1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề thi học sinh giỏi sử 8 thcs quảng bình

8 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử - Địa lý (Phần thi Lịch sử)
Trường học Trường THCS Quảng Bình
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Đề thi
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 30,74 KB

Nội dung

Ý nghĩa quốc tế: - Làm thay đổi thế giới – một chế độ mới, nhà nước mới ra đời trên 1/6 diện tích toàn cầu, làm các nước đế quốc hoảng sợ - Dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao độn

Trang 1

Trường THCS Quảng Bình

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử - Địa lý ( Phần thi Lịch sử)

Thời gian: 150 phút

A Lịch sử thế giới ( 6 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):Nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Giôn Rít

– nhà văn Mĩ, đã viết tác phẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới” Theo em, tại sao

cuốn sách lại có tên như vậ

Câu 2 (3,0 điểm): Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc?

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dạy cho em những bài học gì để có thể góp phần giữ gìn hoà bình thế giới? Suy nghĩ về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

B Lịch sử Việt Nam (12 điểm)

Câu 3 (3,0 điểm):Em có nhận xét gì về các phong trào vũ trang chống Pháp của nhân

dân ta cuối TK XIX ? Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân ta cuối TK X I X đều thất bại ?

Câu 4 (4,0điểm):Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời

trong hoàn cảnh nào? Nêu những nội dung chính của các đề nghị cải cách? Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó?

Câu5.(3,0đ) Lập bảng thống kê những sự kiện chính: Phản ánh quá trình xâm lược

Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của triều đình Huế và nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1867

C Chủ đề cchung (2 điểm)

Câu 6 (2,0điểm): Hãy xác định phạm vi, vị trí của vùng biển và hải đảo Việt Nam.

Câu 7: (2,0điểm): Trình bày quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế

ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long

Hết

Trang 2

Hướng dẫn chấm

Câu 1 a Ý nghĩa trong nước:

Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu

con người ở Nga

- Trước CM: Nước nga trải qua một thời kì chưa từng có – những

ngày đẫm máu : dưới ngọn cờ của Nga hoàng, hàng triệu công nhân

phải chiến đấu ngoài mặt trận vì bọn tư bản, hàng triệu người khác

đang rên xiết dưới gánh nặng của nạn đắt đỏ và toàn bộ tình trạng

kinh tế bị tàn phá Các tổ chức công nhân bị phá vỡ, tiếng nói của

công nhân bị bóp nghẹt Tâm hồn và thể xác người công nhân bị

cưỡng chế Tàn tích mạnh nhất để lại dấu ấn trên toàn bộ nền kinh tế

Nga là chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ

- CM tháng Mười thành công, nó đã giải phóng người lao động

khỏi chế độ xã hội cũ, giải phóng thân phận người lao động, họ trở

thành những người chủ của đất nước, nắm ngọn cờ lãnh đạo cách

mạng …

b Ý nghĩa quốc tế:

- Làm thay đổi thế giới – một chế độ mới, nhà nước mới ra đời

trên 1/6 diện tích toàn cầu, làm các nước đế quốc hoảng sợ

- Dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc

bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quí báu, đảm bảo

cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả

loài người…

0,5

0,5

1,0

0,5

0,5

Câu 2 - Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi

nghĩa, vì:

+ Lực lượng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đều

là các nước đế quốc (tập hợp trong hai khối quân sự là Liên minh

và Hiệp ước)

+ Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc là

0,5

Trang 3

nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa Bên cạnh đó,

các nước đế quốc còn muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong

trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải

phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng

nề cho nhân loại Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như

nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc là những người phải gánh

chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, thị trường và thuộc địa cho các nước đế quốc

thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn), nhân

dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ

chiến thắng

* Bài học góp phần giữ gìn hòa bình thế giới:

- Giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

- Cần có một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình an ninh thế giới

- Nhân loại phải đoàn kết để lên án, phản đối các hành động

sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế,

kiến tạo một nền hòa bình bền vững

* Suy nghĩ về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất

- Cuộc chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây

ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế

giới

- Nhưng nhân dân lao động lại là người gánh chịu mọi hi sinh, mất mát về người và của

- Chiến tranh gây biết bao đau thương cho nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh

0,5 0,25 0,25

0,5

1,0

Câu 3 - Các phong trào đó có đặc điểm chung là :

+ Thứ nhất, phong trào diễn ra trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn

đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp (0.5đ)

+ Thứ hai, lãnh đạo phong trào là các văn thân sĩ phu yêu nước

hưởng ứng phong trào Cần Vương hoặc là những nông dân yêu

nước như Đề Nắm, Đề Thám (0.5đ)

+ Thứ ba, lực lượng tham gia phong trào rất đông: sĩ phu,trí

thức,binh lính…nhất là nông dân (0.5đ)

+ Thứ tư, mục tiêu của phong trào là bảo vệ quê hương đất nước

hoặc giúp Vua đánh đuổi thực dân Pháp cứu nước (0.5đ)

2,0

Trang 4

+ Thứ năm, phong trào diễn ra sôi nổi ,quyết liệt, rộng khắp trong cả

nước và đấu tranh bằng vũ trang khởi nghĩa (0.5đ)

b Nguyên nhân thất bại của các phong trào

- Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ của phong kiến đã lỗi

thời,không thể tập hợp,đoàn kết nhân dân chống Pháp

- Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau

- Cách đánh giặc chủ yếu là thủ hữu, dựa vào địa thế hiểm trở của

thiên nhiên như khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy

- Thực dân Pháp lúc này mạnh cả về quân sô lẫn vũ khí, phương

tiện

1,0 0,25

0,25 0,25

0,25 Câu 4 a Hoàn cảnh :

- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng

chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả

nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội

trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam

rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng (0.5 đ)

- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát

từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có

thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một

số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề

nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn

hoá của nhà nước phong kiến (0.5 đ)

b Nội dung :

- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà

Lí (Nam Định) Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng

hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng (0.5

đ)

0,5

1,5

Trang 5

- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và

miền Trung để thông thương với bên ngoài (0.5 đ)

- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản

điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan

lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục (0.5 đ)

- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời

vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông

dân trí, bảo vệ đất nước (0.5 đ)

c Nhận xét :

- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam

cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ

hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng

của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình (0,5 đ)

- Hạn chế: Tuy nhiên, các đề nghị cải cách mang tính chất rời rạc, lẻ

tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được

hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân

dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến

(0.5 đ)

- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi

và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có

khả năng thực hiện Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ

thuộc địa nửa phong kiến (0,5 đ)

- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được

tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở

bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những

người Việt Nam hiểu biết Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời

2,0

Trang 6

phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX (0,5 đ)

Câu5.(3,0đ) Lập bảng thống kê những sự kiện chính: Phản ánh quá trình xâm lược

Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của triều đình Huế và nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1867

Thời gian Quá trình xâm lược của

thực dân Pháp

Cuộc đấu tranh của nhân dân

1-9-1858(0,25đ)

Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà mở đầu qt xâm lược

Việt Nam (0,25đ)

Triều đình phối hợp nhân dân chiến

đấu (0,25đ)

2-1859(0,25đ) Pháp đánh vào Gia Định

(0,25đ)

Triều đình chống trả yếu ớt.(0,25đ)

Nhân dân tự nổi dậy đấu tranh

(0,25đ)

1861 (0,25đ) Pháp chiếm GiaĐịnh,Định

Tường, Biên Hòa, Vĩnh

Long (1862) (0,25đ)

Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất

(0,25đ)

Nhân dân độc lập kháng chiến

(0,25đ)

Từ 20 đến

24-6-1867 (0,25đ)

Pháp chiếm ba tỉnh miền tây: Vĩnh Long,Hà Tiên, An

Giang (0,25đ)

Triều đình ngăn cản nhân dân

kháng chiến(0,25đ)

Nhân dân 6 tỉnh Nam Kì quyết tâm

chống Pháp (0,25đ)

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một

phần của Biển Đông

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước

của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt

Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp

lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền,

quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam

♦ Vị trí:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước:

Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a,

Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước

ta

Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông

0,25 0,5

0,25

Trang 7

bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây

nam (tỉnh Kiên Giang)

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà

Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển

Đông

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do

nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất

nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu

Á và các châu lục khác

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc

kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương

mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung

quanh

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 7 * Châu thổ sông Hồng

- Cách đây hàng nghìn năm, người Việt đã tiến hành khai khẩn và cải tạo

vùng châu thổ sông Hồng để sinh cơ lập nghiệp, thông qua các hoạt động

như: quai đê lấn biển, đào sông, kênh mương;xây dựng công trình thủy lợi,

cải tạo đất, xây nhà cửa,…

- Để chế ngự nước sông, người dân đồng bằng sông Hồng đã bỏ nhiều công

sức để đắp hàng nghìn ki-lô-mét đê điều (cả đê sông và đê biển), thay đổi

cơ cấu mùa vụ để hạn chế rủi ro do mùa lũ của sông mang lại

- Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa cạn, người dân ở đây đã xây

dựng nhiều công trình thuỷ nông, cung cấp nước tưới để phục vụ sản xuất

nông nghiệp.

* Châu thổ sông Cửu Long

- Từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, một bộ phận người Việt bắt đầu đến

cư trú, khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,

- Đến thế kỉ XVIII, hình thành nên những xóm làng trù phú, những cánh

đồng lúa rộng lớn, những vườn cây trái xanh tốt.

0,5

0,5

0,25 0,25 0,25

Trang 8

- Người dân còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao

thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, Nổi tiếng là các kênh: Vĩnh

Tế, Thoại Hà, Tháp Mười, Chợ Gạo,

- Trong những năm gần đây, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển

dâng, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành các giải pháp

như:

+ Xây các đập ngăn mặn xâm nhập vào thời kì mùa cạn.

+ Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.

0,25

Hết

Ngày đăng: 13/04/2024, 00:46

w