B.Lịch sử Việt Nam 10 điểm Câu 3: 3,0 điểm Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884 có đặc điểm gì?. Câu 5: 3.0 điểm Phân tích tác động cuộc khai thác thuộc địa lần t
Trang 1Trường THCS Quảng Văn
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ PHÂN MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC 2023-2024
(Thời gian: 150 phút)
A.Lịch sử thế giới (6 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm): Phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất?
Chiến tranh đã để lại hậu quả và tác động như thế nào đối với lịch sử nhân loại?
Câu 2: (3,0 điểm): “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế?” (Trích: tư liệu 2 - Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 –
Trang 55)
a.Câu nói trên của chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến sự kiện lịch sử nào?
b.Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và tác động của của cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại?
B.Lịch sử Việt Nam (10 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm) Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm
1858-1884 có đặc điểm gì? Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay?
Câu 4: (4.0 điểm) Lập bảng so sánh phong trào Cần vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế theo các nội dung sau: Thời gian, Mục tiêu, Lãnh đạo, Lực lượng tham gia, Phương pháp đấu tranh, Qui mô, Tính chất, Kết quả
Câu 5: (3.0 điểm) Phân tích tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX?
C.Chủ đề chung (4.0 điểm)
Câu 6: (2.0 điểm) Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long?
Câu 7: (2.0 điểm) Phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1
(3điểm)
a Nguyên nhân: (1.5 điểm)
- Do sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực
lượng giữa các nước đế quốc Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vẫn đề
0,5
Trang 2thuộc địa ngày càng gay gắt.
- Hình thành hai khối quân sự đối lập nhau: khối Liên minh (Đức,
Áo-Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga)
- Tình hình căng thẳng ở Ban Căng trong những năm 1912-1913 đã châm
ngòi cho cuộc chiến tranh )
- Ngày 28-6-1914: Thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xéc-bi Nhân sự kiện
này, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga Chiến
tranh bùng nổ và lan rộng thành chiến tranh thế giới.
b Hậu quả và tác động: (1.5 điểm)
-Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến.
-Chiến tranh kết thúc gây ra hậu quả hết sức nặng nề đối với nhân loại: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ, hơn 10 triệu người chết,
20 triệu người bị thương, tổn thất kinh tế khoảng 85 tỉ đô la Mỹ.
-Các nước Châu Âu đều biến thành con nợ của Mĩ Riêng Mĩ
được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí, đất nước không bị tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi.Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và
Thái Bình Dương.
-Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và
việc thành lập nhà nước Xô viết đã đánh dấu bước chuyển lớn
trong cục diện chính trị thế giới.
0,25 0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
Câu 2
(3điểm)
a.Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về sự kiện Cách mạng tháng
Mười Nga.
b.
* Ý nghĩa lịch sử
- Đối với nước Nga:
+ Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ
máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế,
chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản.
+ Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế
giới.
*Tác động:
-Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, chặt đứt một
khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.
-Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
0,5
0,5
0,5
0,5
Trang 30,5 Câu 3
(3điểm) *Đặc điểm:- Nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Pháp kịp thời ngay từ
đầu: Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, đánh Đà Nẵng
cho đến khi nhà Nguyễn bị khuất phục hoàn toàn, nhân dân ta đã có
ý thức bảo vệ nền độc lập của dân tộc, đứng lên đấu tranh mà không
trông chờ vào bất kì mệnh lệnh hay lời kêu gọi nào của triều đình
Đặc điểm này xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc
- Cuộc kháng chiến đã xác định đúng kẻ thù dân tộc: Khi tổ quốc
lâm nguy, nhân dân đã tự xác định được đâu là bạn, đâu là thù để
tập trung sức mạnh kháng chiến chống Pháp
- Nhân dân ta đã nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng, đầy mưu trí
và sáng tạo: Nhân dân ta tiến hành kháng chiến với mọi vũ khí có
trong tay, bằng sức lực, sự mưu trí và quyết tâm cao nhất của mình
để bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo vệ quê hương đất nước
- Hình thức đấu tranh phong phú: Đấu tranh vũ trang như đánh du
kích, tập kích, phục kích, thủy chiến, kết hợp với đấu tranh bằng thơ
văn yêu nước (Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn
Trị…)
- Khi triều đình phản bội lại quyền lợi dân tộc, nhân dân ta
nhanh chóng kết hợp nhiệm vụ chống Pháp xâm lược với chống
phong kiến đầu hàng : “Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết
đánh cả Triều lẫn Tây”.Từ đây, cuộc kháng chiến chống Pháp của
nhân dân tách thành mặt trận riêng, không lệ thuộc vào triều đình
-Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ
1858-1884 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc trong giai đoạn tiếp sau
*Bài học: (1,5 điểm)
-Phải có đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt, nắm
bắt thời cơ…
-Phát huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, lòng yêu nước
của nhân dân
-Mở rộng hội nhập, tiếp thu cái mới có chọn lọc để phát triển đất
nước…
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,5
Trang 4Câu 4: (4 điểm)
Thời gian 1885-1896 (0,25 điểm) 1884-1913 (0,25 điểm)
Mục tiêu Giúp vua cứu nước, giành độc lập,
khôi phục chế độ phong kiến (0,25 điểm)
Chống chính sách bình định của Pháp, giữ đất giữ làng, bảo vệ cuộc sống (0,25 điểm) Lãnh đạo Văn thân, Sĩ phu yêu nước
(0,25 điểm)
Nông dân (Hoàng Hoa Thám) (0,25 điểm)
Lực lượng
tham gia
Đông đảo: văn thân, sĩ phu, nông dân(0,25 điểm)
Nông dân (0,25 điểm)
Phương pháp
đấu tranh
khởi nghĩa vũ trang (0,25 điểm) khởi nghĩa vũ trang
(0,25 điểm) Qui mô Bắc Kì và Trung Kì (0,25 điểm) Yên Thế (Bắc Giang)
(0,25 điểm) Tính chất Phong trào yêu nước theo ý thức hệ
phong kiến (0,25 điểm)
Là cuộc khởi nghĩa nông dân mang tính tự phát (0,25 điểm) Kết quả Thất bại (0,25 điểm) Thất bại (0,25 điểm)
Câu 5
(3 điểm)
Về chính trị:
-Quyền lực nằm trong tay người Pháp Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân
-Về kinh tế:
+Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp
+Nền kinh tế phát triển chậm chạp, lạc hậu, què quặt, ngày càng
lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp -Về văn hoá, xã hội:
+Văn hoá phương Tây du nhập ngày càng mạnh Đô thị phát triển ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam
+Cơ cấu xã hội thay đổi: chiếm đa số là nông dân với cuộc sống nghèo khổ; xuất hiện tầng lớp mới (tiểu tư sản, học sinh, sinh viên) Số lượng công nhân tăng nhanh, tập trung nhiều trong các
cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Trang 5+Xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể
dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa
chủ phong kiến
0,5
Câu 6
(2 điểm)
-Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn
nhất nước ta, có diện tích hơn 40 nghìn km vuông, bao gồm
phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền,
sông Hậu và một phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó
nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông
-Hệ thống sông Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn
ở Châu Á và thế giới Phần sông Mê Công chảy trên lãnh thổ
Việt Nam (sông Cửu Long) dài hơn 230 km
-Sông Cửu Long gồm hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu
cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trên bề mặt châu
thổ
-Tổng lượng dòng chảy lớn, đạt 507 tỉ mét khối / năm, chiếm
60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi ở Việt Nam Hàm
lượng phù sa không cao nhưng tổng lượng phù sa vẫn rất lớn
-Do không có hệ thống đê ven sông nên khi mùa lũ đến, nước
sông dâng tràn ngập một vùng rộng lớn khoảng 10.000 km
vuông, bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ
-Trước đây hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở
khu vực bán đảo cà Mau hàng trăm mét Hiện nay do biến đổi
khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước giảm
nên nhiều nơi ven biển của châu thổ bị sạt lở
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 7
(2 điểm)
-Thuận lợi:
+ Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 là cơ sở pháp lí
để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và
lợi ích hợp pháp trên biển Việt Nam kí công ước này và được
sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình đấu
tranh nhằm thực thi Công ước trên biển Đông
+ Việt Nam xây dựng được hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở
để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của đất
nước trên Biển Đông, như: Luật biển Việt Nam năm 2012, Luật
Biên giới Quốc gia năm 2003…
+Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên
Biển Đông (COC), kí một số thoả thuận và hiệp định về phân
định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng như Hiệp định
phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a (2003); thoả
0,5
0,5
0,5
Trang 6thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với
Ma-lai-xi-a (1992)
+Tình hình an ninh, chính trị khu vực Đông Nam Á ngày càng
ổn định, Các nước ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách
ứng xử của các bên trên Biển Đông
-Khó khăn: Khó khăn lớn nhất là tình trạng chồng lấn giữa vùng
biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh
hưởng đến tình hình an ninh trên biển đông, đòi hỏi giải quyết
tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình
0,25
0,25