PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG
TRƯỜNG THCS QUẢNG YÊN
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Câu 1 (3,0 điểm): Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là sự kiện
lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại Liên hệ những ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 2 (3,0 điểm): Vì sao Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ? Em hãy nêu kết cục của
Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
B LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3 (2,0 điểm): Lập bảng so sánh giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần
Vương theo các nội dung sau: thời gian tồn tại, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh.
Câu 4 (4,0 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử của phong trào kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884, em hãy chứng minh câu nói bất hủ của Nguyễn Trung Trực "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
Câu 5 (4,0 điểm): Hãy nêu những cơ hội từ ( 1858 – 1884) mà nhà Nguyễn có thể đánh
Pháp để giành độc lập dân tộc Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn?
C CHỦ ĐỀ CHUNG
Câu 6 (2,0điểm): Hãy xác định phạm vi, vị trí của vùng biển và hải đảo Việt Nam.
Câu 7 (2,0 điểm): Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ chế ngự và thích ứng
với chế độ nước của sông Hồng Tại sao chế độ nước của sông Cửu Long đơn giản và điều hòa?
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu1
- Đối với nước Nga:
+ Lần đầu tiên trong lịch sử Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi các gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
+ Mở ra kỉ nguyên mới : Xây dựng một xã hội mới ở Nga, xã hội tự do, hạng phúc và công bằng do nhân dân lao động nắm chính quyền.
- Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới Phá vỡ trận tuyến của CNTB, nó không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc Chỉ cho giai cấp công nhân con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống CNTB.
* Những ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách
mạng Việt Nam:
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Luận cương những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin và Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam Đó là sự kết hợp giữa phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, phong trào công nhân và phong trào yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
Học tập Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức “Hội Việt Nam thanh niên” là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy nâng cao ý thức chính trị của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Cuộc Cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam thông qua con đường sách báo bí mật.
* Nguyên nhân sâu xa:
- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và đế quốc “trẻ” về vẫn đề thuộc địa ngày càng gay gắt.
- Hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: Khối Liên minh và khối Hiệp ước.
=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.
* Nguyên nhân trực tiếp
- Ngày 28-6-1914 Thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xéc-bi.
- Ngày 1-8-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga Chiến tranh bùng nổ và lan rộng thành chiến tranh thế giới.
Trang 3=> Đầu tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
* Hậu quả:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất, là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến.
- Chiến tranh gây ra hậu quả hết sức nặng nề đối với nhân loại: + Nhiều thành phố, làng mạc, cầu cống, nhà máy bị phá hủy + Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ, vị thế các nước có sự thay
Thời gian tồn tại 1884-1913 1885-1896 Thành phần lãnh đạo Nông dân Văn thân, sĩ phu
Lực lượng tham gia Nông dân Đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là
Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng (1/9/1858) quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà Pháp thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch
* Mặt trận Gia Định:
Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861) Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo
* Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì:
Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.
Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân Dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị
* Mặt trận Bắc Kì:
- Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến Đêm đêm
Trang 4các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc
- Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh
- Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận
- Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến
- Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc - Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè
- Ngày 19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2 Rivie bị giết tại trận Quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất
đánh Pháp giành độc lập dân tộc, quyết không chịu làm nô lệ của nhân dân ta Những thắng lợi đó, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi
về sau như Nguyễn Trung Trực từng nói "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ
nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
* Hãy nêu những cơ hội mà nhà Nguyễn có thể đánh Pháp:
- Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng(1/9/1858) gặp sự kháng cự mạnh mẽ của quân triều đình cùng nhân dân khiến chúng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên triều đình không kiên quyết chống Pháp nên bỏ lỡ thời cơ và để cho Pháp chiếm giữ bán đảo Sơn Trà.
- Sau khi chiếm được Gia Định, năm 1860 Thực dân Pháp phải điều quân sang các chiến trường Châu Âu và Trung Quốc nhằm đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân nơi đây Chúng chỉ để lại Gia Định 1000 quân trải dài trên 10 km, nhưng quân triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng quân trong Đại đồn Chí Hòa ở thế thủ hiểm không dán tấn công.
- Ngày 21/12/1873 khi nhân dân ta tạo nên chiến thắng Cầu Giấy lần 1 (giết chết Gác ni ê cùng nhiều binh lính) khiến Pháp vô cùng dao động, nhân dân ta phấn khởi thì giữa lúc đó nhà Nguyễn chỉ coi đó là điều kiện để thỏa thuận và chấp nhận kí với Pháp hòa ước Giáp Tuất ( 15/3/1874)
- Ngày 19/5/1883 nhân dân ta tiếp tục tạo nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai (giết chết Ri vi e) nhưng nhà Nguyễn vẫn chỉ coi đó là điều kiện để thương lượng, nhưng không được Pháp chấp nhận, thậm chí chúng còn nhân cơ hội đó mà tấn công vào kinh thành Huế.
* Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn
- Khi Pháp xâm lược nước ta nhà Nguyễn có chống Pháp nhưng không
Trang 5chống kiên quyết, khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, nhà Nguyễn cũng không cùng nhân dân chống Pháp mà luôn ảo tưởng thương lượng, từng bước thỏa hiệp kí các điều ước bán nước cho Pháp, cuối cùng đầu hàng Pháp hoàn toàn.
- Với thái độ không kiên quyết của triều đình nhà Nguyễn nên nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh truyền thống của dân tộc, nhà Nguyễn sợ dân hơn sợ giặc.
- Khi đánh Pháp nhà Nguyễn vừa đánh Pháp vừa thương lượng, không biết chớp thời cơ, mất lòng dân, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi của dân tộc
- Nhà Nguyễn đã bỏ qua cơ hội có thể giành được độc lập dân tộc, việc nhà Nguyễn để mất nước ta cuối thế kỉ XIX không tất yếu trở thành tất yếu lịch
- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
* Vị trí:
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).
+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.
- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.
- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.
* Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ chế ngự và thíchứng với chế độ nước của sông Hồng.
- Từ xa xưa, người Việt đã biết dẫn nước vào ruộng, hoặc tiêu nước, phân lũ
về mùa mưa; đồng thời cũng sớm phải tổ chức đắp đê, trị thuỷ để phát triển 0,5
Trang 6sản xuất và bảo vệ cuộc sống.
- Từ thế kỉ XI, dưới thời Lý đã cho đắp đê dọc theo hầu hết các con sông lớn.
- Tới thời Trần, triều đình đã cho gia cố cho các đoạn đê xung yếu, chuyên trách trông coi việc bồi đắp và bảo vệ hệ thống đê điều,
- Sang thế kỉ XV, nhà Lê bắt đầu tiến hành quai đê lấn biển để khai thác bãi bồi vùng cửa sông
- Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn rất quan tâm đến vấn đề đắp đê, tuy nhiên, triều đình đang lâm vào thế bối rối, cân nhắc lợi - hại của việc nên tiếp tục đắp đê hay bỏ đê.
* Chế độ nước của sông Cửu Long đơn giản và điều hòa vì:
+ Sông dài và diện tích lưu vực lớn, độ dốc lòng sông nhỏ Mạng lưới kênh rạch chằng chịt, hình dạng lưới sông hình lông chim,
+ Nước sông điều tiết từ từ theo phụ lưu Có sự điều tiết nước của Biển Hồ