1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du Lịch Đến Sinh Kế Của Hộ Nghèo Và Cận Nghèo Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình
Tác giả Nguyễn Quảng Nam
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Song
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhẢnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUẢNG NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ CỦA HỘ NGHÈO VÀ CẬN NGHÈO

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Trang 2

Công trình hoàn thành tại:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Song

Phản biện 1: PGS.TS Mai Văn Nam

Trường Đại học Cần Thơ

Phản biện 2: PGS.TS Trần Đức Hiệp

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phản biện 3: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hương

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2023

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của (HVN)

Trang 3

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Các nghiên cứu trước đây về phát triển du lịch (PTDL) và giảm nghèo đã cho thấy PTDL từ lâu được coi như chìa khoá của xoá đói giảm nghèo PTDL tạo cơ hội cải thiện cơ sở hạ tầng của các vùng nông thôn, an ninh lương thực, cung cấp việc làm, tăng thu nhập, sức khoẻ, giảm chênh lệch giàu nghèo, phát triển văn hoá Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động tiêu cực tới người nghèo, trong đó phải kể đến như gia tăng sự cạnh tranh trong sử dụng các nguồn lực, phân phối lợi ích không công bằng Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề vai trò của PTDL trong xoá đói giảm nghèo và ảnh hưởng của du lịch tới sinh kế các

hộ gia đình nhưng còn thiếu nghiên cứu về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo, hoặc các nghiên cứu này chỉ tập trung ở một số mảng nhất định như ảnh hưởng của PTDL tới vốn sinh kế, hoạt động sinh kế, an ninh sinh kế Đây cũng là khoảng trống về mặt lý luận để tác giả có thể đặt ra vấn đề nghiên cứu cũng như bổ sung các lý luận còn đang bị bỏ ngỏ về ảnh hưởng của PTDL tới sinh

kế hộ nghèo, cận nghèo

Tỉnh Ninh Bình có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhiều di tích lịch

sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và môi trường sinh thái tự nhiên rất có giá trị Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây đã ảnh hưởng tới sinh kế của người dân trong tỉnh PTDL đã biến đổi vốn sinh kế, tạo ra nhiều hoạt động sinh kế mới PTDL góp phần giải quyết công ăn

giảm xuống còn 9.500 do ảnh hưởng của dịch Covid-19; cải thiện chất lượng con người thông qua các lớp đào tạo với 10.500 lượt người được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong giai đoạn 2016 – 2020 Tuy nhiên, PTDL cũng khiến nhiều hộ gia đình mất đất, ô nhiễm và suy thoái môi trường, gia tăng mâu thuẫn Theo thống

kê của Sở Lao động -Thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình đến cuối năm 2021, tỉnh

có 9.614 hộ nghèo và 10.881 hộ cận nghèo Tại Ninh Bình, chưa có một nghiên cứu nào về sinh kế hộ nghèo, cận nghèo bị tác động ra sao khi ngành du lịch phát triển

Do đó, việc xem xét, đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của các

hộ nghèo, cận nghèo là cần thiết nhằm tìm ra những biện pháp giúp cải thiện sinh

kế của các hộ nghèo, cận nghèo, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình và phân tích

sự ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo tại tỉnh

Trang 4

Ninh Bình nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh phát triển du lịch

1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế,

du lịch và sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo; ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các yếu tố bao gồm: vốn sinh kế, hoạt động sinh

kế, kết quả sinh kế; các giải pháp hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình

1.3.2 Đối tƣợng điều tra

Để tiến hành nghiên cứu toàn diện và đầy đủ các mục tiêu đã đặt ra, đối tượng điều tra bao gồm:

(1) Các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo (đại diện là chủ hộ)

(2) Các cán bộ quản lý tại xã, huyện, thành phố và tỉnh

(3) Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát triển du lịch

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào việc làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tại tỉnh Ninh Bình thông qua các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của hộ nghèo, cận nghèo; mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế và kết quả sinh kế

Phạm vi không gian: Trên địa bàn của tỉnh Ninh Bình, tập trung chủ yếu vào các địa phương có ngành du lịch đã và đang phát triển, các địa phương có đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2020 đến năm 2023 Các số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2016 đến năm 2023 Số liệu sơ cấp điều tra các

Trang 5

đối tượng trong năm 2022 và 2023 Giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2040.

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Về lý luận: Bổ sung khái niệm sinh kế hộ nghèo, cận nghèo; chứng minh sự

cần thiết bổ sung yếu tố vốn văn hoá như là một nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình; xây dựng mô hình phân tích biệt số để xác định yếu tố quan trọng nhất giúp các hộ thoát nghèo

Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng PTDL tỉnh Ninh Bình; phân tích ảnh

hưởng PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình, mức độ ảnh hưởng của PTDL đối với từng vốn sinh kế, từng địa phương được đánh giá, so sánh chỉ số

an ninh sinh kế giữa hộ có tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hộ không tham gia Làm rõ sự khác biệt giữa hộ nghèo, cận nghèo từ đó xác định các yếu tố có thể giúp hộ thoát nghèo

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Về lý luận, kết quả đóng góp vào việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận và

thực tiễn liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo Luận án làm rõ các yếu tố chính và phụ trong công thức của chỉ số LEI và LSI Mô hình phân tích biệt số được sử dụng để làm rõ sự khác biệt trong tiếp cận

và sử dụng vốn sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo với hộ đã thoát nghèo

Về thực tiễn, luận án cung cấp cơ sở dữ liệu về tình hình phát triển Ninh Bình

trong những năm gần đây và sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo trong ngành du lịch của tỉnh Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo có thể sử dụng là dữ liệu đầu vào cho các nhà quản lý khi đưa ra chính sách liên quan tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo và các chính sách du lịch; đồng thời đây cũng là nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO

2.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu

2.1.1.1 Khái niệm liên quan tới du lịch

a Khái niệm du lịch

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu

Trang 6

cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

b Các loại hình du lịch

Dựa vào mục tiêu của chuyến du lịch, du lịch bao gồm: du lịch văn hoá, du lịch công tác, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch nông thôn, du lịch ven biển, hàng hải và đường thuỷ nội địa, du lịch khám phá, du lịch đô thị/thành phố,

du lịch sức khoẻ, du lịch miền núi, du lịch chăm sóc sức khoẻ, du lịch giáo dục,

Dựa vào quốc gia tham chiếu, du lịch được chia thành du lịch nội địa, du lịch trong nước, du lịch quốc tế

c Du lịch vì người nghèo (Pro-poor tourism-PPT)

PPT là một cách tiếp cận để phát triển và quản du lịch PPT giúp tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và người nghèo, từ đó làm gia tăng đóng góp của du lịch vào việc xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương; đồng thời, người nghèo có thể tham gia hiệu quả hơn vào việc phát triển sản phẩm của địa phương để phục vụ khách du lịch

2.1.1.2 Khái niệm phát triển du lịch

Bản chất của phát triển du lịch là một quá trình thay đổi Phát triển du lịch là một cấu trúc đa chiều bao gồm các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá Phát triển du lịch mang lại cả lợi ích và chi phí cho cộng đồng địa phương

2.1.1.3 Khái niệm liên quan tới sinh kế

a Khái niệm sinh kế

Sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (dự trữ, tài nguyên, các yêu cầu và quyền tiếp cận) và các hoạt động cần thiết cho phương tiện kiếm sống Một sinh kế bền vững khi nó cho phép con người đối phó và phục hồi sau những căng thẳng và cú sốc; giúp duy trì và nâng cao năng lực, tài sản đồng thời cung cấp các cơ hội bền vững cho thế hệ tương lai; đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp địa

phương và toàn cầu trong dài hạn và ngắn hạn

b Sinh kế hộ gia đình

Sinh kế hộ gia đình và các chiến lược mà con người sử dụng để tạo ra chúng

là cốt lõi của sự phát triển Con người có thể có tham gia vào các hoạt động kinh tế

xã hội khác nhau với tư cách cá nhân, nhưng ở cấp độ hộ gia đình, tác động thực

sự của các hoạt động đó được thấy rõ nhất và phúc lợi của hộ gia đình nói chung là

Trang 7

mục tiêu chính của hầu hết mọi người

2.1.1.4 Khái niệm nghèo, hộ nghèo, cận nghèo và sinh kế hộ nghèo, cận nghèo

a Khái niệm nghèo, hộ nghèo, cận nghèo

Nghèo là hiện tượng không có khả năng để đạt được tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư

có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định

Tại Việt Nam, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo được ban hành theo Nghị định

số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025

b Sinh kế hộ nghèo, cận nghèo

Dựa trên khái niệm sinh kế của Chambers & Conrnway (1992) và sinh kế hộ gia đình, có thể hiểu sinh kế hộ nghèo, cận nghèo là tập hợp năng lực, nguồn lực

mà các hộ nghèo, cận nghèo có thể tiếp cận và các hoạt động cần thiết để phối hợp các nguồn lực trên nhằm mục đích kiếm sống cũng như đạt được ước nguyện và các mục tiêu mà hộ đề ra

2.1.1.5 Khung sinh kế bền vững hướng tới người nghèo và các nguồn vốn sinh

kế

a Khung sinh kế bền vững

Nghiên cứu về bốn khung sinh kế bền vững đề xuất bởi bốn cơ quan: CARE, DFID, Oxfam, UNDP có thể thấy những điểm chung và điểm khác biệt giữa các khung sinh kế này Những điểm giống nhau có thể chỉ ra đó là: (1) Dựa trên khái niệm sinh kế của Chambers & Conway (1992); (2) Tiếp cận sinh kế bền vững; (3) Tiếp cận vốn sinh kế; (4) Nhấn mạnh vào sự cần thiết phải hiểu và tạo điều kiện cho các liên kết vi mô – vĩ mô hoạt động hiệu quả Những điểm khác biệt bao gồm: (1) Số lượng vốn sinh kế; (2) Ý tưởng cốt lõi; (3) Hiểu về tính bền vững; (4) Đặc điểm nổi bật trong cách tiếp cận

Trang 8

P (vốn vật chất): Cơ sở hạ tầng cơ bản (giao thông, nơi ở, nước, năng lượng

và thông tin liên lạc) và các thiết bị và phương tiện sản xuất cho phép mọi người theo đuổi sinh kế

F (vốn tài chính): Các nguồn tài chính sẵn có (tiết kiệm, tín dụng, kiều hối, lương hưu) cung cấp cho con người các lựa chọn sinh kế khác nhau

N (vốn tự nhiên): trữ lượng tài nguyên thiên nhiên mà từ đó các dòng tài nguyên hữu ích cho sinh kế được hình thành (ví dụ: đất, nước, động vật hoang dã,

đa dạng sinh học, tài nguyên môi trường)

c Vốn văn hoá (C) và sự cần thiết bổ sung vốn văn hoá trong khung sinh kế bền vững

Vốn văn hoá là một khái niệm trừu tượng Có thể chia vốn văn hoá thành 3 hình thức: trạng thái hiện thân (Embodied State), trạng thái khách quan (objectified state), trạng thái thể chế (institutionalized state), hoặc chia thành hai dạng: vốn văn hoá vật thể và phi vật thể

Vốn văn hoá cần được coi như là một nguồn vốn sinh kế vì các lý do sau: (1) Vốn văn hoá mà một người được thừa hưởng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các cơ hội sinh kế, (2) vốn văn hoá ảnh hưởng tới năm nguồn vốn (tự nhiên, con người, vật chất, tài chính, xã hội) và có tác động trực tiếp tới sự phát triển bền vững, (3) khung phân tích sinh kế chủ yếu tập trung nghiên cứu nhiều ở châu Á và châu Phi, nơi có những nền văn hoá truyền thống lâu đời

2.1.2 Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo

2.1.2.1 Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo

Phát triển du lịch giúp cải thiện vốn sinh kế PTDL được coi là một trong

những công cụ nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương Khi hoạt động

du lịch được đầu tư phát triển thì nguồn lực vật chất tại địa phương có cơ hội cải

thiện rõ rệt Thông qua du lịch các hoạt động gây rối được kiểm soát, dẫn đến hoà bình và thịnh vượng Du lịch tạo ra lợi ích tài chính ở cấp độ hộ gia đình và cộng đồng PTDL tạo cơ hội nâng cao năng lực của địa phương Bằng việc tăng thu

nhập và cải thiện tình trạng kinh tế, hộ nghèo còn có thể cải thiện chất lượng dinh

dưỡng và tình trạng sức khoẻ PTDL là công cụ giúp phục hồi văn hoá cộng đồng

và thu hút khách du lịch quan tâm đến văn hoá địa phương, góp phần to lớn vào bảo tồn văn hoá

Tuy nhiên, PTDL cũng hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn vốn của hộ

nghèo, cận nghèo PTDL có thể khiến người nghèo mất khả năng tiếp cận với vốn

Trang 9

tự nhiên, gia tăng ô nhiễm môi trường, thay đổi văn hoá truyền thống, khiến kết nối xã hội yếu đi, tạo sức ép lên cơ sở hạ tầng, sử dụng lao động trẻ em

2.1.2.2 Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới hoạt động sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo

Ảnh hưởng tích cực của phát triển du lịch tới các hoạt động sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo phải kể đến đó là phát triển du lịch giúp bổ sung và đa dạng hoá hoạt động sinh kế Tuy nhiên, phát triển du lịch có thể gây ra xung đột về thời gian và lao động với hoạt động sinh kế truyền thống

2.1.2.3 Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới kết quả sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo

qua: tăng thu nhập, tăng phúc lợi, giảm tính dễ bị tổn thương, cải thiện an ninh sinh

kế và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững hơn Mặc dù vậy, PTDL cũng kéo theo sự bất bình đẳng nghiêm trọng hơn, tước đoạt các quyền của người nghèo, gạt người nghèo ra ngoài lề khi tham gia vào các quyết định, quản lý và phân phối lợi nhuận của các dự án du lịch

2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU

LỊCH TỚI SINH KẾ HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo

Các nghiên cứu trên thế giới có thể chia thành ba hướng chính: vai trò của du lịch trong xoá đói giảm nghèo; ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế của các hộ gia đình; ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo

Tổng quan về các nghiên cứu của Việt Nam cũng tương tự như các nghiên cứu trên Thế giới, tập trung vào hai hướng: vai trò của du lịch trong xoá đói giảm nghèo; ảnh hưởng của du lịch tới sinh kế của các hộ gia đình Hướng nghiên cứu

về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo còn đang bỏ ngỏ

2.2.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch để cải thiện sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo ở trong và ngoài nước

Tổng hợp các kinh nghiệp PTDL để giảm nghèo tại các địa phương của Trung Quốc, Thái Lan, Tanzania, Brazil và Việt Nam cho thấy các địa phương coi

Trang 10

PTDL như chìa khoá để giảm nghèo thông qua tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp người nghèo dễ dàng tiếp cận với dịch vụ công

2.2.4 Khoảng trống trong nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo

Một vài khoảng trống trong nghiên cứu như: Chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo; việc so sánh hai nhóm hộ: Hộ nghèo, cận nghèo và hộ thoát nghèo đặt trong bối cảnh PTDL còn đang bỏ ngỏ; vai trò của vốn văn hoá trong sinh kế thường bị bỏ qua hoặc đánh đồng với vốn xã hội; thiếu các đánh giá đo lường mức độ ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế

hộ nghèo, cận nghèo thông qua chỉ số LEI, LSI; nghiên cứu trong bối cảnh tỉnh Ninh Bình

2.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO TỈNH NINH BÌNH

Cần quan tâm tới ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế, hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế

Phương pháp so sánh thường được sử dụng, trong đó có thể so sánh giữa các địa điểm nghiên cứu, so sánh giữa các nhóm hộ để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ Ninh Bình nằm trên các tuyến giao thông quan trọng được Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp trong thời gian qua Tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 – 2022 là 9,63% Giai đoạn 2016 – 2020, số lượng hộ nghèo giảm từ 16.808 hộ xuống còn 5.827 hộ; số lượng hộ cận nghèo giảm từ 18.907 hộ xuống còn 9.783 hộ Trong năm 2021 – 2022, tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ cũng giảm

từ 3,07% xuống 2,36%; hộ cận nghèo giảm từ 3,48% xuống 2,81% Xét theo nguyên nhân nghèo đói tại tỉnh Ninh Bình có thể thấy vấn đề nguồn nhân lực là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo

Tỉnh Ninh Bình có nhiều thuận lợi về giao thông, tài nguyên tự nhiên, văn hoá – xã hội, chính sách Bên cạnh đó tỉnh phải đối mặt với khó khăn về biến đổi khí hậu và các yếu tố thời tiết bất lợi, vị trí gần Hà Nội nên phải cạnh tranh về vấn

đề cơ sở vật chất, dịch vụ để giữ khách và vấn đề nhân lực

Trang 11

3.2 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ CÁCH TIẾP CẬN

3.2.1 Khung phân tích của luận án

Khung phân tích của luận án được xây dựng dựa trên khung sinh kế bền vững

mà các tổ chức quốc tế đề xuất Trong khung phân tích có thể thấy sự tác động qua lại giữa các tác nhân, yếu tố của sinh kế hộ nghèo, cận nghèo

Hình 3.1 Khung phân tích của luận án 3.2.2 Cách tiếp cận của luận án

3.2.2.1 Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế

Theo cách tiếp cận này, khung phân tích được xây dựng đặt hộ nghèo, cận nghèo trong bối cảnh PTDL Các phân tích tập trung vào vốn sinh kế với kết quả

sinh kế không chỉ là tăng thu nhập mà còn là các mục tiêu sinh kế bền vững khác

3.2.2.2 Tiếp cận du lịch vì người nghèo

Với cách tiếp cận này, những mối quan tâm về lợi ích của người nghèo trong phát triển du lịch được nghiên cứu và đánh giá

3.2.2.3 Tiếp cận toàn diện

Trang 12

Đứng trên cách tiếp cận toàn diện, luận án sẽ tránh cái nhìn phiến diện; sự ảnh hưởng được nghiên cứu trên tất cả các mặt, các bộ phận của sinh kế

3.2.2.4 Tiếp cận có sự tham gia

Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt các hoạt động nghiên cứu, trong

đó quan trọng nhất là sự tham gia của cộng đồng trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá

ảnh hưởng của PTDL

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn 3 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn công bố từ sách, báo, tạp chí và các cơ quan chức năng liên quan của các Bộ, của tỉnh, huyện, xã Các tài liệu khoa học từ các sách, báo, tạp chí khoa học đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, chính thống và có tính khoa học cao

3.3.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp 450 hộ nghèo, cận nghèo thông qua phương pháp điều tra khảo sát trực tiếp, trong đó 426 phiếu đạt yêu cầu Ngoài ra các phương pháp quan sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu cũng được sử dụng

3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu được sau quá trình điều tra sẽ đưa vào xử lý trong phần mềm Microsoft Excel, SPSS để phân tích Các phương pháp như thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp kinh tế lượng được sử dụng

3.3.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích cơ bản

3.3.4.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng của nguồn vốn sinh kế và ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn sinh kế

Bao gồm các chỉ tiêu về vốn con người, tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội, văn hoá

3.3.4.2 Nhóm chỉ tiêu về hoạt động sinh kế

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tham gia hoạt động kinh doanh du lịch

Các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của hộ

3.3.4.3 Nhóm chỉ tiêu về kết quả sinh kế

Bao gồm các chỉ tiêu về tính ổn định, thu nhập, việc làm, an ninh sinh kế

Trang 13

3.3.4.4 Chỉ số ảnh hưởng sinh kế (livelihood effect index – LEI)

Được tính toán dựa trên giá trị của các nguồn vốn sinh kế

3.3.4.5 Chỉ số an ninh sinh kế (livelihood security index – LSI)

Được tính toán dựa trên tổng hợp của các chỉ số an ninh phụ khác nhau như

an ninh lương thực, kinh tế, sức khoẻ, giáo dục, cơ sở vật chất, thể chế

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

4.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

4.1.1.1 Tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình có tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn Bên cạnh

đó, tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch văn hoá vô cùng đa dạng Ngoài ra, trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 xác định phát triển đô thị Ninh Bình thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái văn hoá cấp vùng đồng bằng sông Hồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An

4.1.2 Đặc trƣng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình

Phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Bình có những nét đặc trưng, bao gồm: loại hình du lịch đa dạng, xã hội hoá PTDL, tính toàn diện trong PTDL

tế - xã hội của tỉnh; đẩy mạnh xã hội hoá

4.1.3.2 Các chính sách phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

Từ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình thời kỳ 1995 – 2010, những năm sau đó tỉnh Ninh Bình đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá

Ngày đăng: 12/04/2024, 17:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w