Ảnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt NamẢnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt Nam
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đã và đang áp dụng một trong
những chính sách quan trọng nhất trong cải cách hệ thống y tế là chính sách tự chủ bệnh viện
Mặc dù tự chủ bệnh viện có thể hiểu là sự trao quyền quyết định từ chính phủ cho đội ngũ quản
lý bệnh viện công lập (Harding và Preker, 2000), nhưng tự chủ bệnh viện công lập lại phức tạp
và khó đo lường vì các chỉ tiêu về đánh giá tự chủ không rõ ràng và thống nhất (Govidaraj và
Chawla, 1996) Hiệu quả hoạt động của bệnh viện công lập phản ánh những chỉ tiêu giá trị của
các dịch vụ chăm sóc và điều trị được cung cấp cả về số lượng và chất lượng đối với các nguồn
lực được sử dụng để tạo ra dịch vụ y tế (Nigam và cộng sự, 2014) Việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của bệnh viện công lập không hề dễ dàng (Taslimi và Zayandeh, 2013) bởi các phương
pháp và mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động không có sự đồng nhất, chưa có những mô hình
đánh giá toàn diện như phân tích chi phí – lợi ích, hiệu quả – chi phí và một số chỉ tiêu về hiệu
lực, hiệu quả, năng suất chưa đáp ứng được nhu cầu của bệnh viện (Tabibi và Maleki, 2009)
Mối liên hệ giữa chính sách tự chủ và hiệu quả hoạt động của bệnh viện công lập lại
chưa được xác định rõ ràng và có nhiều phát hiện khác biệt nên việc đánh giá mối liên hệ này
vẫn là một thách thức lớn và khó khăn Aletras và cộng sự (2007) kết luận rằng việc thực hiện
các chính sách tự chủ đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của bệnh viện công
lập, trong khi O’Neill và cộng sự (2008) lại cho thấy các cải cách y tế theo hướng tự chủ cho
kết quả tích cực
Ở Việt Nam, để đáp ứng và thích nghi được với nền kinh tế thị trường hiện nay, các
bệnh viện công lập cần phải đổi mới một cách toàn diện và có hệ thống, bao gồm đổi mới
trong cả lĩnh vực hoạt động chuyên môn và hoạt động tài chính mà trong đó “đổi mới cơ chế
tài chính, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm” cho bệnh viện công lập là nội dung trọng
tâm, then chốt nhằm tạo ra những bệnh viện công lập hoàn toàn chủ động trong các hoạt động
và nâng cao chất lượng của dịch vụ chăm sóc cho người dân
Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy, về mặt lý luận, nhiều công trình nghiên
cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tự chủ có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của bệnh
viện công lập, trong khi cũng không ít nghiên cứu lại cho thấy tự chủ tác động tiêu cực tới
hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập Nằm giữa các nghiên cứu này là những nghiên
cứu không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về tác động của tự chủ tới hiệu quả hoạt động của
bệnh viện công lập Như vậy, ảnh hưởng của chính sách tự chủ đếu hiệu quả hoạt động của
các bệnh viện còn có nhiều khác biệt và đây chính là khoảng trống cho các nghiên cứu về
chính sách tự chủ nhằm khẳng định lại tác động của chính sách này tới hiệu quả hoạt động
của các bệnh viện Về mặt thực tiễn, kết quả tổng quan chỉ ra rằng các nghiên cứu về tự chủ ở
Việt Nam chủ yếu giải quyết những vấn đề thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính và tình hình
thực hiện tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập; tìm giải pháp cho quản lý sử dụng các
nguồn tài chính tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập; mở rộng tự chủ đối với bệnh viện công
lập và đổi mới cơ chế quản lý tài chính (Đỗ Thị Thu Trang, 2010; Trần Thế Cương, 2016;
Phạm Thị Thanh Hương, 2017; Võ Thị Minh Hải và cộng sự, 2019; Đỗ Thị Tươi, 2021;
Nguyễn Đức Hưng, 2022) Việc đánh giá và đưa ra hàm ý về mối quan hệ giữa tự chủ bệnh
viện và hiệu quả hoạt động của các bệnh viện dù đã được Wagstaff và Bales (2012), London
(2013) và Đỗ Đức Kiên (2019) thực hiện, nhưng đây chỉ là những nghiên cứu trong giai đoạn
sơ khai của chính sách tự chủ bệnh viện công lập tại Việt Nam Thực tế cho thấy, những kết
quả của các nghiên cứu này không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi mà chính sách tự chủ
đã được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện trên toàn quốc Vì vậy, rất cần có nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá ảnh hưởng của chính sách tự chủ bệnh viện tới hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập ở Việt Nam
Xuất phát từ các yêu cầu cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu một cách chuyên sâu về ảnh hưởng của chính sách tự chủ bệnh viện đến hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị trong thực hiện tự chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động bệnh viện công lập là hết sức cần thiết và đúng thời điểm Vì vậy, nghiên cứu sinh
đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công
lập tuyến trung ương ở Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án của mình
2 Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
2.1 Mục tiêu tổng quát
Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ tự chủ đối với hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012-2022 và trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm mở rộng tự chủ và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các bệnh viện công lập ở Việt Nam
2.2 Mục tiêu cụ thể
Luận án được thực hiện nhằm mục đích trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Những khía cạnh nào phản ánh mức độ tự chủ của các bệnh viện công lập? Những
mức độ tự chủ nào đang được thực hiện tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012-2022?
(2) Những chỉ số nào thể hiện hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập? Các chỉ
số hiệu suất kỹ thuật không đổi theo quy mô (CRSTE), chỉ số hiệu suất kỹ thuật biến đổi theo quy mô (VRSTE) và chỉ số hiệu suất theo quy mô (SE) của các BVCL trong nghiên cứu được
đo lường như thế nào?
(3) Thực trạng của tự chủ tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012-2022 như thế nào? Tự chủ có ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012-2022?
(4) Những giải pháp, khuyến nghị nào cần phải quan tâm đến chính sách tự chủ để nâng cao hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của tự chủ (được phân loại theo mức
độ tự chủ về tài chính) đối với hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung:
Luận án nghiên cứu về ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện (được phân loại theo các mức
độ tự chủ về tài chính) lên hiệu quả hoạt động của bệnh viện công lập tuyến trung ương (được
đo lường bằng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình hoạt động)theo một số lý thuyết và áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA – Data Envelopment Analysis) với ba chỉ tiêu
Trang 2hiệu suất: hiệu suất kỹ thuật với hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRSTE – variable return to
scale technical efficiency); hiệu suất kỹ thuật với hiệu suất không đổi theo quy mô (CRSTE –
constant return to scale technical efficiency) và hiệu suất quy mô (SE – scale efficiency)
+ Phạm vi không gian:
Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu tại các bệnh viện công lập
tuyến trung ương với 36 bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế
+ Phạm vi thời gian:
Với phương pháp định lượng (sẽ trình bày ở dưới), tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp
phục vụ cho luận án trong khoảng thời gian 11 năm (2012- 2022)
Với phương pháp định tính (sẽ trình bày ở dưới), tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông
qua phiếu phỏng vấn được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2023
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu
định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính
4.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu thu thập thông tin của 36 bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I tuyến trung
ương do Bộ Y tế quản lý trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến hết năm 2022 Các biến số
phân tích bao gồm: Mức độ tự chủ phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính, nhóm biến số
đầu vào và đầu ra hoạt động của các bệnh viện, được hiệu chỉnh theo các biến số về: loại hình
bệnh viện và năm thu thập số liệu Mô hình phân tích đường bao dữ liệu (DEA) được sử dụng
để tính toán các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của bệnh viện bao gồm: VRSTE, CRSTE
và SE Ngoài ra, mô hình hồi quy Tobit cũng được áp dụng để tìm hiểu các yếu tố có ảnh
hưởng lên các chỉ số hiệu quả hoạt động và chỉ số hiệu suất quy mô của các bệnh viện trong
nghiên cứu
Các phân tích định lượng được tác giả xử lý bằng phần mềm STATA 17.0 BE (Basic
Edition)
4.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập thông tin từ đại diện các bên
liên quan trong việc thực hiện chính sách tự chủ và phân bổ các nguồn lực trong bệnh viện, bao
gồm: các đại diện của Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Bảo hiểm y tế, Cục Quản lý
khám chữa bệnh (Bộ Y tế); Ban Giám đốc/Ban lãnh đạo bệnh viện, các phòng ban liên quan ở
các bệnh viện trong nghiên cứu Tác giả tiến hành phỏng vấn tại nơi làm việc hoặc địa điểm
thuận lợi cho đối tượng được phỏng vấn Mỗi cuộc phỏng vấn khoảng 30 - 45 phút và được tác
giả quan sát, ghi chép lại
5 Những đóng góp mới của đề tài
5.1 Về mặt học thuật, lý luận
Đóng góp quan trọng đầu tiên của luận án là nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của tự
chủ đối với hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập Cụ thể, luận án đã kế thừa và phát
triển cơ sở lý thuyết đo lường hiệu suất theo quy mô (SE) của Coelli và các cộng sự (1998) với
việc áp dụng phân tích bao dữ liệu (DEA) của Charnes và cộng sự (1978) và Banker và cộng
sự (1984) để xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tự chủ phân loại theo mức
độ tự chủ về tài chính đối với hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập
Tiếp đó, thay vì chỉ tập trung vào tự chủ tài chính, luận án đưa ra phân tích về các yếu
tố khác (như nhân sự, quy trình làm việc, chất lượng dịch vụ y tế và tương tác giữa các bộ phận
trong bệnh viện) nhằm xem xét ảnh hưởng của tự chủ tới hiệu quả hoạt động của các bệnh viên
ở mức độ rộng hơn Bằng cách đó, luận án giúp định rõ những yếu tố quan trọng cần được tăng cường và cải thiện để đảm bảo sự thành công của các bệnh viện công lập tuyến trung ương, hướng tới mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sức khỏe của nhân dân
Bên cạnh đó, luận án giúp mở rộng hiểu biết về tầm quan trọng của tự chủ trong ngành
y tế bởi vì luận án cung cấp căn cứ lý luận cho việc thúc đẩy sự tự chủ và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế trong bệnh viện công lập tuyến trung ương để từ đó nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam
5.2 Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã làm rõ các khía cạnh của tự chủ tại bệnh viện công lập để từ đó nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ tự chủ phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính đối với hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt Nam
Thứ hai, kết quả từ mô hình định lượng cũng như phỏng vấn sâu các bên liên quan của luận án đã chứng minh được rằng tự chủ phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị ở góc độ vĩ
mô (đối với chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan) và góc độ vi mô (các bệnh viện công lập) trong việc mở rộng tự chủ và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các bệnh viện công lập ở Việt Nam
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được thể hiện qua 5 chương:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu về tự chủ và hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập
Chương 2 Cơ sở lý luận về tự chủ và hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu Chương 5 Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị chính sách
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TỰ CHỦ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.1 Các nghiên cứu liên quan đến tự chủ của các bệnh viện công lập
1.1.1 Khái niệm
Theo London (2013), tự chủ bệnh viện công lập được hiểu là quá trình quyền tự quyết
trong quản lý bệnh viện được gia tăng và tối ưu hóa nhưng vẫn duy trì sự kiểm soát và giám
sát của chính phủ
1.1.2 Các khía cạnh trong chính sách tự chủ bệnh viện công lập và kinh nghiệm thực hiện
tự chủ tại một số quốc gia
1.1.2.1 Các khía cạnh trong chính sách tự chủ bệnh viện công lập
Chawla và cộng sự (1996) đã đưa ra bốn tiêu chí đánh giá được sử dụng để đánh giá
về tự chủ của bệnh viện công lập: hiệu quả, công bằng, trách nhiệm giải trình và chất lượng
chăm sóc Kế thừa Chawla và cộng sự (1996), Harding và Preker (2000) đã đưa ra mô hình
phân tích về việc thực hiện tự chủ bệnh viện gồm ba khía cạnh chính: i) chất lượng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe; ii) trách nhiệm giải trình và iii) hiệu quả hoạt động của bệnh viện Dựa
theo khung phân tích tự chủ bệnh viện của Harding và Preker (2000), Preker và Harding
(2003) đã nghiên cứu và đưa ra quan điểm về tự chủ bệnh viện bao gồm 5 khía cạnh: i) quyền
tự quyết về nhân lực, các yếu tố đầu vào, giá của dịch vụ, các hoạt động quản lý về chuyên
môn và tài chính; ii) quyền tự quyết định về các nguồn lực dôi dư (thặng dư); iii) quyền tiếp
cận người bệnh để tạo ra nguồn thu (thay vì phụ thuộc vào NSNN); iv) quyền tự chịu trách
nhiệm và giải trình: chủ động trong việc giảm thiểu mô hình phân quyền và gia tăng trách
nhiệm giải trình với các cơ quan chủ quản và với Chính phủ; và v) khả năng thực hiện các
nhiệm vụ xã hội,
1.1.2.2 Kinh nghiệm thực hiện tự chủ tại một số quốc gia
Trên thế giới, đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, các bệnh viện đã hoạt
động hiệu quả thì mới được chính phủ, Bộ Y tế cho tự chủ và bệnh viện công lập (BVCL) chính
là BVCL tự chủ
Tại Việt Nam, chính sách tự chủ được bắt đầu tiến hành từ năm 2002 với Nghị định
10/NĐ-CP và hiện nay đang được thực hiện theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP, trong đó quy
định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế,
tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có cả BVCL (Chính phủ, 2015)
Các nhận định về tự chủ ở Việt Nam có sự khác biệt: Wagstaff và Bales (2012) cho thấy
một số bằng chứng rằng tự chủ làm cho chi phí người bệnh tự chi trả cao hơn cho mỗi đợt
điều trị, trong khi Bộ Y tế và Ngân hàng Thế giới (2011) khẳng định không thấy tác động
rõ rệt của việc thực hiện tự chủ đối với chi trả cho dịch vụ y tế của người dân Ngoài ra, có
khá nhiều tồn tại trong thực hiện tự chủ BVCL ở Việt Nam đã được nêu ra trong các công
trình nghiên cứu, đó là cơ chế, chính sách tự chủ còn nhiều bất cập, vướng mắc, chưa hợp
lý và tính hiệu lực chưa cao gây khó khăn cho các BVC (Trần Thế Cương, 2016; Phạm
Thị Thanh Hương, 2017)
1.1.3 Nghiên cứu về thực trạng tự chủ tại các bệnh viện công lập
Dựa trên những bài học về kinh nghiệm tự chủ của một số nước trên thế giới, Đỗ Thị Thu Trang (2010) phân tích việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính và chỉ ra nhiều điểm chưa hợp lý cần được sửa đổi và hoàn thiện Đánh giá đổi mới về cơ chế tự chủ ở các BVCL tại Việt Nam, Phạm Thị Thanh Hương (2017) đưa ra một số kết quả cho thấy tự chủ đã giúp các BVCL tăng thu, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực và tăng thu nhập cho nhân viên y tế Vũ Thị Sen (2018) xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ và những nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể của BVCL vùng Tây Bắc theo một số lý thuyết và
mô hình thẻ điểm cân bằng trong y tế Các công trình nghiên cứu chủ yếu giải quyết những vấn đề thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính và tự chủ theo khía cạnh tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập đang đặt ra, giải pháp cho quản lý sử dụng các nguồn tài chính tại cơ sở khám chữa bệnh công lập, mở rộng tư chủ tài chính đối với BVCL và đổi mới cơ chế quản lý tài chính Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào đánh giá được hệ thống các ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện, của đổi mới cơ chế tự chủ tại các BVCL tại Việt Nam trên cả khía cạnh về hiệu quả chuyên môn và hiệu quả tài chính Đây là khoảng trống để tác giả tiến hành nghiên cứu
đề tài của mình
1.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của bệnh viện công lập
1.2.1 Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động của bệnh viện công lập
Các nghiên cứu xoay quanh nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động bệnh viện, bao gồm cả quản lý tài chính, tổ chức cơ cấu, quá trình chẩn đoán và điều trị, quản lý tài nguyên con người, cơ sở vật chất và công nghệ y tế, cụ thể: Nguyễn Khắc Minh và Giang Thanh Long (2004) sử dụng biến đầu vào là nhân lực và vốn ròng, biến đầu ra là doanh thu để đo lường hiệu suất kỹ thuật và hiệu suất theo quy mô của 17 bệnh viện và 27 trung tâm y tế Uslu và Phạm Thủy Linh (2008) sử dụng biến đầu vào là số giường bệnh và nhân lực, biến đầu ra là tổng số lượt khám, tổng số ngày nội trú và số phẫu thuật để đánh giá 101 BVCL trong giai đoạn từ năm 1998-2006 Đây hoàn toàn là những nghiên cứu định lượng nên chưa đánh giá được mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả hoặc hiệu quả và công bằng thì sẽ có một bức tranh toàn diện về hoạt động của bệnh viện Đây chính là khoảng trống để tác giả nghiên cứu cho luận án của mình
1.2.2 Các nghiên cứu về đo lường hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập
Có rất nhiều cách tiếp cận và đánh giá HQHĐ: cách tiếp cận của Jones và Pendlbury (2000) đánh giá HQHĐ như một phần của việc lập các kế hoạch trong quản lý và kiểm soát các khu vực công Ngược lại, Rudman và Kearns (1995) lập luận rằng tập trung vào đầu vào liên quan đến đầu ra và cho rằng các phép đo về mặt kinh tế không đủ để đo lường hiệu quả
Từ những năm 1990 cho đến nay, đã có rất nhiều mô hình đo lường đã được nhiều nhà nghiên cứu thiết kế, tiêu biểu như “Kim tự tháp” (Smart) (Lynch và Cross, 1989); mô hình
“Thẻ điểm cân bằng (BSC)” (Kaplan và Norton, 1992), mô hình “Quản lý chất lượng theo
mô hình châu Âu - EFQM” (Westlund, 2001), mô hình phân tích bao dữ liệu (DEA)…
Mô hình phân tích bao dữ liệu (DEA): Là mô hình phi tuyến tính tĩnh, được đề xuất đầu tiên bởi Charnes và cộng sự (1978) Banker và cộng sự (1984) xem xét mô hình DEA với giả thiết hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRS - Variable Return to Scale) và gọi là mô hình DEAVRS Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đánh giá hiệu quả của các bệnh viện Việt Nam là một trong những quốc gia không phổ biến cho các nghiên cứu về DEA và nghiên cứu về kinh tế y tế (Kohl và cộng sự, 2019)
Trang 41.3 Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa tự chủ và hiệu quả hoạt động của bệnh viện công lập
1.3.1 Những nghiên cứu cho kết quả ảnh hưởng tích cực của tự chủ tới hiệu quả hoạt
động của bệnh viện công lập: Sharma và cộng sự (2001), McPake (2003), Preker và cộng sự
(2003), Hawkins và cộng sự (2009), Dong (2015), Dong (2015)
1.3.2 Những nghiên cứu cho kết quả ảnh hưởng tiêu cực của tự chủ tới hiệu quả hoạt
động của bệnh viện công lập: chất lượng dịch vụ giảm (Cohen và cộng sự, 2008); tạo ra áp
lực tăng cường lên nhân viên (Tynkkynen và cộng sự, 2013); mất cân đối trong việc cung cấp
dịch vụ y tế (Maarse H., 2006); thiếu chú trọng vào dịch vụ ít lợi nhuận, tạo ra sự phân biệt
đối xử trong việc tiếp cận dịch vụ y tế (Allen và cộng sự, 2014, Lulin Zhou và cộng sự,
2017)…
1.3.3 Những nghiên cứu không cho kết quả rõ rệt về ảnh hưởng của tự chủ tới hiệu quả
hoạt động của bệnh viện công lập: Những nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng rõ rệt về
mối liên kết giữa tự chủ và hiệu quả, đồng thời chỉ ra rằng yếu tố khác như kích thước bệnh
viện, vị trí, quản lý nhân sự, nguồn lực và cách thức thực hiện quyền tự chủ có thể ảnh hưởng
mạnh mẽ đến HQHĐ của bệnh viện hơn (Renner và cộng sự, 2005; Tiemann và cộng sự, 2012;
Kawaguchi và cộng sự, 2014; Verzulli và cộng sự, 2018)
1.4 Xác định khoảng trống nghiên cứu
Chưa có nghiên cứu nào đánh giá được một cách hệ thống các ảnh hưởng của tự chủ
bệnh viện phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính đối với hiệu quả hoạt động tại các BVCL
tại Việt Nam nên rất cần có nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của tự chủ tới HQHĐ của
BVCL trong bối cảnh mới, đặc biệt khi chính phủ Việt Nam thực hiện cải cách và thúc đẩy
tự chủ
Các nghiên cứu đã tiến hành đặt câu hỏi về tính khả thi và đáng tin cậy của các phương
pháp đánh giá truyền thống, cách tiếp cận tập trung vào đánh giá cùng lúc các yếu tố đầu vào
và đầu ra sử dụng phương pháp phân tích phổ biến trên thế giới như phân tích đường bao dữ
liệu (DEA) có thể giúp các kết quả có được rõ ràng và tin cậy hơn Bên cạnh đó, luận án cũng
áp dụng mô hình hồi quy Tobit có hiệu chỉnh cùng với đó khoảng thời gian thu thập số liệu
dài (từ 2012 đến 2022) nên từ đó chỉ ra được các điểm cần cải thiện để tăng cường hiệu quả
và chất lượng dịch vụ y tế của các bệnh viện
Hơn nữa, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận về đánh giá ảnh hưởng
của tự chủ về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với HQHĐ tổng thể của bệnh viện đồng thời trên
các khía cạnh về tài chính, hiệu quả chuyên môn khám chữa bệnh cũng như chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh Điều này đã khẳng định tính độc lập và không trùng lặp của đề tài
Qua việc nhìn thấy một số điểm trong các công trình nghiên cứu trước đây cần được
khai thác sâu hơn, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của tự chủ đối với hiệu
quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt Nam” làm đề tài luận
án của mình
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHỦ
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 2.1 Bệnh viện công lập và tự chủ của bệnh viện công lập
2.1.1 Bệnh viện công lập
2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại bệnh viện công lập
* Khái niệm:
BVCL là một cơ sở y tế mà phần lớn nguồn lực thuộc sở hữu của nhà nước, cung cấp các dịch vụ y tế toàn diện: thăm khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị, chăm sóc… cho người dân, đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ y tế cho tất cả mọi người, bất kể tình trạng kinh tế hoặc bảo hiểm y tế của họ; đặt mục tiêu chăm sóc chuyên biệt hợp pháp bảo vệ sức khỏe cho người dân lên trên mục tiêu lợi nhuận, để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh như: đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, phòng bệnh, hợp tác quốc tế
* Đặc điểm của bệnh viện công lập:
- BVCL được tổ chức khoa học, hợp lý;
- BVCL hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho người dân một cách tốt nhất;
- Nguồn tài chính của BVCL dành cho đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị y
tế kỹ thuật cao được cấp một phần hoặc toàn bộ từ NSNN cấp;
- BVCL phải thực hiện các nhiệm vụ phúc lợi xã hội do Nhà nước giao
* Chức năng, nhiêm vụ của bệnh viện công lập:
- BVCL giữ vai trò chủ đạo trong công tác khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu dịch vụ y tế toàn diện cho người dân;
- BVCL ngoài nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh còn có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân viên y tế, thực hiện nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật cho các đơn vị và các bệnh viện tuyến dưới
* Phân loại bệnh viện công lập:
- Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính (Chính phủ, 2021), phân loại BVCL làm bốn nhóm: Nhóm 1 - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí HĐTX và kinh phí đầu tư phát triển; Nhóm 2 - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí HĐTX; Nhóm 3 - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí HĐTX; và Nhóm 4 - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí HĐTX theo chức năng, nhiệm vụ được giao do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ
- Phân loại theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật: Theo Bộ Y tế (2013), bệnh viện công lập được chia thành 4 tuyến: (i) BVCL tuyến trung ương (tuyến 1); (ii) BVCL tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tuyến 2); (iii) BVCL tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (tuyến 3); (iv) BVCL tuyến xã, phường, thị trấn (tuyến 4)
Trang 52.1.2 Tự chủ của bệnh viện công lập
2.1.2.1 Khái niệm tự chủ của bệnh viện công lập
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, tác giả tiếp cận khái niệm tự chủ bệnh viện
công lập dựa trên mức độ tự chủ về tài chính, trong đó nhấn mạnh về khả năng của bệnh viện
công lập tự quản lý và tự trang trải nguồn lực tài chính để hoạt động
2.1.2.2 Nội dung của tự chủ của bệnh viện công lập
Căn cứ vào Nghị định 60/2021/NĐ-CP, tự chủ về tài chính của bệnh viện công lập
được hiểu là quá trình nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các bệnh viện
công lập về phương thức quản lý tài chính trong việc khai thác, sử dụng và phân bổ hiệu quả
các nguồn tài chính, đảm bảo hoạt động tổng thể của bệnh viện luôn được duy trì và phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu về khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân
Luận án phân loại tự chủ theo năm mức độ tự chủ về tài chính như sau:
+ Mức 1: Mức tự chủ tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên (HĐTX)
hoặc toàn bộ kinh phí HĐTX và chi đầu tư phát triển;
+ Mức 2: Mức tự chủ tự bảo đảm một phần chi HĐTX ở mức từ 70% đến dưới 100%
chi thường xuyên;
+ Mức 3: Mức tự chủ tự bảo đảm một phần chi HĐTX ở mức từ 30% đến dưới 70%
chi thường xuyên;
+ Mức 4: Mức tự chủ tự bảo đảm một phần chi HĐTX ở mức từ 10% đến dưới 30%
chi thường xuyên;
+ Mức 5: Mức không tự chủ (có mức tự chủ thấp (dưới 10%) hoặc không có nguồn thu,
kinh phí HĐTX theo chức năng, nhiệm vụ được giao do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ)
2.2 Hiệu quả hoạt động của bệnh viện
2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của bệnh viện công lập
Trên cơ sở phân tích và kế thừa có chọn lọc quan điểm của các nghiên cứu trước, luận án
đưa ra khái niệm về hiệu quả hoạt động của bệnh viện công lập như sau: Hiệu quả hoạt động của
bệnh viện công lập là khả năng bệnh viện đạt được những mục tiêu đề ra và các kết quả mong
muốn bằng việc tối ưu hóa sự tương quan giữa mục tiêu, nguồn lực và kết quả
2.2.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập
2.2.2.1 Khái niệm “hiệu suất” và “hiệu quả” trong đo lường hiệu quả hoạt động của bệnh
viện
Hiệu suất (efficiency): Theo Bộ Y tế (2016), hiệu suất thường liên quan đến việc sử
dụng tài nguyên (như nguồn lực, thời gian, nhân lực) để đạt được kết quả mong muốn Hiệu
suất đo lường mức độ tiết kiệm và tối ưu hóa sự sử dụng tài nguyên để đạt được mục tiêu cụ
thể Trong bối cảnh bệnh viện, hiệu suất có thể áp dụng để đo lường sự tối ưu hóa trong việc
sử dụng nguồn lực sẵn có như số lượng nhân viên, vật tư y tế, thời gian khám chữa bệnh, và
tiền bạc để hướng tới mục tiêu cung cấp các dịch vụ y tế
Hiệu quả (effectiveness): Cũng theo Bộ Y tế (2016), hiệu quả đo lường mức độ đạt
được kết quả mong muốn và mức độ đáp ứng của hoạt động, dịch vụ hoặc chương trình so
với mục tiêu đã đặt ra Trong bối cảnh bệnh viện, hiệu quả liên quan đến mức độ mà các dịch
vụ y tế cung cấp đáp ứng được nhu cầu y tế của bệnh nhân và đạt được kết quả y tế mong
muốn
Như vậy, hiệu suất tập trung vào việc sử dụng tài nguyên một cách tốt nhất, trong khi
hiệu quả nhìn vào mức độ đạt được kết quả mong muốn và mức độ đáp ứng của hoạt động,
dịch vụ hoặc chương trình Trong luận án này, hai khái niệm này thường được sử dụng và
đánh giá đồng thời để đánh giá hiệu quả hoạt động của bệnh viện
2.2.2.2 Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của bệnh viện
Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) được lựa chọn là phương pháp phân tích trong luận này này vì có một số ưu điểm nổi bật khi áp dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động (Charnes và cộng sự, 1978; Hollingsworth và cộng
sự, 2006; Nayar và cộng sự, 2008), đó là: không yêu cầu giả định về hình thức hàm mục tiêu;
đo lường hiệu quả tương đối; có tính linh hoạt và khả năng đo lường đa biến; có tính khách quan và không đánh giá sẵn; và có khả năng cung cấp thông tin quan trọng cho việc ra quyết định Luận án lựa chọn phương pháp DEA vì đây là một phương pháp khá phổ biến trong đánh giá hiệu quả của các bệnh viện Cách tiếp cận của DEA dễ hiểu và đánh giá trực tiếp HQHĐ tổng thể của các BVCL cũng như được nhiều nước sử dụng để đo lường HQHĐ của bệnh viện (Hussey và cộng sự, 2009)
2.2.2.3 Nguyên lý của phân tích đường bao dữ liệu (DEA): Phương pháp DEA có thể áp dụng cho phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các công ty, trang trại, hộ sản xuất… Trong luận
án này, chủ thể là các bệnh viện công lập DEA do Coelli và các cộng sự (1998) xây dựng và
đã được áp dụng trong rất nhiều nghiên cứu thuộc lĩnh vực này
2.2.2.4 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của bệnh viện công lập từ DEA
Chỉ số hiệu suất kỹ thuật theo quy tắc hiệu suất không đổi theo quy mô (CRSTE) đo lường hiệu quả hoạt động của một bệnh viện trong trường hợp quy mô hoạt động duy trì ở mức không đổi Nó xác định mức độ mà một bệnh viện sử dụng các nguồn lực của mình để tạo ra đầu ra mong muốn mà không cần thay đổi quy mô
Chỉ số hiệu suất kỹ thuật theo quy tắc hiệu suất biến đổi theo quy mô (VRSTE) đo lường khả năng tận dụng quy mô của một bệnh viện Nó xác định mức độ mà một bệnh viện sử dụng các nguồn lực của mình so với quy mô tối ưu
Hiệu suất quy mô (SE) là chỉ số đo lường mức độ tối ưu hóa quy mô hoạt động của bệnh viện so với quy mô lý tưởng nhất
2.2.3 Lựa chọn các biến số trong mô hình nghiên cứu
Danh sách biến số và nguồn tham khảo/đề xuất biến số trong mô hình nghiên cứu:
Bảng 2.1 Tổng hợp các biến số đề xuất trong mô hình
I Các biến số độc lập
1
Mức độ tự chủ của bệnh viện
- Tự chủ hoàn toàn (Từ 100% ; Tự chủ một phần theo các mức độ tự chủ khác nhau; Chưa
tự chủ)
Tác giả đề xuất
Nhóm biến số chỉ tiêu đầu vào hoạt động của các bệnh viện công lập
2 Tổng nguồn thu của bệnh viện
Preker và cộng sự (2003) Lyroudi và cộng sự (2006) Kirigia và cộng sự (2007) Gai và cộng sự (2010) 2.1 Thu Dịch vụ y tế
Tác giả đề xuất 2.2 Thu từ Ngân sách Nhà nước
2.3 Thu khác
3 Tổng nguồn chi của BV
Preker và cộng sự (2003) Hofmarcher và cộng sự (2005) Linna và cộng sự (2006) Bernet và cộng sự (2008)
Trang 6STT Các biến số đề xuất Nguồn tham khảo
3.1 Chi hoạt động thường xuyên
Tác giả đề xuất 3.2 Chi lương
3.3 Chi mua sắm tài sản cố định
3.4 Chi thu nhập tăng thêm
Bhat (2005) Chen (2006) Ferrier và cộng sự (2006) Hajialiafzali và cộng sự (2007) Pi-Fang và Hui-Chen (2007) Puenpatom và Rosenman (2008) Mutter và cộng sự (2010)
5 Số lượng điều dưỡng
6 Số lượng NVYT khác
7 Số giường bệnh thực tế
8 Số xét nghiệm vi sinh
Tác giả đề xuất
9 Số xét nghiệm hóa sinh
10 Số xét nghiệm huyết học
Nhóm biến số chỉ tiêu đầu ra hoạt động của các bệnh viện công lập
Gai và cộng sự (2010) Butler và Li (2005) Bates và cộng sự (2006)
12 Số bệnh nhân ngoại trú
Bates và cộng sự (2006)
14 Thời gian nằm viện trung bình Preker và cộng sự (2003)
15 Số bệnh nhân ra viện
Tác giả đề xuất
16 Mức độ hài lòng của nhân viên y tế
II Biến số phụ thuộc
1 Chỉ số hiệu suất kỹ thuật khi quy mô hoạt động
không đổi (CRSTE)
Charnes và cộng sự (1978) Coelli và các cộng sự (1998) Cook và cộng sự (2014) Cooper và cộng sự (2007)
2 Chỉ số hiệu suất kỹ thuật khi quy mô hoạt động thay đổi (VRSTE)
Charnes và cộng sự (1978) Coelli và các cộng sự (1998) Cook và cộng sự (2014) Cooper và cộng sự (2007)
3 Hiệu suất quy mô (SE)
Banker và cộng sự, 1984 Henry và cộng sự (2020) Chai và cộng sự (2019) Fatuma và cộng sự (2021) Cook và cộng sự (2014) Cooper và cộng sự (2007)
III Các biến số kiểm soát
1 Phân hạng bệnh viện
Tác giả đề xuất
2 Năm số liệu được thu thập
2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Từ kết quả tổng quan về mô hình đánh giá ảnh hưởng của tự chủ đến hiệu quả hoạt động của các bệnh viện theo phương pháp DEA của Coelli và các cộng sự (1998) và cách đo lường hiệu quả theo quy mô (SE) sử dụng DEA của Charnes và cộng sự (1978) và Banker và cộng sự (1984), luận án đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của tự chủ đối với
HQHĐ của các BVCL tuyến trung ương ở Việt Nam như dưới đây
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả xây dựng
Bảng 2.1 Các giả thuyết đặt ra trong nghiên cứu Giả
H1 Tự chủ bệnh viện có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động
H2 Các chỉ số đầu vào phản ánh hoạt động của bệnh viện có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE)
(-)
H2.1 Chỉ tiêu Tổng nguồn thu có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt
động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (-) H2.2 Chỉ tiêu Thu dịch vụ y tế có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt (-)
Chỉ tiêu đầu vào
1 Nguồn thu (Thu DVYT, thu từ NSNN, thu khác)
2 Nguồn chi (Chi HĐTX, chi lương, chi mua sắm TSCĐ, chi TNTT)
3 Số bác sĩ
4 Số điều dưỡng
5 Số NVYT
6 Số giường bệnh thực tế
7 Số xét nghiệm (vi sinh, sinh hóa, huyết học)
Chỉ tiêu đầu ra
1 Số BN nội trú
2 Số BN ngoại trú
3 Số ca phẫu thuật
4 Thời gian nằm viện
5 Số BN ra viện 6.Mức độ hài lòng của NVYT
Hiệu suất kỹ thuật
VRSTE (quy mô hoạt động thay đổi)
Mức độ tự chủ của các BV
- Tự chủ hoàn toàn 100% chi HĐTX
- Tự chủ 1 phần (từ 70% - dưới 100%)
- Tự chủ 1 phần (từ 30% - dưới 70%)
- Tự chủ 1 phần (từ 10% - dưới 30%)
- Không tự chủ (dưới 10%)
Hiệu suất quy mô SE
Hiệu suất kỹ thuật
CRSTE (quy mô hoạt động không đổi)
H2
H1
Phân hạng bệnh viện Năm thu thập số liệu
H3
Trang 7Giả
động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE)
H2.3 Chỉ tiêu Thu từ ngân sách nhà nước có mối quan hệ ngược chiều với hiệu
quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (-)
H2.4 Chỉ tiêu Thu khác có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS
H2.5 Chỉ tiêu Tổng nguồn chi có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS
H2.6 Chỉ tiêu chi HĐTX có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS
H2.7 Chỉ tiêu chi lương có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS
H2.8 Chỉ tiêu chi mua sắm tài sản cố định có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS
H2.9 Chỉ tiêu chi Thu nhập tăng thêm có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS
H2.10 Số lượng bác sĩ có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS
H2.11 Số lượng điều dưỡng có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS
H2.12 Số lượng nhân viên y tế khác có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả
hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (-)
H2.13 Số lượng xét nghiệm sinh hóa đã thực hiện của bệnh viện có mối quan hệ ngược
chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (-)
H2.14 Số lượng xét nghiệm vi sinh có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt
động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (-)
H2.15 Số lượng xét nghiệm huyết học có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả
hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (-)
H2.16 Số lượng giường bệnh thực tế của bệnh viện có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (-)
H3
Các chỉ số đầu ra phản ánh hoạt động của bệnh viện có mối quan hệ
cùng chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ;
SE)
(+)
H3.1 Số lượng bệnh nhân nội trú của bệnh viện có mối quan hệ cùng chiều với
hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (+)
H3.2 Số lượng bệnh nhân ngoại trú của bệnh viện có mối quan hệ cùng chiều
với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (+)
H3.3 Số lượng bệnh nhân ra viện của bệnh viện có mối quan hệ cùng chiều với
hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (+)
H3.4 Số lượng ca phẫu thuật được thực hiện tại bệnh viện có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS
TE ; VRS TE ; SE) (+)
H3.5
Mức độ cải thiện thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân có mối
quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ;
VRS TE ; SE)
(-)
H3.6 Mức độ hài lòng của nhân viên y tế có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS
Nguồn: Tác giả tổng hợp
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
3.2 Thiết kế nghiên cứu của luận án
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thiết kế nghiên cứu kết hợp, bao gồm phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thu thập thông tin các bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế quản lý, thông tin của các bệnh viện được thu thập trong khoảng thời gian
từ năm 2012 đến hết năm 2022
* Chọn mẫu
Phương pháp lấy mẫu toàn bộ được áp dụng Luận án thực hiện nghiên cứu 36 bệnh viện công lập tuyến trung ương
* Quy trình thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Tác giả làm việc với cán bộ chuyên quản và lãnh đạo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) để tiến hành thu thập thông tin, số liệu thu thập có liên quan Với những số liệu còn thiếu hoặc chưa rõ, tác giả làm
việc trực tiếp với các bệnh viện để thu thập bổ sung
- Thời gian thu thập dữ liệu: Số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến hết năm
2022 của 36 bệnh viện công lập tuyến trung ương được thu thập để phục vụ nghiên cứu
* Phân tích dữ liệu
Đối với số liệu định lượng, tác giả sử dụng phần mềm STATA 17.0 BE (Basic Edition)
để thực hiện phân tích qua các bước sau đây:
Bước 1: Mô tả đặc điểm của các BVCL trong nghiên cứu sử dụng đại lượng thống kê tương ứng như: trung bình, trung vị, tần số, tỷ lệ
Bước 2: Tác giả xác định mức độ tương quan giữa các biến số sử dụng ma trận tương quan chéo, qua đó lựa chọn các biến để đưa vào mô hình
Trong phân tích của luận án, tổng số có 22 biến số được đưa vào bảng ma trận tương quan chéo bao gồm: Các biến số chỉ số đầu vào hoạt động của bệnh viện (16 biến số); Các biến số chỉ số đầu ra hoạt động của bệnh viện (6 biến số)
Khi chạy tương quan chéo lần thứ nhất, các biến có hệ số tương quan với các biến còn lại chủ yếu trong khoảng từ 0,7 đến 0,9 (để tránh hiện tượng đa cộng tuyến) được xem xét để chọn để đưa vào mô hình Ở bước này, có 11 biến số được lựa chọn bao gồm: tổng thu, thu dịch vụ y tế, tổng chi, chi hoạt động thường xuyên, chi mua sắm tài sản cố định, chi thu nhập tăng thêm, số lượng bác sĩ, số lượng điều dưỡng, số giường bệnh (trên thực tế), số bệnh nhân nội trú và số bệnh nhân ra viện
Các biến số này một lần nữa được đưa vào tính toán tương quan chéo lần 2 và tính toán
hệ số phóng đại phương sai (VIF) để đảm bảo không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình
Cuối cùng, còn 7 biến số được lựa chọn để sử dụng trong mô hình DEA ở bước tiếp
theo, bao gồm:
Trang 8- Các biến số chỉ số đầu vào hoạt động của bệnh viện (5 biến số): Tổng nguồn thu,
tổng nguồn chi, số lượng bác sĩ, số lượng điều dưỡng, số giường bệnh thực tế của bệnh viện
- Các biến số chỉ số đầu ra hoạt động của bệnh viện (2 biến số): số bệnh nhân nội trú,
số bệnh nhân ra viện
Bước 3: Tác giả áp dụng phương pháp DEA để đo lường các chỉ số thể hiện hiệu quả
hoạt động của các bệnh viện (chỉ số VRSTE, CRSTE và SE) và từ đó có thể so sánh và đánh
giá khả năng sử dụng nguồn lực của các bệnh viện
Bước 4: Mô hình hồi quy Tobit được áp dụng để tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng lên
VRSTE, CRSTE và SE của các bệnh viện trong nghiên cứu, bao gồm: mức độ tự chủ của bệnh
viện (phân theo mức độ tự chủ về tài chính; các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra phản ánh hoạt động
của bệnh viện) Các mô hình này được hiệu chỉnh với các biến số về: hạng bệnh viện, năm
thu thập số liệu
Bước 5: Diễn giải, phân tích kết quả nghiên cứu và khẳng định các giả thuyết nghiên
cứu
Kết quả từ phân tích mô hình hồi quy Tobit bao gồm: giá trị hệ số hồi quy, giá trị p
của kiểm định và mức ý nghĩa α=0,05 của hệ số hồi quy cũng được tính toán và đưa vào bảng
trình bày Các giả thuyết đưa ra được chấp nhận khi kết quả p của kiểm định nhỏ hơn α=0,05
3.2.2.2 Thiết kế nghiên cứu định tính
Đối tượng nghiên cứu: Các cán bộ đại diện thuộc các vụ: Vụ Kế hoạch tài chính; Vụ
Pháp chế, Vụ Bảo hiểm y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế; Ban Giám đốc/Ban
lãnh đạo bệnh viện, các phòng ban liên quan
Quy trình thu thập dữ liệu: Các cuộc phỏng vấn đều diễn ra một cách riêng tư tại các
địa điểm riêng biệt hoặc tại phòng làm việc của người tham gia phỏng vấn với thời lượng
phỏng vấn cho mỗi đối tượng ít nhất là 30 phút bằng phương pháp quan sát và thảo luận trực
tiếp, hỏi - đáp
Các chủ đề thông tin định tính
- Thông tin cụ thể về thực trạng thực hiện tự chủ tại bệnh viện đang áp dụng
- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp tự chủ
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bệnh viện
- Căn cứ cho quyết định và cải tiến hiệu quả hoạt động tại bệnh viện
Phân tích kết quả nghiên cứu định tính
Các kết quả sau khi phỏng vấn được tác giả ghi chép và gỡ băng phục vụ cho việc phân
tích Sau đó các kết quả định tính này được tổng hợp thành các chủ đề để từ đó tác giả so
sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu định lượng để làm rõ hơn mô hình nghiên cứu
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng tự chủ của các bệnh viện công lập tuyến trung ương
4.1.1 Đặc điểm loại hình bệnh viện công lập
Phần lớn các bệnh viện đa khoa đều đã tự chủ hoàn toàn về tài chính (12/13 bệnh viện), bên cạnh đó có khoảng hơn 70% (15/21) bệnh viện chuyên khoa đã tự chủ hoàn toàn về tài chính Các bệnh viện YHCT đều cũng đã tự chủ một phần về mặt tài chính Chỉ có duy nhất một bệnh viện chuyên khoa hiện tại vẫn chưa thực hiện tự chủ (Bệnh viện Tâm thần TW1) Đặc biệt, từ năm 2017, số lượng bệnh viện tự chủ hoàn toàn về tài chính có xu hướng tăng lên
4.1.2 Đặc điểm các nguồn tài chính thu - chi của các bệnh viện công lập
Nguồn thu chủ yếu của các bệnh viện là nguồn thu từ dịch vụ y tế (chiếm khoảng 82,5% đến 96,4%), xu hướng nguồn thu này ngày càng tăng dần trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các nguồn thu hàng năm của bệnh viện Cùng với đó, nguồn thu từ ngân sách Nhà nước ngày càng thu hẹp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của bệnh viện Cùng với nguồn thu, có thể thấy các bệnh viện đều dành phần lớn kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên, chiếm khoảng 62% đến 79% nguồn Ngoài ra, một số nguồn chi được duy trì ổn định qua các năm: chi lương (khoảng 10-13,8%), chi thu nhập tăng thêm (khoảng 5-8,5%)
Kết quả phòng vấn định tính cho thấy việc cân đối thu chi là một bài toán khó khăn cho cả Bộ Y tế và các lãnh đạo BVCL tuyến trung ương
4.1.3 Đặc điểm nguồn thu - chi khi phân theo mức độ tự chủ của bệnh viện công lập
Trước năm 2017, không có sự chênh lệch lớn về tổng nguồn thu và chi giữa các bệnh viện tự chủ hoàn toàn và tự chủ một phần Tuy nhiên, từ năm 2017 trở đi, nguồn thu-chi của các bệnh viện tự chủ hoàn toàn và tự chủ một phần có sự chênh lệch rõ rệt Các bệnh viện tự chủ hoàn toàn có nguồn thu-chi ổn định và tăng liên tục trong giai đoạn này, trong khi các bệnh viện tự chủ một phần cũng có sự tăng trưởng nhưng chậm hơn có sự chênh lệch đáng
kể về tổng nguồn thu giữa hai nhóm bệnh viện này Tác động tiêu cực của dịch COVID-19 trong năm 2020 và 2021 đã ảnh hưởng mạnh đến nguồn thu của các bệnh viện và làm giảm khả năng tự chủ
4.1.4 Đặc điểm nguồn thu - chi khi phân theo hạng bệnh viện
Xu hướng tổng nguồn thu: Cả bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I đều có xu hướng tăng dần về tổng nguồn thu trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2012 đến 2022
Xu hướng tổng nguồn chi: Cả bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I đều có xu hướng tăng dần về tổng nguồn chi trong cùng giai đoạn nghiên cứu
Mặc dù số lượng bệnh viện hạng đặc biệt chỉ bằng 15% so với số lượng bệnh viện hạng
I trong nghiên cứu này, thì tổng nguồn thu và chi của các bệnh viện hạng đặc biệt này luôn duy trì ở mức khoảng 70-80% so với các bệnh viện hạng I
Trang 9Kết quả phỏng vấn định tính cũng chỉ ra một số hạn chế của hoạt động tự chủ: về mặt
quản lý tài chính (các BV có thể có rủi ro như thiếu hụt nguồn lực hoặc thâm dụt nguồn thu);
sự phụ thuộc vào nguồn tài chính công
4.1.5 Đặc điểm một số chỉ số đầu vào hoạt động của các bệnh viện
Nhìn chung, các bệnh viện tự chủ hoàn toàn đều có các chỉ số đầu vào trung bình ở
mức cao hơn so với các bệnh viện chỉ tự chủ một phần
Kết quả phỏng vấn định tính cho thấy hầu hết các bệnh viện đã và đang thực hiện tự
chủ, hầu hết các bệnh viện đều đã rất nỗ lực triển khai thực hiện cơ chế tự chủ một cách sâu
sát và hệ thống; tuy nhiên mức độ hiệu quả còn chưa cao, một số nơi còn chưa thực sự đi
thẳng vào vấn đề tự chủ
4.1.6 Đặc điểm một số chỉ số hoạt động của các bệnh viện công lập
Thứ nhất, số lượng bệnh nhân nội trú và ngoại trú, số bệnh nhân ra viện tại các bệnh
viện tự chủ hoàn toàn vượt trội so với các bệnh viện tự chủ một phần
Khi phân theo hạng bệnh viện, các bệnh viện hạng đặc biệt cho thấy các chỉ số kết quả
hoạt động đều cao hơn so với bệnh viện hạng I
Các bệnh viện có mức tự chủ hoàn toàn thì nhân viên y tế làm việc tại đây cũng có
mức độ hài lòng với nơi làm việc cao hơn so với những bệnh viện mới chỉ thực hiện tự
chủ một phần
Kết quả phân tích định tính cũng cho thấycác bệnh viện có thể quản lý tài nguyên và
nguồn lực của mình một cách hiệu quả hơn Nhờ vào việc quản lý tài chính hiệu quả và đầu
tư phù hợp, các bệnh viện này có thể duy trì hoạt động một cách ổn định và đáp ứng nhu cầu
của cộng đồng
4.2 Kết quả phân tích về ảnh hưởng của tự chủ đến hiệu quả hoạt động của các bệnh
viện công lập tuyến trung ương
4.2.1 Lựa chọn biến số trong phân tích
Sau khi chạy tương quan chéo lần 1 và lần 2 và tính toán hệ số phóng đại phương sai
(VIF) đảm bảo không có hiện tượng đa cộng tuyến, các biến này không đủ điều kiện được lựa
chọn vào mô hình cuối cùng để thực hiện phân tích Các giả thuyết H2.2, H2.3, H2.4, H2.6,
H2.7, H2.8, H2.9, H2.12, H2.13, H2.14, H2.15, H2.18, H2.20, H2.21, H2.22 không đủ bằng
chứng để kết luận trong nghiên cứu này Các giả thuyết còn lại được tiến hành phân tích
định lượng, đó là:
Tên giả
Kỳ vọng H1 Tự chủ bệnh viện có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động
H2 Các chỉ số đầu vào phản ánh hoạt động của bệnh viện có mối quan hệ
ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (-)
H2.1 Chỉ tiêu Tổng nguồn thu có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động
H2.5 Chỉ tiêu Tổng nguồn chi có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động
Tên giả
Kỳ vọng
H2.10 Số lượng bác sĩ có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động bệnh
H2.11 Số lượng điều dưỡng có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động
H2.16 Số lượng giường bệnh thực tế của bệnh viện có mối quan hệ ngược chiều với
hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (-)
H3 Các chỉ số đầu ra phản ánh hoạt động của bệnh viện có mối quan hệ cùng
chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (+)
H3.1 Số lượng bệnh nhân nội trú của bệnh viện có mối quan hệ cùng chiều với
hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (+)
H3.3 Số lượng bệnh nhân ra viện của bệnh viện có mối quan hệ cùng chiều với
hiệu quả hoạt động bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) (+) 4.2.2 Kết quả về chỉ số đánh giá hiệu suất kỹ thuật (VRS TE và CRS TE )
Chỉ số hiệu suất VRSTE của các bệnh viện có mức độ tự chủ hoàn toàn có chỉ số cao hơn so với các bệnh viện mới chỉ tự chủ một phần, đặc biệt từ những năm 2019 trở đi Bên cạnh đó các bệnh viện tự chủ một phần ở mức cao (từ 70%-dưới 100% và từ 30%-dưới 70%) cũng có chỉ số hiệu suất kỹ thuật cao hơn các bệnh viện tự chủ một phần ở mức thấp (từ 10%-dưới 30%) Tuy nhiên cũng có thể thấy do tác động của đại dịch COVID-19, HQHĐ của các bệnh viện tự chủ một phần ở mức từ 10% đến dưới 30% bị ảnh hưởng khá
rõ ràng (giảm số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị, phong tỏa…) dẫn đến việc năm
2022 các bệnh viện tự chủ một phần thuộc loại hình này có HQHĐ thấp hơn so với các bệnh viện còn lại Kết quả chỉ số VRSTE của các bệnh viện hạng đặc biệt tốt hơn các bệnh viện hạng I cho thấy rằng các bệnh viện hạng đặc biệt đang tận dụng tối ưu quy mô sản xuất biến đổi và có khả năng cung cấp dịch vụ y tế hiệu quả hơn so với các bệnh viện hạng I, kể
cả trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
4.2.3 Kết quả về chỉ số hiệu suất quy mô (SE)
Chỉ số hiệu suất quy mô (SE) theo mức độ tự chủ của các bệnh viện có xu hướng ở các bệnh viện tự chủ hoàn toàn trong giai đoạn từ 2012-2022 Sau năm 2017, khi việc tự chủ được
mở rộng ở các bệnh viện, hiệu suất quy mô (SE) của các bệnh viện tự chủ hoàn toàn hầu hết đều cao hơn so với các bệnh viện tự chủ một phần Tuy nhiên, cũng tương tự như với chỉ số VRSTE, sau đại dịch COVID-19, SE của các bệnh viện tự chủ hoàn toàn bị ảnh hưởng khá nặng nề, đặc biệt với các bệnh viện tự chủ hoàn toàn vào các năm 2021 và 2022, trong khi các bệnh viện tự chủ một phần cũng bị ảnh hưởng nhưng ít hơn
4.3 Kết quả đánh giá tác động của tự chủ và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập tuyến trung ương
- Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới VRSTE của các bệnh viện cho thấy bệnh viện có mức độ tự chủ càng cao thì chỉ số hiệu quả hoạt động càng cao
- Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới CRSTE của các bệnh viện: Các biến số có ý nghĩa thống kê gồm: các mức độ tự chủ khác nhau, năm số liệu, số lượng điều dưỡng, số giường
Trang 10sử dụng thực tế, số lượng bệnh nhân nội trú, số lượng bệnh nhân ra viện và phân hạng bệnh viện
- Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới SE của các bệnh viện: Các biến số có ý nghĩa
thống kê gồm: mức độ tự chủ, số lượng bác sĩ, số lượng điều dưỡng và số lượng bệnh nhân nội trú
Kết quả phân tích định tính đưa ra một số lý giải theo hướng tích cực và tiêu cực bổ
sung cho kết quả định lượng tìm được, bao gồm:
+ Các yếu tố ảnh hưởng tích cực, bao gồm các khía cạnh như: nâng cao hiệu quả
quản lý tài chính, cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường hiệu quả quản lý và tối ưu hóa
tài nguyên, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các bệnh viện
+ Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực: Về năng lực điều hành; về quản lý giám sát; về nhận
thức của các lãnh đạo BV
Một số khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tự chủ:
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị, quản lý cho đội ngũ lãnh đạo,
quản lý bệnh viện;
- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn việc triển khai tự chủ từ cơ quan
quản lý;
- Hướng dẫn bệnh viện xây dựng kế hoạch tự chủ bài bản, với các chỉ tiêu cụ thể;
- Tăng cường giám sát công tác quản lý tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân
sách
Kết quả kiểm định các giả thuyết
* Giả thuyết về ảnh hưởng của mức độ tự chủ
Kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tự chủ hoàn toàn có các chỉ số thể hiện
hiệu quả hoạt động bệnh viện (CRSTE; VRSTE; SE) cao hơn so với các bệnh viện tự chủ một
phần (bất kể mức độ nào) và các bệnh viện không tự chủ Điều này đã khẳng định sự chấp
nhận đối với giả thuyết H1: Tự chủ bệnh viện tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động bệnh
viện (thể hiện qua các chỉ số CRSTE; VRSTE; SE), cụ thể là mức tự chủ càng cao thì hiệu quả
hoạt động của bệnh viện càng cao
* Giả thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào và đầu ra phản ánh hoạt động
của bệnh viện
Giả thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào
- Đối với các giả thuyết H2.2, H2.3, H2.4, H2.6, H2.7, H2.8, H2.9, H2.12, H2.13, H2.14,
H2.15 không đủ bằng chứng để kết luận trong nghiên cứu này
- Giả thuyết H2.1 và giả thuyết H2.5 không được chấp nhận trong nghiên cứu do
tác động của tự chủ lên hiệu quả hoạt động của bệnh viện (qua các chỉ số CRSTE; VRSTE; SE)
không có ý nghĩa thống kê
- Giả thuyết H2.10; Giả thuyết H2.11 và Giả thuyết H2.16 được chấp nhận vì kết
quả cho thấy tác động ngược chiều của tự chủ lên hiệu quả hoạt động của bệnh viện (qua các
chỉ số CRSTE; VRSTE; SE)
Như vậy, giả thuyết H2 (“Các chỉ số đầu vào và đầu ra của bệnh viện có mối quan hệ
cùng chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện”) chỉ được chấp nhận một phần
Giả thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố đầu ra
- Giả thuyết H3.2, H3.4, H3.5, H3.6 không đủ bằng chứng để kết luận trong nghiên cứu này
- Giả thuyết H3.1; Giả thuyết H3.3 có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động
bệnh viện (Chỉ số CRS TE ; VRS TE ; SE) được chấp nhận.
Như vậy, Giả thuyết H3 (“Các chỉ số đầu ra phản ánh hoạt động của bệnh viện có
mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động bệnh viện”) chỉ được chấp nhận một phần
Luận án cũng xem xét về ảnh hưởng của phân hạng bệnh viện và thời điểm thu thập
số liệu Kết quả cho thấy, các bệnh viện hạng đặc biệt thường có HQHĐ cao hơn các bệnh viện hạng I Tuy nhiên, xem xét kết quả theo thời điểm thu thập số liệu thì lại cho thấy rằng hầu hết chỉ số thời điểm thu thập số liệu hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(do đều có p>0,05), trừ năm 2022