1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC NHÓM

24 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bạo lực Mạng xã hội
Tác giả Nguyễn Thị Phương Anh, Vũ Thị Thu Hằng, Nguyễn Thành Chung, Hoàng Nhật Quang, Vũ Thị Ngọc Hà
Người hướng dẫn Ngô Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Phenikaa
Chuyên ngành Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Thể loại bài tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 251,5 KB

Nội dung

Lí do nhóm chúng em lựa chọn và nghiên cứu đề tài này bởi: - Sự phổ biến và tác động đến cộng đồng: bạo lực trực tuyến trên mạng xã hội đãtrở thành vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

I Khái quát nội dung 2

1.1 Lí do chọn đề tài 2

1.2 Đối tượng và phạm vi của đề tài 2

1.3 Tổng quát nội dung chính của đề tài 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 5

1.5 Phân chia nhiệm vụ thực hiện 5

II Nội dung chính 6

2.1 Nhiệm vụ, công việc được giao của từng cá nhân 6

2.2 Kịch bản chi tiết của video 8

2.3 Những khó khăn trong quá trình làm việc nhóm 10

2.4 Các vấn đề cần lưu ý khi làm việc chung 11

2.5 Giải pháp để việc giao tiếp trong các trường hợp tương tự đạt hiệu quả cao nhất 11

2.6 Thực trạng đề tài: Bạo lực mạng xã hội 12

2.6.1 Khái niệm, các hình thức bạo lực mạng xã hội 12

2.6.2 Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực mạng với từng đối tượng nạn nhân 13

2.6.3 Nguyên nhân và hậu quả đối với người đi bạo lực mạng 16

2.7 Giải pháp cho đề tài: Bạo lực mạng xã hội 17

2.7.1 Hạn chế sử dụng mạng xã hội và thay đổi quyền riêng tư cá nhân 17 2.7.2 Chặn những trang mạng xã hội mang đến những cảm xúc tiêu cực 18

2.7.3 Hỗ trợ từ những người xung quanh 18

2.7.4 Những quy định của pháp luật về an ninh mạng 19

III Kết luận 19

IV Danh mục tham khảo 21

Trang 3

Lời mở đầu

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Khoa Quản trị và Kinh doanh

-Ngành Quản trị kinh doanh - Môn Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm và thầy giáo hướng

dẫn Ngô Anh Tuấn Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Kỹ năng giao tiếp và làm

việc nhóm chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn tâm huyết của thầy Thầy đã

giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức thầy truyền

đạt, chúng em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề: Bạo lực Mạng xã hội.

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm của chúng em

còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoànthành bài tiểu luận này Mong thầy xem và góp ý để bài tập của chúng em được hoàn thiệnhơn

Kính chúc thầy luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp ‘Trồngngười” Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ sinh viên đếnnhững bến bờ tri thức

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

I Khái quát nội dung

1.1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến với cuộc sống củachúng ta Không thế phủ nhận rằng, khi mạng xã hội càng phát triển mang đếnnhững lợi ích nhất định như cung cấp thông tin nhanh hơn, gắn kết giữa ngườivới người,…vv, tuy nhiên, cùng với đó cũng mang đến một mặt trái và một trong

số đó và cũng nghiêm trọng và phổ biến đó chính là bạo lực mạng xã hội

Lí do nhóm chúng em lựa chọn và nghiên cứu đề tài này bởi:

- Sự phổ biến và tác động đến cộng đồng: bạo lực trực tuyến trên mạng xã hội đãtrở thành vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người và mang đến những hiểubiết hơn về tình hình thực tế, và định hình các biện pháp giải quyết

- Ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và trẻ em: Hiện nay, tỉ lệ những người sử dụngmạng xã hội ngày càng trẻ hóa, không chỉ là người dùng mà thanh thiếu niên vàtrẻ em cũng là nạn nhân của bạo lực mạng xã hội, nhiểu trong trường hợp ấy đã

để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng Đó cũng là lời cảnh tỉnh về thực trạng củavấn đề này, tạo nên một làn sóng giúp mọi người nhận thức về sự nghiêm trọngcủa bạo lực mạng

- Khả năng ứng dụng thực tiễn: Việc tìm hiểu và nghiên cứu của nhóm chúng em

về đề tài giúp chúng em từ việc phân tích các nguyên nhân từ đó đưa ra nhữngbiện pháp thiết thực nhất để giảm bạo lực trực tuyến và bảo vệ cộng đồng trựctuyến

1.2 Đối tượng và phạm vi của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 2 đối tượng chính

- Nạn nhân của bạo lực trực tuyến: những người bị tác động trực tiếp và gián tiếpbởi hành vi bạo lực mạng (nguyên nhân, hậu quả và biện pháp)

- Kẻ thực hiện bạo lực trực tuyến: những cá nhân và tổ chức thực hiện hành vibạo lực trực tuyến, bao gồm những người tạo ra nội dung bạo lực, gây kích động

và quấy rối trên mạng xã hội (nguyên nhân, hậu quả, biện pháp)

* Phạm vi nghiên cứu:

Trang 5

- Các hình thức thức bạo lực trực tuyến: tập trung vào các hình thức bạo lực trựctuyến như: quấy rối, gây đau khổ, phỉ báng, mạo danh, phát tán và lừa đảo, cô lập

và bám theo trên mạng

- Các nền tảng ứng dụng: các ứng dụng mạng xã hội phổ biến như Facebook,Instagram, Twitter,…

- Tập trung vào lứa tuổi trẻ vị thành niên đến trung niên (khoảng 45 tuổi)

=> Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng như vậy có thể đưa ra vàđánh giá vẫn đề ở nhiều khía cạnh đa dạng của vấn đề để có thể đưa ra nhữnggiải pháp hiệu quả

1.3 Tổng quát nội dung chính của đề tài

1.3.1 Khái niệm và thực trạng của vấn đề bạo lực mạng xã hội

* Khái niệm: Bạo lực mạng được định nghĩa là các hành vi trực tuyến tấn cônghình sự hoặc phi hình sự, nó có thể dẫn đến hành hung, ảnh hưởng đến sức khỏethể chất và tinh thần hoặc tình cảm của một người Nó được thực hiện bởi một cánhân hoặc nhóm kẻ xấu thông qua điện thoại thông minh, các trò chơi Internet,mạng xã hội,… (PV, 2022)

* Các hình thức bạo lực mạng xã hội:

- Harassment (quấy rối)

- Flaming (gây đau khổ)

- Denigration (phỉ báng)

- Impersonation (mạo danh)

- Outing and Trickery (phát tán và lừa đảo)

Chính vì sự phổ biến của mạng xã hội nên nhiều vấn đề được đăng tải vàtrở nên phổ biến hơn và mang lại những tranh cãi, những ý kiến và quan điểm

Trang 6

riêng và khi những mâu thuẫn đó đến một mức độ nhất định thì trở nên nghiêmtrọng và gây ra những cuộc bạo lưc mạng để lại nhiều hậu quả nặng nề.

Ai trong số chúng ta đều có thể là người đi bạo lực mạng và là nạn nhâncủa bắt nạt mạng xã hội Và một số vấn đề/ đối tượng tiêu biểu là mục tiêu củabạo lực mạng:

- Trẻ em và phụ nữ: vấn đề bodyshaming, những tư tưởng và quan niệm đặt nặnglên trẻ em (học tập, quyền riêng tư cá nhân,…) và phụ nữ (hôn nhân, những hủtục còn chưa được giải quyết triệt để,…)

- Cộng đồng LGBT: những kì thị về giới tính, ngoại hình,… trở thành mục tiêu

để những người sử dụng mạng xã hội công kích, lăng mạ, bôi nhọ…

- Những người nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên, KOL,…): có thể là người gây ra nhữngtranh cãi hoặc là nạn nhân của bạo lực mạng

- Những vấn đề của xã hội còn chưa được giải quyết triệt để, gây ra những ý kiếntrái chiều và một số người liên quan trở thành đối tượng bị công kích trên mạng

xã hội

1.3.2 Nguyên nhân và hậu quả bạo lực mạng xã hội

* Nguyên nhân gây ra bạo lực mạng xã hội được khai thác và phân tích đưa ra từhai khía cạnh

- Đối với người bạo lực mạng

- Đối với người đi bạo lực mạng

* Hậu quả của bạo lực trực trực tuyến trên mạng xã hội là vô cùng nặng nề

- Đối với người bị bạo lực mạng: gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏethể chất và tinh thần

- Đối với người đi bạo lực mạng: có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với bảnthân trong công việc, gia đình, xã hội, và có thể chịu trách nhiệm liên quan đếnpháp lý

Trang 7

- Chặn những trang mạng xã hội những cảm xúc tiêu cực.

- Hạn chế sử dụng mạng xã hội và thay đổi quyển riêng tư

- Sự trợ giúp từ những người xung quanh

- Luật an ninh mạng và các tổng đài hỗ trợ

1.4 Ý nghĩa của đề tài

Bạo lực mạng xã hội là một trong những vấn đề nhức nhối trong thời điểmhiện tại, và đề tài mang lại những ý nghĩa thực tiễn Trước tiên, việc nghiên cứu

đề tài giúp chúng ta hiểu và nhận thức rõ hơn về vấn nạn bạo lực trực tuyến:những hình thức bạo lực mạng, những hậu quả mà nó đem lại và từ đó đưa ranhững biện pháp phòng ngừa và xử lí hiệu quả để giảm thiểu bạo lực mạng xãhội và bảo vệ người dùng mạng Nghiên cứu đề tài này cung cấp dữ liệu và thôngtin hữu ích cho viêc đề xuất và thực thi những chính sách cần thiết để quản lí vàkiểm soát bạo lực mạng, chẳng hạn việc phân tích nguyên nhân và hậu quả là nềntảng cho các nhà sản xuất các ứng dụng mạng xã hội nâng cao các tính năng quản

lí, kiểm soát nội dung đăng tải trên mạng xã hội và chính sách bảo vệ người dùngmạng xã hội Đồng thời, bằng cách tăng cường nhận thức về nguy cơ và hậu quảcủa bạo lực mạng xã hội, nghiên cứu có thể tạo ra một cộng đồng có ý thức hơntrong việc sử dụng và hỗ trợ ngăn chặn các hình thức bạo lực mạng xã hội, gópphần xây dựng một môi trường trên mạng xã hội lành mạnh và văn minh hơn

1.5 Phân chia nhiệm vụ thực hiện

Lên ý tưởng nội dung chính cho video

Nhân vật phụ trong video; theo dõi và

hỗ trợ công việc nhóm và các thành viên

2 Vũ Thị Thu Hằng 23013636 Video: Lên kịch bản và là

Trang 8

03:01- 04:0005:14-05:2405:21-06:5107:05-07:15

người phỏng vấn.Nhân vật phụ trong tình huống

Xử lí vấn đề đối ngoại cho việc phỏng vấn

3 Hoàng Nhật Quang 23013704 0 Là người quay và

chỉnh sửa video chính

4 Vũ Thị Ngọc Hà 23013558 Video:

01:52-02:5904:00-04:1706:52-07:00

Lên kịch bản và là người phóng vấn.Nhân vật phụ trong tình huống

Hậu cần cho các cảnh quay

5 Nguyễn Thành Chung 23013534 Video:

00:00-01:5304:20-05:2207:05-07:1509:40-10:00

Nhân vật chính trong tình huống, hỗtrợ phần âm thanh của video

II Nội dung chính

2.1 Nhiệm vụ, công việc được giao của từng cá nhân

2.1.1 Nguyễn Thị Phương Anh- 23013644 (Nhóm trưởng)

- Đưa ra lựa chọn đề tài và xây dựng nội dung chính để khai thác đề tài: cả video

và bài tiểu luận sau đó duyệt lại toàn bộ

- Định hướng hướng đi và chỉ ra những vấn đề trọng tâm trong từng mục: Thựctrạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp

- Tổ chức các cuộc họp nhóm để cả nhóm thảo luận, đưa ra những ý tưởng, quanđiểm và tổng kết lại những ý kiến của các thành viên nhóm và đưa ra phương án

Trang 9

hợp lý nhất sao cho đề tài nghiên cứu có tính thống nhất và đạt được hiệu quả tốtnhất.

- Phân công công việc theo điểm mạnh từng cá nhân trong nhóm và theo dõi kếtquả/ hiệu quả làm việc để chỉnh sửa kịp thời đồng thời hỗ trợ các thành viêntrong các công việc được giao

- Là nhân vật phụ của video, xây dựng kịch bản khái quát sau đó cùng các thànhviên xây dựng kịch bản cụ thể cho video, hỗ trợ công việc của từng thành viên vàchỉnh sửa kịp thời

Phần luận: Phụ trách phần nội dung chính các mục: Mô tả nhiệm vụ đượcgiao của từng cá nhân, kịch bản chi tiết của video, các câu hỏi liên quan đến làmviệc nhóm và phần kết luận và mục phân chia nhiệm vụ thực hiện

Trang 10

Trong phần bài tiểu luận: Phụ trách mục thu thập các số liệu về thực trạng,hậu quả từ các nguồn uy tín, đánh dấu lại những phần quan trọng để cung cấp sốliệu làm tiểu luận.

- Chỉnh sửa hình thức bài luận (soát chính tả, lỗi văn bản, hình thức)

- Phụ trách phần mở đầu của bài tiểu luận sau khi thống nhất ý kiến của cả nhóm:

lí do chọn lựa đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tổng quan nộidung và ý nghĩa đề tài

- Chỉnh sửa hình thức bài luận (soát chính tả, lỗi văn bản, hình thức)

2.2 Kịch bản chi tiết của video

* Video được xây dựng kết hợp giữa việc xây dựng tình huống bị bạo lực mạng kết hợp cùng phỏng vấn và gồm 4 nội dung chính lần lượt là:

- Thực trạng

- Nguyên nhân và hình thức bạo lực trực tuyến trên mạng xã hội

Trang 11

- Hậu quả bạo lực mạng

- Giải pháp và thông điệp

* Tình huống được dựng nên: Nhân vật A ( nhân vật trung tâm của tình huống -

do SV Nguyễn Thành Chung thủ vai) đăng một bức hình lên mạng xã hội, trong bức hình thể hiện cá tính riêng của bản thân Tuy nhiên, thay vì được mọi người công nhận cá tính thì nhân vật lại bị công kích, lăng mạ trên mạng xã hội một cách thậm tệ bằng những bình luận ác ý, thậm chí còn bị lăng mạ và mắng chửi trong nhóm chat trên mạng xã hội dẫn đến nhân vật có những cảm xúc tiêu cực

và từng suy nghĩ đến việc kết thúc mạng sống Nhân vật được mọi người xung quanh ngăn cản, an ủi và cùng đưa ra những biện pháp giúp nhân vật biết cách đối mặt và giải quyết đối với những cảm xúc tiêu cực khi bị bạo lực mạng

* Timeline video

- 00:05 - 01:48: Tình huống nhân vật A đăng ảnh lên mạng xã hội (Thực trạng của vấn đề: có rất nhiều nguyên nhân vô ý cũng có thể là mục tiêu bị tấn công trên mạng xã hội)

- 01:49 - 02:59: Nhân vật A bị công kích trên nền tảng mạng xã hội Facebook bằng các bình luận và tin nhắn trong bình luận một cách ác ý (đại diện cho hình thức bạo lực trên mạng xã hội, trong tình huống được xây dựng là nền tảng Facebook)

- 03:00 - 04:24: Phỏng vấn thực trạng của vấn đề bạo lực mạng (đối tượng được phỏng vấn là thế hệ trẻ, cụ thể là sinh viên)

- 04:25 - 05:23: Hậu quả đối với nhân vật A trong tình huống (có những cảm xúc tiêu cực về tinh thần nghiêm trọng)

- 05:32 - 06:59: Ví dụ khác của hậu quả bạo lực mạng xã hội (người nổi tiếng)

- 07:00 - 09:18: Các biện pháp được đưa ra để đối mặt khi bị bạo lực mạng

- 09:20 - 09:48: Thông điệp về việc sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, biếtbao dung hơn với những người xung quanh

- 09:50 - 10:00: Cách giải quyết của nhân vật A trong tình huống

2.3 Những khó khăn trong quá trình làm việc nhóm

Làm việc nhóm có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng đi cùng với đó sẽ cónhững khó khăn nhất định Một số khó khăn khi làm việc nhóm:

Trang 12

- Giao tiếp không hiệu quả: mỗi cá nhân trong nhóm có những điểm mạnh, điểmyếu riêng, có những cách truyền đạt và giao tiếp riêng, chính vì thế đôi khi truyềntải thông tin sẽ có sự thiếu rõ ràng hoặc chưa hiểu ý của người truyền đạt thôngtin có thể dẫn đến việc các thành viên không thể trao đổi thông tin một cách rõràng dẫn đến hiểu lầm, thậm chí mất đồng thuận.

- Xung đột quan điểm: các thành viên đều có những cá tính khác nhau, phongcách làm việc khác nhau Cùng một vấn đề nhưng các thành viên có những quanđiểm khác nhau, cách tiếp cận vấn đề ở những góc khác nhau dẫn đễn nhữngtranh chấp, xung đột và khó đạt được sự thống nhất

- Sự không đồng nhất về mục tiêu và mục đích: khi các thành viên không đồnglòng về mục tiêu và mục đích của công việc có thể làm dẫn đến giảm hiệu quảcủa công việc, có thể mất phương hướng của nhóm

- Quản lí thời gian và lịch trình: khi làm việc nhóm thì việc họp nhóm để tậptrung các thành viên cùng thảo luận, trao đổi, đánh giá công việc là một việcquan trọng và diễn ra khá thường xuyên Tuy nhiên, lịch trình của từng cá nhântrong nhóm khác nhau đôi khi sẽ khiến cho những cuộc họp nhóm không đượcđầy đủ, gây mất thời gian và năng suất, hiệu quả công việc và đôi khi dẫn đếnnhững tranh cãi trong nhóm

- Phân chia công việc thiếu công bằng: công việc khi được phân chia thiếu côngbằng có thể dẫn đến sự bất mãn và cảm giác thiếu hỗ trợ từ các thành viên khác

- Thiếu trách nhiệm cá nhân: Khi một thành viên không hoàn thành nhiệm vụtrong đúng thời hạn hoặc chất lượng không được như mong muốn cũng gây ranhững căng thẳng và không hài lòng trong nhóm đi cùng với đó là mất thêm thờigian để chỉnh sửa lại, tiến độ công việc sẽ bị chậm trễ và kết quả không đúng như

dự tính

2.4 Các vấn đề cần lưu ý khi làm việc chung

Khi làm việc nhóm sẽ có những khó khăn nhất định chính vì thế có một sốlưu ý đề chúng ta có thế làm việc nhóm hiệu quả và giảm những tranh cãi khôngđáng có, sau đây là một số lưu ý khi làm việc nhóm chúng ta nân cân nhắc:

Trang 13

- Giao tiếp trong nhóm hiệu quả: Khi họp nhóm và trao đổi thông tin, cần đảmbảo truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và đầy đủ nhất, và mọi người đều hiểu

ý kiến làm mình muốn truyền đạt

- Tôn trọng ý kiến của mọi người: Không tránh được những sự bất đồng quanđiểm khi làm việc nhóm và luôn muốn ý kiến của mình được công nhận Tương

tự như vây, các thành viên khác họ cũng muốn được công nhận, và nếu nhưkhông lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi người thì rất dễ gây ra những xíchmích và thậm chí là không muốn làm việc cùng nhau Nên biết cách lắng nghe ýkiến, đánh giá cao ý kiến và đóng góp của mỗi người từ đó có thể cùng nhau thảoluận ra những khía cạnh khác để tìm ra điểm chung và thống nhất ý kiến Khôngnên phê phán hoặc coi thường ý kiến của ai

- Phân công công việc hợp lí: Phân công nhiệm vụ dựa trên khả năng và sở thíchcủa từng thành viên để đảm bảo rằng các thành viên đều nhận ra trách nhiệm củamình và biết phải làm gì

- Môi trường làm việc nhóm tích cực: khuyến khích, hỗ trợ và hợp tác lẫn nhaugiữa các thành viên là một trong những cách tạo ra nguồn động lực tinh thần khilàm việc nhóm, nâng cao hiệu suất của công việc

2.5 Giải pháp để việc giao tiếp trong các trường hợp tương tự đạt hiệu quả cao nhất

- Lựa chọn trưởng nhóm (Leader): trưởng nhóm là một phần rất quan trọng tronglàm việc nhóm, cần chọn ra một trưởng nhóm có những năng lực lãnh đạo vàquyết đoán và kĩ năng giao tiếp tốt để có thể đưa ra những quyết định khi nhóm

có những xung đột và giải quyết chúng Lựa chọn một trưởng nhóm có năng lực

cả về kiến thức và kĩ năng mềm sẽ giúp hoạt động của nhóm trở nên hiệu quảnhất: trưởng nhóm sẽ biết phân công nhiệm vụ công việc theo điểm mạnh từngthành viên, biết lắng nghe ý kiến sau đó tổng hợp lại và đưa quyết định một cáchcân bằng và hợp lí nhất

- Biết lắng nghe và thấu hiểu: tôn trọng và lắng nghe ý kiến từ những người khác,đôi khi những ý kiến của người khác cũng sẽ giúp cho quan điểm của chính mình

về cùng một vấn đề sẽ càng hoàn thiện hơn, đúc rút được thêm kinh nghiệm

Ngày đăng: 13/04/2024, 13:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w