1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL

235 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phương
Người hướng dẫn Ts. Võ Hùng Dũng, Ts. Nguyễn Văn Hồng
Trường học Trường Đại học Cần Thơ, Trường Kinh tế
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 235
Dung lượng 2,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (19)
    • 1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (19)
      • 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn (19)
      • 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết (21)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (23)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (23)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (23)
    • 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (24)
    • 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (24)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (24)
      • 1.4.2 Đối tượng khảo sát (24)
      • 1.4.3 Phạm vi không gian nghiên cứu (24)
      • 1.4.4 Phạm vi thời gian nghiên cứu (25)
      • 1.4.5 Phạm vi về nội dung nghiên cứu (25)
    • 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA LUẬN ÁN … (0)
      • 1.5.1 Ý nghĩa khoa học (25)
      • 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn (26)
    • 1.6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN (27)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (29)
    • 2.1 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (29)
      • 2.1.1 Sự ra đời và phát triển các quan niệm TNXHDN (0)
      • 2.1.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động (32)
      • 2.1.3 Các thành phần đo lường TNXHDN đối với người lao động (34)
    • 2.2 SỰ GẮN KẾT TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (37)
      • 2.2.1 Khái niệm sự gắn kết tổ chức của người lao động (37)
      • 2.2.2 Các thành phần đo lường sự gắn kết tổ chức của người lao động (38)
    • 2.3 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CÓ LIÊN QUAN (40)
      • 2.3.1 Lý thuyết các bên có liên quan (Stakeholders Theory) (40)
      • 2.3.2 Lý thuyết bản sắc xã hội (Social Identity Theory - SIT) (41)
      • 2.3.3 Lý thuyết trao đổi xã hội (Social Exchange Theory - SET) (42)
    • 2.4 CÁC TRUNG GIAN TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA TNXHDN VÀ SỰ GẮN KẾT TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (44)
      • 2.4.1 Sự hài lòng công việc của người lao động (46)
      • 2.4.2 Năng lực tâm lý của người lao động (0)
    • 2.5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (0)
      • 2.5.1 Các nghiên cứu liên quan đến TNXHDN (51)
      • 2.5.2 Các nghiên cứu liên quan đến TNXHDN đối với người lao động (52)
      • 2.5.3 Các nghiên cứu liên quan đến TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của người lao động (54)
      • 2.5.4 Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL (60)
    • 2.6 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU (62)
    • 2.7 GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (64)
      • 2.7.1 Giả thuyết nghiên cứu (64)
      • 2.7.2 Mô hình nghiên cứu (73)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (76)
    • 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (76)
    • 3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (79)
      • 3.2.1 Nghiên cứu định tính (79)
      • 3.2.2 Nghiên cứu định lượng (90)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (28)
    • 4.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN ĐBSCL (107)
      • 4.1.1 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL (107)
      • 4.1.2 Tình hình lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL (111)
      • 4.1.3 Tình hình thực hiện TNXHDN đối với người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL (112)
    • 4.2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TNXHDN ĐẾN SỰ GẮN KẾT TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN ĐBSCL (117)
      • 4.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu (117)
      • 4.2.2 Kết quả kiểm định thang đo (120)
      • 4.2.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (129)
    • 4.3 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (138)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (28)
    • 5.1 KẾT LUẬN (146)
    • 5.2 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN (147)
    • 5.3 HÀM Ý QUẢN TRỊ… (149)
      • 5.3.1 Nâng cao thực hiện các hoạt động TNXHDN (149)
      • 5.3.2 Nâng cao sự hài lòng công việc của người lao động (152)
      • 5.3.3 Nâng cao năng lực tâm lý người lao động (152)
      • 5.3.4 Nâng cao sự gắn kết tổ chức của người lao động (154)
      • 5.3.5 Hàm ý khác (155)
    • 5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (157)
      • 5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu (157)
      • 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo (158)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (159)
  • PHỤ LỤC (178)

Nội dung

Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCLNghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL

GIỚI THIỆU

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Bối cảnh thực tiễn Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam Hằng năm, ngành thủy sản nói chung và các doanh nghiệp (DN) thủy sản ĐBSCL nói riêng đã cung cấp hơn 50% sản lượng khai thác, 70% sản lượng nuôi trồng cả nước, mang lại hơn 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tiêu thụ nội địa mỗi năm khoảng 22.000 tỷ đồng, giải quyết gần 4 triệu lao động góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển đất nước (Vasep, 2022) Có được những thành tựu này là do chính sách đổi mới, mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước, mang lại những ưu đãi về thuế quan, những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng Song song với những cơ hội, các DN thủy sản ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội DN (TNXHDN)

Chủ đề TNXHDN đã thu hút sự quan tâm của nhiều DN thủy sản ĐBSCL như Minh Phú (Cà Mau), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Gò Đàng (Tiền Giang), Biển Đông (Cần Thơ) Nhiều DN ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn việc thực hiện TNXHDN đối với khách hàng, cộng đồng, người tiêu dùng, môi trường (Vasep, 2022) Họ nhận thức được rằng, ngoài mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, thực hiện TNXHDN đối với các bên có liên quan sẽ tạo lập cho DN một chổ đứng vững chắc trên thị trường, hướng đến sự phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới (Châm & Việt, 2019) Tuy nhiên, TNXHDN đối với NLĐ tại các DN này còn hạn chế (Linh và cộng sự, 2020) Hàng loạt các vụ việc vi phạm về quyền lợi NLĐ đã và đang khiến họ bức xúc và mất dần lòng tin vào DN Trong khi đó ngày càng nhiều những nhà nhập khẩu yêu cầu nhà cung cấp tôn trọng và thực hiện các tiêu chuẩn TNXHDN đối với NLĐ Đây là một trong những vấn đề đau đầu nhất của các DN thủy sản ĐBSCL Theo kết quả thống kê Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO), năm 2020 số giờ làm việc trung bình người/tuần của lao động trong ngành cao hơn nhiều so với quy định của nhà nước (54,7/48 giờ), trong khi đó năng suất lao động thấp hơn năng suất lao động toàn ngành kinh tế (54,8/117,4 triệu đồng/lao động/năm) Thu nhập mỗi năm tăng dao động từ 500 - 800 ngàn đồng giai đoạn 2016-2022, mức tăng này chưa tạo động lực để NLĐ gắn kết với tổ chức Ngoài ra, an toàn lao động trong các DN hiện nay chưa được giải quyết, NLĐ chưa hài

2 lòng về môi trường làm việc, cơ hội giáo dục và đào tạo, phân biệt đối xử (Linh và cộng sự, 2020) Một số DN chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc theo mùa vụ Nhiều trường hợp không có hợp đồng, chỉ thỏa thuận làm việc với DN và ăn lương theo sản phẩm, họ không chịu trách nhiệm và ràng buộc nào khác đối với NLĐ Vì thế số lượng lao động tại các DN thủy sản liên tục giảm (từ 527.565 lao động năm 2016 còn 429.098 lao động năm 2020) (Tổng Cục Thống kê và Niên giám Thống kê các tỉnh ĐBSCL)

Thực trạng biến động lao động cả về số lượng lẫn chất lượng trong những năm gần đây cho thấy rằng NLĐ chưa thật sự gắn kết với DN, chưa đặt hết tình cảm vào DN, chưa tận tâm và có trách nhiệm với công việc (Linh và cộng sự, 2020) Rõ ràng TNXHDN đối với NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL chưa nhận được sự quan tâm đúng mức Tất cả điều này dẫn đến những sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật và quy định lao động về lợi ích lương, thưởng, các khoản phúc lợi của NLĐ; những vi phạm về an toàn lao động trong sản xuất, chế biến thủy sản gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe NLĐ; vi phạm đạo đức kinh doanh, thiếu trách nhiệm với an sinh an toàn của cộng đồng dân cư, quyền và lợi ích của NLĐ không được đảm bảo (Hương & Thuận, 2017) Thậm chí dẫn đến những mâu thuẩn, những bất đồng trong quan hệ giữa NLĐ và chủ DN, nhận thức tích cực của NLĐ về danh tiếng DN mất dần, sự gắn kết của họ không còn bền vững (Linh và cộng sự, 2020)

Thực hiện TNXHDN đối với NLĐ trong các DN thủy sản là xu hướng tất yếu khi Việt Nam bước vào quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, bởi lẽ các Hiệp định Thương mại tự do (CPTPP, EVFTA) một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đều nhấn mạnh đến quyền và các lợi ích của NLĐ Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù trên thế giới đã có một số tiêu chuẩn của các tổ chức đưa ra liên quan đến TNXHDN, chẵn hạn như Hướng dẫn của OECD về tập đoàn đa quốc gia, Thỏa ước toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC), các tiêu chuẩn ISO 26000, SA 8000, GRI4, EU nhưng hiện nay các tiêu chuẩn này trong ngành thủy sản chưa có sự thống nhất nên khi áp dụng tại các

DN thủy sản tại ĐBSCL còn tương đối khó khăn, chưa rõ nét nên việc giữ chân NLĐ là thách thức lớn cho các DN (Vasep, 2022) Ngoài ra, bản thân các DN chưa bắt kịp xu hướng, chưa hiểu biết đúng đắn và chưa thật sự quan tâm đến việc thực hiện TNXHDN (Linh và cộng sự, 2020) Do đó rất cần thiết có các nghiên cứu các tiêu chuẩn TNXHDN riêng, cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế nhưng đảm bảo dễ dàng tiếp cận hơn cho các DN thủy sản ĐBSCL khi tham gia vào thị trường quốc tế Tất cả những điều nói trên một lần nữa là cơ sở luận chứng cần thiết có thêm các nghiên cứu về TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL Vấn đề đặt ra là làm thế nào để trách nhiệm xã hội trở thành động cơ bên trong của mỗi DN Việc triển khai TNXHDN đối với các DN thủy sản ĐBSCL một cách nghiêm túc, tự giác không chỉ

3 mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân DN đó mà còn vì mục tiêu lớn hơn là phát triển bền vững ngành thủy sản Chính vì thế, các DN hiện nay muốn cứu sống mình, nâng cao vị thế trong nước và trên trường quốc tế cần nỗ lực sản xuất kinh doanh theo hướng thực hành TNXHDN, quan tâm hơn việc thực hiện TNXHDN đối với NLĐ

Người lao động là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức mạnh của một quốc gia, là tài sản tốt nhất có thể cạnh tranh với các tổ chức khác (Mory et al., 2015) Nhận thức của NLĐ có thể cung cấp sự hiểu biết toàn diện về tác động của TNXHDN đối với các kết quả liên quan đến công việc cũng như thái độ, hành vi NLĐ tại nơi làm việc (Gond et al., 2017) Khi NLĐ cảm nhận các hoạt động có trách nhiệm là thực sự và chân chính nhằm cải thiện quyền và lợi ích, họ sẽ hài lòng, lạc quan và gắn kết hơn với DN (Thắng, 2018; Nhi và cộng sự, 2020; Al-Ghazali et al., 2021) Cho đến nay đã có một lượng đáng kể các nghiên cứu về vai trò của TNXHDN đối với các khía cạnh khác nhau liên quan đến hành vi của NLĐ như nghiên cứu của Thắng (2010), Mory et al (2015); Yến

& Hồng (2017), Nhi và cộng sự (2020), Thủy (2021)… Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng chưa thật sự đi sâu vào khía cạnh cảm nhận của NLĐ, đó cũng là một khía cạnh nghiên cứu rất cần thiết và được quan tâm tại các DN thủy sản ĐBSCL

Thủy sản được xác định là ngành trọng yếu của ĐBSCL và TNXHDN đối với NLĐ là xu hướng tất yếu khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Thực hiện TNXHDN nói chung và TNXHDN đối với NLĐ nói riêng sẽ tạo nhiều thuận lợi phát triển bền vững cho DN Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về TNXHDN đối với NLĐ hiện nay đa phần tập trung vào lĩnh vực may mặc, ngân hàng (Hương, 2017; Thắng, 2018; Nhinh, 2021), hạn chế các nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt tại các DN thủy sản ĐBSCL, nếu có chủ yếu mang tính lý luận và định hướng chính sách Một số nghiên cứu dừng lại ở thống kê mô tả hoặc định lượng phạm vi nhỏ Điển hình như nghiên cứu của Vinh (2016) và Lực (2019) về TNXHDN ngành thủy sản trong điều kiện hội nhập quốc tế Nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau như trách nhiệm kinh tế, thị trường, người tiêu dùng, môi trường, NLĐ, nhà cung cấp và cộng đồng Ở khía cạnh NLĐ, các nghiên cứu chỉ dừng lại khái quát hóa những hạn chế liên quan đến NLĐ Tương tự, Linh và cộng sự (2020) đã tổng hợp những hành động, những chương trình mà các DN thủy sản thực hiện đối với các bên có liên quan Như vậy có thể nói, việc thực hiện TNXHDN đối với NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL chưa được nghiên cứu nhiều Vì vậy, các mối tác động hay việc xác định mối quan hệ giữa nhận thức TNXHDN của NLĐ và một số kết quả tích cực tại nơi làm việc chưa được kiểm chứng đầy đủ tại các DN thủy sản ĐBSCL

Sự gắn kết tổ chức của NLĐ là mức độ mà NLĐ đánh giá cao tổ chức, nhìn thấy tương lai của mình thông qua nhận thức tình cảm, thái độ và hành vi NLĐ (Kong et al.,

2021) Nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực tiễn kết luận, thực hiện tốt TNXHDN đối với NLĐ sẽ gia tăng sự gắn kết tổ chức từ đó cải thiện hiệu suất làm việc, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh (Hương & Thuận, 2017; Trang et al., 2020) Rõ ràng, kết quả cuối cùng của việc thực hiện tốt TNXHDN đối với NLĐ là sự gắn kết của họ (Turker,

2009) Tuy nhiên, Collier & Esteban (2007) không chứng minh được mối quan hệ này NLĐ hầu như ít nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu liên quan đến TNXHDN (Farooq et al., 2019; Hossen et al., 2020) Nghiên cứu gần đây của Barakat (2016) và Christian & Michelle (2016) nhận định, sự gắn kết tổ chức của NLĐ đang giảm và ngày càng có sự buông lỏng TNXHDN là động lực mới nổi và ngày càng quan trọng đối với sự gắn kết tổ chức của NLĐ, sẽ có nhiều vấn đề mới khi nghiên cứu TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ (Albdour et al., 2010; Azim et al., 2014) Như vậy, với bối cảnh các DN thủy sản ĐBSCL có thể có những đóng góp mới về bằng chứng khách quan liên quan đến mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức với tư cách là hành vi mong muốn của NLĐ

Hơn nữa, theo Albdour et al (2010) và Farooq et al (2017) TNXHDN trực tiếp tạo ra nhiều NLĐ gắn kết hơn với tổ chức mà không đòi hỏi sự can thiệp của các biến số trung gian Tuy nhiên, Glavas (2016) khẳng định, tác động của TNXHDN đến sự gắn kết tổ chức của NLĐ sẽ được giải thích thuyết phục hơn, đầy đủ hơn nếu có sự hiện diện của các biến trung gian Các nghiên cứu trước đây cũng đã xem xét nhiều yếu tố trung gian trong mối quan hệ này như niềm tin tổ chức, lòng tự hào, danh tiếng tổ chức, cảm nhận sự hỗ trợ của tổ chức, giá trị thương hiệu và được thực hiện trong các bối cảnh ngành nghề khác nhau (Azim et al., 2014; Thảo và Hồ, 2015; Thắng, 2018; Nhinh,

2020) Các biến số trung gian này liên quan đến các thuộc tính nhận được từ tổ chức tạo ra phản ứng tâm lý NLĐ, rất ít nghiên cứu xem xét trung gian liên quan đến phản ứng tâm lý cá nhân được hình thành bởi thái độ của NLĐ đối với các hoạt động TNXHDN của chính DN đó Điều này cho thấy sự thiếu hụt các bằng chứng về TNXHDN đối với NLĐ và ảnh hưởng của TNXHDN đối với thái độ và hành vi NLĐ Với bối cảnh các

DN thủy sản ĐBSCL, sự gắn kết tổ chức của NLĐ không chỉ xuất phát từ danh tiếng

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung của luận án là nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long, từ đó đề xuất hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động nhằm nâng cao sự gắn kết tổ chức của họ theo đúng tinh thần của các Quy định quốc tế

Nghiên cứu sẽ giải quyết một số mục tiêu cụ thể như sau:

(i) Phân tích, đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long

(ii) Phân tích tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long

(iii) Nghiên cứu vai trò trung gian của sự hài lòng công việc và năng lực tâm lý trong mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và sự gắn kết tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long

(iv) Đề xuất hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhằm nâng cao sự gắn kết tổ chức của người lao động theo đúng tinh thần của các Quy định quốc tế

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu, luận án tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Thực trạng TNXHDN đối với NLĐ thời gian qua tại các DN thủy sản ĐBSCL theo nhận thức của NLĐ như thế nào?

2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tác động như thế nào đến sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL?

3 Sự hài lòng công việc và năng lực tâm lý là các biến trung gian trong mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL?

4 Những hàm ý quản trị nào có thể giúp các DN thủy sản ĐBSCL thực hiện tốt TNXHDN đối với NLĐ?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của TNXHDN đến với sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL

1.4.2 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát phục vụ cho nghiên cứu là những người làm công được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động trong các DN thủy sản ĐBSCL có tham gia thực thi các tiêu chuẩn của TNXHDN Để đảm bảo độ tin cậy của thông tin thu thập, nghiên cứu không khảo sát lao động thời vụ, lao động trong thời gian thử việc và lao động chính thức dưới một năm kinh nghiệm Do giới hạn về thời gian, kinh phí, nguồn lực nên luận án chỉ thực hiện nghiên cứu mẫu thay vì nghiên cứu tổng thể

1.4.3 Phạm vi không gian nghiên cứu

Ngành thủy sản hiện nay hoạt động trên 3 lĩnh vực chính: nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản Theo kết quả thống kê của Vasep (2022), ĐBSCL là nơi tập trung nhiều nhất các DN chế biến thủy sản (gọi tắt là DN thủy sản) đủ điều kiện an toàn thực phẩm và xuất khẩu vào các thị trường 413 DN, Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung có 207 DN, Đông Nam bộ có 169 DN và Đồng bằng sông Hồng 34 DN Ngoài ra, lao động phục vụ cho các DN này chiếm hơn 50% lao động toàn ngành thủy sản Việt Nam Chính vì vậy, phạm vi không gian trong nghiên cứu này là các DN thủy sản ĐBSCL để biết mức độ tác động TNXHDN đến sự gắn kết tổ chức của NLĐ trong lĩnh vực chế biến thủy sản tại một vùng lớn nhất của Việt Nam Từ những vấn đề trên cho thấy phạm vi không gian nghiên cứu là phù hợp và có tính bao quát cho cả nước.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA LUẬN ÁN …

1.4.4 Phạm vi thời gian nghiên cứu

Số liệu thứ cấp: được được thu thập từ các nguồn Niên giám Thống kê các tỉnh ĐBSCL, Niên giám Thống kê Việt Nam, các Báo cáo từ các tổ chức, Hiệp hội, Bộ, Sở ban ngành như Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) giai đoạn 2016 - 2022

Số liệu sơ cấp: là số liệu phỏng vấn những NLĐ làm việc trực tiếp và gián tiếp trong các DN thủy sản vùng ĐBSCL từ tháng 9/2020 - 4/2021

Thời gian hoàn thiện luận án từ tháng 5/2021 đến 5/2022

1.4.5 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Luận án nghiên cứu tập trung vào TNXHDN và các kết quả của nó như sự hài lòng công việc, năng lực tâm lý và sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL nhằm xác định mối quan hệ giữa chúng dựa trên cơ sở các lý thuyết nền: lý thuyết bản sắc xã hội (SIT) của Tajfel & Turner (1986) và lý thuyết trao đổi xã hội (SET) của Blau

(1964) để đo lường và kiểm tra mức độ tác động dựa trên nhận thức của NLĐ đang làm việc tại các DN thủy sản ĐBSCL

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

Luận án hoàn thành cung cấp những giá trị tích cực về mặt khoa học cũng như giá trị thực tiễn đối với vấn đề TNXHDN và sự gắn kết của NLĐ tại các DN Việt Nam nói chung và các DN thủy sản ĐBSCL nói riêng Đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các công trình nghiên cứu khác có liên quan, các đơn vị nghiên cứu khi triển khai các hoạt động quản trị của mình, cụ thể:

Nghiên cứu thực hiện góp phần đa dạng tri thức khoa học lĩnh vực kinh doanh và tâm lý học, đóng góp vào khung lý thuyết hoàn chỉnh đo lường tác động của TNXHDN đến với sự gắn kết tổ chức của NLĐ Cụ thể nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến TNXHDN, sự gắn kết tổ chức, năng lực tâm lý và sự hài lòng công việc của NLĐ Đồng thời, tổng quan tình hình các nghiên cứu trước nhằm xác định khe hỏng cần tiếp tục cho nghiên cứu này

Dựa trên nội dung các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000, SA 8000, khung pháp lý Việt Nam, qui tắc ứng xử đối với NLĐ và kết quả của các nghiên cứu trước đó, luận án kế thừa và phát triển các thang đo trong mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ trên cơ sở phù hợp với đặc điểm các DN thủy sản ĐBSCL Đây là một trong số ít các nghiên cứu về TNXHDN đưa phương pháp tiếp cận đo lường

TNXHDN ở cấp độ cá nhân vào phân tích nhận thức của NLĐ về tác động của TNXHDN như một tiền đề cho cho sự gắn kết tổ chức của họ Nghiên cứu góp phần bổ sung vào nền tảng kiến thức chung về tác động của TNXHDN đối với thái độ và hành vi của cá nhân, đồng thời làm nổi bật tầm quan trọng của việc khảo sát NLĐ dựa trên cảm nhận của họ

Nghiên cứu dựa trên nội dung các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000, SA 8000, khung pháp lý Việt Nam, qui tắc ứng xử đối với NLĐ và kết quả của các nghiên cứu trước đó, kế thừa và phát triển các thang đo trong mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ trên cơ sở phù hợp với đặc điểm các DN thủy sản ĐBSCL Kết quả nghiên cứu đã bổ sung và hoàn chỉnh các thang đo phù hợp với bối cảnh ngành thủy sản ĐBSCL

Ngoài ra, nghiên cứu phân tích và kiểm định đồng thời mối quan hệ TNXHDN với sự hài lòng công việc, năng lực tâm lý và sự gắn kết của NLĐ trên cơ sở kết hợp các lý thuyết bản sắc xã hội (SIT) của Tajfel & Turner (1986) và lý thuyết trao đổi xã hội (SET) của Blau (1964) góp phần khám phá cách TNXHDN có thể giúp NLĐ tìm thấy ý nghĩa và mục đích lớn hơn trong công việc, đồng thời cung cấp một mô hình nghiên cứu trong bối cảnh mới, một khung phân tích, đánh giá việc thực hiện TNXHDN đối với sự gắn kết của NLĐ tại các DN thủy sản ở ĐBSCL

Kết quả luận án là cơ sở định hướng cho các nghiên cứu tương lai kế thừa đề phát triển thêm các mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL nói riêng và ngành thủy sản Việt Nam nói chung Ngoài ra, cách tiếp cận, phương pháp và quy trình nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các học giả quan tâm đến chủ đề này.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã phát hiện ra TNXHDN tác động trực tiếp đến sự hài lòng công việc, năng lực tâm lý và sự gắn kết tổ chức của NLĐ, đồng thời nghiên cứu còn phát hiện ra sự hài lòng công việc và năng lực tâm lý là biến số trung gian của mối quan hệ TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ

Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin thực tế, những bằng chứng về tác động của việc thực hiện TNXHDN đến sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL, giúp các nhà quản trị, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định hiểu về các khía cạnh TNXHDN đối với NLĐ, thừa nhận tầm quan trọng của các lợi ích mà TNXHDN mang lại (sự hài lòng công việc, năng lực tâm lý cải thiện và nâng cao sự gắn kết tổ chức), góp phần cải thiện thái độ của NLĐ tại nơi làm việc, cải thiện hiệu suất của DN trong dài hạn, đảm bảo DN phát triển bền vững

Kết quả nghiên cứu phát hiện ra một mối quan hệ mới, đó là năng lực tâm lý là biến số trung gian giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ, bên cạnh biến số trung gian sự hài lòng công việc đã được phát hiện trong các nghiên cứu trước đó DN tham gia thực hiện TNXHDN đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhận thức tích cực về TNXHDN và năng lực tâm lý sâu sắc, khiến TNXHDN trở thành một công cụ đầy hứa hẹn cho các hoạt động phát triển nguồn nhân lực Nghiên cứu đã mở rộng khai thác nhiều khía cạnh của phản ứng tâm lý NLĐ giúp nhà quản trị đề ra những chiến lược phù hợp.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong nhận thức của NLĐ đối với từng loại hình DN (DN chế biến tôm, DN chế biến cá và DN chế biến các loại sản phẩm khác Điều này giúp các nhà quản trị DN nên cụ thể hóa các chiến lược phù hợp với từng đối tượng NLĐ.

Dựa trên những phát hiện này, một số hàm ý quản trị được đề xuất nhằm nâng cao sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL khi DN đảm bảo thực hiện các chương trình TNXHDN Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin có giá trị cho các cơ quan ban, ngành trong việc đề ra các quy định, chính sách giải quyết những khó khăn trong thực hiện TNXHDN đối với NLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các

DN ngành thủy sản vùng ĐBSCL.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần lời cam đoan, tóm tắt, kết luận, các danh mục viết tắt, bảng biểu, sơ đồ, các phụ lục và tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận án gồm 5 chương với nội dung cụ thể như sau:

Các nội dung chính được trình bày trong Chương 1 bao gồm vấn đề và sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, cuối cùng là cấu trúc của luận án

Chương 2: Tổng quan tài liệu và mô hình nghiên cứu

Các nội dung chính được trình bày trong Chương 2 bao gồm cơ sở lý luận có liên quan đến TNXHDN, năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc và sự gắn kết của NLĐ; các lý thuyết nền tảng có liên quan; tổng quan tài liệu nghiên cứu nhằm tìm ra các khoảng trống nghiên cứu; hình thành mô hình nghiên cứu sơ bộ gồm 4 yếu tố TNXHDN, năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc và sự gắn kết tổ chức của NLĐ, từ đó đề xuất 06 giả thuyết trực tiếp và 03 giả thuyết gián tiếp nghiên cứu về tác động TNXHDN đến sự gắn kết tổ chức của NLĐ trong các DN thủy sản ĐBSCL

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Các nội dung chính được trình bày trong Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

Nội dung trong nghiên cứu định lượng bao gồm thu thập và xử lý số liệu, xác định kích thước mẫu, cỡ mẫu, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, phân tích biến kiểm soát, phân tích Bootstrap, phân tích cấu trúc đa nhóm kiềm định sự khác biệt giữa các nhóm trong mối quan hệ giữa TNXHDN, năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc và sự gắn kết tổ chức của NLĐ

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Các nội dung chính được trình bày trong Chương 4 bao gồm tổng quan ngành thủy sản Việt Nam; tổng quan ngành thủy sản ĐBSCL; thực trạng TNXHDN đối với NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL; phân tích thực trạng tác động của TNXHDN đến sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, nhân tố khẳng định CFA, kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương trình cấu trúc tuyến tính SEM, phân tích Bootstrap, phân tích cấu trúc đa nhóm và thảo luận kết quả nghiên cứu Đây là cơ sở đề xuất các hàm ý quản trị cho các DN phát triển bền vững

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Các nội dung chính được trình bày trong Chương 5 bao gồm kết luận những vấn đề luận án nghiên cứu, chỉ ra những điểm mới của nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị cho các DN thủy sản ĐBSCL trong việc thực thi TNXHDN đối với NLĐ Đồng thời, chỉ ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

Trong Chương 1, luận án trình bày vấn đề và sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án nhằm đánh giá đúng và hiệu quả việc thực hiện TNXHDN đối với sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL, giúp các nhà quản trị

DN thủy sản nhận thức đầy đủ hơn các khía cạnh của TNXHDN theo khuynh hướng NLĐ, từ đó có những kế hoạch hành động, những chiến lược thực thi, nâng cao sự gắn kết tổ chức của NLĐ, đảm bảo DN phát triển bền vững

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu bao gồm xác định một vấn đề cụ thể hoặc lĩnh vực quan tâm, sau đó chuyển thành vấn đề nghiên cứu, thu thập, phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải xác định (các) phương pháp thích hợp để tiếp cận vấn đề

Phương pháp tiếp cận vấn đề chia ra thành ba cách gồm phương pháp định tính, phương pháp định lượng và phương pháp hỗn hợp Phương pháp định tính và định lượng đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng, trong khi phương pháp hỗn hợp hạn chế các nghiên cứu áp dụng (Thắng, 2018) Tuy nhiên, mỗi phương pháp tiếp cận đều có những ưu, hạn chế khác nhau và việc áp dụng phương pháp tiếp cận nào lại phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và số liệu thu thập Phương pháp định tính mô tả sự kiện, con người, tìm hiểu những quan điểm nhằm thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người Phương pháp định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin kết quả khảo sát từ các đối tượng khảo sát, nhưng kết quả này cũng không hoàn toàn khách quan do các đối tượng này bị ảnh hưởng không phải chỉ một yếu tố Phương pháp hỗn hợp là sự kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng bao gồm cả việc thu thập và phân tích dữ liệu định tính và định lượng mang lại sự hiểu biết đầy đủ hơn vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng phương pháp hỗn hợp này sẽ khắc phục điểm yếu của từng phương pháp và tăng sự phong phú của nguồn dữ liệu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, luận án lựa chọn phương pháp hỗn hợp tiếp cận giải quyết vấn đề Trong đó, phương pháp định tính nhằm tìm hiểu sâu về nhận thức của NLĐ về tác động của TNXHDN đến sự gắn kết của họ Ngoài ra, phương pháp định tính còn hỗ trợ phương pháp định lượng kiểm tra, đánh giá sơ bộ sự phù hợp của các biến trong mô hình nghiên cứu, đảm bảo sự phù hợp của các giả thuyết được đưa ra (có được từ tổng quan các nghiên cứu trước đó) Phương pháp định lượng dùng điều tra chọn mẫu nhằm phát hiện ra các mối quan hệ giữa các biến số để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất Như vậy, với lựa chọn sử dụng phương pháp hỗn hợp quy trình nghiên cứu luận án được thể hiện cụ thể qua 3 bước sau đây: tổng quan tài liệu, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

Bước 1: Tổng quan tài liệu Đầu tiên, tác giả xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, sau đó tiến hành hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa các thành phần cấu thành TNXHDN,

59 năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc và sự gắn kết của NLĐ Căn cứ vào lý thuyết nền, các quan điểm nghiên cứu, tác giả thiết lập mô hình nghiên cứu lý thuyết và thang đo nháp để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu sơ bộ định lượng

Nghiên cứu sơ bộ định tính: Sau khi hoàn chỉnh khung lý thuyết, tác giả tiến hành xây dựng thang đo nháp Tiếp theo, tiến hành phỏng vấn các đối tượng nhằm tìm hiểu sâu nhận thức của NLĐ về mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết của họ, các thang đo của các biến trong mô hình, các trung gian trong mối quan hệ này Đối tượng khảo sát là 11 lao động có thâm niên trên 2 năm đang làm việc trực tiếp và gián tiếp tại các

DN thủy sản ĐBSCL và 10 lãnh đạo của các DN thủy sản ĐBSCL Sau đó, tác giả kiểm tra hiệu chỉnh và bổ sung lại thang đo nháp thông qua phỏng vấn 06 chuyên gia am hiểu về TNXHDN

Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Sau khi thu thập thông tin từ kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính, nghiên cứu bổ sung và điều chỉnh thang đo, hình thành thang đo sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với

120 lao động thông qua bảng hỏi Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu này để đánh giá sơ bộ thang đo trước khi nghiên cứu chính thức Kết quả nghiên cứu sơ bộ giúp hoàn thiện thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và thang đo chính thức được hình thành Bước 3: Nghiên cứu chính thức

Sau khi nghiên cứu định tính sơ bộ hình thành mô hình nghiên cứu với các biến phù hợp bối cảnh nghiên cứu, sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng (điều tra chọn mẫu) để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát 518 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL, sau đó phân tích và xử lý số liệu thông qua phần mềm thống kê mô tả SPSS bằng các phương pháp: đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), nhân tố khẳng định (CFA) nhằm kiểm tra tính thích hợp của mô hình, xác định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và độ tin cậy Tiếp theo, tiến hành phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) bằng phần mềm AMOS để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu Cuối cùng, thực hiện kiểm định mô hình bằng Bootstrap để tìm hiểu giới tính, vị trí việc làm, nơi làm việc có sự khác biệt khi đề cập đến tác động của TNXHDN đến sự gắn kết của NLĐ, từ đó kết luận và đưa ra hàm ý nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất, 2021

Kiểm định mô hình SEM, Phân tích Boostrap, đa nhóm

Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Kiểm định độ tin cậy

Nghiên cứu định lượng chính thức (nQ8)

Thực trạng thực hiện TNXHDN

TNXHDN Sự hài lòng công việc

Sự gắn kết tổ chức

Phỏng vấn chuyên gia, lãnh đạo, NLĐ (n')

Phân tích nhân tố (EFA) Điều chỉnh mô hình nghiên cứu (nếu có)

Kiểm tra độ thích hợp của mô hình

Kết luận và hàm ý quản trị

Phần 1: Tổng quan tài liệu

Phần 2: Nghiên cứu sơ bộ

Phần 3: Nghiên cứu chính thức

Ngày đăng: 12/04/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w