Bài báo cáo về các dạng thuốc của Khoa Dược trường Đại học Lạc Hồng. Các dạng thuốc như: Viên nén, viên nang cứng, thuốc bột, gel và thuốc mỡ. Bố cục chỉnh chu và hình ảnh rõ ràng rất thuận tiện cho các bạn làm bài tham khảo lấy điểm giữa kì.
CÁC DẠNG THUỐC
DẠNG VIÊN NÉN
Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa… Viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược độn, tá dược rã, tá dược dính, tá dược trơn, tá dược bao, tá dược màu… được nén thành khối hình trụ dẹt; thuôn (caplet) hoặc các hình dạng khác Viên có thể được bao.
2.1.2 Tên tiếng Anh, tên Latin
2.1.3 Ưu, nhược điểm Ưu điểm:
● Viên nén là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất, thuốc được chia liều chính xác cho từng viên, tiện sử dụng, tương đối an toàn, dễ bảo quản, lưu trữ, vận chuyển và mang theo.
● Thuốc thường được dùng uống, có kích thước nhỏ, dễ che dấu mùi vị hơn thuốc bột, cốm và các loại thuốc lỏng khác
● Thuốc có ưu điểm hơn đường tiêm truyền là an toàn, tránh nhiễm khuẩn khi dùng
● Viên nén dễ đóng gói, bảo quản và thường có tuổi thọ cao hơn nhiều loại thuốc khác do nó là một khối rắn, dược chất ít bị tiếp xúc với môi trường xung quanh.
● Ngày nay, viên nén hầu hết đều được sản xuất theo quy mô công nghiệp quy trình tự động hóa nên tiết kiệm thời gian
● Không phải hoạt chất nào cũng có thể bào chế dưới dạng viên nén do chịu nén kém hoặc hàm lượng dược chất rất lớn, kém bền qua đường uống, các hoạt chất lỏng như tinh dầu, phenol,…
● Khi sử dụng viên nén uống có thể gây kích ứng, viêm loét đường tiêu hóa do giải phóng hoạt chất tại một vị trí với nồng độ cao.
● Không dùng thuốc được cho một số đối tượng đặc biệt như người hôn mê, trẻ sơ sinh, người già khó nuốt
● Khả năng giải phóng dược chất của viên nén nói chung chậm, không ổn định bằng các dạng bào chế khác và sinh khả dụng kém hơn khi cùng so sánh trên một hoạt chất.
Có 3 phương pháp sản xuất viên nén
Viên nén sản xuất bằng phương pháp dập thẳng cần có yêu cầu về dược chất chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tá dược, có tá dược chuyên dụng để tăng độ trơn chảy, chịu nén tốt cho khối bột Khối bột chỉ cần đưa vào cối và nén trực tiếp nên thao tác nhanh, ít ảnh hưởng độ ổn định của dược chất.
Các giai đoạn sản xuất cũng được rút ngắn hơn các phương pháp khác thuốc được làm nhỏ và phân loại kích thước tiểu phân sau đó trộn với tá dược rồi đem lên dập viên, tuy nhiều ưu điểm thế nhưng không phải dược chất nào cũng dập thẳng được như dược chất chịu nén kém và chiếm tỷ lệ cao, tỷ trọng thấp, khó đồng đều khi trộn.
Quá trình tạo hạt ướt cần thêm công đoạn làm ẩm khối bột, rây hạt, sấy và sửa hạt nên các dược chất kém bền với ẩm và nhiệt sẽ bị phá hủy khi sản xuất theo cách này so với dập thẳng Tuy nhiên, tạo hạt ướt cũng có nhiều ưu điểm là cải thiện độ trơn chảy, chịu nén của khối bột, giúp đồng đều tác thành phần trong khối bột hơn, vì thế việc tạo hạt thích hợp cho các dược chất chịu nén kém.
Các hạt sấy phải đạt được đến một hàm ẩm theo yêu cầu mới có thể đem dập viên, nếu hạt ẩm, viên không đạt yêu cầu về độ cứng, khi bảo quản dễ bị vi sinh vật nhiễm hoặc biến đổi do sự có mặt của nước.
Tạo hạt khô cũng có quy trình tương tự tạo hạt ướt, chỉ khác về tá dược dính sử dụng là dạng bột khô nên không cần quá trình sấy Tạo hạt khô thích hợp với dược chất kém bền với nhiệt và ẩm, giúp cải thiện độ trơn chảy và chịu nén của khối bột hơn so với phương pháp dập thẳng.
Mỗi viên nén là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc pha với nước uống, súc miệng, rửa,
2.1.6 Một số chế phẩm trên thị trường
Hình 1.Viên nén Panadol Extra
Hình 3.Viên nén Metformin STADA
Là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau Vỏ nang được làm từ gelatin và có thể được thêm chất phụ gia không gây độc hại cho cơ thể Mỗi viên là một đơn vị chia liều.
2.2.2 Tên tiếng Anh, tên Latin
Tên tiếng Anh: Hard Capsules
2.2.3 Ưu, nhược điểm Ưu điểm:
● Nang thuôn, mềm, trơn bóng mang đến tính thẩm mỹ cao Đảm bảo màu sắc bắt mắt, hình thức đẹp, dễ nuốt Phù hợp với cả trẻ em và người lớn tuổi.
● Tiện dùng: Vì đây là dạng thuốc phân liều, đóng gói gọn, dễ bảo quản và vận chuyển nên tiện dùng như viên nén.
● Dễ sản xuất lớn: Hiện nay có những máy đóng nang hiện đại, năng suất cao.
● Vỏ nang giúp che giấu mùi vị dược chất Đặc biệt là ở các dược chất có vị đắng và rất đắng Khó cỏ thể nuốt vì mùi đặc trưng của một số thuốc có thể gây buồn nôn Nhược điểm:
● Các dược chất kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa thì không nên đóng nang vì sau khi vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng thuốc.
● Một số loại nang có tác dụng hút ẩm dễ Có thể gây ảnh hưởng đến tính ổn định của dược chất trong thuốc.
● Khi bảo quản lâu ngày có thể xảy ra tương kỵ giữa dược chất và vỏ nang.
● Vỏ nang, nguyên liệu đạt tiêu chuẩn
● Điều kiện sản xuất (vệ sinh, nhiệt độ, độ ẩm,…)
❖ Pha chế hỗn hợp dược chất:
Tùy theo dạng viên được yêu cầu (bột, hạt, viên nén, bột nhão, dung dịch, hỗn dịch,
…) sẽ tiến hành pha chế theo các kỹ thuật và phương pháp bào chế thích hợp
Quá trình đóng nang gồm các bước sau:
Vỏ nang được đổ vào phễu, rơi vào khe hẹp cuối phễu và định hướng di chuyển theo hàng dọc
Vỏ nang được chỉnh hướng nhờ cơ cấu đặc biệt để sao cho thân nang luôn đi trước
Vỏ nang được nạp vào khuôn nhờ lực hút chân không Khuôn có hai phần: phần trên có kích thước vừa khít nắp nang, phần dưới có kích thước vừa khít thân nang Nắp nang được giữ bởi hai gờ nhỏ, thân nang được hút xuống nhờ hệ thống chân không. Nắp nang và thân nang được mở tách đôi và thân nang được chuyển đến khu vực nạp thuốc.
● Đóng thuốc vào thân nang (phân liều và nạp thuốc vào thân nang)