lại mặt bằng vì người sử dụng mặt bằng trước đây cũng sử dụng với mục đích mở nhà hàng ăn uống nên không tốn chi phí xây hay sửa lại mặt bằng và nó được xem là tài sản cố định vì: Tài sản cố định ở đây là đất của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm).

● Máy móc thiết bị dành cho 3 khu vực chính: khu vực nhà bếp, khu vực phục vụ khách hàng và quầy thu ngân.

● Tiền cọc thuê mặt bằng: thông qua trang web cho thuê mặt bằng, với yêu cầu trong quá trình thuê, cần tiến hành đặt cọc mặt bằng với số tiền 180 triệu đồng tương ứng với 3 tháng (60 triệu đồng/ tháng) sau khi hết hạn hợp đồng sẽ được hoàn trả lại tiền cọc này Do đó nó được xem là chi phí đầu tư ban đầu.

● Giấy phép kinh doanh: Việc có giấy phép kinh doanh là một yêu cầu cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp, bao gồm cả nhà hàng chay Việc có giấy phép kinh doanh cho nhà hàng chay sẽ đảm bảo rằng nhà hàng đó đã được đăng ký và được cấp phép hoạt động hợp pháp bởi cơ quan chức năng Giấy phép kinh doanh cho thấy rằng nhà hàng chay đã tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng Ngoài ra, việc có giấy phép kinh doanh cũng giúp nhà hàng chay hưởng các ưu đãi và chính sách của chính phủ, đặc biệt về thuế và tiền lương cho nhân viên Và theo như nhóm có tham khảo trên website thì chi phí để đăng ký giấy phép kinh doanh là 2 triệu đồng.

● Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm: do lĩnh vực dự án hướng đến là nhà hàng nên đòi hỏi phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá thể có phát sinh hoạt động kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, nhà hàng, cơ sở chế biến, nhằm các cơ sở này đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thực phẩm.

● Máy móc thiết bị: đây là những máy móc có giá trị cao, cũng như thời gian sử dụng lâu dài và hầu hết là các trang thiết bị trong khu vực bếp, quầy lễ tân và khu vực dùng món, chúng được dùng trực tiếp cho việc tạo ra sản phẩm của nhà hàng như hệ thống tủ lạnh, tủ đông, các thiết bị điện tử nhà bếp, hệ thống điều hòa, lọc mùi, Dưới đây là bảng liệt kê chi tiết các máy móc thiết bị đầu tư vào dự án.

STT Trang thiết bị đầu tư ban đầu

1 Bộ máy tính tiền, in hóa đơn 1 8.990.000 8,990

10 Bàn inox sơ chế biến thực phẩm 6 1.950.000 11,700

14 Dao đầu bếp (set 7 món) 3 1.435.000 4,305

16 Tủ hâm nóng thức ăn 2 11.600.000 23,200

17 Hệ thống thông khói hút mùi 2 3.101.000 6,202

18 Thùng rác đôi, cánh kéo Garis 2 2.023.000 4,046

20 Bộ thớt nhựa tròn công nghiệp 4 màu 1 3.200.000 3,200

21 Súng phun xịt khuẩn Nano/ Cồn K6X 2 250.000 0,500

23 Máy ép chậm Rapido RSJ-150M 2 699.000 1,398

25 Khay để gia vị gỗ tre 1 ngăn dài 32 154.000 4,928

26 Dù che nắng ngoài trời 2m2 2 600.000 1,200

27 Bộ bàn ăn gỗ 4 người 30 1.990.000 59,700

30 Tủ nấu cơm công nghiệp 2 8.500.000 17,000

Tổng thành tiền 344,869Bảng 2 Bảng liệt kê máy móc thiết bị đầu tư vào dự án

Kế hoạch khấu hao của MMTB

Với số năm khai thác hiệu quả dự án và trả nợ là 3 năm, MMTB sẽ được tính khấu hao trong vòng 3 năm với giá trị khấu hao ở mỗi năm dao động khoảng 49.27 triệu đồng và giá trị thanh lý của các MMTB ở cuối dự án sẽ ở mức 197.07 triệu đồng.

Thanh lý Khoản mục tính (triệu VND) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Đầu tư mới 344,87 -

Giá trị MMTB đầu kỳ - 344,87 295,60 246,34 197,07

Giá trị còn lại cuối kỳ 344,87 295,60 246,34 197,07 197,07

Giá trị thanh lý cuối dự án - 197,07

Bảng 3 Bảng kế hoạch khấu hao của máy móc thiết bị

Kế hoạch lãi lỗ và trả nợ

Khoản mục tính (triệu VND) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3

Trả nợ gốc = Khoản thanh toán - Trả lãi - 174,44 198,86 226,70

Dư nợ cuối kỳ = Đầu kỳ - Trả nợ gốc 600,00 425,56 226,70 0,00

Ngân lưu tài trợ 600,00 (258,44) (258,44) (258,44) Bảng 4 Bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi theo phương pháp nợ trả đều

● Kế hoạch trả nợ gốc và lãi của dự án sẽ dựa trên phương pháp nợ trả đều.Tức là phải trả cho ngân hàng một khoản tiền như nhau vào mỗi năm.

● Với số vốn đầu tư ban đầu vào khoảng 637 triệu đồng cũng như quy mô hoạt động của dự án và các chi phí liên quan đến việc kinh doanh, nhóm sẽ tiến hành vay ngân hàng với số vốn vay là 600 triệu đồng, với lãi suất 14%/năm của ngân hàng VPbank với dự tính sẽ hoàn thành chi trả khoản nợ vào cuối năm ba.Khoản thanh toán mà mỗi năm phải trả theo phương thức nợ trả đều là 258.44 triệu đồng.

Kế hoạch doanh thu

1 Năng lực sản xuất và kế hoạch công suất huy động của dự án

Năng lực sản xuất 67.200 Sản phẩm/năm Đv: triệu/sản phẩm Năm 1 Năm 2 Năm 3

Công suất huy động (combo 6-10 người) 15% 20% 25%

Giá bán/ sản phẩm (combo 6-10 người) 0,725 0,695 0,679

Công suất huy động (combo 2-4 người) 25% 35% 40%

Giá bán/ sản phẩm (combo 2-4 người) 0,538 0,512 0,511

Bảng 5 Năng lực sản xuất và công suất huy động của dự án

● Về năng lực sản xuất, mỗi ngày nhà hàng sẽ mở cửa từ 09:00 AM → 21:00 PM (Thời gian phục vụ 12 giờ) Ước tính mỗi lượt khách đến và dùng món tại nhà hàng trong vòng khoảng 2 giờ nên tính từ lúc mở cửa cho đến lúc đóng cửa sẽ có 6 khung giờ (mỗi khung giờ 2 tiếng) Vì là nhà hàng chay nên sẽ kinh doanh suốt năm và chỉ nghỉ những ngày Tết và dịp lễ lớn (15 ngày) do đó dự tính một năm nhà hàng sẽ hoạt động 350 ngày Theo thiết kế và bố trị, hiện tại Vegan

Garden có tối đa 32 bộ bàn ghế (gồm 12 bộ bàn ghế cho 2 người, 14 bộ bàn ghế cho 4 người, 4 bộ bàn ghế 6 người và 2 bộ bàn ghế 10 người) do đó một khung giờ (2 giờ) sẽ nhận được tối đa 32 lượt khách Vậy năng lực sản xuất tối đa (100%) của nhà hàng trong vòng 1 năm sẽ là 32*6*355= 67.200 sản phẩm/năm.

Do dự án sẽ không mở rộng hay thu hẹp phạm vi hoạt động, số giờ phục vụ cũng như tăng hoặc giảm số ngày hoạt động nên năng lực sản xuất tối đa của nhà hàng trong 3 năm khai thác hiệu quả dự án sẽ như nhau là 67.200 sản phẩm/năm (phục vụ tối đa 192 lượt khách/ngày).

● Về sản phẩm, một sản phẩm của nhà hàng sẽ được quy đổi tương đương với một lượt khách đến nhà hàng vào mỗi khung giờ Để phù hợp cho việc tính toán cũng như thực tế nhất, nhóm đã chia sản phẩm của nhà hàng thành 2 loại: sản phẩm COMBO 6-10 người (lượt khách gồm 6 đến 10 người), sản phẩm COMBO 2-4 người (lượt khách gồm 2 đến 4 người).

● Về công suất huy động:

○ Dựa trên tình hình thực tế, khi nhà hàng vừa đi vào hoạt động thì còn nhiều rào cản về số lượt khách mà nhà hàng có thể tiếp cận cũng như có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường Nhưng với các lợi thế như mặt bằng ở vị trí thuận lợi, có một trệt và một lầu nên khi trang trí, thiết kế sẽ có phần bắt mắt thu hút Sản phẩm kinh doanh là thức ăn chay mà hầu như tất cả mọi người đều quan tâm đến không những vì lý do sức khỏe mà còn để tu tâm, nhẹ nhõm về mặt tinh thần và thể xác Ngoài ra ăn chay còn để bảo vệ môi trường sinh thái Bảo vệ các động thực vật trên trái đất Vì vậy, dự tính công suất huy động của nhà hàng ở năm đầu tiên sẽ dao động ở mức 40% (tức 1 ngày phục vụ 77 lượt khách/192 lượt khách).

○ Vào năm 2, khi đã đi vào hoạt động và dần ổn định, năm 2 được kỳ vọng là một năm tăng trưởng khá mạnh so với năm đầu kinh doanh của nhà hàng Kết hợp việc đẩy mạnh quảng cáo, cải thiện chất lượng món ăn cũng như dịch vụ của nhà hàng thì công suất huy động kỳ vọng ở năm 2 sẽ đạt mức 55% (tăng 15% so với năm đầu), tức khoảng 106 lượt khách/ngày.

○ Cuối cùng là năm 3, thì sau khi hoạt động mạnh ở năm 2 thì năm 3 sẽ là năm hoạt động ổn định của dự án Với 2 năm hoạt động ban đầu thì nhà hàng đã dần dần tạo được thương hiệu và uy tín trong lòng khách hàng. Kết hợp với đó là chiến lược marketing ở cả nền tảng online và offline song song với nâng cao chất lượng phục vụ và không gian phục vụ để thu hút khách hàng tiềm năng đến nhà hàng thì công suất huy động khả thi ở năm 3 sẽ là 65% (tương đương 125 lượt khách/ngày).

Với năng lực sản xuất và công suất huy động như trên có thể tính được sản lượng sản xuất cho mỗi năm như bảng phía trên.

2 Kế hoạch doanh thu của sản phẩm Combo 6-10 người

BẢNG KẾ HOẠCH DOANH THU CHO COMBO 6-10 NGƯỜI

Các khoản mục tính (Tr VND) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3

Sản lượng sản phẩm sản xuất 10.080 13.440 16.800

Tồn kho cuối kỳ (20% sản lượng sản xuất) 2.016,00 2.688,00 3.360,00

Bảng 6 Kế hoạch doanh thu cho sản phẩm combo 6-10 người

● Đối với sản phẩm COMBO 6-10 người, công suất huy động sẽ thấp hơn công suất huy động của sản phẩm COMBO 2-4 người một phần là do số lượng bàn để phục vụ cho lượt khách từ 6-10 người chiếm tỷ lệ ít trong không gian nhà hàng và theo khảo sát từ các đối thủ cạnh tranh và ở các nhà hàng F&B trong khu vực, thường sẽ phục vụ cho nhóm khách từ 2-4 người nhiều hơn Do đó, dự tính công suất huy động sản phẩm COMBO 6-10 người vào năm đầu của nhà hàng ở mức 15% (khoảng 29 lượt khách/ ngày) và dự tính sẽ tăng trong khoảng 5% ở các năm kế tiếp và đạt 25% vào năm thứ 3 (48 lượt khách/ ngày).

● Với công suất huy động và năng lực sản xuất như trên có thể tính được sản lượng sản phẩm sản xuất trong 3 năm của nhà hàng, với sản lượng sản phẩm sản xuất của năm đầu ở mức khoảng 10.080 sản phẩm và tăng lên đạt 16.800 sản phẩm vào năm 3.

● Về giá bán (giá bán trên menu), cả 2 loại sản phẩm đều được tính theo phương pháp tính giá cost để tối ưu lợi nhuận cho nhà hàng cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh, giá bán sẽ dựa trên chi phí giá vốn, chi phí quản lý bán hàng, lãi ngân hàng, lợi nhuận mong muốn và hệ số mức dự trù doanh thu của dự án trong tháng Với sản phẩm COMBO 6-10 người, giá bán sẽ dao động khoảng 679.000 đồng - 725.000 đồng(bao gồm 5-6 món ăn theo combo có sẵn phù hợp với khẩu phần ăn cho 6-10 người).

○ C: chi phí giá vốn (chi phí NVL cấu thành món ăn)

○ I: chi phí quản lý bán hàng

○ V: số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội/ lãi ngân hàng

■ v: Là vốn đầu tư ban đầu

■ a: Lãi suất ngân hàng/lãi vay

■ n: Dự trù số tháng hòa vốn (dựa vào số năm ký kết hợp đồng với chủ nhà)

○ m: hệ số dự trù mức doanh số bán được trong tháng

● Đối với hàng tồn kho, ở dự án nhà hàng chay hàng tồn kho bằng 20% sản lượng sản xuất Vì nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp để chế biến món ăn của nhà hàng chủ yếu là các loại rau củ, nấm, đậu hũ là những loại thực phẩm có thời hạn sử dụng thấp nên nhà hàng sẽ nhập vào thường xuyên thay vì nhập một lần với số lượng lớn để có thể đảm bảo thực phẩm còn tươi ngon, an toàn và đảm bảo thời hạn sử dụng phù hợp Ngoài ra còn có các sản phẩm gói sẵn như các món ăn chiên/hấp thì nhà hàng sẽ sơ chế sẵn và bảo quản lạnh hoặc đông lạnh.

● Sản lượng tiêu thụ sẽ bằng: Sản lượng sản xuất – tồn kho cuối kỳ Và các sản phẩm tồn kho cuối kỳ của năm 1 sẽ được ưu tiên bán trước ở năm 2 theo phương pháp FIFO, tương tự những năm tiếp theo sẽ tiến hành bán như trên.

● Với những số liệu trên, có thể ước tính được doanh thu của sản phẩm COMBO 6-10 người ở năm đầu tiên đạt khoảng 5.849.550.000 đồng và tăng mạnh ở năm thứ 3 với khoảng 9.123.920.000 đồng.

3 Kế hoạch doanh thu của sản phẩm Combo 2-4 người

BẢNG KẾ HOẠCH DOANH THU CHO COMBO 2-4 NGƯỜI

Các khoản mục tính (Tr VND) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3

Sản lượng sản phẩm sản xuất 16.800 23.520 26.880

Bảng 7 Kế hoạch doanh thu cho sản phẩm combo 2-4 người

● Đối với sản phẩm COMBO 2-4 người, do số lượng bàn phục vụ cho nhóm khách từ 2-4 người chiếm phần lớn không gian nhà hàng với 12 bàn dành cho khách 2 người và 14 bàn dành cho nhóm khách 4 người cùng với thực tế phần lớn nhóm khách từ 2-4 người sẽ nhiều hơn Do đó, dự tính công suất huy động sản phẩm COMBO 2-4 người vào năm đầu của nhà hàng ở mức 25% (khoảng

4848 lượt khách/ ngày) và dự tính sẽ tăng và 40% vào năm thứ 3 (77 lượt khách/ ngày).

● Với công suất huy động và năng lực sản xuất như trên có thể tính được sản lượng sản phẩm sản xuất trong 3 năm của nhà hàng, với sản lượng sản phẩm sản xuất của năm đầu ở mức khoảng 16.800 sản phẩm và tăng lên đạt 26.880 sản phẩm vào năm 3.

Kế hoạch chi phí

1 Kế hoạch chi phí hoạt động của dự án

1.1 Chi phí đầu vào trực tiếp/sản phẩm

Chi phí đầu vào trực tiếp/sản phẩm bao gồm các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu đầu vào như chi phí gia vị và chi phí các loại rau củ tính trên khẩu phần ăn cho từng combo Ngoài ra còn có chi phí lương nhân viên và chi phí điện nước trên mỗi sản phẩm được thể hiện qua những bảng sau:

Gia vị Mỗi năm NVL đầu vào trực tiếp tăng 5%

Giá (chai hoặc kg) (nghìn đồng)

Trung bình 1 bàn cần (kg)

Thành tiền mỗi món (nghìn đồng)

Chi phí gia vị cho 1 bàn theo từng năm

Chi phí gia vị cho 1 bàn theo từng năm

Bảng 8 Bảng gia vị cần thiết Chi phí gia vị cho mỗi bàn sẽ bao gồm các loại gia vị chay cần thiết phục vụ trực tiếp trên mỗi bàn ăn như tương ớt, nước tương, nước mắm chay… Và các loại gia vị dùng để nêm nếm trong quá trình sơ chế món ăn tại khu vực bếp nhà hàng như dầu ăn, nước mắm chay, muối, đường, tiêu… Các gia vị này được gộp vào và tính trung bình vì sử dụng với định lượng ít nhất có thể do đặc tính của các món chay là luôn đề cao vị tự nhiên nhất của rau củ và không sử dụng nhiều gia vị nêm nếm khác, cũng như tạo ra vị thanh nhẹ không quá nặng về gia vị giúp người dùng cảm thoải mái, nhẹ nhàng khi thưởng thức Do nhà hàng sẽ phục vụ 2 combo sản phẩm chính, dựa trên số lượng thực khách ở từng loại combo sẽ có chi phí gia vị ước tính khác nhau Ngoài ra, do tính chất của thị trường và sự thay đổi của giá cả, chi phí gia vị cho từng bàn sẽ có sự gia tăng - cụ thể sẽ tăng 5% mỗi năm Đối với combo 2-4 người, chi phí gia vị dao động từ 22.560 đồng - 24.872 đồng, và combo 6-10 người chi phí gia vị rơi vào khoảng 45.000 đồng - 49.000 đồng/bàn.

Tên NVL Giá ( nghìn đồng) /kg

Trung bình 1 bàn cần (kg)

Thành tiền (nghìn đồng) Đậu hủ 30.000 0,4 12.000

Các loại trái cây làm nước 200.000 0,4 80.000

Trung bình các NVL khác 70.000 0,4 28.000

Chi phí NVL cho 1 bàn theo từng năm

Chi phí NVL cho 1 bàn theo từng năm

Bảng 9 Bảng chi phí NVL đầu vào cần thiết Tương tự, với chi phí NVL đầu vào cần thiết để chế biến các món chay chủ yếu sẽ là đậu hũ và các loại nấm cũng như các loại rau củ Vì đây là các nguyên liệu quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong menu các món ăn của nhà hàng do đó sẽ được tính riêng lẻ. Với các loại rau củ khác, vì tần suất sử dụng ít hơn các nguyên liệu chính ở trên mà chủ yếu cho mục đích làm phụ liệu cũng như trang trí thì nhà hàng sẽ tiến hành gộp lại và tính trung bình các loại rau củ này Cuối cùng là với các loại trái cây làm thức uống như nước ép hay sinh tố thì nhà hàng đặc biệt nhập những loại trái cây có chất lượng cao vì vậy giá sẽ có đôi chút cao hơn so với các nguyên liệu khác Tùy vào từng combo sản phẩm, nhà hàng sẽ ước tính số lượng NVL cho phù hợp nhất có thể và chi phí này cũng sẽ tăng 5% ở mỗi năm để phù hợp với tình hình của nhà hàng và thị trường Nhìn chung, combo sản phẩm dành cho nhóm khách từ 6-10 người sẽ có phần cao hơn do khẩu phần thức ăn tăng nhiều và chi phí NVL cho combo sản phẩm này sẽ dao động trong khoảng 213.000 đồng - 235.000 đồng/ sản phẩm Với combo 2-4 người, sẽ rơi vào khoảng 71.267 đồng vào năm 1 và tăng lên đạt 78.572 đồng vào năm 3.

Mỗi năm lương nhân viên tăng 5%

Thành tiền (triệu/tháng) Năm 1 Năm 2 Năm 3

NV phục vụ/order part time 12 3 36 468 491,4 515,97

2450,857 5 Bảng 10 Bảng lương nhân viên

Dựa trên quy mô hoạt động của nhà hàng gồm một trệt và một lầu, với tổng cộng 32 bàn (12 bàn 2 người, 14 bàn 4 người, 4 bàn 6 người và 2 bàn 10 người), nhà hàng dự tính sẽ tuyển tổng cộng 1 quản lý nhà hàng, 12 nhân viên phục vụ/order làm việc theo hình thức xoay ca (part time) và 2 nhân viên thu ngân Chia đều cho mỗi cả trệt và lầu thì ở mỗi khu vực sẽ có 5 nhân viên phục vụ/order và 1 nhân viên thu ngân cùng với 2 bảo vệ (part time) điều phối giữ xe và an ninh Để đáp ứng tối đa công suất huy động dự tính của nhà hàng ở các năm, nhà hàng sẽ tuyển 2 bếp trưởng, 3 bếp phó và 5 phụ bếp để có thể đáp ứng mức năng lực sản xuất mỗi ngày Và với lương nhân viên tăng 5% mỗi năm nhằm khuyến khích và giữ chân nhân viên ở lại, bên cạnh đó dự án đã chọn tính lương tháng 13 để phù hợp với chính sách lương hiện nay Và có thể thấy rằng chi phí lương cho nhân viên khá cao cho mỗi năm, dao động từ 2.223 triệu đồng đến 2450 triệu đồng.

Chi phí lương NV/SP

Bảng 11 Bảng chi phí lương nhân viên/sản phẩm

Từ bảng lương nhân viên phía trên kết hợp với sản lượng sản xuất mỗi năm có thể tính được chi phí lương nhân viên/mỗi sản phẩm Vì có 2 loại combo sản phẩm, do đó chi phí điện nước cho từng loại sản phẩm sẽ được tính riêng biệt để đảm bảo độ chính xác cho dự án.

Chi phí điện nước/SP

Bảng 12 Bảng chi phí điện nước/ sản phẩm Ngoài chi phí lương nhân viên còn có chi phí điện nước, có thể thấy các máy móc thiết bị như máy lạnh, tủ đông, tủ lạnh và các thiết bị điện tử phục vụ cho khu vực bếp sẽ chiếm phần lớn tổng số lượng điện sử dụng và ngoài ra, như đã nói ở trên là nhà hàng có 1 trệt và 1 lầu và sẽ tận dụng để trang trí sao cho thu hút cũng như tạo không gian ấm cúng, gần gũi, thư giãn cho thực khách Ở đây nhà hàng chủ yếu sử dụng chuỗi bóng đèn LED để trang trí Không chỉ vậy, là nhà hàng nên việc chú trọng sự sạch sẽ cũng vô cùng quan trọng nên chi phí điện nước ước tính cho 1 tháng sẽ rơi vào khoảng 45 triệu đồng tương đương với 540 triệu/năm.

Chi phí đầu vào trực tiếp/ sản phẩm (đồng)

Bảng 13 Chi phí đầu vào trực tiếp/ sản phẩmChi phí đầu vào trực tiếp/sản phẩm sẽ bằng tổng tất cả 4 loại chi phí trên của mỗi năm bao gồm: chi phí NVL rau củ cần thiết, chi phí gia vị, chi phí lương nhân viên/sản phẩm và chi phí điện nước/sản phẩm thì ta sẽ được chi phí đầu vào trực tiếp của mỗi sản phẩm làm ra cho mỗi năm ở bảng trên.

1.2 Chi phí quản lý bán hàng và chi phí kinh doanh

Chi phí quản lý - bán hàng

Chi phí trang trí nhà hàng 30 30 30

Chi phí phòng cháy chữa cháy 1,62 1,62 1,62

Bảng 14 Tổng hợp các chi phí quản lý bán hàng

Chi phí bán hàng được xem là những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của dự án Hay nói cách khác chi phí này liên quan đến chi phí trực tiếp và gián tiếp của việc tạo ra doanh thu cho nhà hàng. Đối với dự án nhà hàng chay VEGAN GARDEN, chi phí quản lý bán hàng sẽ bao gồm các dòng chi phí như: chi phí marketing, chi phí trang trí nhà hàng, các công cụ/ dụng cụ, chi phí điện nước, lương nhân viên, chi phí phòng cháy chữa cháy, chi phí bảo trì cũng như các chi phí phát sinh khác Chi phí quản lý bán hàng dự tính của nhà hàng trong 3 năm sẽ dao động ở mức từ 2 tỷ 869 triệu đồng đến 3 tỷ 072 triệu đồng.

● Chi phí marketing, để tăng khả năng tiếp cận cũng như thu hút khách hàng đến với nhà hàng, nhóm chọn triển khai kế hoạch quảng cáo trên cả nền tảng trực tuyến qua các trang mạng xã hội như fanpage facebook với công cụ facebook ads, và website nhà hàng đồng thời kết hợp với hình thức trực tiếp tại nhà hàng như các chương trình khuyến mãi, Với hình thức này, dự tính theo giá tham khảo, chi phí marketing cho dự án sẽ rơi vào khoảng 25 triệu đồng/năm, để duy trì lượt tiếp cận cũng như tạo nền tảng để dự án phát triển, chi phí này sẽ được dự tính bằng nhau qua các năm Tùy vào xu hướng phát triển và tình hình thị trường, dự án sẽ phân bổ nguồn tiền phụ hợp vào 2 hình thức quảng cáo.

● Chi phí trang trí nhà hàng: chi phí này không bao gồm trong khoảng thiết kế (vốn đầu tư ban đầu), đây là phần chi phí dành cho hoạt động trang trí, decor nhà hàng vào các dịp đặc biệt, lễ tết để phù hợp với nhu cầu cùng như tạo ra bầu không khí giúp việc thưởng thức của thực khách thoải mái nhất có thể Và chi phí này sẽ được dự tính khoảng 30 triệu đồng/năm, và sẽ duy trì với mức trên trong 3 năm khai thác hiệu quả dự án.

● Công cụ/dụng cụ là những vật dụng hỗ trợ trong khu vực bếp cũng như dùng cho khách hàng trong quá trình thưởng thức món ăn (rổ, chén, dĩa, thìa, nĩa, ), và các loại công cụ/dụng cụ này sẽ có sự thay đổi qua các năm để đảm bảo chất lượng sử dụng cũng như phù hợp về số lượng Ở năm đầu tiên, chi phí này sẽ rơi vào khoảng 50,2 triệu đồng, và các năm sau chi phi này sẽ bằng 50% của năm 1.

● Chi phí điện nước và lương nhân viên sẽ được tính dựa trên quy mô nhà hàng cũng như tham khảo mức chi phí của các dự án cùng ngành như đã nhắc đến ở phần trên, chi phí này lần lượt là 540 triệu đồng và 2.223 triệu đồng vào năm 1. Đới với lương nhân viên, sẽ tăng 5% mỗi năm.

● Chi phí phòng cháy chữa cháy: chi phí này được tính dựa trên số lượng bình chữa cháy được trang bị trong nhà hàng để phòng trường hợp cháy nổ và đảm bảo an toàn cho mọi người Dựa vào diện tích nhà hàng, cũng như việc sử dụng phần lớn các thiết bị điện, bếp ga ở khu vực nhà bếp, hệ thống đèn chiếu sáng, sẽ bố trí 6 bình chữa cháy với giá dao động khoảng 270.000 nghìn đồng/ bình bao gồm (2 bình trong khu vực bếp, 2 bình ở khu vực phục vụ tầng trệt và 2 bình ở khu vực phục vụ tầng 1), do đó chi phí này sẽ rơi vào khoảng 1.62 triệu đồng/ năm, và chi phí này sẽ duy trì ổn định cho các năm tiếp theo.

● Chi phí bảo trì: đây được xem như một trong những chi phí quan trọng trong công tác quản lý bán hàng của dự án Dựa trên thông tin tham khảo ở các trang web uy tín về dịch vụ bảo trì cụ thể là gói bảo trì nhà hàng theo năm bao gồm

(bảo trì hệ thống điện, điện lạnh, đường dẫn nước, hệ thống camera, cũng như các xây dựng cơ bản), chi phí này sẽ ở mức 60 triệu đồng/năm

● Cuối cùng là khoản chi phí khác, ở đây chi phí khác sẽ bao gồm các vật dụng thiết yếu để hỗ trợ trong việc chế biến, phục vụ thực khách có thể kể đến như đồng phục nhân viên, đầu bếp, các dụng vụ và dung dịch vệ sinh chén bát, khu vực nhà hàng với mức chi phí ở khoảng 70 triệu đồng/năm.

Kế hoạch lãi lỗ

Các khoản mục tính (Tr

VND) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3

Giá vốn hàng bán(có tồn kho) 7.848,59 11.416,43 13.288,80

Lợi nhuận trước thuế và lãi

Lợi nhuận trước thuế (EBT) 1.558,02 1.958,14 3.009,08

Lợi nhuận sau thuế (EAT) 1.246,41 1.566,51 2.407,27

Bảng 19 Bảng kế hoạch lãi lỗ của dự án Ở bảng kế hoạch lãi lỗ của dự án, lãi gộp hay còn gọi là lãi ròng sẽ lấy doanh thu trừ giá vốn hàng bán và từ doanh thu sẽ trừ đi chi phí quản lý – bán hàng và chi phí kinh doanh để ra được lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp xem xét, kiểm soát các loại chi phí, đánh giá lại hoạt động kinh doanh liệu có đủ tạo ra thu nhập để sinh lời, trả nợ và tài trợ cho các hoạt động khác đang diễn ra Từ EBIT trừ đi lãi phải trả sẽ ra được lợi nhuận trước thuế (EBIT) Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam được quy định là 20% Từ EBIT trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp (20%) sẽ ra được lợi nhuận sau thuế (EAT) Lợi nhuận sau thuế của dự án được ước tính vào năm thứ nhất là khoảng 1.246 triệu đồng, năm thứ hai là 1.566 triệu đồng và năm thứ ba là 2.407 triệu đồng.

Các khoản phải thu

Các khoản mục tính (Tr VND) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Các khoản phải thu cuối kỳ 1.308,04 1.711,00 2.012,22 -

Các khoản phải thu đầu kỳ 1.308,04 1.711,00 2.012,22

Chênh lệch các khoản phải thu 1.308,04 402,96 301,22 (2.012,22) Tác động ngân lưu của CKP Thu (1.308,04) (402,96) (301,22) 2.012,22

Bảng 20 Kế hoạch các khoản phải thu Các khoản phải thu thuộc dòng vốn lưu động trong dự án chiếm 10% doanh thu trong một năm Trong đó bao gồm các khoản tiền tạm ứng trước để trả lương cho nhân viên và tiền dự phòng những trường hợp thiết bị máy móc bị hư hỏng hoặc có sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh nhà hàng, hoặc phải bồi thường cho khách hàng nếu có sự cố xảy ra Theo tính toán của nhóm, các khoản phải thu cuối kỳ của dự án ở năm đầu tiên là 1.308 triệu đồng, năm thứ hai là 1.711 triệu đồng và năm thứ ba là2.012 triệu đồng Vòng quay các khoản phải thu tăng cao hơn mỗi năm đồng nghĩa với việc khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả, thực hiện chính sách bán hàng hợp lý Từ các khoản phải thu đầu kỳ trừ đi các khoản phải thu cuối kỳ thì sẽ tính được sự chênh lệch của các khoản phải thu từ đó xác định được sự tác động ngân lưu của các khoản phải thu trong thời gian khai thác dự án.

Các khoản phải trả

Các khoản mục tính (Tr VND) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Chênh lệch các khoản phải trả 2.240,68 310,29 343,81 (2.894,79) Tác động ngân lưu của CKP Trả 2.240,68 310,29 343,81 (2.894,79)

Bảng 21 Bảng kế hoạch các khoản phải trả Các khoản phải trả thuộc dòng vốn lưu động trong dự án chiếm 25% khoản mua hàng năm Trong đó các khoản phải trả bao gồm tiền thanh toán nguyên vật liệu và mua các vật dụng thiết yếu khác phát sinh trong năm cần phải trả cho người bán, chi phí thiết kế nhà hàng theo từng dịp lễ Theo ước lượng tính toán của dự án thì các khoản phải trả vào năm đầu tiên là 2.240 triệu đồng, năm thứ hai là 2.550 triệu đồng và năm thứ ba là 2.894 triệu đồng Con số này không có sự chênh lệch quá nhiều qua hằng năm,chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp duy trì tốt, tình hình tài chính đạt mức ổn định.

Kế hoạch tồn trữ tiền mặt

Các khoản mục tính (Tr

VND) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Nhu cầu tồn trữ tiền mặt

Chênh lệch tiền mặt 1.344,41 186,17 206,29 (1.736,87) Tác động ngân lưu TTTM (1.344,41) (186,17) (206,29) 1.736,87

Bảng 22 Kế hoạch tồn trữ tiền mặtTồn trữ tiền mặt thuộc dòng vốn lưu động trong dự án và chiếm 15% khoản mua hàng năm Tồn trữ tiền mặt được xem là một nhu cầu thiết yếu của mỗi dự án nó, có thể xem như một khoản dự phòng cho các trường hợp phát sinh xảy ra đối với các hoạt động kinh doanh của dự án như trường hợp nhà hàng kinh doanh không hiệu quả có thể dùng số tiền đó để chi trả cho các khoản chi phí bị thâm hụt, giúp duy trì hoạt động của nhà hàng Ngoài ra trong trường hợp nhà hàng làm ăn thuận lợi và tốc độ tăng trưởng nhanh, tiền mặt tồn trữ có thể được sử dụng để phát triển nguồn lực sản xuất như tuyển thêm nhân viên, nâng cấp đổi mới và mở rộng quy mô hoạt động.Theo dự tính, nhu cầu tồn trữ tiền mặt của dự án vào năm đầu tiên là 1.344,41 triệu đồng, năm 2 là 1.530,5858 triệu đồng và năm 3 là 1.736,8787 triệu đồng.

Kế hoạch ngân lưu

Khoản mục tính Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Tổng ngân lưu vào 11.772,38 16.707,06 19.820,98 2.209,29 Khoản chi:

Tác động ngân lưu của

Tác động ngân lưu của

Bảng 23 Kế hoạch ngân lưu dự ánTheo quan điểm tổng đầu tư thì mục đích của kế hoạch là xác định sức mạnh, độ bền vững tổng thể của dự án Dòng ngân lưu này là dòng tiền thu chi được ước tính trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án và dòng tiền này được tính dựa trên dòng tiền thực thu trừ đi dòng tiền thực chi của dự án theo từng năm Theo như bảng trên thì dòng ngân lưu vào năm 1 là 918,64 triệu đồng, năm 2 là 2.295,36 triệu đồng và năm 3 là 3.497,95 triệu đồng Năm cuối cùng là 1.051,37 triệu đồng.

Khoản mục tính Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Lá chắn thuế từ lãi vay Lãi vay * Thuế 16,80 11,92 6,35 -

Bảng 24 Kế hoạch ngân lưu theo các quan điểm

Theo bảng trên thì dòng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư chính là dòng ngân lưu theo quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu trừ đi là chắn thuế từ lãi vay Dòng ngân lưu chủ sở hữu thì bằng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư trừ đi dòng ngân lưu tài trợ.

Từ đó có thể thấy dòng ngân lưu theo các quan điểm khác nhau có một mối liên hệ mật thiết.

ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

Suất chiết khấu dự án

Chi phí cơ hội (Ke) 15%

Trọng số nợ vay (Wd) 48,51%

Trọng số vốn chủ sở hữu (We) 51,49%

Suất chiết khấu có lạm phát 18,87%

Phần bù rủi ro (RP) 8%

Suất chiết khấu dự án (MARR) 26,87%

Bảng 26 Các thông tin về suất chiết khấu dự án

MARR là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu chấp nhận được Đây là mức sinh lợi kỳ vọng của nhóm vào dự án Để tính được suất chiết khấu của dự án thì trước tiên phải tính được chi phí vốn bình quân không có lá chắn thuế từ lãi vay (WACC) theo công thức sau:

Và để cho MARR được chính xác, an toàn hơn về mặt tài chính thì phải ước lượng thêm tỷ lệ lạm phát dự kiến Tỷ lệ lạm phát là 3,8% số liệu này được lấy từ báo kinh tế về tỷ lệ lạm phát dự kiến vào năm 2023 tại Việt Nam Và thông số cuối cùng là ước tính về phần bù rủi ro cho dự án là 8%, bởi vì việc mở nhà hàng chay thì sẽ có nhiều rủi ro về mặt tài chính cũng như rủi ro cạnh tranh với các đối thủ, quản lý nhân sự, Thông số này giúp giảm thiểu một phần rủi ro cho dự án Từ các thông số trên thì ta có thể tính ra MARR một cách hoàn chỉnh, MARR của dự án là 26,87%, và đây là chỉ số quan trọng dùng để tính chỉ số NPV của dự án cũng như các chỉ số khác sẽ được phân tích tiếp theo.

Hiện giá thu nhập thuần - NPV

Sau khi đã xác định được suất chiết khấu thì bước tiếp theo có thể tính được NPV.NPV là giá trị hiện tại ròng, NPV được tính bằng cách lấy tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thực thu trừ đi tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thực chi Các dòng tiền này là khoản thu hoặc chi trong tương lai và được chuyển về giá trị hiện tại bằng cách áp dụng hệ số chiết khấu tích hợp.

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Bảng 27 Các thông tin về NPV Ở bảng trên, các số được tô màu vàng, đó là dòng tiền mà công ty rút ra mỗi năm theo kỳ vọng là 26,87% Có nghĩa là NPV là lợi nhuận tăng thêm còn lại sau khi công ty đã thỏa mãn kỳ vọng Chỉ số NPV có một số ưu điểm nhất định để nhà đầu tư có thể dựa vào nó để đánh giá dự án có nên đầu tư hay không, ví dụ như có thể ước lượng được mức độ tác động của lạm phát đến kết quả của dự án, trình bày được tất cả dòng tiền tương lai theo giá trị hiện tại để có thể so sánh trực tiếp Tuy nhiên, chỉ số này cũng có một số nhược điểm như phụ thuộc vào chỉ số MARR, bỏ qua quy mô của dự án Để được đánh giá dự án có đáng đầu tư hay không thì NPV > 0, tức dự án nhà hàng chay được cho là đáng đầu tư với NPV bằng 5113,05 theo quan điểm tổng đầu tư.Với NPV bằng 5113,05 lớn hơn rất nhiều so với con số ban đầu mà dự án đề ra nên đã thỏa mãn các nhà đầu tư.

Tỷ suất hồi vốn nội bộ - IRR

Tỷ số IRR hay còn được gọi là tỷ suất thu hồi vốn nội bộ, là một chỉ số khác được sử dụng trong phân tích tài chính để ước lượng khả năng sinh lời của một dự án IRR là một chỉ số quan trọng trong các chỉ tiêu đánh giá dự án vì nó có một số ưu điểm như việc tính toán dựa trên giá trị tiền tệ theo thời gian mà không cần biết suất chiết khấu của dự án là bao nhiêu, và quan trọng nhất là khắc phục được hạn chế của chỉ tiêuNPV Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ càng cao thì dự án càng hấp dẫn và với IRR> MARR thì dự án được xem là đáng để đầu tư và có khả năng sinh lời Dự án nhà hàng chay với tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR là 409,08% lớn hơn suất chiết khấu MARR của dự án là 26,87% thì dự án được xem như đã thỏa mãn được yêu cầu của chỉ tiêu IRR.

Thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn là một chỉ tiêu cần thiết khi lập ra một dự án vì nó xác định được thời gian hoàn vốn cần thiết để thu hồi chi phí đã bỏ ra trong dự án Để được xem là dự án có nên đầu tư hay không thì thời gian hoàn vốn của dự án phải thấp hơn số năm yêu cầu của nhà đầu tư hoặc chủ đầu tư đã đề ra Với thời gian hoàn vốn có chiết khấu là 0,476 năm, tương đương từ 5 đến 6 tháng Với chỉ tiêu đề ra của dự án là hoàn vốn từ 1 đến 1,5 năm, có thể thấy dự án đã vượt mức chỉ tiêu đề ra ban đầu và đã sớm hoàn vốn trong 6 tháng và tháng thứ 7 đã bắt đầu sinh lời Đây được xem là một tín hiệu tích cực cho thấy dự án mang tính khả thi cao.

Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C)

Tỷ số lợi ích chi phí hay được viết tắt là B/C là tỉ lệ được sử dụng trong phân tích lợi ích chi phí để tóm tắt mối quan hệ tổng thể giữa chi phí tương đối và lợi ích của một dự án và nó thường được sử dụng nhất trong ngân sách vốn để phân tích giá trị tổng thể của số tiền đầu tư thực hiện một dự án mới Nếu dự án có B/C > 1 thì dự án sẽ mang lại giá trị hiện tại ròng dương, và dự án được cho là đáng để xem xét và đầu tư.

Dự án nhà hàng chay với B/C bằng 15.83 lớn hơn 1 cho thấy hiệu quả tài chính của dự án cao và đáng để đầu tư nếu trong trường hợp xem xét các dự án loại bỏ nhau.

LẠM PHÁT CỦA DỰ ÁN

Tác động của lạm phát đến tồn quỹ tiền mặt

Ngân lưu danh nghĩa của CB (2.036,62) (728,64) (610,40) 3.375,66

4 Ngân lưu thực của CB (1.962,06) (676,27) (545,78) 2.907,83

Bảng 29 Bảng phân tích tác động của lạm phát đến tồn quỹ tiền mặt

Với lượng tồn trữ tiền mặt bằng 15% doanh thu cùng với suất chiết khấu thực 8%/năm, có thể thấy khi chưa có lạm phát số dư tiền mặt lần lượt là 1.962 triệu đồng vào năm 1 và ở khoảng 3.018 triệu đồng vào năm 3 làm cho NPV của thay đổi số dư tiền mặt là -

475 triệu đồng Sau khi bị ảnh hưởng của lạm phát 3,8%, tồn quỹ tiền mặt của dự án tăng lên lần lượt là 2.036 triệu đồng (năm 1), 2.765 triệu đồng (năm 2) và 3.375 triệu đồng (năm 3) Có thể thấy, lạm phát làm tăng chi phí của việc sử dụng số dư tiền mặt và làm cho NPV thay đổi dẫn đến một sự chênh lệch là - 217,39 Đây là tác động trực tiếp, tiêu cực đối với ngân lưu dự án.

Tác động của lạm phát đến các khoản phải thu

Bảng 30 Bảng phân tích tác động của lạm phát đến các khoản phải thu

Với suất chiết khấu thực 8%/năm và các khoản phải thu bằng 10% doanh thu, khi lạm phát tăng, giá trị doanh thu cũng tăng do giá cả cả hàng hóa cũng tăng, điều này dẫn đến giá trị khoản phải thu danh nghĩa tăng lên, nhưng hiện giá khoản thực thu cho dự án bị giảm đi 144,92 Điều này có nghĩa là số tiền thu về từ khoản phải thu chậm đi một thời gian sẽ mất chi phí cơ hội 8%/năm và giá trị đồng tiền thu về bị giảm đi 3,8% do lạm phát xảy ra Như vậy lạm phát có tác động tiêu cực đến kết quả dự án

Tác động của lạm phát đến các khoản phải trả

3 Ngân lưu của CKP Trả 2.240,68 310,29 343,81 (2.894,79)

3 Ngân lưu của CKP Trả 2.325,83 422,70 488,96 (3.237,49)

Bảng 31 Bảng phân tích tác động của lạm phát đến các khoản phải trả Khi có lạm phát (3,8%), giá cả hàng hóa sẽ tăng lên và dẫn đến giá trị của các khoản phải trả tăng lên, khoản tiền này sẽ được trả chậm cho các nhà cung cấp ở các thời đoạn sau Với suất chiết khấu thực như trên và các khoản phải trả bằng 25% chi phí nhập lượng, ở tư cách là người mua, dự án nhà hàng chay sẽ được lợi từ số dư chưa trả của các khoản phải trả vì giá trị thực đang giảm xuống theo thời gian trước khi thanh toán cho nhà cung cấp Hiện giá khoản chi tiêu thực của dự án giảm ròng 222,36 Lạm phát sẽ tác động trực tiếp đến chênh lệch khoản phải trả và làm tăng ngân lưu ròng của dự án, đây là tác động tích đến kết quả dự án

Tác động của lạm phát đến thuế

2 Lá chắn thuế từ lãi vay 16,80 11,92 6,35 -

Lá chắn thuế từ lãi vay thực 21,19 14,48 7,43 -

Bảng 32 Bảng phân tích tác động của lạm phát đến thuế

Khi lạm phát tăng lên, tác động làm gia tăng lãi suất danh nghĩa dẫn đến khoản thanh toán lãi được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế cũng cao hơn Và do đó lạm phát có tác động làm số thuế thu nhập doanh nghiệp mà dự án lẽ ra phải nộp giảm xuống Như vậy lạm phát có tác dụng bảo vệ thanh toán lãi đối với thuế bởi vì nó làm giảm bớt thu nhập chịu thuế Lạm phát làm gia tăng lá chắn thuế do lãi vay lên 14,92 Như vậy, lạm phát tác động tích cực đến kết quả dự án.

RỦI RO DỰ ÁN

Phân tích độ nhạy

1 Ảnh hưởng của doanh thu đến chỉ số NPV và IRR

Bảng 33 Ảnh hưởng của doanh thu đến NPV và IRR

Dưới đây là một vài giải pháp giúp cho Nhà Hàng Chay không bị rơi vào trường hợp giảm doanh thu và luôn duy trì ở mức trên 4,751 tỷ đồng, và điều này tạo điều kiện cho NPV và IRR có kết quả hấp dẫn.

● Nhóm sẽ tập trung vào giảm chi phí đầu vào trực tiếp bằng cách thỏa thuận với đối tác với mức giá chiết khấu tốt nhất Điều này giúp cải thiện được doanh thu của nhà hàng chay.

● Tăng hiệu quả hoạt động: Nhà hàng chay sẽ tăng hiệu quả hoạt động của mình bằng cách đưa ra các giải pháp như tối ưu hóa quy trình làm việc, sử dụng công nghệ để đơn giản hóa quản lý nhà hàng, hay sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng lượng để giảm chi phí hành động.

● Tăng chất lượng dịch vụ: Một nhà hàng chay với chất lượng dịch vụ tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng trung thành và có thể tăng giá trị đơn hàng của mình bằng cách đưa ra các dịch vụ cao cấp như lễ hội hoặc ẩm thực thực đơn đặc biệt.

2 Ảnh hướng của chi phí bán hàng đến chỉ số NPV và IRR

Chi phí quản lý bán hàng năm 1 2,000.00 2,500.00 2,869.82 11,198.73 12,000.00

Bảng 34 Ảnh hưởng của chi phí QLBH đến NPV và IRR

Nhìn bảng ở trên về chi phí quản lý bán hàng ở mức trên 11,198.73 thì NPV mới trở nên không hấp dẫn Điều này cho thấy chi phí quản lý bán hàng không có tác động mạnh mẽ đến NPV của dự án Nhưng nếu trong tính toán nhóm liệt chưa tính đủ các loại chi phí thì nhóm sẽ có một vài giải pháp để nếu có trường hợp xấu xảy ra như sau.

● Tối ưu hóa quy trình làm việc: Tìm hiểu cách làm việc hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian tiết kiệm điện, ví dụ như cải thiện quy trình thiết lập hàng hóa, sắp xếp và giao hàng cho khách hàng.

● Sử dụng công nghệ: Áp dụng các phần mềm quản lý bán hàng như phần mềm đặt hàng, phần mềm tính tiền, phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý nhân sự, Sử dụng các nền tảng trực tuyến để quảng cáo quảng bá sản phẩm như website, fanpage,

● Chọn nhà cung cấp uy tín: Tìm kiếm những nhà cung cấp có uy tín và giá cả hợp lý, đặc biệt là những nhà cung cấp có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu, giúp tiết kiệm chi phí.

● Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về kỹ năng bán hàng, giao tiếp, phục vụ khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm thiểu sự cố về đơn hàng, sản phẩm.

3 Ảnh hưởng của chi phí đầu vào trực tiếp đến chỉ số NPV và IRR

Chi phí đầu vào trực tiếp năm 1

Bảng 35 Ảnh hưởng của chi phí đầu vào trực tiếp đến NPV và IRR Một vài giải pháp giúp cho chi phí đầu vào trực tiếp không bị tăng vượt hơn 1.39 tỷ đồng dẫn đến NPV bị âm đồng thời giữ NPV, IRR ở mức hấp dẫn

● Thứ nhất, sử dụng các nguyên liệu địa phương: Việc sử dụng các nguyên liệu được trồng tại địa phương sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và bảo quản thực phẩm tốt hơn tránh hư hại Ngoài ra, sử dụng các loại rau của mùa vụ sẽ giúp giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

● Nhập hàng thông minh: Nhóm tìm kiếm những nhà cung cấp đáng tin cậy và xem xét giá cả để có giá cả tốt nhất Nhóm cũng sẽ thường xuyên kiểm tra giá cả của các tài liệu và chọn những thời điểm giá thấp nhất để mua sắm.

4 Ảnh hưởng của hàng tồn kho đến chỉ số NPV và IRR

1 Tỷ lệ hàng tồn kho 15.00% 20% 79.14% 80.00%

Bảng 36 Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng tồn kho đến NPV và IRR

Tỷ lệ tồn tại kho VS NPV và IRR Theo tính toán trong bảng, thì tỷ lệ tồn tại của kho không có tác động nhiều đến IRR và NPV Bởi vì lĩnh vực nhà hàng chay việc có nhu cầu về hàng kho tốt là kho nhiều vì hàng sẽ được nhập và bán hàng ngày hoặc nhóm tính đến cách nhập hàng đúng mùa vụ để tiết kiệm chi phí Khi đó hàng tốt kho sẽ không tồn tại nhiều Và đó là những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng tồn tại của kho dự án.

Nhìn chung thì dự án của nhóm ít có yếu tố tác động nhiều, bởi vì trong quá trình thẩm định dự án, nhóm đã điều chỉnh các con số sao cho phù hợp Cho nên rủi ro không có quá báo động khi chạy bảng tính về rủi ro Tuy nhiên, nếu có trường hợp xấu xảy ra thì nhóm vẫn có những giải pháp để giải quyết sau cho dự án giảm thiểu được nhiều rủi ro nhất để dự án trở nên khả thi hơn.

Phân tích tình huống

4 Biểu hiện kết quả theo TH số 2

Bảng 37 Hệ số điều chỉnh theo tình huốngPhân tích các tình huống trong quá trình thẩm định dự án nhà hàng chay là một bước quan trọng giúp định hình và đánh giá khả năng thành công của dự án.

Khi phân tích tình huống, nhóm sẽ đưa ra ba kịch bản như sau: TH bình thường, TH xấu và TH tốt được giả định để phân tích rủi ro của dự án dựa trên cơ sở giả định về sự thay đổi giá bán của sản phẩm ở các thời điểm khác nhau để đánh giá doanh thu trong thời gian là 3 năm Việc làm này giúp nhóm có thể đánh giá được sự phù hợp của dự án với thị trường, nhu cầu và khách hàng mục tiêu, hoặc với điều kiện kinh tế xã hội nói chung.

Bên cạnh đó, phân tích rủi ro của từng tình huống cũng giúp người thẩm định dự án có thể định hình được các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro Điều này làm tăng khả năng thành công của dự án và giúp cho công việc đầu tư vào dự án trở nên an toàn và hiệu quả hơn.

Bảng 38 Độ nhạy theo tình huống

Từ kết quả cho thấy, chỉ số NPV và IRR ở mỗi tình huống khác nhau cho ra mỗi kết quả khác nhau và đều mang lại khả năng sinh lợi hiệu quả cho dự án Điều này thể hiện được sức hấp dẫn đáng đầu tư từ dự án của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 13/04/2024, 21:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w