1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề 4 nhà nước và cách mạng

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà nước và Cách mạng
Thể loại Tài liệu học tập
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 50,02 KB

Nội dung

Do vậy, giai cấp thống trị với quyền lực kinh tế là giai cấp lập ra và sử dụng nhà nước:• Như là công cụ để duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và quyền lợi của mình.• Nhờ có bộ máy nh

Trang 1

Chủ đề 4:

Nhà nước và cách mạng

I Nhà nước 2

1 Nguồn gốc của nhà nước 2

2 Bản chất của nhà nước 3

3 Đặc trưng cơ bản của nhà nước 4

4 Chức năng cơ bản của nhà nước 5

5 Kiểu và hình thức của nhà nước 7

5.1 Các kiểu nhà nước 7

5.2 Các hình thức nhà nước 10

II Cách mạng xã hội 13

1 Nguồn gốc của cách mạng xã hội 13

1.1 Khái niệm 13

1.2 Nguồn gốc 14

2 Bản chất của cách mạng xã hội 15

2.1 Vai trò của cách mạng xã hội 15

2.2 Các nhân tố của bản chất cách mạng xã hội 16

3 Phương pháp của cách mạng xã hội 18

4 Vấn đề cách mạng trên thế giới hiện nay 19

4.1 Hoàn cảnh của thế giới hiện nay 19

4.2 Hướng đi của thế giới 19

Trang 2

I Nhà nước

1 Nguồn gốc của nhà nước

Lịch sử nhân loại từng chứng kiến thời kì xã hội không có nhà

nước, đó là xã hội nguyên thủy Do kinh tế công hữu về tư liệu sản

xuất, trình độ sản xuất kém, chưa có sự phân hóa giai cấp nên xã hội

nguyên thủy chưa xuất hiện nhà nước Xã hội khi đó tuân theo thể chế

tự quản Tộc trưởng là những người đứng đầu bộ lạc, thị tộc, được

người dân bầu ra Quyền lực của những người đứng đầu này dựa trên uy tín, đạo đức của họ, xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích của toàn

xã hội Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện dựa vào các quy tắc chung Bởi vậy, người đứng đầu các thị tộc, bộ lạc không có và cũng không cần có công cụ cưỡng bức

Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của xã hội cộng sản nguyên thủy,

trong xã hội bắt đầu xuất hiện chế độ tư hữu Lúc này, sự bất bình

đẳng và phân hóa giai cấp diễn ra một cách phổ biến Xã hội xuất hiện

hai giai cấp thống trị và bị trị Quan hệ áp bức bóc lột giữa hai giai cấp này thay thế cho quan hệ bình đẳng giữa người với người trước đó Nền dân chủ công xã dần bị thay thế bởi nền độc tài Điều này tất sẽ dẫn đến

mâu thuẫn giai cấp Những mâu thuẫn giai cấp này đến mức nào đó trở

nên gay gắt, không thể điều hòa được thì đòi hỏi một tổ chức xuất

hiện, đó là nhà nước

Tại

sao phải xuất hiện nhà nước?

Hệ quả của những mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt giữa các giai

cấp là tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội Vậy nên để đảm

bảo thảm họa đó không diễn ra, cần có một cơ quan quyền lực đặc biệt

“làm dịu” đi mâu thuẫn, duy trì trật tự xã hội Đó là nhà nước Bởi vậy,

có thể nói “nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định” khi “xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được” Nhà nước khi đó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì sự tồn tại của xã hội và

sự thống trị của giai cấp thống trị Nguyên nhân của sự xuất hiện nhà nước:

Trang 3

Nguyên nhân sâu xa: Do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn

đến dư thừa tương đối của cải, sinh ra chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và về của cải.

Nguyên nhân trực tiếp: Do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay

gắt, không thể điều hòa được.

Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ, ra đời từ cuộc đấu tranh giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ Tiếp đó là nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng

2 Bản chất của nhà nước

Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội có mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp, đáp ứng nhu cầu “làm dịu” mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp đó, duy trì trật tự xã hội trong vòng “trật tự” mà ở đó, địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị được đảm bảo Do vậy, giai cấp thống trị với quyền lực kinh tế là giai cấp lập ra và sử dụng nhà nước:

• Như là công cụ để duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và quyền lợi của mình

• Nhờ có bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị, từ đó có thêm phương tiện mới để tiếp tục đàn áp và bóc lột giai cấp khác

Bởi vậy, chủ nghĩa Mác-Lê nin cho rằng về bản chất, nhà nước là

một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo

vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác, tức

là mang bản chất giai cấp thống trị.

Không có nhà nước đứng trên mọi giai cấp và nhà nước chung chung cho mọi giai cấp Nhà nước bao giờ cũng là công cụ của giai cấp thống trị lập ra nhằm hợp thức hóa sự bóc lột đối với người dân lao động

Dù vậy, có những trường hợp nhà nước:

 Là sự thỏa hiệp về lợi ích tạm thời của một số giai cấp để chống lại một giai cấp khác

Trang 4

• Giữ một mức độ độc lập nào đó đối với hai giai cấp trong xã hội khi mà cuộc đấu tranh đạt tới thế cân bằng

Tuy nhiên đó chỉ là những trường hợp cá biệt và tạm thời Cùng với sự phát triển của kinh tế, của các cuộc đấu tranh thì nhà nước vẫn sẽ phản ánh và mang bản chất giai cấp

3 Đặc trưng cơ bản của nhà nước

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bất kì nhà nước nào

đều có 3 đặc trưng cơ bản sau:

a) Nhà nước quản lí dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định

Điều này khác với tổ chức bộ lạc, thị tộc vào thời kì nguyên thủy, được hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống và gia đình Nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú

• Quan hệ giữa các cư dân trong phạm vi lãnh thổ của nhà nước không chỉ là quan hệ hệ huyết thống mà còn phức tạp hơn, bao gồm quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ chính trị, …

• Quyền lực của nhà nước có hiệu lực với tất cả thành viên, tổ chức tồn tại trên lãnh thổ của nhà nước

• Mỗi nhà nước được xác định mốc biên giới quốc gia

b) Nhà nước có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính

cưỡng chế đối với mọi thành viên.

Khác với tổ chức quản lý mang tính chung chung, quyền lực xuất phát từ xã hội và phục vụ cho xã hội như thời kì xã hội nguyên thủy, nhà nước tồn tại hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp giúp nhà nước thực hiện chức năng:

• Trấn áp sự phản kháng của các giai cấp khác

• Buộc những giai cấp này phục tùng ý chí của giai cấp cầm quyền Những cơ quan quyền lực đó bao gồm

• Những đội “đội vũ trang đặc biệt”: quân đội nhà nghề, cảnh sát vũ trang với hệ thống nhà tù

• Các cơ quan hành chính thực hiện chức năng cai trị khác

Nhà nước thực hiện quản lý xã hội dựa vào pháp luật

Trang 5

• Sử dụng hệ thống pháp luật, nhà nước “cưỡng chế” mọi cá nhân, tổ chức thực hiện những chính sách có lợi cho giai cấp cầm quyền

• Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở là công cụ để thực hiện và đảm bảo thực hiện những chính sách này Bộ máy chính quyền này hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có quyền lực của nhà nước vậy nên thường trung thành với nhà nước

Quyền lực của nhà nước:

• Không thuộc về nhân dân

• Ngày càng xa rời nhân dân

• Đối lập với nhân dân

c) Nhà nước có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền

Giai cấp thống trị muốn đảm bảo sự thống trị của mình, cần phải đảm bảo sự hoạt động của bộ máy chính quyền, cho nên cần phải có nguồn tài chính để duy trì và tăng cường bộ máy chính quyền Nguồn tài chính này được huy động từ thu thuế và quốc trái thu, dưới hình thức cưỡng bức hoặc tự nguyện của người dân

4 Chức năng cơ bản của nhà nước

Nhà nước đồng thời phải thực hiện nhiều chức năng như: chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội, chức năng đối nội và chức năng đối ngoại,

Dựa theo góc độ phân chia khác nhau, chức năng của nhà nước có thể được phân chia thành các loại khác nhau

• Dưới góc độ quyền lực chính trị, chức năng của nhà nước chia thành chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội

• Dưới góc độ phạm vi quyền lực, thì chức năng của nhà nước chia thành chức năng đối ngoại và chức năng đối nội

a) Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội

Chức năng thống trị chính trị: bạo lực trấn áp với giai cấp bị trị

 Là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp, nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó đối với toàn xã hội

• Chức năng này chịu sự quy định bởi tính giai cấp của nhà nước

Chức năng xã hội: quản lí, điều hành, duy trì trật tự xã hội

Trang 6

Mối quan hệ giữa hai chức năng

• Do bản chất giai cấp của nhà nước ->

• Chức năng thống trị là chức năng cơ bản nhất, có vai trò chi phối chức năng xã hội

• Chức năng xã hội phải phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của chức năng thống trị

• Tuy nhiên, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và

sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó

=> Giữa chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội của nhà

nước luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Một nhà nước tồn tại lâu dài khi giai cấp thống trị giải quyết ổn thỏa lợi ích của giai cấp và lợi ích của toàn xã hội trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể

b) Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

Chức năng đối nội: thực hiện đường lối, chính sách, luật pháp

đáp ứng và giải quyết nhu cầu của xã hội.

Các công cụ thực hiện: chính sách xã hội, luật pháp, cơ quan truyền thông, văn hóa, giáo dục,

Được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, y

tế, giáo dục, của mỗi quốc gia nhằm đáp ứng và giải quyết những nhu cầu chung của toàn xã hội

Được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục thông qua lăng kính giai cấp của giai cấp thống trị

Chức năng đối ngoại: giải quyết mối quan hệ với nhà nước khác

về mọi lĩnh vực của xã hội.

Là sự triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của giai cấp thống trị nhằm giải quyết mối quan hệ với các thể chế nhà nước khác dưới danh nghĩa là quốc gia, dân tộc, nhằm:

• Bảo vệ lãnh thổ quốc gia

• Đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, y

tế, giáo dục,

Trang 7

Trong xã hội hiện đại, chính sách đối ngoại của nhà nước được các quốc gia coi trọng, xem đó như là điều kiện cho sự phát triển của mình

Các nhà nước không chỉ quan hệ với nhau mà còn quan hệ với các

tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ,

Mối quan hệ giữa hai chức năng:

Hai chức năng là hai mặt của một thực thể thống nhất, hỗ trợ và

tác động lẫn nhau nhằm thực hiện đường lối đối nội và đường lối đối

ngoại của giai cấp cầm quyền

Nhà nước nếu không muốn bị sụp đổ thì phải duy trì được trật tự

xã hội, phải giải quyết những công việc xã hội, để xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất có thể, theo quan điểm của giai cấp thống trị

Có thể thấy, chức năng đối nội giữ vai trò chủ yếu Đồng thời, khi chức năng đối ngoại được thực hiện tốt, chức năng đối nội có điều kiện thực hiện, vị thế và vai trò của thể chế nhà nước ngày càng cao, các vấn

đề trong xã hội được giải quyết Nguyên nhân của mối liên hệ này là do trong xã hội hiện đại, nhà nước nào giữ được sự ổn định chính trị - xã hội thì các nhà đầu tư nước ngoài mới dám đầu tư, thực hiện các dự án lớn, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, mới có điều kiện phát triển

5 Kiểu và hình thức của nhà nước

5.1. Các kiểu nhà nước

Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định

Trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản, đều có đặc điểm chung

là bóc lột, là công cụ duy trì, bảo vệ nền thống trị của giai cấp chủ nô, địa chủ phong kiến, tư sản Tức là số ít thống trị số đông

Điểm khác của nhà nước vô sản: số đông thống trị số ít, tổ chức quyền lực của nhân dân lao động, có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chế độ bóc lột và xây dựng thành công CNXH và CNCS

Trang 8

VD: trước CMT8: giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam và tư sản mại bản (giai cấp tư sản phản động) là giai cấp thống trị chỉ coi trọng lợi ích của bản thân, bỏ quên lợi ích dân tộc dẫn đến đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng, cuộc sống người dân khốn khổ, lầm than CMT8 thành công những giai cấp này bị lấy mất địa vị thống trị, giai cấp vô sản liên minh với các giai cấp và tầng lớp khác lên nắm quyền a) Nhà nước chủ nô

Kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ra đời dựa trên sự tan rã của chế độ thị tộc - bộ lạc, gắn với sự xuất hiện của chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành giai cấp

Về bản chất là công cụ bảo vệ quyền lực của giai cấp chủ nô, để đàn áp, bóc lột giai cấp nô lệ và những người lao động tự do trong xã hội như bình dân, thợ thủ công

VD: Đế quốc La Mã, Nhà nước Ai Cập cổ đại (nhà nước chủ nô đầu tiên), Nhà nước Xume cổ đại,

Trong hàng nghìn năm, nhà nước chủ nô luôn chiến tranh, thôn tính lẫn nhau khiến nhiều nhà nước bị xóa bỏ và các nhà nước khác dần lớn mạnh Chính vì nhà nước này tồn tại dựa trên sự đối kháng gay gắt giữa giai cấp chủ nô và nô lệ nên cần bị xóa bỏ

VD: Một trong những lý do khiến đế quốc La Mã suy yếu là những người nô lệ thấy bất mãn, khiến lực lưỡng lao động của đế quốc bị thiếu hụt do nô lệ chính là lực lượng lao động chính của đế quốc này.

Tuy còn nhiều hạn chế nhưng chúng ta không thể phủ định ý nghĩa lịch sử của nhà nước này, sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước chủ nô cũng là bước tiến của lịch sử nhân loại, nó tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của các xã hội sau này, như Ph

Ăngghen đã chỉ rõ: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy

Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có Đế chế La Mã Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại.”

b) Nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước bóc lột, ra đời dựa trên sự tan rã của nhà nước chủ nô, nhưng nó tiến bộ hơn nhà nước chủ nô

Trang 9

Hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân Giai cấp địa chủ là giai cấp thống trị trong xã hội và được chia ra nhiều đẳng cấp, mỗi đẳng cấp

có địa vị xã hội khác nhau, gắn liền với lợi ích kinh tế, chính trị Giai cấp nông dân chiếm đa số nhưng bị trói buộc vào ruộng đất và bị phụ thuộc vào địa chủ

Điểm tiến bộ của nhà nước này thì so với nô lệ, người nông dân có kinh tế cá thể, họ là người sản xuất nhỏ, được sở hữu ruộng đất, sức kéo, công cụ lao động… Nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc giải quyết những vấn đề chung cho toàn xã hội Đã lắng nghe để xác định một số quyền cơ bản cho người dân Do vậy, các hoạt động kinh tế xã hội của nhà nước cũng thiết thực hơn

Tuy nhiên, về bản chất nhà nước phong kiến là công cụ trong tay giai cấp địa chủ bóc lột người nông dân, thợ thủ công và các tầng lớp lao động khác Mâu thuẫn quyền lợi, quyền lực sâu sắc, quyền lợi vẫn được tập chung đảm bảo cho sức mạnh của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội

c) Nhà nước tư sản

Nhà nước tư sản ra đời bằng nhiều con đường khác nhau: thông qua cách mạng tư sản dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang (Hà Lan, Anh, Pháp, ), thông qua cải cách tư sản (Đức, Tây Ban Nha, Nhật, ), sự di cư (người Châu Âu di cư ra và hình thành những nước mới như Mỹ, Canada, dùng vũ lực để lấn át thổ dân bản xứ đang trong chế độ thị tộc,

bộ lạc thiết lập lên chính quyền nhà nước tư sản)

Nhà nước tư sản có những đặc điểm cơ bản sau:

• Thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân dân

• Có cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân

cư trong xã hội do bầu cử lập nên

• Thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế, đối trọng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, …

• Thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện

và tổng thống; hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản là cộng hòa và quân chủ lập

d) Nhà nước vô sản (nhà nước xã hội chủ nghĩa)

Trang 10

Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin thì Nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước mới, đặc biệt trong lịch sử Tính chất đặc biệt của nó trước hết là ở chỗ nó chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, nó là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử của xã hội loài người

Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở chỗ chính quyền là của nhân dân lao động – đó là nền tảng liên minh công – nông làm nòng cốt cho sự liên minh với mọi tầng lớp những người lao động khác trong xã hội

Nhà nước XHCN ra đời gắn liền với thắng lợi của cách mạng vô sản do quần chúng lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản thông qua đội tiên phong là ĐCS

5.2. Các hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức, phương thức thực hiện quyền lực của hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị giai cấp thống trị được phân chia dựa trên các tiêu chí sau:

+ Bản chất giai cấp của nhà nước

+ Trình độ PT kinh tế - xã hội

+ Cơ cấu giai cấp trong XH

+ Lịch sử, văn hóa XH

5.2.1 Nhà nước chủ nô quý tộc

a) Nhà nước quân chủ chủ nô

Là hình thức nhà nước mà quyền lực nằm trong tay hoàng đế, ngôi hoàng đế truyền theo hình thức cha truyền con nối

VD: Nhà nước thành bang XPac ở Hy Lạp cổ đại:

Đất nước này được hình thành trên cơ sở cuộc chiến tranh xâm lược của người Đô Riêng và người Akeang.

Giai cấp thống trị (người Xpac) họ không phải tham gia hoạt động sản xuất, sống bằng sự nô dịch, bóc lột, họ chỉ có việc cai trị và tham gia lực lượng quân đội (để xâm lược hoặc bảo

vệ đất nước).

Giai cấp bị nô dịch:

Ngày đăng: 11/04/2024, 22:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w