1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tốt nghiệp - quản trị kinh doanh - đề tài - Hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty TNHH chế tạo cột thépHuyndai - Đông Anh

137 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI- ĐÔNG ANH 5

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh 6

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 6

1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai-Đông Anh 7

1.2 Điều kiện địa lý,kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu 7

1.2.1 Điều kiện địa lý 7

1.2.2 Điều kiện về kinh tế 7

1.2.3 Điều kiện lao động-dân số 8

1.3 Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp 8

1.3.1 Sơ đồ công nghệ 8

1.3.2 Quá trình sản xuất sản phẩm 10

1.3.3 Đặc điểm công nghệ sản xuất 10

1.4 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp 11

1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 11

1.4.2 Tình hình sản xuất của doanh nghiệp 14

1.4.3 Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp 15

1.5 Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI - ĐÔNG ANH 21

2.1 Một số chỉ tiêu khái quát phản ánh kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh 22

2.1.1 Khái niệm và mục đích phân tích 22

2.1.2 Nhiệm vụ của phân tích 23

2.1.3 Các phương pháp phân tích 23

2.1.4 Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh 24

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ 28

2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng 28

2.2.2 Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ 36

2.3 Tình hình sử dụng tài sản cố định 39

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 39

2.3.2 Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất 42

Trang 2

2.3.3 Phân tích tình hình kết cấu và tăng giảm TSCĐ 43

2.3.4 Phân tích mức độ hao mòn của TSCĐ 45

2.4 Tình hình sử dụng lao động và tiền lương 48

2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng và cơ cấu lao động 48

2.4.2 Phân tích chất lượng và cơ cấu lao động 50

2.4.3 Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương 55

2.5 Tình hình quản lý chi phí sản xuất giá thành sản phẩm 59

2.5.1 Phân tích giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí và kết cấu giá thành 59

2.5.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành 63

2.6 Phân tích tình hình tài chính của Công ty 64

2.6.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty 64

2.6.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn của công ty cho sản xuất - kinh doanh 74

2.6.3 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty 77

2.6.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 87

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI- ĐÔNG ANH 88

3.1 Căn cứ chọn đề tài 89

3.1.1 Sự cần thiết lựa chọn đề tài 89

3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu 90

3.1.3 Cơ sở lý luận 90

3.2 Cơ sở thực tiễn về quy chế trả lương tại Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh 92

3.2.1 Quỹ tiền lương của Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh 92

3.2.2 Sử dụng tiền lương 93

3.2.3 Các chế độ tiền lương khác ( thưởng, trả lương cho một số trường hợp đặc biệt và quy định trả lương làm thêm giờ) 93

3.2.4 Quy định trả lương của Công ty 94

3.2.5 Quy chế trả lương 95

3.3 Hình thức trả lương đang áp dụng tại Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh 106

3.3.1 Hình thức trả lương của Công ty 106

3.3.2 Thực trạng về quy chế trả lương của Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh 108

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 134

KẾT LUẬN CHUNG 135

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nước Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, điều này đã mang lại cho chúng ta những cơ hội cũng như đặt ra những thách thức lớn đới với nền kinh tế của nước ta Đó là sự cạnh tranh quyết liệu về chủng loai, chất lượng sản phẩm, giá cả dịch vụ, Đây là các yếu tố rất quan trọng đới với sựu tồn tại và phát triển của cả doanh nghiệp trong việc duy trì, chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản xuất kinh doanh.

Đối với ngành Thép, đây là một ngành công nghiệp còn non trẻ ở nước ta nhưng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và xác định là một ngành công nghiệp quan trọng đóng vai trò thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt lao động dẫn đến tranh giành lao động trong nội bộ ngành đang ngày càng trầm trọng vì nguồn nhân lực của mạ thép Việt Nam vừa thiếu lại chịu sự cạnh tranh của các ngành công nghiệp khác đang phát triển rất mạnh mẽ Mà tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của doanh nghiệp, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến đây là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy khuyến khích họ tích cực làm việc nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì ổn định được nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình

Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh là một công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trong thờ kỳ hội nhập xác định đúng mức độ đóng góp của người lao động để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong quá trình trả lương là cần thiết Vì vậy việc xây dựng cơ chế trả lương cho người lao động nhằm đảm bảo trả lương đúng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp là rất quan trọng

Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh , được sự hướng dẫn của thầy giáo GVC.TS.Vũ Diệp Anh và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & QTKD và bằng sự nỗ lực của bản thân, em đã chọn và viết luận văn tốt nghiệp với chuyên đề:

“Hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty TNHH chế tạo cột thépHuyndai - Đông Anh ”

Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần:

Chương1: Tình hình chung và điều kiện sản xuất – kinh doanh của Công ty

TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh

Chương 2: Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHH chế

tạo cột thép Huyndai - Đông Anh

Chương 3: Hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty TNHH chế tạo cột

thép Huyndai - Đông Anh

Do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để tác giả có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.

Em xin đề nghị được bảo vệ luận văn tốt nghiệp này trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp khoa Kinh tế& QTKD -trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Trang 4

Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới:

Cán bộ công nhân viên Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty.

Các thầy, cô giáo trong bộ môn Kinh tế - Quản trị doanh nghiệp chung nói riêng cùng các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh nói chung đã tạo điều kiện cho em trong quá trình làm luận văn Và đặc biệt là Cô giáo GVC.TS.Vũ Diệp Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2015

Sinh viên

Đặng Thị Thanh Lam

Trang 5

CHƯƠNG 1:

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ TẠO CỘT

THÉP HUYNDAI- ĐÔNG ANH

Trang 6

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Chế tạo cột thépHuyndai- Đông Anh

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Tên công ty: Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh

Tên tiếng anh: Huyndai- Donganh Steel Tower Manufacturing Company

Tên viết tắt: HDDA

Địa chỉ: Tổ 23 Thị trấn Đông Anh , Hà Nội Điện thoại: 84-43-38 83 3 649/51

Fax: 84-43-38 83 36 48 Email: huyndaida@vnn.vn

Công ty chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh được thành lập ngày 23 tháng 03 năm 1996, theo Giấy phép đầu tư số: 1522/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp Là công ty liên doanh giữa Công ty TNHH Hyundai Công nghiệp nặng (Hyundai Heavy Industry Co., Ltd) với vốn góp 55%, Công ty chế tạo thiết bị điện Đông Anh với vốn góp 35% và Công ty TNHH Hyundai Thương mại (Hyundai Corporation Co., Ltd) với vốn góp 10%.

Công ty chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh chuyển đổi loại hình hoạt động thành công ty TNHH hai thành viên trở lên với tên gọi là Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh vào ngày 25 tháng 09 năm 2008, theo Giấy phép đầu tư số: 011043000458 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 05 năm 2008.

Công ty sửa đổi Giấy phép đầu tư do Công ty Hyundai Công nghiệp nặng chuyển giao 55% vốn sang cho Công ty cổ phần xây lắp điện 1 vào ngày 25 tháng

09 năm 2009, Do đó Công ty cổ phần xây lắp điện 1 góp 55% vốn, Tổng công ty

điện lực Miền Bắc góp 35% vốn (do công ty chế tạo thiết bị điện Đông Anh chuyển sang) và Công ty TNHH Hyundai Thương mại góp 10% vốn.

Tháng 10 năm 2012, Công ty sửa đổi Giấy phép đầu tư do Tổng công ty điện lực Miền Bắc chuyển giao 35% vốn góp sang cho Công ty cổ phần xây lắp điện 1 Hiện nay, Công ty cổ phần xây lắp điện 1 có 90% vốn góp, Công ty TNHH Hyundai Thương mại có 10% vốn góp.

Công ty có đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn giỏi, có đội ngũ công nhân có tay nghề và hệ thống dây chuyền sản xuất tiên tiến với quy mô

Tổng số nhân viên của Công ty là 322 người trong đó: - Ban giám đốc : 3 người.

- Kỹ sư cơ khí : 35 người - Kỹ sư điện : 15 người.

- Cán bộ kỹ thuật khác : 72 người.

- Nhân viên hành chính, văn phòng : 45 người - Công nhân khác : 152 người.

Công ty TNHH Chế Tạo Cột Thép Huyndai- Đông Anh đã và đang nỗ lực hết mình để trở thành nhà sản xuất cột thép hàng đầu Việt Nam Kế thừa công nghệ hiện đại cũng như uy tín mà Công ty TNHH Huyndai Công nghiệp nặng đã tạo dựng trong nhiều năm qua, sản phẩm do công ty sản xuất ra đã tạo được dấu ấn và chiếm lĩnh thị trường cột thép

Trang 7

1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai-Đông Anh

Căn cứ theo Giấy phép đầu tư số 011043000458 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 05 năm 2009, điều chỉnh lần thứ 2 ngày 14/2/2011) với các ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất các loại cột thép mạ kẽm nhúng nóng, kết cấu thép, phụ tùng, phụ kiện có liên quan.

- Nhận mạ dịch vụ kẽm, thép, sắt

- Mua bán thép, kẽm, và vật tư thiết bị kỹ thuật điện phục vụ sản xuất, chế tạo kết cấu thép.

- Mua bán vật tư, thiết bị kỹ thụât điện - Thiết kế hệ thống công trình xây dựng.

- Thiết kế cơ điện và các công trình dân dụng và công nghiệp.

- Thiết kế điện cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

1.2 Điều kiện địa lý,kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu1.2.1 Điều kiện địa lý

- Vị trí địa lý tự nhiên

Đông Anh là một Huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội Phía đông, đông bắc giáp huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh; phía nam giáp sông Hồng giáp với quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm; phía đông nam giáp Sông Đuống giáp giới quận Long Biên và huyện Gia Lâm, Hà Nội; phía tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội; phía bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội Huyện Đông Anh có diện tích: 18.230 ha (182,3 km²).

- Điều kiện khí hậu

Khí hậu Hà Nội là khí hâu nhiệt đới gió mùa Mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Nhờ vậy khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng Mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn Lượng bức xạ tổng cộng năm dưới 160kcal/cm2 và cân bằng bức xạ năm dưới 75kcal/cm2 Hàng năm chịu ảnh hưởng của 25-30 đợt khí tượng lạnh Nhiệt độ trung bình năm không dưới 230oC, song nhiệt độ trung bình tháng 01 dưới 180oC và biên độ nhiệt của năm trên 120oC.

Mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm Mùa lạnh ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 1 là có lượng mưa ít nhất Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1245 mm

- Giao thông kinh tế

Nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố Hà Nội phê duyệt,huyện Đông Anh là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, có 33,3 km đường sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội huyện (sông Thiếp – Ngũ Huyện khê) Có 33 km đường sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi Lào Cai; Hà Nội - Thái Nguyên và có đường QL3, quốc lộ Thăng Long - Nội Bài, QL 23.

1.2.2 Điều kiện về kinh tế

Trang 8

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy

nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiềntệ Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sáchthắt chặt để giảm áp lực tiền tệ Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng

mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu Năm 2014, kinh tế xã hội Việt Nam gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, ngành kinh tế Hà Nội duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước:

1 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,8% thể hiện ở giá trị tăng thêm của các ngành nông lâm nghiệp thủy sản, công nghiệp và dịch vụ…

2 Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 313.214 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm trước Trong đó vốn nhà nước trên địa bàn tăng 3,9%; vốn ngoài nhà nước tăng 14,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 18,4%

3 Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 12,5% 4 Kim ngạch xuất khẩu tăng 11,7% so với năm trước.

5 Về tài chính, tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 130.100 tỷ đồng, tăng 3,1% so với dự toán năm, trong đó thu nội địa là 112.200 tỷ đồng, tăng 1,8% so với dự toán năm.

1.2.3 Điều kiện lao động-dân số

Huyện Đông Anh hiện có dân số: 327.500 người (2008), mật độ dân số: 1.796 người/km² Do huyện nằm ở ngoài thành Hà Nội, có 2 khu công nghiệp lớn chính vì vậy người dân các tỉnh luôn đổ dồn về nới đây để sinh sống và làm việc Nơi đây cũng tập trung một lực lượng lao động dồi dào.

Công ty trách nhiệm hữu hạn chế tạo cột thép Đông Anh -Huyndai là một công ty nằm trên địa bàn Hà Nội nên khả năng tuyển dụng lao động rất dễ dàng trong công ty ngoài việc tuyển các kỹ sư có tay nghề công ty còn tuyển những lao động phổ thông để sản xuất các sản phẩm theo dây chuyền sản xuất

1.3 Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp1.3.1 Sơ đồ công nghệ

Trang 9

Kiểm tra

Lắp thử

Thử nghiệm

Máy đột cắt CNC cho loại thép góc cỡ trung bình

Máy đột cắt CNC cho loại thép góc cỡ lớn hơn

Máy cưa, đóng mã số và khoan CNC cho loại thép siêu lớn

Tẩy axitRửa nướcTrợ dungMáy kẽm nhúng nóngLàm nguội và crômat hóa

Sơn nếu có yêu cầu

Trang 10

Sơ đồ công nghệ cho ta thấy quy trình sản xuất từng loại cột thép theo yêu cầu của khách hàng Trong quá trình sản xuất từng khâu trong quy trình công nghệ được kiểm tra chặt chẽ và đầy đủ sau đó mới chuyển sang quy trình tiếp theo là quy trình mạ sản phẩm Dây chuyền công nghệ được giám sát một cách chặt chẽ và quy củ Hàng ngày sau mỗi ca làm việc đều có bộ phận giám sát đến kiểm tra nhằm phát hiện ra các vấn đề hay lỗi kĩ thuật cần khắc phục,đảm bảo chất lượng sản xuất Để theo dõi kết quả sản xuất được tốt công ty đã tổ chức và duy trì một hệ thống báo cáo hàng ngày kết quả sản xuất theo máy, tổ dây chuyền.

1.3.2 Quá trình sản xuất sản phẩm

Quá trình sản xuất tại Công ty Huyndai- Đông Anh gồm bốn công đoạn:  Công đoạn chế tạo : là công đoạn đầu tiên để hình thành nên sản phẩm,

công đoạn này được thực hiện qua bốn dây chuyền để có thể tạo nên sản phẩm + Dây chuyền I: có nhiệm vụ gia công thép góc, thép hình bằng phương pháp thủ công.

+ Dây chuyền II: chế tạo tự động trên máy CNC

+ Dây chuyền III: Chế tạo mã sử dụng hai phương pháp thủ công hoặc tự động.

+ Dây chuyền IV: Thực hiện các nguyên công cuối cùng để hoàn chỉnh sản phẩm: cắt góc, cắt gáy, uốn, nắn.

Công đoạn mạ: Sau khi hoàn chỉnh sản phẩm thì chuyển sang gia đoạn kế

tiếp để hoàn thành thành phẩm Công đoạn này chủ yếu sử dụng các hóa chất như: axit, kẽm nóng, cromic….để tẩy, mạ, thụ động hóa… và cuối cùng là sơn thành phẩm.

Công đoạn đóng gói: Công đoạn này chủ yếu sử dụng thủ công là chính để

có thế phân loại, đóng gói và kiểm tra sản phẩm.

Công đoạn giao hàng: là công đoạn cuối cùng công ty sẽ giao hàng đến tận

chân công trình hoặc là tại kho theo yêu cầu của khách hàng.

1.3.3 Đặc điểm công nghệ sản xuất

a Đặc điểm về phương pháp sản xuất:

Theo dây chuyền từ chế tạo các chi tiết của cột, sau đó sang mạ kẽm nóng , đóng gói giao hàng

b Đặc điểm về trang thiết bị:

Hầu hết các trang thiết bị của công ty đều được nhập khẩu (từ Pháp, Nhật và Hàn Quốc) từ hồi thành lập Công ty nên nhìn chung các trang thiết bị đều đã cũ Hai năm gần đây Công ty bắt đầu bỏ vốn đầu tư vào 1 số tài sản lớn để phục vụ sản xuất, và mở rộng thêm 1 dây chuyền sản xuất sản phẩm cột đơn thân nhằm theo nhu cầu mới trên thị trường.

c Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, về thông gió, ánh sáng:

Nhà xưởng được xây dựng thông thoáng các xưởng được xây dựng riêng biệt,

đủ ánh sáng và có hệ thống hút độc, hệ thống nước uống sạch có khử trùng, hệ thống PCCC bố trí hợp lý.

d Đặc điểm về an toàn lao động:

Hàng năm công ty đều tổ chức học an toàn lao động và kiểm tra kết quả học.

Công ty cũng thực hiện đủ công tác bảo hộ lao động đến từng bộ phận, từng người lao động.

Ta có bảng thống kê các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất:

Trang 11

BẢNG 1-1: BẢNG LIỆT KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT

2 Máy cắt đột liên hợp 5224

6 Máy cắt đột liên hợp điều

1.4 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Trang 12

Ban kinh doanh

Ban đảm bảo chất lượng

Trang 13

Công ty TNHH Chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến Đứng đầu là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc hành chính, hệ thống phòng ban chức năng và các phân xưởng chính, giữa các phòng ban, phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Tổng giám đốc: là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm vềmặt pháp lý của Công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty.

Phó tổng giám đốc: tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành trong

hoạt động sản xuất kinh doanh Là người giam sát, chỉ đạo chuyên ngành và hoạch định chuyên ngành.

Giám đốc hành chính: là người trực tiếp tham mưu cho Tổng giám

đốc và Phó Tổng giám đốc về lĩnh vực hành chính đảm bảo cho các hoạt động hành chính ở Công ty diễn ra thông suốt.

Ban kinh doanh: là đầu mối giao dịch, đảm bảo với khách hàng về giao

nhận sản phẩm, tiến độ thực hiện kế hoạch giao hàng, theo dõi thanh toán

+ Phòng bán hàng: giao dịch và chuẩn bị cho việc đấu thầu: làm hồ sơ đấu

thầu, tìm hợp đồng kinh tế, thực hiện ký kết hợp đồng và quản lý các hợp đồng sao cho thực hiện đúng theo yêu cầu của khách hàng.

+ Phòng quản lý dự án: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo

tháng, quý, năm, lập kế hoạch gia hàng Theo dõi sản xuất, kế hoạch giao hàng và tình hình giao hàng cho mỗi dự án tại Công ty và các nhà thầu phụ

+ Phòng kế hoạch sản xuất: là phòng có chức năng tham mưu cho ban lãnh

đạo Công ty, tham mưu những kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm hiểu khai thác thị trường, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh tại Công ty.

Ban hành chính : Nghiên cứu, tham mưu cho Tổng giám đốc và giám đốc về

vấn đề về hành chính của Công ty sao cho phù hợp với các chính sách kinh doanh, chuẩn bị thủ tục, giấy tờ, các quy chế trong lao động và quy chế chung trong Công ty Ban hành chính được chia làm 4 bộ phận sau:

+ Phòng kế toán: Có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết cho ban giám

đốc về tình hình tài chính hiện tại của Công ty, tập hợp chi phí, xác định giá thành của thành phẩm và tính hiệu quả kinh doanh của Công ty,…

+ Phòng quản lý vật tư: Quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu, lập kế hoạch,

dự báo tình hình biến động nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất, tìm nguồn mua,

cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và lập hóa đơn bán hàng

+ Phòng mua hàng và vận chuyển: Có vai trò quan trọng và chịu trách

nhiệm chính đối với tiến độ sản xuất kinh doanh của Công ty Có nhiệm vụ xem xét nhu cầu, đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp, lập báo cáo…

+ Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho giám đốc về việc bố trí, xắp

xếp nhân sự hợp lý theo trình độ, khả năng của mỗi lao động Giải quyết các chế độ chính sách cho các cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động, theo dõi ngày công, tính lương…

Ban đảm bảo chất lượng : Chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra các sản phẩm

tại Công ty và các nhà thầu phụ Quản lý và hướng dẫn công tác ISO tại công ty Ban đảm bảo chất lượng được chia làm 2 phòng chính có nhiệm vụ như sau:

Trang 14

+ Phòng kiểm tra chất lượng: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản

phẩm, kiểm tra các nguồn nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm và các nguồn phụ trợ

+ Phòng đảm bảo chất lượng: Thực hiện đúng và đủ các công tác đánh giá

chất lượng, kiểm soát, cập nhập đúng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng theo quy định

Ban sản xuất : Là đầu mối chỉ đạo tình hình sản xuất tại Công ty Sản phẩm

của công ty được hoàn thành và thực hiện qua Ban sản xuất theo các quy trình, công nghệ Ban sản xuất được chia làm 3 phòng ban chính:

+ Xưởng mạ- đóng gói: Là xưởng chủ lực tại Công ty công việc chính của

xưởng là chế tạo, mạ kẽm nóng với công suất 70 tấn/ngày Sau khi sản phẩm đã qua chế tạo xong thì xưởng đóng gói sẽ căn cứ vào các yêu cầu chi tiết công đoạn đóng gói của từng đơn hàng để đóng gói theo từng hợp đồng Đóng gói xong thì phân xưởng đóng gói còn nhiệm vụ giao hàng.

+ Phòng quản lý sản xuất: Có chức năng theo dõi, quản lý tiến trình sản

xuất có theo đúng tiến độ kế hoạch không, lập kế hoạch sản xuất và quản lý khả năng sản xuất tại Công ty.

+ Xưởng chế tạo: Công việc chính của xưởng là khoan, cắt, chế tạo tấm

thép, tấm góc… theo bản vẽ với khối lượng công việc 60 tấn/1 ngày Sản phẩm qua xưởng chế tạo thì được tính là 73% sản phẩm hoàn thành.

Ban thiết kế kỹ thuật : Chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật của sản phẩm.

Ban kỹ thuật chia làm 2 phòng ban có chức nảng nhiệm vụ sau:

+ Phòng thiết kế: Thực hiện lập quy trình thiết kế, chế tạo các cột thép phức

tạp

+ Phòng kỹ thuật: Kiểm tra về mặt kỹ thuật, lắp đặt, chạy thử của sản phẩm.

Ngoài ra thì còn 1 số phòng ban khác phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh tại công ty như:

+ Tổ dây chuyền ngoài: Phục vụ chính cho xưởng chế tạo khi sản xuất cột

thép cần huy động thêm dây chuyền sản xuất với số lượng lớn.

+ Tổ lắp cột: Kiểm tra xem chất lượng cột có chính xác so với yêu cầu của

khách hay không, các chi tiết có khớp theo bản thiết kế hay không.

+ Tổ tấm mã: Phục vụ chủ yếu cho xưởng chế tạo.+ Tổ CNC, Xưởng cơ điện….

+ Lái xe, Bảo vệ, Phục vụ, Nhà ăn: Phục vụ cho các nhu cầu khác của cán

bộ công nhân viên tại Công ty.

1.4.2 Tình hình sản xuất của doanh nghiệp

a Quy trình tổ chức sản xuất tại công ty TNHH Chế tạo cột thép Huyndai- ĐôngAnh

Do đặc thù công việc của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh là chuyên sản xuất cột thép nên sản phẩm của Công ty chủ yếu là sắt thép được chế biến từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm Thành phẩm chính là sản phẩm được sản xuất ra theo đơn đặt hàng của khách hàng

Để làm ra một thành phẩm, phải trải qua các công đoạn sau:

Đóng mã số: Đặc thù của cột thép là do nhiều chi tiết thành phẩm ghép lại

tạo thành nên mỗi sản phẩm, mỗi chi tiết đều có tên riêng để gọi Công nghệ đóng mã số chính là để phục vụ cho việc gọi tên các chi tiết đó.

Trang 15

Cưa, khoan: Thường được áp dụng cho công đoạn chế tạo các chi tiết thép

kết cấu lớn, đòi hỏi độ chính xác cao

Đột, dập, gia công lỗ: Thường được áp dụng cho công đoạn chế tạo các

chi tiết thép có kết cấu nhỏ Đây là công đoạn đòi hỏi độ chính xác cao về kỹ thuật

Cắt, uốn, hàn: Đây là công đoạn hoàn chỉnh một sản phẩm dở dang được sử

dụng trên các máy thủ công

Mạ: Công nghệ mạ đòi hỏi người công nhân phải tuân thủ theo một trình tự

nghiêm ngặt.

Quy trình mạ được quản lý rất nghiêm ngặt: Qui trình mạ được bắt đầu từ khâu ngâm tẩy để làm sạch sản phẩm là sắt thép bằng cách ngâm vào axít Sau đó được đưa qua bể trợ dung rồi được đưa sang bể mạ Tuỳ theo từng kết cấu, chất lượng của từng loại thép mà mạ với thời gian và nhiệt độ qui định Sản phẩm khi mạ xong được đưa qua bể làm lạnh và cuối cùng được làm sạch thành sản phẩm mạ hoàn chỉnh.

b Hình thức tổ chức, bố trí các phân xưởng tại Công ty TNHH Chế tạo cột thépHuyndai- Đông Anh

Dựa trên cơ sở của dây chuyền công nghệ sản xuất và các trang thiết bị của phân xưởng, dựa vào cơ cấu sản xuất sản phẩm của Công ty Tổ chức sản xuất được chia thành bốn đội sản xuất chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban sản xuất Công ty

Đội chế tạo sản xuất: Chịu trách nhiệm chế tạo ra sản phẩm từ khâu gia

công đến khâu hoàn chỉnh sản phẩm cung cấp cho xưởng mạ

Đội mạ: Chức năng và nhiệm vụ chính của đội mạ là mạ những sản phẩm

còn

dở dang thành sản phẩm mạ kẽm hoàn chỉnh từ đội chế tạo cung cấp

Đội đóng gói: Chịu trách nhiệm sắp xếp, gói buộc theo đơn đặt hàng của

khách và giao hàng cho khách Cả ba đội trên đều thuộc xưởng chế tạo Đây là khâu sản xuất chính của Công ty

Đội phụ trợ và phục vụ sản xuất: Bao gồm nhiều bộ phận có chức năng và

nhiệm vụ sau:

- Sửa chữa và bảo dưỡng, đồng thời cung cấp các thiết bị phục vụ cho các xưởng sản xuất (Bộ phận cơ điện)

- Chế tạo các dụng cụ đồ gá, giá đỡ phục vụ cho sản xuất (Bộ phận phụ trợ)

- Phục vụ việc chuyên chở nguyên vật liệu từ kho đến nơi sản xuất và giao hàng cho khách (Bộ phận xe nâng)

Với các chức năng nhiệm vụ khác nhau, các đội sản xuất có mối liên hệ mật thiết với nhau, cung cấp thông tin cho nhau, hỗ trợ nhau cùng đạt được hiệu quả cao nhất.

1.4.3 Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp

a Cơ cấu và chất lượng lao động

- Cơ cấu lao động theo trình độ.

Bảng 1.4 -1: Bảng cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ học vấn năm 2014

Trang 16

Dựa vào bảng Năm 2014, Công ty TNHH Chế tạo Cột thép Huyndai- Đông Anh có tổng số cán bộ công nhân viên là 322 người Trong số 48 cán bộ công nhân viên, số công nhân sản xuất là 274 người Trong đó có 10 người có trình độ trên đại học (chiếm 3,11%) và có 220 người người đã tốt nghiệp đại học - cao đẳng (chiếm 68,32%) còn lại là trình độ trung cấp và sơ cấp, đây là một kết quả khả quan so với nhiều năm trước

Bảng 1.4-2: Bảng cơ cấu chất lượng lao động của công nhân sản xuất năm 2014

Công nhân kỹ thuật chiếm 44,53% trên tổng sô công nhân sản xuất, tiếp sau đó là lao động phổ thông và loa động gián tiếp, phụ trợ Bậc thợ chủ yếu của công nhân kỹ thuật là các lao động có bậc thợ là 5, điều này chứng tỏ công nhân kỹ thuật có tay nghề chiếm tỷ trọng khá cao trong số công nhân sản xuất.

Đội ngũ lao động gián tiếp được tuyển chọn theo tiêu chuẩn căn cứ vào từng công việc để bố trí từng người Đây là điều luôn được Công ty quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy điều hành về chất lượng lao động ở từng bộ phận Công ty đã cân đối và phân phối thu nhập cho phù hợp với công việc đảm bảo tính công bằng hợp l ý

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi.

Bảng 1.4-3: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty năm 2014

Trang 17

Trong năm 2014, số lượng lao động ở độ tuổi 20-30 chiếm tỷ trọng là 6,21% trong tổng số lao động của Công ty Số lao động này tuy còn thiếu kinh nghiệm nhưng họ có sức khỏe và ham học hỏi, ý thức phấn đấu vươn lên trong công việc là tiền đề cho sự phát triển của Công ty trong tương lai Số lượng lao động ở độ tuổi 30- 40 tuổi chiếm 69,88% và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động trong Công ty Đây là số lao động vừa có sức khỏe vừa có kinh nghiệm trong công việc Đây là bộ phận nòng cốt chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của Công ty Tiếp là đến số lượng lao động ở độ tuổi từ 40-50 tuổi, đây chủ yếu là cán cán bộ nhân viên giữ vai trò lớn trong Công ty và có tay nghề cao, còn lại là số lượng lao động ở độ tuổi 50-60 tuổi chủ yếu là của bộ phận gián tiếp.

Thu nhập của người lao động bình quân năm 2014 đạt 7.567.000 đồng/người-tháng Đây là mức thu nhập khá, giúp đảm bảo cho người lao động có một cuộc sống ổn định.

b Điều kiện làm việc và tổ chức đời sống tinh thần cho người lao động.- Thời gian làm việc và nghỉ của lao động trong Công ty:

+Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày; 6 ngày/tuần, nghỉ trưa 1h Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất kinh doanh thì nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty có những qu y định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của Nhà nước và đãi ngộ thoả đáng cho người lao động.

+ Nghỉ phép, nghỉ lễ, tết : Cán bộ công nhân viên được nghỉ lễ và tết trong 8 ngày theo quy định của bộ luật lao động Cán bộ, công nhân viên có thời gian làm việc tại công ty từ 12 năm trở lên được nghỉ phép 12 ngày mỗi năm Cán bộ, công nhân viên làm việc tại công ty chưa đủ 12 tháng th́ì số ngày được nghỉ phép trong năm được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc.

+ Nghỉ ốm, thai sản : Cán bộ, công nhân viên công ty được nghỉ ốm 03 ngày ( không liên tục ) trong năm và được hưởng nguyên lương Trong thời gian nghỉ thai sản ngoài thời gian nghỉ 04 tháng với chế độ bảo hiểm theo đúng quy định còn được hưởng thêm 4 tháng lương cơ bản do bảo hiểm xă hội chi trả.

- Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, nhà ăn sạch

sẽ, thoáng mát Đối với lực lượng lao động trực tiếp, Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, các nguyên tắc antoàn lao động được tuân thủ nghiêm ngặt

1.5 Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai

1 Mục tiêu:

Tiếp tục duy trì các mục tiêu phát triển theo định hướng của Lãnh dạo Công ty tuy nhiên có xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, trong đó có

Trang 18

định hướng xây dựng và phát triển Công ty trở thành một đơn vị sản xuất chuyên ngành mạnh, có khả năng thi công trọn gói các công trình lớn Đồng thời đáp ứng mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và sự phát triển ổn định, bền vững cho Công ty.

2 Chiến lược phát triển chung hạn và dài hạn:

Về sản xuất kinh doanh:

+ Tiếp tục duy trì, ổn định và đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực sản xuất truyền thống về chế tạo cột thép, chủ động tiếp cận các dự án công nghiệp đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chủ đầu tư có khả năng tài chính tốt; quản lý tốt lĩnh vực này, xây dựng biện pháp thi công tối ưu, mang lại việc làm và hiệu quả kinh tế.

+ Tập trung các nguồn lực thực hiện hoàn thành các công trình, dự án đang thi công đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, an toàn và mỹ quan chung.

+ Đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.

+ Tăng cường và mở rộng hợp tác với các đối tác, nhà đầu tư, các đơn vị có tiềm lực trong và ngoài nước… để tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh.

+ Chủ động về vốn, tích cực tìm kiếm thị trường, phát huy mọi nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, hạch toán chi phí tiết kiệm, tạo nhiều việc làm cho công nhân lao động, nâng cao thu nhập và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tham gia thực hiện tốt các chính sách xã hội

Về quản lý:

+ Tiếp tục duy trì và phát huy tính hệ thống, triển khai toàn diện qui chế phối hợp chung trên tất cả các lĩnh vực để tăng sức mạnh nội lực, hỗ trợ cùng phát triển;

+ Xây dựng một cơ chế lãnh đạo, quản lý mới một cách hệ thống, bài bản, tiếp thu các tri thức kinh doanh hiện đại; Nâng cao năng lực quản trị đạt tầm chuyên nghiệp.

+ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng chính sách thu hút, đào tạo, sử dụng một cách hiệu quả.

Về tài chính:

Trang 19

+ Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định + Tích cực tìm nguồn vốn với chi phí thấp.

Về công tác đời sống của cán bộ công nhân viên:

+ Đảm bảo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo mức thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên phù hợp với mặt bằng thu nhập của khu vực và ngành nghề.

+ Xây dựng đơn giá tiền lương và định mức khoán đảm bảo sự công bằng xã hội và kích thích sản xuất phát triển.

+ Chăm lo sức khoẻ cho người lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, mua BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nhiệp, bảo hiểm tai nan cho cán bộ công nhân viên.

+ Đẩy mạnh phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tránh bỏ các tệ nạn xã hội, tích cực tham gia các phong trào của địa phương có hiệu quả.

Trang 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty TNHH Chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh không ngừng phát triển lớn mạnh và trở thành một doanh nghiệp hạch toán độc lập, đứng vững trong nền kinh tế thị trường, góp phần tích cực vào việc phát triển nền kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động Trong những năm qua, thị phần tiêu thụ của Công ty ngày càng mở rộng Để đạt được những thành tích ấy, Công ty đã có những điều kiện thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi.

- Công ty có nhiều lợi thế trong việc tham gia hợp tác sản xuất thép trong nước

và với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty chế tạo cột thép Huyndai-Đông Anh hiện nay là một trong những doanh nghiệp đứng đầu khu vực trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm thép có

- Công ty đã trang bị thêm một số máy móc thiết bị mới (thiết bị vận tải và sửa

chữa) có năng suất cao góp phần tăng sản lượng sản xuất máy móc thiết bị.

- Công ty có vị trí thuận lợi cho giao thông cả vận tải cả về đường bộ lẫn

đường thuỷ, tạo điều kiện cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Khó khăn.

- Nền kinh tế đang dần hồi phục và vai trò của ngành công nghiệp nặng càng có vị trí lớn, chính vì vậy đòi hỏi công ty phải thúc đẩy chiến lược kinh doanh và chất lượng sản phẩm cao hơn trước những thách thức lớn.

- Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế , hội nhập với khu vực và quốc tế làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Giá cả nguyên vật liệu đầu vào sản xuất tăng cao do sự phục thuộc vào tình hình biến động của thế giới, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và giá thành sản phẩm tăng cao hơn gây khó khăn cho người sử dụng.

Nhìn chung, những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng, tác động đáng kể đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014 của Công ty TNHH Chế tạo Cột thép Huyndai- Đông Anh

Trang 21

CHƯƠNG 2:

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANHCỦA CÔNG TY TNHH CHẾ TẠO CỘT THÉP

HUYNDAI - ĐÔNG ANH

Trang 22

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổ chức và toàn bộ công tác tổ chức và quản lí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, trong quá trình phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường dứoi sự quản lí vĩ mô của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chính vì thế đòi hỏi các hoạt động sản xuấ kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa như quy luật cung cầu, giá trị, cạnh tranh Đồng thời, các hoạt động này còn chịu tác động của các nhân tố bên trong, đó là tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất tiêu thụ, khuyến mại… và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như sự thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ…

Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng, không tự sản xuất được hoặc không đủ điều kiện để sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu tiêu dùng, hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh.

Phân tích kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh dựa trên nội dung các chỉ tiêu:

Tổng sản lượng: khối lượng công việc đã thực hiện trong kì báo cáo.

Sản lượng hàng hóa: khối lượng thành phẩm được sản xuất ra trong kỳ báo cáo Sản phẩm dở dang: khối lượng công việc chưa hoàn thiện trong kì.

Sản phẩm thực hiện: khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì báo cáo.

Phân tích quy mô của kết quả sản xuất: So sánh kì thực hiện với kì kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch.

So sánh năm trước với năm nay để đánh giá xu hướng biến động thực tế.

Để đánh giá chính xác và có khoa học về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần xây dựng các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chi tiết Các chỉ tiêu này đã phản ánh được sức sản xuất, sức sinh lợi cũng như sức hao phí của từng yếu tố, từng loại vốn.

2.1 Một số chỉ tiêu khái quát phản ánh kết quản hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh

2.1.1 Khái niệm và mục đích phân tích

Trong nền kinh tế thị trường như nước ta hiện nay để doanh nghiệp tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi Muốn vậy doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD), định kỳ theo tháng, quý, năm Để có thể đánh giá đúng mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp có những biện pháp hữu hiệu và đưa ra những biện pháp hữu hiệu và đưa ra được những quyết định tối ưu để quản lý việc sản xuất kinh doanh của mình.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh bằng những phương pháp chuyên dùng để đánh giá thực trạng của quá trình sản xuất kinh doanh, tìm ra nguyên nhân những ưu nhược điểm, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích làm cho doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh đó là các chỉ tiêu của một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp được mở rộng hay thu hẹp quy mô đều được đánh giá qua các chỉ tiêu của

Trang 23

kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh hoặc có thể là kết quả tổng hợp của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhằm mục đích đánh giá xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu cũng như phát hiện ra những khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, phân tích kinh tế được sử dụng để nhận thức các hiện tượng và kết quả hoạt động kinh tế nhăm xác định hệ số cấu thành và phát triển của chúng Phân tích kinh tế là một công cụ quan trọng để phát hiện tình hình, thực trạng của sản xuất Đưa việc phân tích vào để doanh nghiệp tìm ra khâu nào, bộ phận nào, vào thời điểm nào chưa đạt hiệu quả tối ưu hay còn những mặt hạn chế chưa được khắc phục Ngoài ra, nguyên nhân nào ảnh hưởng đến nó từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, thích hợp cho đà phát triển, phát huy được những nhân tố tích cực, khai thác được những thế mạnh, khả năng sẵn có để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả.

2.1.2 Nhiệm vụ của phân tích

Thu thập các thông tin số liệu đã và đang diễn ra chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ bộ phận thống kê, kế toán, các phòng ban nghiệp vụ, tiến hành tổng hợp để xem xét tình trạng tốt hay xấu.

Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch thông qua từng chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến tình hình hoàn thành kế hoạch và từng chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đánh giá mức độ tận dụng các nguồn tiềm năng của sản xuất như: vốn, lao động, tài nguyên đồng thời phát hiện những tiềm năng còn chưa được phát huy và khả năng tận dụng chúng thông qua các biện pháp tổ chức kỹ thuật trong sản xuất.

Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tinh hình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến các cấp lãnh đạo và các bộ phận quản lý của Công ty, diều đó giúp các nhà quản lý các định phương hướng chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn.

Như vậy nhiệm vụ của phân tích là nhằm xem xét dự báo, dự đoán mức độ có thể đạt được trong tương lai rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

2.1.3 Các phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Vì vậy, để tiến hành so sánh giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định số kỳ gốc, xác định điều kiện so sánh, xác định mục tiêu so sánh.

Các trị số chỉ tiêu kỳ trước hoặc năm trước gọi là trị số kỳ gốc, xác định điều kiện so sánh, xác định mục tiêu so sánh.

Trong so sánh chúng ta có các phương pháp so sánh: so sánh tuyệt đối, tương đối và bình quân: So sánh số thực tế với số kế hoạch để biết được trình độ hoàn thành kế hoạch So sánh thực tế với định mức giúp chúng ta nhận ra được các tiềm năng chưa được sử dụng hết So sánh thực tế với chỉ tiêu kỳ trước giúp chúng ta tìm

Trang 24

nguyên nhân của biến cố đồng thời xác định quy luật phát triển của các hiện tượng kinh tế.

2.1.4 Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh

Năm 2014, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất cơ khí lại càng khó khăn hơn Tình hình chính trị trong khu vực còn nhiều bất ổn làm ảnh hưởng đến tình hinh kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức thấp và được kiểm soát tốt hơn Lĩnh vực sản xuất cột thép gặp nhiều khó khăn về thị trường trong nước do sự cạnh tranh gay gắt về giá giữa các nhà thầu trong nước với nhau và đặc biệt là cạnh tranh với các nhà thầu Trung Quốc Thị trường xuất khẩu mặc dù có nhiều tín hiệu tốt song các dự án triển khai trong năm 2014 chưa được nhiều Công ty đã bám sát thị trường, có nhiều giải pháp đảm bảo việc làm, đảm bảo cân đối nguồn lực và các chỉ tiêu.

Trang 25

Bảng 2-1:Một số chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh năm 2014.

Trang 27

Nhận xét:

Như vậy, nhìn vào bảng kết quả sản lượng sản xuất sản phẩm cột lưới, cột ống và mạ dịch vụ của công ty có nhiều biến động, lượng sản xuất của cả 3 sản phẩm đều giảm sút nghiêm trọng Từ 22 015 tấn sản xuất ra của năm 2013 xuống còn 18090 tấn trong năm của năm 2014, tức là giảm 27,83% (tương ứng với 3925 tấn) Trong đó, mạ dịch vụ giảm 31,86% (tương ứng với giảm 405 tấn) so với năm 2013; cột ống giảm 61,57% ( tương ứng với 2051 tấn) so với năm 2013; cột lưới giảm 10,09% (tương ứng với 1919 tấn) so với năm 2013 Tuy nhiên, sản lượng của các sản phẩm cũng đã vượt mức so với kế hoạch đã đặt ra của năm 2014 nhưng

không đáng kể Đó là do nhu cầu thép cả nước năm 2014 không tăng đột biến, nên

công suất sản xuất thép vẫn dư thừa, cạnh tranh giữa các công ty trong nước vẫn

diễn ra mãnh liệt Những khó khăn trên, cộng với chi phí đầu vào cao làm cho thép

do Việt Nam sản xuất giá cao và chất lượng thấp, khó cạnh tranh được với thép nước ngoài nhập khẩu Vì vậy Công ty buộc phải giảm lượng sản xuất sản phẩm so với năm 2013.

- Giá trị tổng sản lượng của năm 2014 là 529.955 tỷ đồng, giảm xuống còn tương ứng 66,62 % so với năm 2013 là 795.443 tỷ đồng ( tương ứng với giảm 265.488 tỷ đồng), tăng 5,3% (tương ứng với 26.683 tỷ đồng) so với kế hoạch đã đặt ra Giá trị tổng sản lượng giảm đi so với năm 2014 là do việc cắt giảm sản xuất sản phẩm dẫn đến việc sản phản sản xuất ra giảm đi khá nhiều so với năm 2013.

- Tổng doanh thu của năm 2014 là 475.001.134.795 đồng, giảm xuống tương ứng 68,11% so với năm 2013 là 697.417.355.849 đồng ( tương ứng với giảm -222.416.221.054 đồng), tăng so với kế hoạch đặt ra 7,36% ( tương ứng với 32.564.022.663 đồng) Do ảnh hưởng của việc giảm lượng sản phẩm sản xuất ra, lượng tiêu thụ giảm nên việc doanh thu kiếm về bị ảnh hưởng là rất lớn và việc chi phí đầu vào cao làm cho doanh thu của năm 2014 giảm 31,89% so với năm 2013 - Tổng số vốn chủ sở hữu của năm 2014 là 87.647.732.148 đồng, giảm xuống tương ứng 94,36 % ( tức là giảm đi 5,64% ứng với 5.235.739.198 đồng) so với năm 2013 là 92.883.471.346 đồng và tăng lên 0,12% ứng với 108.157.457 đồng so với kế hoạch Vốn chủ sở hữu giảm là do năm 2014 Công ty phải chi trả khoản nợ dài hạn là 29.373.583.619 đồng.

- Tổng số tài sản của Công ty năm 2014 là 19.335.749.686 đồng, giảm xuống tương ứng còn 79,09% so với năm 2013 là 24.446.867.083 đồng (tương ứng với giảm 511.1117.397 đồng) Trong đó tài sản dài hạn giảm từ 24.358.099.869 đồng của năm 2013 xuống còn 19.277.349.686 đồng so với năm 2014 (tương ứng với giảm 20,86%, ứng với 5.080.750.183 đồng) và tăng lên so với kế hoạch 1,09%, ứng với 207.331.563 đồng; Tài sản ngắn hạn cũng giảm từ 88.767.214 đồng của năm 2013 xuống còn 58.400.000 đồng của năm 2014 (tức là giảm 34,21% ứng với 30.367.214 đồng) và tăng lên so với kế hoạch 0,17%, ứng với 100.000 đồng

- Tổng số lao động trong Công ty hiện nay là 322 người tăng 2 người so với năm 2014, tương ứng với tăng 0,63% so với năm 2013 Do doanh thu giảm nên thu nhập bình quân của công nhân năm 2014 cũng giảm, từ 7,636 triệu đồng xuống còn 7,567 triệu đồng ( tức là giảm 0,9 % ứng với 0,69 triệu đồng) so với năm 2013 và cũng giảm 0.42 % ứng với 36.000 đồng so với kế hoạch.

- Hàng tồn kho giảm từ 142.321.477.571 đồng năm 2014 xuống còn 61.783.766.721 đồng năm 2014 (tức là còn tương ứng 43,41%) Hàng tồn kho giảm

Trang 28

là xu hướng tốt do doanh nghiệp bán được hàng, không phải dự trữ hàng tồn kho, vì vậy mà giảm ứ đọng vốn cho doanh nghiệp, không mất thêm chi phi bảo quản, cất giữ hay quản lý hàng tồn kho Tuy nhiên việc giảm hàng tồn kho cũng có thể do tình trạng khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào.

- Lợi nhuận sau thuế của năm 2014 là 19.831.367.329 đồng, giảm 36,6%, ứng với 11.446.054.361 so với năm 2013 là 31.277.421.690 đồng, tăng 7,71% tức là 1.419.146.782 đồng so với kế hoạch.

Qua phân tích các chỉ tiêu ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh năm 2014 giảm sút rất nhiều so với năm 2013 Các chỉ tiêu đều giảm đi so với năm 2013 và tăng không đáng kể so với kế hoạch đã đặt ra Do sự khó khăn trong nền kinh tế thị trường về việc tìm đầu ra của sản phầm vì phải tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có vốn đề tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó công ty còn gặp khó khăn khi giá nguyên liệu đầu vào tăng lên , làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất Do đó các chỉ tiêu như sản lượng sản xuất, giá trị sản lượng, doanh thu,…đều giảm đi so với năm 2013.

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ

2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng

Do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả leo thang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của ông ty và do thép là mặt hàng sản xuất thiết yếu của

mỗi công ty chế biến sản xuất công nghiệp nặng, là công cụ hỗ trợ của nhiều ngành khác nên không bị ảnh hưởng nhiều của nền kinh tế Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2014 là 11.446.054.361 đồng (tương ứng với giảm giảm 36,6% ) so với năm 2013 là 31.277.421.690 đồng Từ đây ta đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trang 29

Bảng 2-2: Bảng phân tích giá trị sản lượng.

Trang 30

Nhận xét:

Giá trị tổng sản lượng của năm 2014 là 529.955 tỷ đồng, giảm đi 265.488 đồng (tương ứng với giảm 33,38% ) so với năm 2013 Trong đó, mặt hàng cột lưới là 439.458 đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong 3 mặt hàng chính của công ty, so với năm 2013 giảm đi 83.514 đồng ( tương ứng với giảm 15,97%) so với năm 2013; cột ống có giá trị là 81.108 đồng, giảm đi -180.127 đồng (tương ứng với giảm 69,95%) so với năm 2013; mạ dịch vụ có giá trị 9.389 đồng, giảm đi -1.846 đồng ( tương ứng với giảm 16,43%) so với năm 2013 Tuy nhiên, giá trị tổng sản lượng của các mặt hàng chính đều vượt mức kế hoạch đã đặt ra

Doanh thu từ các mặt hàng là 475.001 đồng, giảm đi 222.998 đồng (tương ứng với giảm 31,95% ) so với năm 2013 Trong đó, doanh thu từ mặt hàng cột lưới là 400.069 đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong 3 mặt hàng chính của công ty, so với năm 2013 giảm đi -52.076 đồng ( tương ứng với giảm 11,62%) so với năm 2013; cột ống có giá trị là 66.396 đồng, giảm đi 169.246 đồng (tương ứng với giảm 71,82%) so với năm 2013; mạ dịch vụ có giá trị 8.536 đồng, giảm đi 1.678 đồng ( tương ứng với giảm 16,43%) so với năm 2013 Tuy nhiên doanh thu từ các mặt hàng chính đều vượt mức kế hoạch đã đặt ra

a Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng

Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng là nghiên cứu sự phân bố về sản lượng và tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ theo các loại khách hàng, từ đó làm cơ sở cho viêc định hướng tới khách hàng của Công ty.

Để thấy rõ hơn ta đi vào phân tích Một số ví dụ điển hình về tình hình tiêu thụ của Công ty trong năm 2014 qua các chỉ tiêu trong bảng 2-3:

Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai - Đông Anh hiện nay được rất nhiều khách hàng chú ý tới nhờ sự uy tín trong chất lượng sản phẩm và linh hoạt trong sản xuất các loại mẫu mã khác nhau Trong số tổng sản lượng tiêu thụ từ khách hàng của Công ty luôn có một lượng tiêu thụ nhất định đến từ các bạn hàng quen thuộc như Công ty CP Sông Đà 11, Công ty CP Lilama 5, Công ty CP Lisemco,…

Từ việc phân tích số liệu trong bảng 2-3, nhìn chung Công ty vẫn được các bạn hàng tin tưởng và tiếp tục đặt hàng cho các dự án Trong năm 2015,Công ty cần tiếp tục duy trì các mối quan hệ này,đồng thời tạo dựng nhiều mối quan hệ bạn hàng mới.

Trang 32

12 Công Ty TNHH MTV SX DV và TM Hoàng Hà 15.413 0,406% 4.564 0,048% -10.849 29,61% -0,358%

Trang 33

b Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng

Mặt hàng chính của công ty là cột lưới, cột ống và mạ dịch vụ Trong đó:

- Mặt hàng cột lưới là 17.150 tấn ( tương ứng với giảm 9,85 %) so với năm 2013 và tăng 49 tấn ( tương ứng với tăng 0,29%) so với kế hoạch năm 2014 - Mặt hàng cột ống là 940 tấn ( tương ứng giảm với 68,5 %) so với năm 2013

và tăng 55 tấn ( tương ứng với tăng 6,21%) so với kế hoạch 2014

- Mặt hàng mạ dịch vụ là 866 tấn ( tương ứng với giảm 31,86 %) so với năm 2013 và tăng 96 tấn ( tương ứng với tăng 12,47% ) so với kế hoạch 2014 Sản lượng tiêu thụ cột thép giảm như vậy cũng một phần là do nhu cầu và sự ảnh hưởng của sự tăng trưởng kinh tế và khó khăn trong việc tìm đầu ra cho các mặt hàng

Qua bảng phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng ta thấy được tình hình tiêu thụ các mặt hàng của năm 2014 đều giảm so với năm 2013, điều này chứng tỏ Công ty cần đầu tư cho công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, thu thập thông tin và tổ chức xử lý để có thể tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được thực hiện một cách tốt nhất.

c Phân tích tình hình tiêu thụ theo thời gian.

Với đặc thù của ngành công nghiệp nặng là sản phẩm tiêu thụ không đều qua các tháng Kết quả phân tích là cơ sở để lập kế hoạch tiêu thụ, giúp kế hoạch lập ra sát thực hơn Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian của Công ty TNHH Chế tạo cột thép Huyndai- Đông Anh được thể hiện ở bảng 2-5,2-6 và 2-7:

Trang 34

- Tình hình tiêu thụ mạ dịch vụ theo thời gian

Bảng 2-5: Tình hình tiêu thụ mạ dịch vụ theo thời gian

Qua bảng 2-5 cho ta thấy tình hình tiêu thụ mạ dịch vụ qua thời gian của Công ty năm 2014 là 886 tấn (tăng lên 16 tấn so với kế hoạch và vượt mức hoàn thành 15,065%) Trong đó:

- Sản lượng tiêu thụ mạ dịch vụ của quý I là 225 tấn tăng 8 tấn so kế hoạch và vượt mức hoàn thành là 5,634% Do tháng 1 có tình hình tiêu thụ vượt mức là 62,564% và tháng 3 vượt mức là 18,222% đã bù đắp được lượng tiêu thụ của tháng 2 (bị giảm đi 50%) nên việc sản lượng tiêu thụ của quý tăng lên so với kế hoạch.

- Sản lượng tiêu thụ mạ dịch vụ của quý II là 189,07 tấn giảm 15,93 tấn tấn so kế hoạch và tỷ lệ hoàn thành là 92,222% Do tháng 5 không tiêu thụ mặt hàng mạ, dẫn đến việc tình hình tiêu thụ của cá quý bị ảnh hưởng và không đạt kế hoạch đã đề ra.

- Sản lượng tiêu thụ mạ dịch vụ của quý III là 235 tấn tăng 57,92 tấn so kế hoạch và vượt mức hoàn thành là 32,539% Sản lượng tiêu thụ của 2 tháng 8 và 9 đều vượt mức kế hoạch, duy có tháng 7 bị giảm đi 36,074% so với kế hoạch.

- Sản lượng tiêu thụ mạ dịch vụ của quý IV là 236,01 tấn tăng 62,01 tấn so kế hoạch và vượt mức hoàn thành là 35,638% Sản lượng tiêu thụ của tháng 10 và 11 đều giả đi so với kế hoạch nhưng bù lại sản lượng tiêu thụ mạ của tháng 12 tăng mạnh so với kế hoạch đặt ra tăng lên gấp 3 lần.

- Tình hình tiêu cột ống theo thời gian

Trang 35

Bảng 2-6: Tình hình tiêu thụ cột ống theo thời gian

Qua bảng 2-6 cho ta thấy sản lượng tiêu thụ cột ống của năm 2014 là 940 tấn, tăng lên 55 tấn so với kế hoạch đặt ra và vượt mức hoàn thành là 6,215% Trong đó: - Sản lượng tiêu thụ cột ống của quý I là 15,09 tấn, tỷ lệ hoàn thành có 6,394%, giảm 226,91 tấn so với kế hoạch đã đặt ra Tình hình tiêu thụ của cả 3 tháng đều không đáp ứng được yêu cấu kế hoạch đặt ra.

- Sản lượng tiêu thụ cột ống của quý II là 598,77 tấn, tăng lên 401,77 tấn và tỷ lệ hoàn thành là 303,944% Tình hình tiêu thụ của tháng 4 và 6 đều vượt mức kế hoạch đặt ra, sản lượng cột ống tiêu thụ của tháng 5 bẳng 0.

- Sản lượng tiêu thụ cột ống của quý III là 208,31 tấn, tăng lên 16,113 tấn và tỷ lệ hoàn thành là 108,495% Tình hình tiêu thụ của tháng 8 và 9 đều vượt mức kế hoạch đặt ra, tháng 7 sản lượng cột ống tiêu thụ giảm đi so với kế hoạch đặt ra.

- Sản lượng tiêu thụ cột ống của quý IV là 199,93 tấn, giảm đi 60,07 tấn và tỷ lệ hoàn thành là 76,896% Tình hình tiêu thụ của tháng 10 và 11 đều không đạt mức kế hoạch, tháng 12 sản lượng cột ống tiêu thụ tăng lên gấp 4 lần so với kế hoạch đặt ra.

- Tình hình tiêu thụ cột lưới theo thời gian

Bảng 2-7: Tình hình tiêu thụ cột lưới theo thời gian

Trang 36

ĐVT: TấnTháng

Sản lượng tiêu thụ cột lưới

Kế hoạchThực hiệnTỷ lệ hoàn thành (%)

Qua bảng 2-7 cho ta thấy sản lượng tiêu thụ cột lưới của năm 2014 là 17.150 tấn, tăng lên 49 tấn so với kế hoạch và vượt mức hoàn thành 0,287% Trong đó:

- Sản lượng tiêu thụ cột lưới của quý I là 3108,24 tấn, giảm đi 959,86 tấn và tỷ lệ hoàn thành là 68,44 % Tình hình tiêu thụ của tháng 1,2 và 3 đều không đạt mức kế hoạch.

- Sản lượng tiêu thụ cột lưới của quý II là3492,12 tấn, tăng lên 277,12 tấn và tỷ lệ hoàn thành là 108,62% Tình hình tiêu thụ của tháng 3 và 5 đều không đạt mức kế hoạch, tháng 4 sản lượng cột lưới tiêu thụ tăng lên so với kế hoạch đặt ra.

- Sản lượng tiêu thụ cột lưới của quý III là5451,85 tấn, tăng lên 714,85 tấn và tỷ lệ hoàn thành là 115,092% Tình hình tiêu thụ của tháng 7, 8 và 9 đều vượt mức kế hoạch đặt ra.

- Sản lượng tiêu thụ cột lưới của quý IV là 5097,75 tấn, tăng lên 516,75 tấn và tỷ lệ hoàn thành là 111,28 % Tình hình tiêu thụ của tháng 10 và 12 đều vượt mức kế hoạch, tháng 11 sản lượng cột lưới tiêu thụ không đạt được mức kế hoạch đặt ra.

2.2.2 Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ

a, Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ sản phẩm

Trang 37

n: Số tháng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ Mi: Tỷ lệ phần trăm đạt kế hoạch đối với những tháng không hoàn thành

Như vậy Hnm mạ dịch vụ =0,813 chứng tỏ quá trình tiêu thụ mạ dịch vụ của Công ty là tương đối nhịp nhàng, kế hoạch đề ra gần sát với thực hiện.

Hnm cột

ống = 100*4+6,394+7,839+7,81+61,211+56,63+65,041 = 0,504 100 * 12

Như vậy Hnn cột ống = 0,504 chứng tỏ quá trình tiêu thụ cột ống của Công ty là không nhịp nhàng,kế hoạch đề ra không sát với thực hiện Công ty cần nghiên cứu xem xét lại để có thể đề ra kế hoạch sát với thực tế hơn trong những năm tới.

Hnm cột

lưới = 100*6+60,632+84,027+59,15+98,67+97,4+83,14 = 0,903 100 * 12

Như vậy Hnm cột lưới = 0,903 chứng tỏ quá trình tiêu thụ cột lưới của Công ty là nhịp nhàng nhất trong ba mặt hàng,kế hoạch đề ra gần sát với thực hiện Công ty cần tiếp tục duy trì sự nhịp nhàng này trong các năm tới.

b Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ và sản xuất sản phẩm

Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được coi là quá trình quan trọng gắn bó chặn chẽ với nhau nhằm phản ánh chặt chẽ thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong Công ty Có sản xuất thì mới có tiêu thụ, muốn có tiêu thụ được thì phải có sản xuất, giữa sản xuất và tiêu thụ có mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc với nhau.

Tính chất cân đối được coi là một chỉ tiêu đặc trưng nhằm đánh giá mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ, phải đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất vừa đảm bảo tính liên tục, cân đối giữa hai quá trình Sự cân đối của quá trình sản xuất và tiêu thụ được đánh giá thông qua hệ số tiêu thụ:

Hệ số tiêu thụ =Sản lượng sản xuấtSản lượng tiêu thụ

Nếu hệ số tiêu thụ >1 (sản lượng tiêu thụ vượt quá sản lượng vượt quá sản lượng sản xuất) thì không tốt mà tốt nhất hệ số tiêu thụ nên gần sát 1, như vậy đảm bảo sản lượng sản xuất đáp ứng được tiêu thụ mà hàng tồn kho lại không nhiều, giảm tình trạng ứ đọng vốn.

Bảng 2-8: Phân tích tính nhịp nhàng của sản lượng tiêu thụ của năm 2014ĐVT: Tấn

Trang 38

Qua hình 2.2-1 cho ta thấy rõ sự nhịp nhành của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong năm 2014 Hệ số nhịp nhàng giữa quá trình sản suất và tiêu thụ của cả năm là 0,917, điều này chứng tỏ công tác tiêu thụ của cả năm

Trang 39

là tương đối tốt, đảm bảo sản lượng sản xuất đáp ứng được tiêu thụ mà hàng tồn kho lại không nhiều, giảm tình trạng ứ đọng vốn, trong tầm kiểm soát của Công ty Trong đó quý I và II có hệ số nhịp nhàng lần lượt là 0,679 và 0,867, sản lượng tiêu thụ thấp hơn so với sản lượng sản xuất Quý III và IV thì có hệ số nhịp nhàng là 1,216 và 0,926, điều này cho thấy tình hình tiêu thụ của 6 tháng cuối năm đã tốt hơn trước Vì lý do sản lượng cột thép tiêu thụ tùy theo nhu cầu và đơn hàng Hơn nữa cột thép là mặt hàng công nghiệp nặng thường thì sẽ sản xuất theo đơn hàng trong thời gian lâu dài nên tình hình tiêu thụ và sản xuất có sự chênh nhau.

2.3 Tình hình sử dụng tài sản cố định

Khái niệm TSCĐ: Tài sản cố định là cơ sở vật chất phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp, tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản cuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn đầu tư Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoăch bằng 1 năm)

Trên thực tế, khái niệm TSCĐ bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua nhưng chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoàn thành ) hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng.

Tài sản cố định của Công ty bao gồm nhiều loại, mỗi loại có các công dụng khác nhau đối với một quá trình sản xuất kinh doanh Chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật.

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được đánh giá bằng hai chỉ tiêu sau:

a Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia vào làm bao nhiêu sản phẩm ( tinh bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị).

Q: Khối lượng sản phẩm làm trong kỳ.

G: Giá trị bình quân sản phẩm sản xuất ra trong kỳ (doanh thu ) V bq : Giá trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ phân tích ( đ )

Trang 40

Ý nghĩa của H hd cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm trong kỳ ( hiện vật và giá trị) cần một lượng giá trị tài sản cố định là bao nhiêu H hd càng nhỏ

Ngày đăng: 12/04/2024, 18:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w