1. Trang chủ
  2. » Tất cả

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

14 117 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 169,67 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CỦA M.TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁNTIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁNTIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁNTIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁNTIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁNTIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN

CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU

QUẢ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH

KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN.

Điểm Bằng chữ GV chấm 1 GV chấm 2 CB coi thi 1 CB coi thi 1

Sinh viên thực hiện:

Lớp:

MSSV:

Khóa học:

Giảng viên hướng dẫn:

Tp Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm….

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Nhận xét của giảng viên

Lời mở đầu 4

Phần 1: Nhóm và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả 5

1.1 Làm việc nhóm là gì ?

5

1.2 Tại sao cần phải làm việc nhóm ? 5

1.3 Những kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm ? 6

Phần 2: Phân tích kỹ năng làm việc nhóm ở sinh viên

9

2.1 Những hạn chế và yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc của sinh viên 10

2.2 Sinh viên kế toán – kiểm toán cần cải thiện những gì khi làm việc nhóm ? 11

Phần 3: Giải pháp để làm việc nhóm hiệu quả 12

3.1 Rèn luyện kỹ năng -Thay đổi tư duy 12

3.2 Liên hệ ngành kế toán – kiểm toán 12

Kết luận 13

Tài liệu tham khảo 14

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay với một thế giới mở và hội nhập toàn cầu thì câu chuyện về làm việc nhóm càng được chú trọng hơn Từ những hoạt động nhóm trong học tập đến nhóm nghiên cứu khoa học, nhóm kinh doanh, nhóm lao động, và vai trò của kỹ năng làm việc nhóm đang được đánh ngày càng được đánh giá cao ở môi trường học tập và làm việc

Để có thể đạt được những mục tiêu chung chúng ta cần có những đội nhóm nơi những

cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau, làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý Một nhóm thành công sẽ sở hữu những thành viên nhóm có khả năng và thái độ hợp tác khi làm việc nhóm Những kĩ năng và sức mạnh riêng của mọi người giúp nhóm đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất

Bản thân mỗi chúng ta cần xác định trau dồi đầy đủ các kỹ năng để sẳn sàng tham gia hoạt động nhóm hiệu quả Để không bị tụt hậu so với xu hướng kết nối toàn cầu

Đối với một sinh viên ngành kế toán - kiểm toán, một ngành thường được xem là có xu thế làm việc độc lập nhiều hơn làm việc cùng nhau thì kĩ năng làm việc nhóm cũng không thể thiếu nếu bạn muốn thăng tiến cao trong công việc Việc làm nhóm sẽ giúp tăng độ chính xác của các bản báo cáo, công thức tính toán, có nhiều phương thức giải quyết cho một vấn đề, Trong học tập, nhóm có thể được thành lập do sự phân công của giảng viên hay do một

số bạn có cùng mối quan tâm tìm hiểu về một chủ đề nào đó mà kết hợp lại thành nhóm để trao đổi, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt kết quả học tập tốt hơn

Chính vì vậy mà việc trao dồi cho mình những kĩ năng hoạt động nhóm là vô cùng cấp thiết của sinh viên trong kỷ nguyên 4.0 Nó bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau nhưng cùng phối hợp với nhau để hình thành một nhóm hoạt động hiệu quả Thế nhưng nhiều sinh viên vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc làm nhóm và thường có xu hướng làm việc qua lao, một số khác thì ngại giao tiếp không muốn tiếp xúc với nhiều người,

Nhằm cung cấp thêm tài liệu, học hỏi thêm về “ Các kỹ năng cần thiết để làm việc theo nhóm hiệu quả của một sinh viên ngành kế toán kiểm toán” để trợ giúp cho các bạn đang loay hoay về các loại hình, nguyên tắc, bước phát triển cùng với các phương thức rèn luyện cũng như vấn đề hòa nhập, giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm, tôi xin lựa chọn đề tài nghiên cứu này

Rất mong nhận sự góp ý của giảng viên và bạn đọc để những bài tiểu luận sau của tôi được hoàn thiện hơn.

Trang 5

PHẦN 1: NHÓM VÀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ

1.1 Làm việc nhóm là gì ?

 “Làm việc nhóm là khả năng làm việc cùng nhau hướng đến tầm nhìn chung Là khả năng dẫn dắt những thành tích cá nhân vì các mục tiêu của tổ chức Đây là nguồn nhiên liệu giúp những người bình thường có thể đạt được những kết quả phi thường.” - Andrew Carnegie

 “Làm việc nhóm là quá trình làm việc hợp tác với một nhóm người để đạt được mục tiêu Làm việc theo nhóm có nghĩa là mọi người sẽ cố gắng hợp tác, sử dụng các kỹ năng cá nhân của họ và cung cấp phản hồi mang tính xây dựng, bất chấp bất kỳ xung đột cá nhân nào

giữa các cá nhân.” – Business Dictionary.

 Hiểu một cách đơn giản, làm việc nhóm là quá trình hợp tác và làm việc cùng nhau trong một nhóm để đạt được một mục tiêu chung Khi một nhóm người làm việc hợp tác, họ đang kết hợp từng điểm mạnh cá nhân của mình để nâng cao hiệu suất chung của cả nhóm Trong quá trình này, họ đang tạo ra một bầu không khí tích cực để khuyến khích và động viên lẫn nhau Làm việc nhóm tốt mang lại nhiều quan điểm, kinh nghiệm và kỹ năng

 Tại những thời điểm khác nhau trong cuộc sống, một người được yêu cầu phải làm việc cùng với những người khác Đó có thể là giảng viên giao các bài tập nhóm hoặc quản lý đưa một số nhân viên phụ trách một nhiệm vụ Tinh thần đồng đội sẽ theo bạn đến bất cứ đâu Do

đó, việc hiểu rõ ý nghĩa và cách làm việc nhóm hiệu quả là vô cùng quan trọng

1.2 Tại sao cần phải làm việc nhóm ?

Không phải tự nhiên mà làm việc nhóm lại được đề cao đến vậy Dưới đây là một số lý do

mà bạn nên áp dụng ngay hình thức làm việc này trong cuộc sống lẫn công việc:

 Làm việc nhóm giúp tăng sự đoàn kết giữa những người trong cùng một tập thể Từ đó, nâng cao tính trách nhiệm, tinh thần đóng góp của mỗi cá nhân đối với công việc chung Cảm giác được công nhận, đánh giá cao có thể cải thiện thái độ và tinh thần của con người

 Mỗi thành viên đều có ưu và nhược điểm riêng Khi làm việc cùng nhau, ưu điểm của người này sẽ bù lại nhược điểm của người kia, khuyến khích một môi trường học hỏi lẫn nhau.Các thành viên có thể hỗ trợ cho nhau khi ai đó có việc bận vì họ đã được đào tạo để đảm nhận các công việc chung trong nhóm Từ đó, cải thiện được các vấn đề tồn đọng, nâng cao hiệu suất

 Khi một nhóm có cùng mục tiêu, mọi người có nhiều khả năng hoạt động tốt hơn bằng cách phát huy những điều tốt nhất của nhau khối lượng công việc được chia sẻ và không gây

Trang 6

áp lực cho một cá nhân cụ thể Nó cải thiện đáng kể hiệu quả của họ, những bộ não khác nhau cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung thì khả năng cao sẽ gặt hát được nhiều quả ngọt

 Các nhóm có khả năng đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo và thiết thực cho các vấn đề hơn là từng cá nhân làm việc một mình Sự đa dạng từ chuyên môn, kỹ năng và kiến thức nền của các thành viên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Mỗi người sẽ đề xuất các giải pháp khác nhau và cả nhóm sẽ tổng kết lại để chọn ra phương án phù hợp nhất Những buổi thảo luận như thế sẽ tạo ra những ý tưởng và giải pháp sáng tạo và nổi bật

1.3 Những kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm ?

Sau quá trình nghiên cứu và tham khảo thì tôi đã đúc kết được 7 kỹ năng vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc theo nhóm dành cho những ai đang tham gia hoạt động nhóm nói chung và các bạn sinh viên nói riêng

I Giao tiếp:

- Giao tiếp là nền tảng của làm việc nhóm hiệu quả Giao tiếp giúp bạn tương tác với các thành viên trong nhóm để đi đến thống nhất cho một ý kiến, quan điểm, cách làm Giao tiếp

là chìa khoá để các thành viên hiểu nhau, cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của nhóm, hạn chế xảy ra những mâu thuẫn khi kết hợp hoạt động trong một nhóm

- Kỹ năng giao tiếp trong làm việc nhóm thể hiện trên rất nhiều phương diện bao gồm: giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ, cử chỉ, ánh mắt trong việc bạn truyền đạt thông tin, nêu ra vấn đề, thảo luận, phản biện, chia sẻ đôi khi là chỉ đạo tuỳ vào cương vị của bạn trong nhóm Ngoài giao tiếp trực tiếp, kỹ năng trao đổi qua các kênh email, chat…cũng thuộc nhóm kỹ năng giao tiếp cần luôn luôn cải thiện bên cạnh đó giao tiếp còn bao gồm các nhân

tố phụ như:

Lắng nghe: Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên Lắng nghe

không chỉ là sự tiếp nhận thông tin mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng ý kiến của người nói dù ý kiến đó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân Biết lắng nghe người khác cũng là một phương thức tốt

để có được sự tôn trọng của nhưng người trong nhóm

Chất vấn: Kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn

luyện Thực tế thì đây là một kỹ năng khó, đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ, sử dụng lời lẽ mềm mại và tế nhị, không xoáy vào những điểm yếu hay chê bai dẫn đến tranh luận vô ích Điều quan trọng là trong nhóm cần có sự cởi mở để

Trang 7

khuyến khích mọi người tiếp nhận những ý kiến trái với quan điểm của mình mà không tự ái

Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra, đồng thời

biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình Khi thuyết phục phải dựa vào những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân Đặc biệt là không dựa vào vị trí hay tài năng của mình để buộc người nghe phải chấp nhận

Tôn trọng ý kiến của người khác: Mỗi người đểu có những lối suy nghĩ riêng, tư duy

riêng nên hãy giữ một sự tôn trọng đối với ý kiến của họ Để tìm ra phương án tốt nhất, đừng khăng khăng với ý kiến của bản thân, mà hãy tôn trọng đề xuất của cả những người xung quanh Chỉ khi tôn trọng các ý kiến từ mọi người, bạn mới đủ lý trí, đủ tỉnh táo để phân tích các phương án này phù hợp hay chưa hợp lý Đích đến cuối cùng của một buổi họp nhóm là chọn ra phương án tốt nhất, chứ không phải hơn thua xem ý kiến của mình hay của đối phương là đúng

II Quản lý thời gian:

- Quản lý thời gian đóng vai trò quan trọng đối với việc học và sự nghiệp của học sinh và sinh viên Ví dụ, người quản lý dự án phải có kỹ năng tổ chức mạnh mẽ để đặt ra các mục tiêu có thể quản lý được cho nhóm của họ và giúp những người khác đi đúng hướng để hoàn thành thời hạn của họ

- Việc quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn tiết kiệm thời gian cho công việc, tối ưu hóa quỹ thời gian cá nhân Học cách cân bằng giữa nhiều thời hạn và bài tập khi còn đi học sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh với môi trường làm việc có nhịp độ nhanh và hợp tác trong tương lai

- Biết cách sắp xếp thời gian là yếu tố cốt lõi đối với thành công của đội nhóm Ở vai trò quản lý dự án, bạn cần phải có kỹ năng tổ chức tốt, đặt ra các mục tiêu có thể quản lý được cho nhóm, cũng như hỗ trợ các thành viên khác hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

III Giải quyết vấn đề:

- Những người giải quyết vấn đề hiệu quả có thể suy nghĩ thấu đáo khi có thách thức hoặc vấn đề nảy sinh Thay vì tập trung vào các kết quả tiêu cực, họ bình tĩnh và giúp nhóm của mình hướng tới giải pháp Cách tiếp cận này giúp phát hiện ra những rào cản hoặc sự kém hiệu quả đang cản trở sự thành công của nhóm, vì vậy bạn có thể làm việc để cải thiện những quy trình đó trong tương lai

Trang 8

- Khả năng xem xét vấn đề từ nhiều góc độ Kỹ năng giải quyết vấn đề trong làm việc nhóm đòi hỏi bạn phải suy nghĩ “vượt ra” khỏi lối mòn khi có thách thức hoặc vấn đề nảy sinh Thay vì bị phân tâm bởi kết quả tiêu cực, họ bình tĩnh giúp đội nhóm tìm ra giải pháp Cách tiếp cận này giúp phát hiện ra những rào cản/bất cập đang cản trở thành công của nhóm, nhờ đó cải thiện quy trình làm việc chung

IV Tư duy phản biện:

- Tư duy phản biện cho phép bạn đưa ra quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn Có thể bạn sẽ bị hấp dẫn khi làm theo bất cứ điều gì mà nhóm quyết định hoặc điều mà một thành viên trong nhóm tin là hướng hành động tốt nhất, nhưng đôi khi một cách tiếp cận khác hoặc một ý tưởng mới có thể giúp đạt được kết quả tốt hơn Bằng cách suy nghĩ chín chắn và xem xét tất

cả các mặt của vấn đề, suy ngẫm về những kinh nghiệm trong quá khứ, đồng thời lắng nghe

ý kiến của các thành viên khác trong nhóm – bạn sẽ có thể khám phá các bước đi “đột phá”, đưa đội nhóm phát triển theo hướng mới mẻ và thú vị hơn

V Hợp tác – chia sẻ – Trợ giúp:

- Làm việc theo nhóm đôi khi có thể là thách thức, nhưng thường thì đó là cơ hội tuyệt vời

để khám phá những ý tưởng sáng tạo, chia sẻ những quan điểm và kinh nghiệm khác nhau, cũng như nâng cao kỹ năng của bản thân Nếu bạn coi mỗi dự án nhóm như một kinh nghiệm học tập, bạn có thể giúp thúc đẩy một môi trường nhóm hiệu quả hơn Mong muốn học hỏi

và sự sẵn sàng khám phá các phương pháp tiếp cận mới sẽ khiến bạn trở thành người đóng góp, người quản lý hoặc nhà lãnh đạo tốt hơn Vì vậy, hãy hợp tác với mọi người trong nhóm

để có thể phát triển bản thân tốt hơn đồng thời trong quá trình đó bạn cũng đã đóng góp vào mục tiêu chung của cả nhóm

- Người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại Khi mỗi thành viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn

- Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm sẽ có người mạnh lĩnh vực này, người khác lại mạnh lĩnh vực khác Đôi khi, vấn đề mà nhóm đang giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi kỹ năng khác nhau Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm “Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!”

Trang 9

VI Ra quyết định:

- Kỹ năng ra quyết định được định nghĩa là quá trình tìm hiểu, tham khảo và phân tích về nhiều sự lựa chọn khác nhau từ đó đưa ra một lựa chọn cuối cùng theo mong muốn của nhóm hoặc mục tiêu mà bản thân mong đợi

- Một quyết định đưa ra có thể ảnh hưởng một cách tích cực cũng như tiêu cực đến cuộc sống và trong công việc vì vậy đòi hỏi các cá nhân hay nhà lãnh đạo phải thật sáng suốt trong việc đưa ra bất kỳ một quyết định nào đó Một quyết định đúng phải luôn mang lại kết quả đúng như mong đợi, thậm chí là vượt mức mong đợi đưa ra

- Việc ra quyết định nghe có vẻ đơn giản – nhưng đó là khi tất cả mọi người đều đồng thuận về quá trình hành động Thực tế, trong mọi đội nhóm, sẽ luôn có sự khác biệt về ý kiến, mục tiêu và phương pháp làm việc Những cá nhân với kỹ năng làm việc nhóm tốt là người nhìn ra bức tranh toàn cảnh, sẵn sàng gạt bỏ cái tôi sang một bên và hướng tới mục tiêu chung Quá trình ra quyết định theo nhóm thường đòi hỏi sự thỏa hiệp và đôi khi, thái độ sẵn sàng từ bỏ quan điểm riêng của cá nhân để ủng hộ quyết định chung của cả nhóm

VII Lãnh đạo:

- Mọi cá nhân đều phải rèn luyện kỹ năng lãnh đạo Đầu tiên là lãnh đạo được bản thân rồi tiếp đến lãnh đạo tập thể, đội nhóm Đây là một kỹ năng quan trọng nếu bạn muốn thành công trong học tập và công việc Lãnh đạo là việc dùng kiến thức, kinh nghiệm, năng lực của bản thân để định hướng, tạo ảnh hưởng nhằm thúc đẩy mọi người hành động và nhanh chóng đạt được mục tiêu chung đã đề ra Người có kỹ năng lãnh đạo là người có tầm nhìn, kỹ năng quản lý công việc, quản lý nhân sự hiệu quả để mang đến thành công chung

- Một nhà lãnh đạo làm việc tốt với những người khác – cả trong bộ phận của mình và giữa các bộ phận – có thể giúp truyền bá kiến thức và nguồn lực, phát triển các nhà lãnh đạo mới và đóng góp vào thành công của tổ chức Các nhà lãnh đạo có thể thể hiện kỹ năng làm việc nhóm mạnh mẽ bằng cách thúc đẩy sự hợp tác, hoạt động như một người cố vấn hoặc huấn luyện viên cho nhân viên của họ và bằng cách trao quyền cho những người khác học hỏi, phát triển và thăng tiến

PHẦN 2: : PHÂN TÍCH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Ở SINH VIÊN 2.1 Những hạn chế và yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên.

Trang 10

- Sinh viên thường chưa hiểu hết được tầm quan trọng về làm việc theo nhóm Nếu bạn hỏi một sinh viên bất kì về làm việc nhóm, chắc chắn hơn phân nửa sẽ trả lời mơ hồ và không hiêu được tầm quan trọn của phương thức làm việc này Chính vì vậy mà hoạt động nhóm sẽ thiếu hiệu quả

- Thái độ thiếu tích cực khi tham gia vào nhóm Thông thường khi được yêu cầu xây dựng và làm việc theo nhóm thì có phần một bộ phận sinh viên thụ động trong tìm kiếm nhóm Và khi tham gia hoạt động thì chỉ làm khi có yêu cầu của nhóm trưởng ít khi đóng góp để cải thiện vào bài làm chung Đôi khi làm qua loa cho xong việc

- Do môi trường bậc cơ sở và bậc phổ thông ở Việt Nam còn chưa có nhiều phát triển trong việc làm việc và học tập theo nhóm nên việc học tập theo lối mòn khiến học sinh ít

có cơ hội cùng nhau bàn bạc và tìm hiểu về một vấn đề nào đó, khiến cho các bạn thiếu nhiều kĩ năng về làm việc theo nhóm Khi lên đại học dễ bị thụ động và cảm giác lạc lỏng khó thích nghi mới môi trường học tập mới

- “Ngại” – một từ mô tả rất đúng tình trạng mà nhiều sinh viên đang gặp phải Các nhóm thường hợp lại bằng sự thân quen và hiểu nhau Vì quá thân quen nể nang mà trong quá trình làm việc nhóm hầu như các thành viên không dám bác bỏ ý kiến của nhau, họ sợ mất lòng ngại tranh luận Hoặc khi làm việc với một nhóm toàn những người bạn mới thì lại ngại nó ra ý kiến cá nhân vì sợ mọi người sẽ phản bác hay ngó lơ lời nói của mình

 Yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc nhóm:

1 Xung đột, mâu thuẫn nhóm.

- Xung đột, mâu thuẫn là một trong số các khó khăn khi làm việc nhóm Nhóm dù chỉ

có 2 người vẫn có thể xảy ra mâu thuẫn Vì lý do, mỗi cá nhân đều có những quan điểm riêng Cái ý kiến trái chiều có thể dẫn đến xung đột Do đó, đây là một trong các vấn đề tất yếu xảy ra khi làm việc theo nhóm

2 Cái tôi quá cao.

- Thông thường, một nhóm sẽ tập hợp nhiều thành viên có trình độ, kỹ năng khác nhau Nếu một cá nhân luôn đặt cái tôi cao và coi thường quan điểm của người khác thì mâu thuẫn rất dễ xuất hiện Điều này là không tốt, là một trong những nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả

3 Thiếu tự tin.

- Khi không có sự tự tin, có lẽ nhiều người sẽ chọn giữ im lặng thay vì nói lên ý kiến của bản thân điều này vô tình gây nên sự thiếu kết nối giữa các thành viên Khiến cho

Ngày đăng: 05/01/2023, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w