Lịch sử hình thành Điện Ngọc Hoàng Chùa Ngọc Hoàng hay Điện Ngọc Hoàng là một ngôi chùa của người Hoa, do ông Lưu Minh đứng ra quyên tiền xây cất vào năm Canh tý căn cứ vào niên biểu gh
Trang 1MỤC LỤC
I.Giới thiệu tổng quát 1
1 Nhân vật Ngọc Hoàng 1
2 Lịch sử hình thành Điện Ngọc Hoàng 2
II.Điện Ngọc Hoàng ( chùa Phước Hải) 3
1 Kiến trúc tổng thể 3
2 Đối tượng thờ 10
Kết luận 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 2I Giới thiệu tổng quát
1 Nhân vật Ngọc Hoàng
Ngọc Hoàng thượng đế chúa tể Thiên Đình, có chức vị
cao nhất ở trên trời, nơi đó ông là đấng chí tôn cũng
như Hoàng đế đối với loài người vậy Nhưng do ảnh
hưởng của tư tưởng hiện đại đã làm ông mất đi một
phần nào uy danh chỉ còn được gọi đơn giản là Ông
trời, nhưng không làm mất hẳn cái tính chất tinh thần
cá thể của ông Giáo lý đạo Lão thừa nhận ông là Đấng
tối cao ngự trị trên thế giới của những người bất tử
Trong tôn giáo Trung Hoa, người ta nhận thấy có sự
dung hợp giữa Ngọc Hoàng Thượng Đế và vị thần Indra của người Ấn Độ, điều này được giải thích rằng có sự giống nhau giữa chức năng của họ Trong Đạo giáo, ông được xem như là vị thần tối thượng của tôn giáo bình dân hiện đại
Ông trời thấy hết, nghe hết và quyết định tất cả, ông rất công bình, ông bảo hộ và giúp
đỡ những người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu, thường là ngay trong cuộc sống ở trên thế gian này Cái ân đức toàn trí của ông không bỏ sót một ai, bởi vì ông cố giữ sao cho
“ mỗi người đều được hưởng một phần ân huệ của ông” Ông là chúa tể của vòm trời thiên giới mà ông cai quản với sự phụ tá của các quan chức trên trời như Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ đại Kim Cương,…Ông uỷ quyền cho các Hoàng đế dưới trần vâng mệnh của ông để cai trị cõi dương gian hay là thế giới của những người sống, và trao cho Địa tạng hay Diêm vương cai quản cõi âm giới Dân chúng xem ông như là một người đã đạt đến cái địa vị tột cùng sau khi đã trải qua trăm kiếp đầu thai tu hành khổ hạnh Mỗi lần đầu thai thoát kiếp thì đức hạnh của ông càng thêm nhiều và cuối cùng ông đã lên được ngôi Trời
Ông đã đặt ra một trật tự cố định cho sự vận hành của thế giới, âm và dương là hai yếu
tố tạo thành sự tiếp nối của mùa, đem lại sự lạnh và nóng, những gì cần thiết để nuôi sống con người Dưới quyền của ông là cả một bộ máy cai trị phức tạp với vô số những
Trang 3viên chức tuyển chọn trong số những vong hồn của những người đã chết: đó là vong hồn của người có đức độ đang nắm giữ các chức vụ ở trên trời, trông coi trực tiếp các công việc ở thế gian tức là cuộc sống trên mặt đất này, kể cả loài người và loài vật
Đền thờ Ngọc Hoàng thượng đế toạ lạc tại số 37- phường Đa Kao- quận 1- Thành phố
Hồ Chí Minh là tài sản của tất cả những người nhập cư
2 Lịch sử hình thành Điện Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng hay Điện
Ngọc Hoàng là một ngôi chùa
của người Hoa, do ông Lưu
Minh đứng ra quyên tiền xây cất
vào năm Canh tý ( căn cứ vào
niên biểu ghi trên hai trụ đá của
cửa chùa là Canh tý 1900) Năm
1906 chùa làm lễ lạc thành và
đặt tên là Ngọc Hoàng Điện
Trước kia người Pháp gọi là Pagode de Lemperour de Jade a ĐaKao và người Việt thì gọi là chùa Ngọc Hoàng Năm 1981 chùa gia nhập vào Thành hội Phật Giáo, đổi tên là Phước Hải tự Dù vậy người ta vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng
Chùa có ba đời trụ trì: vị khai sơ là Thiền sư Thích Huệ Ân, kế tiếp là Thiền sư Thích
Tự Quảng và hiện nay là Hoà thượng Thích Vĩnh Khương tục danh là Trà Văn Siêu
Trên con đường Mai Thị Lựu, số 73, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi toạ lạc của Điện Ngọc Hoàng hay còn gọi là chùa Ngọc Hoàng hay chùa Phước Hải Đây là một ngôi chùa nhỏ nhưng hằng ngày thu hút rất nhiều khách tham quan và cũng là điểm hấp dẫn cho khách nước ngoài khi mua các sản phẩm du lịch
Trang 41 Kiến trúc tổng thể
Chùa Ngọc Hoàng
hay còn gọi là
Ngọc Hoàng Điện,
2.300m2 Cái tên
này do một người
tên Lưu Minh đặt
ra, có nghĩa là nơi
thờ thần Hoàng, ngôi chùa vốn được xây dựng từ năm 1892 Lối kiến trúc hoàn toàn theo lối của người Hoa, với nhiều hoa văn họa tiết được xây dựng bằng gạch xưa, mái lợp ngói âm dương với nhiều màu sặc sỡ Được xây dựng từ năm 1892 và trải qua 16 năm sau mới được khánh thành là Ngọc Hoàng Điện Theo sử sách ghi lại thì kiến trúc ban đầu được ông Lưu Minh (người Quảng Đông) xây dựng để thờ cúng cho việc làm
ăn thuận lợi sau này đến năm 1982 chùa được hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản Kể từ đó ngôi chùa đã thuộc về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, trong tâm thức của người Việt thì ngôi chùa này mang sự linh thiêng cùng nhiều ấn tượng với tên gọi
là Phước Hải Tự nhưng người dân quen gọi là chùa Ngọc Hoàng hơn
Quang cảnh nguy nga cổ
kính của chùa hiện ra giữa
một khoảng không gian
khoáng đạt Đầu tiên là sân
chùa hình chữ nhật rộng
40m, dài 80m; nối liền từ
cổng chính vào đến của
chùa là một con đường xi
măng, hai bên trồng nhiều
thuốc Nam Với người
Trang 5Việt, đây là ngôi chùa rất linh thiêng, được nhiều du khách chọn làm nơi ghé thăm Sự rộng mở đón khách bất kể giờ nào của ngôi chùa để đặt chân đến nơi linh thiêng hàng trăm năm qủa là điều thú vị Ẩn sau đó là từng nhân vật thần thánh siêu nhiên đã từng được nhắc Đến để cầu tài lọc cầu bình an hay đơn giản chỉ là trải lòng mình nơi cửa Phật
Du khách khi bước vào ngôi chùa này, sẽ thấy sự thích thú với hồ nước, hoa sen, nơi giữa sân, trong khói hương bay tỏa khắp sân trên ngôi chùa hàng trăm năm tuổi Phía bên tay phải là nơi có hồ nuôi rùa, phần lớn rất nhiều rùa tập trung ở đây Theo những người trong chùa thì rùa là con vật tượng trưng cho sự trường tho Đây là một kiến trúc theo quan niệm Á Đông “trước có nước, sau có núi” Dưới bóng cây đa hàng trăm tuổi
đã có từ thời mới thành lập như một minh chứng lịch sử của thời gian, phía dưới có miếu thờ Hộ pháp Những chú chim bồ câu như làm sóng động cả không gian, trong tiếng vỗ cánh đành đạch bay xa của những chú chim bồ câu ta còn bắt gặp đâu đó tiếng kêu đùa của trẻ con đang nô đùa trong sân chùa làm phá tan bầu không khí yên lặng
Chùa theo bố cục “ nội tam ngoại
quốc”- bề ngoài là chữ Tam, bên
trong là chữ Quốc Ở giữa là hệ thống
hạ điện, trung điện và thượng điện
Chung quanh là hành lang tạo nên
một bầu không khí thanh tịnh, vừa uy
nghi vừa kín đáo
Lối kiến trúc bố trí theo nhiều bố cục khác nhau như bên ngoài là cổng tam quan nối dài vào đến nơi bái đường Cổng tam quan khá nổi bật với hình sóng nước của hai con rồng theo tư thế “ lưỡng long tranh châu” trên trời cao Bên cạnh nét trang trí đồ vật và hình nhân, phần trang trí cho kiến trúc bên ngoài cũng sử dụng nhiều hoa lá làm tươi mát mái chùa Những chiếc lồng đèn sắc đỏ Trung Hoa được treo trên cổng dẫn lối du khách đến nơi chiêm bái đầu tiên Chùa Ngọc Hoàng có tổng cộng trên 300 tượng thờ,
Trang 6được phân bố trong ba gian thờ, mỗi gian nhà thờ là một tác phẩm kiến trúc mỹ thuật mang nét đặt sắc giữa thiên - địa Gian lớn nhất là tiền điện nằm ở giữa, sau đó là trung điện và chánh điện Gian ở giữa nối liền với cổng vào, đây là gian thờ các bậc thiên tướng và Ngọc Hoàng, theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm có: Thổ địa bên trái cửa vào, Môn Quan bên phải cửa vào và Phật Dược Sư đặt ở giữa chánh điện
Chùa có một lối kiến trúc khá đặc biệt Toàn bộ khung cửa chính đều được làm bằng đá thủng Hai trụ đứng có khắc hai câu đối thiếp vàng:
“ Tích tụ huyền phương trấn áp tham thiên địa Thiện quả chân tâm chính đạo trấn càn khôn”
Phía trên cửa có bức bao lam bằng
gỗ chạm khắc nhiều hình tượng mô
tả cảnh thiên đình, ở giữa có ghi ba
chữ “ Tử Tiêu Điện” Trên bức bao
lam có một mặt dựng cao, ở đỉnh có
gắn rồng chầu mặt trời và các tượng
nhỏ bằng sứ tráng men trong rất
ngoạn mục Sau tấm mặt dựng có ba
toà nhà gồm 12 mái lợp ngói rất
công phu: trên là ngói cổ, cỡ to, ở đầu mũi có trang trí nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói hình vuông Nóc chùa được xây dựng từ thấp đến cao, cuối cùng nổi lên cao nhất là bình phong trên nóc nội điện, đánh dấu điểm chót của bố cục kiến trúc
Bước vào bên trong, phải trải qua hai cánh cửa bằng gỗ, rất dày và được chạm nổi rất tỉ mỉ: cánh bên phải chạm cảnh “ Sinh Long bàn thoại khí” và cảnh bên trái chạm cảnh “ Hoạt hổ trang Thanh uy”
Ở hai bên cửa, phía bên phải có bàn thờ Môn quan Thần và bên trái có bàn thờ Thổ địa Thần Cả hai khám thờ đều được chạm trỗ công phu Qua khỏi cửa chính vào tới cửa
Trang 7phụ ở bên trong có hai cánh cửa cũng được chạm trổ hình nổi: cánh bên phải chạm cảnh “ Diệu pháp” và cánh bên trái chạm cảnh “ Thần thông”
Đứng ở đây nhìn vào sẽ thấy ngay bàn thờ phật, trên là tượng Phật Dược sư lộng trong lòng kín được làm bằng gỗ cây gõ đỏ Là một loại gỗ các tên gọi khác như hổ bì, cà te
là loài thực vật mọc tại một số nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Việt Nam, Campuchia,Lào và Myanma
Cây gỗ lớn, vỏ màu xám trắng, sần sùi nhiều Phân cành thấp Lá kép lông chim chẵn, phiến lá chét hình trái xoan, đầu có mũi lồi tù, đuôi gần tròn Hoa tự hình chùm, hoa lưỡng tính, tràng hoa màu trắng, có 1 cánh, hình tròn có móng dài Quả đậu hình bao kính Vỏ quả khi chín hoá gỗ màu đen Hạt hình trụ có cạnh, vỏ hạt cứng màu đen, dây rốn cứng màu vàng nhạt
Trang 8Gỗ gõ đỏ rất đẹp, màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, có chỗ nổi vằn đen giống da hổ, nên có nơi còn gọi là cây Hổ bì Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng đóng bàn ghế, giường tủ,
đồ chạm trổ cao cấp Những u gỗ trên thân có vân xoáy rất đẹp, gọi là gỗ "nu mật" hay
gỗ lúp, dùng đóng đồ đạc cao cấp, được bán theo kilôgram
Cây gõ đỏ sinh trưởng chậm, ưa sáng, phân bố trong rừng thường xanh hoặc rừng nửa rụng lá, mọc trên đất bằng hoặc sườn thoát nước, tầng đất sâu, thành phần cơ giới của đất trung bình
Ngoài tượng Phật Dược sư còn có hình Phật Thích Ca, tượng Phật A Di Đà cùng tượng Chuẩn Đề quan âm và Thế Chí bồ tát Thêm nữa là tượng Thích ca sơ sinh đặt cạnh bộ Tam thế vừa nêu trên
Phía trên có một bức hoành phi lớn ghi bốn chữ: “Trạch cập đồng quần”, hai bên bàn thờ có hai câu đối được khắc trên cột:
“ Bình Trung nhập toạ kiến tiên cảnh Môn ngoại đang đường kết thuận tâm”
Trong ánh sang mờ ảo của gian thờ Phật ta nhìn thấy bên phải có bức tượng Thanh Long Đại tướng quân và bên trái là tượng Phục hổ đại tướng quân Hai pho tượng này cao gần 3m được tạc bằng giấy bồi, thiếp vàng trong rất oai phong
Trang 9Vào bên trong chính điện là Cung thờ Ngọc Hoàng, du khách có thể thấy được vẻ uy nguy, khuôn mặt chữ điền bình thản, hai má cao và rộng, hai tay cầm cầm tịnh liễn, đầu đội mũ bình thiên, có Nam tào Bắc đẩu, quan văn quan võ đứng hầu hai bên, đây là pho tượng lớn nhất trong chùa Bên trái là cung thờ Chuẩn Đề Quan Âm với chiếc áo vàng nhiều cánh tay còn bên phải là cung thờ Bắc Đế tức Huyền võ hoặc Trấn võ và
Tứ đại kim quan, hòa thượng Đạo Minh, Bắc Phương Trấn Võ (vị vua trấn giữ phương Bắc, mô tả ông trong tư thế ngồi, chân tựa lên hai con vật: chân phải là rùa, chân trái là rắn - tượng trưng cho tà ma, yêu quái) Ngoài ra còn có các tượng thờ khác như: Nam Tào, Bắc Đẩu, Hoa đà tiên sư,… Các tượng thờ ở đây đều bằng gỗ, một số ít làm bằng giấy bồi, có lẻ nơi đây là nơi duy nhất còn lại các bức tượng này
Phía trên bàn thờ có hai cửa võng được chạm lộng rất tinh vi sắc sảo Ở chính giữa có bức hoành phi lớn ghi 4 chữ Hán: “ Tiên phật giáng lâm”
Đặc biệt ở hai bên bàn thờ Chuẩn Đề quan âm có hai câu đối mang rõ triết lý Phật giáo:
Trang 10KHÁN HOA THẾ GIỚI TAM SONG THÂN
XẠ PHÁ HỒNG TRẦN THẬP BÁT TÝ Hai bên bàn thờ Bắc Đế có hai câu đối mang rõ triết lý Lão giáo:
THÁI CỰC CHÂN VÔ CỰC HUYỂN THIÊN CẢNH HỮU THIÊN
Từ chính điện sang qua dãy phòng dài ở
phía tay trái Nơi đây, ở gian ngoài cùng
có bàn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu, còn gọi
là bà mẹ sanh Ở hai bên tường có bày
mỗi bên sáu pho tượng các bà bằng sành,
cỡ nhỏ Những người hiếm muộn thường
tới đây cầu xin cho có con
Còn hai gian thờ nữa Gian thứ nhì treo sáu bức tranh bằng gỗ chạm nổi Gian thứ ba là Thập điện Diêm Vương: ở hai tường có
treo mỗi bên năm bức hình chạm nổi làm
theo điều đã nói ở Kinh Địa Tạng bản
quyền, phô bày những hình phạt ở âm ty
để trừng phạt những kẻ gian ác Gian này
thì lúc nào cũng mờ ảo, có vẻ âm u lạnh
lẽo nên người xem sẽ cảm thấy cảnh Thập
Điện ấy có phần ghê sợ
Rời điện thờ, đi lần theo con hẽm nhỏ ra sân sau, nơi đây có một bức tường mà khi bước qua cửa ngách đã nhìn thấy đó là di tích của Miết Đất Hộ xưa, chỗ thờ “ ông Đá”
Ở giữa bức tường có bốn chữ Hán: “ Quang chiếu cận viễn” và câu đối:
Trang 11“ Dung thụ thần linh phủ lợi thế Tướng quân oai dũng bảo khang ninh”
Từ sân sau trở ra, qua phía tay phải của chùa, vào căn phòng bên đó có cầu thang rất chắc chắn dẫn lên lầu Phía trước có sân thượng khá rộng Đứng ở đó có thể nhìn thấy toàn bộ mái chùa nhô góc từ
thấp đến cao, có rồng, hồ lô, hoa
lá Lân,…phủ theo các đầu mai
Vào phòng trong là điện thờ
Phật, có tấm hoành phi đề bốn
chữ: Đại Hùng Bảo Điện
Tại đây, bàn thờ giữa là thờ Phật
Bà Hai bên có hai câu đối:
“Nam Hải diêu phiến niệm từ hang tuỳ tế độ
Tây phương bất viễn nhất thành cứu khổ tức Thong Linh”
Có ba khám thờ, ở trước mỗi khám thờ đều có hình tượng Phật Di Đà
Khám ở giữa thờ bài vị Phật, Thánh, Tiên
Khám bên phải thờ Quan Đế và khám bên trái thờ Tây phương Đông thổ lịch đại tổ sư
Chính giữa phòng, phía trên
có tấm hoành phi ghi tên Tiên
Phật Nho Tông cho thấy có sự
có mặt và hoà hợp giữa Phật,
Lão, Nho Bước xuống cầu
thang, nhìn lại thấy một tấm
hoành phi ghi: “ TU THÂN
Trang 12Thiên tướng
Quan Phu Tử
Thiên Thần
Văn Xương
Môn Quan
Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Phật A Di Đà, Phật Thích
Ca Mâu Ni, Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát
Ngọc Hoàng Bắc Đẩu
Chuẩn Đế Quan Âm
Thanh
3
1
4 3 1
VŨ ĐẠI” Đó là tấm hoành phi cuối cùng tiễn khách ra về cuộc, chấm dứt thăm viếng Điện Ngọc Hoàng
2 Các đối tượng thờ trong điện Ngọc Hoàng
Nói đến các đối tượng thờ trong điện Ngọc Hoàng thì có rất nhiều sau đây tôi xin tóm tắt lại các đối tượng thờ trong điện từ ngoài vào trong và từ phải sang trái
Từ ngoài cổng vào sân có miếu thờ Hộ pháp Sau đó chúng ta vào chính điện
Đối tượng tờ tại chính điện:
Từ
chính điện, ta sang dãy phòng dài ở phía tay trái Nơi đây, ở gian ngoài cùng có bàn thờ
Kim Hoa Thánh Mẫu, còn gọi là bà
mẹ sanh và 12 bà mụ
Ở cuối gian phòng có ba khám thờ: khám ở giữa thờ Thành Hoàng, khám bên phải thờ Thái Thế thần và khám bên trái thờ Bảo thọ thần
Trang 13Rời điện thờ, đi lần theo con hẽm nhỏ ra sân sau, nơi đây có một nức tường mà khi nước qua của ngách đã nhìn thấy: đó là di tích của Miết Đất Hộ xưa, chỗ thờ “ông đá”
Ở đó có một bàn thờ hai vị thần: Thần Thạch Long bên phải và Thần Bạch Hổ ở bên trái Giữa hai vị thần ấy có một hòn đá có chữ “ Thái Sơn Thạch Cảm Đương”
“Thái Sơn” là tên của một ngọn núi ở Trung Quốc Núi Thái Sơn được coi trọng hơn
cả vì tương truyền thần núi này thiêng nhất, từng được nhiều đời vua Trung Quốc lên tận đỉnh núi làm lễ gọi là phong thiện Tần Thủy Hoàng từng từ Hàm Dương (nay là Tây An) vượt hàng trăm nghìn cây số, leo một nghìn năm trăm thước để đến đỉnh Thái Sơn tế lễ Rồi các đời Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, các hoàng đế Trung Hoa cũng thường đến đây cúng tế, như Hán Vũ Đế 8 lần, Thanh Càn Long 10 lần… Cho nên núi Thái Sơn còn là biểu tượng của sự thiêng liêng
Đó là Thái Sơn Còn “Thạch cảm đương” thì lại có nguồn gốc khác Nguyên thuở xưa,
ở Trung Quốc con người thường coi những bất hạnh, những việc xảy ra ở ngoài ý muốn là do ma quỷ gây nên Do vậy người ta cầu xin một sức mạnh siêu nhiên để khống chế ma quỷ, giúp tránh tai họa, từ đó xuất hiện sự sùng bái thần linh “Thạch cảm đương” chính là thần được suy tôn để đáp ứng tâm lý cầu mong trừ yêu tà, cầu mong được may mắn của con người
Tuy nhiên, ở Trung Quốc hiện vẫn còn lưu hành hai cách giải thích về chữ “Thạch cảm đương”: Đó là thuyết nhân vật lịch sử và thuyết tín ngưỡng vật thiêng
Thuyết thứ nhất là căn cứ vào sách “Cựu Ngũ đại sử” chép là vua Hậu Đường
và Mẫn Đế Lý Tông Huân biết một số đại thần có âm mưu giết Thạch Kính Đường là anh rể nên đã sai võ sĩ Thạch Cảm Đương tận lực chống đỡ và chết để cho Kính Đường thoát (Thực ra Kính Đường là kẻ xấu, sau y cướp ngôi nhà Hậu Đường, trở thành Cao
Tổ nhà Hậu Tấn làm vua từ năm 936 đến 944) Từ đó dân chúng phục Thạch Cảm Đương và khắc tên ông để trấn trạch, khu trừ ác quỷ
Thuyết thứ hai thì cho rằng bia Thạch cảm đương chỉ là biểu hiện của sự sùng bái vật thiêng Những người chủ trương thuyết này cũng dựa vào thư tịch cổ để bài bác